Trong bối cảnh nền kinh tếtoàn cầu phát triển như vũbão, đòi hỏi sựnỗlực vươn
lên không ngừng của các nước kém phát triển để bắt kịp nhịp độ phát triển chung
của thếgiới. Trên thực tếđã cho thấy rằng cùng với sựnỗlực phát triển kinh tếlà
vấn đềmôi trường đã đến mức báo động, đặc biệt là ởcác nước nghèo. Tại các nước
này đểphát triển kinh tếhọđã và đang xâm phạm sâu sắc đến môi trường tựnhiên
bắt nguồn từcác hoạt động khai thác tài nguyên quá mức, đồng thời xảthải vào môi
trường một lượng lớn chất thải ít hoặc không hềđược qua một khâu xửlý nào. Đứng
trước tình trạng đó đòi hỏi chúng ta phải có những công cụvà biện pháp hữu hiệu để
làm giảm bớt các tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái và môi trường sống của
con người. Trong thực tiễn cho thấy rằng các công cụkinh tếlà một trong các công
cụ hữu hiệu nhất đã được các nước phát triển áp dụng và thu được hiệu quả cao
trong quản lý môi trường. ỞViệt Nam hiện nay có thểnói rằng vấn đềmôi trường
đã là một vấn đềthời sựnóng bỏng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Ngày nay cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu đòi hỏi
chúng ta phải có những nỗi lực phát triển, đểnhanh chóng thoát ra khỏi đói nghèo,
đưa nền kinh tếbắt kịp mặt bằng chung của khu vực và thếgiới. Tuy nhiên cùng với
những nỗi lực phát triển ấy là vấn đềmôi trường đang bịđe doạnghiêm trọng, lợi
ích kinh tếđã làm mờ đi ý thức BVMT đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tếthị
trường hiện nay. Đã gây lên những mâu thuẫn gay gắt trên con đường phát triển của
đất nước, giữa BVMT và phát triển kinh tế. Trong đó hàng loạt các vấn đề môi
trường đặt ra như: sựcạn kiệt nguồn tài nguyên, tình trạng xảthải trực tiếp không
qua xửlý, sựsuy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất,
môi trường không khí .đã có những ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất và sinh
hoạt của đời sống kinh tếxã hội. Đứng trước những thách thức đó đòi hỏi phải có
những biện pháp quản lý thích hợp đểdung hoà giữa phát triển kinh tếvà BVMT.
Trong đó công cụ kinh tế đã bắt đầu được quan tâm áp dụng trong quản lý môi
trường bước đầu áp dụng đã mang lại những kết quảnhất định. Trong các biện pháp
Tổng quan phí bảo vệmôi trường áp dụng tại thành phốHồChí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo 2
kinh tế đang được áp dụng ở Việt Nam nó chung và ở TP.HCM nói riêng thì phí
BVMT đã được triển khai áp dụng và bước đầu đã thu được những kết quả. Tuy
nhiên nhiều cơ sởsản xuất chưa hiểu và biết nhiều vềphí BVMT, chính vì thế em
chọn đềtài là: "Tổng quan vềphí bảo vệmôi trường áp dụng tại thành phốHồ
Chí Minh”.
112 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tổng quan về phí bảo vệ môi trường áp dụng tại Thành Phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TỔNG QUAN PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ÁP DỤNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Sinh viên thực hiện : PHẠM ANH BẢO
MSSV: 0811080001 Lớp: 08CMT
TP. Hồ Chí Minh, 2011
LỜI CAM ĐOAN
Trong kỳ làm khóa luận tốt nghiệp, em đã tìm hiểu đề tài khóa luận trong các sách
tham khảo, tài liệu tập huấn và các trang web được ghi ở mục “Tài liệu tham khảo”
phía cuối trang của khóa luận tốt nghiệp, và em đã hoàn thành khóa luận với đề tài
“Tổng quan về phí bảo vệ môi trường áp dụng tại Thành Phố Hồ Chí Minh”.
Em xin cam đoan khóa luận này không sao chép các khóa luận khác có trước.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Đối tượng tìm hiểu đề tài ........................................................................................ 2
2. Mục tiêu tìm hiểu đề tài .......................................................................................... 2
3. Phạm vi tìm hiểu đề tài ........................................................................................... 2
4. Phương pháp tìm hiểu đề tài ................................................................................... 2
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG VÀ PHÍ BVMT ......................................................................................... 3
1.1. Quản lý môi trường .............................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm môi trường ....................................................................................... 3
1.1.2. Khái niệm quản lý môi trường .......................................................................... 3
1.1.3. Mục tiêu quản lý môi trường ............................................................................ 4
1.2. Tổng quan các công cụ quản lý môi trường ........................................................ 5
1.2.1. Khái niệm và phân loại công cụ quản lý môi trường........................................ 5
1.2.2. Các công cụ luật pháp trong quản lý môi trường ............................................. 6
1.2.3. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ................................................. 9
1.3. Phí BVMT .......................................................................................................... 11
1.3.1. Khái niệm phí BVMT ..................................................................................... 11
1.3.2. Căn cứ thực hiện phí BVMT .......................................................................... 11
1.3.3. Tổng quan thực hiện phí bảo vệ môi trường ở một số quốc gia ..................... 16
1.3.4. Các phương pháp tiếp cận tính phí nước thải ................................................. 24
1.3.5. Căn cứ tính phí BVMT đối với nước thải ....................................................... 28
1.3.5.1. Hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải ....................................... 28
CHƯƠNG II: MÔ HÌNH TÍNH PHÍ BVMT Ở VIỆT NAM ................................... 31
2.1. Tính tất yếu của việc tính phí nước thải ở Việt Nam ......................................... 31
2.2. Phí BVMT đối với nước thải ............................................................................. 33
2.2.1. Phí BVMT đôi với nước thải công nghiệp ..................................................... 33
2.2.2. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt: ....................................... 38
2.3. Phí BVMT đối với chất thải rắn (rác thải) ......................................................... 41
2.3.1. Đối tượng chịu phí BVMT đối với chất thải rắn ............................................ 41
2.3.2. Đối tượng nộp phí BVMT đối với chất thải rắn: ............................................ 41
2.3.3. Mức phí BVMT đối với chất thải rắn: ............................................................ 42
2.4. Phí BVMT đối với khoáng sản .......................................................................... 43
2.4.1. Thuế tài nguyên .............................................................................................. 43
2.3.2. Phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản ..................................................... 45
2.4.3. Phân biệt nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên với nghĩa vụ nộp phí bảo vệ môi
trường của chủ thể khai thác khoáng sản .................................................................. 48
2.4.4. Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với
khoáng sản. ............................................................................................................... 51
2.4.5. Điều khoản thi hành ........................................................................................ 55
2.5. Phí BVMT đối với khí thải ................................................................................ 56
CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG TRIỂN KHAI PHÍ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................ 58
3.1. Đặc điểm của thành phố Hồ Chí Minh .............................................................. 58
3.1.1. Sơ lược đôi nét về thành phố Hồ Chí Minh .................................................... 58
3.1.2. Đặc điểm môi trường tại TP HCM: ............................................................... 59
3.2. Mô hình quản lý phí bảo vệ môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh ................ 60
3.3. Phí nước thải áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh ............................................ 61
3.3.1. Đối tượng áp dụng .......................................................................................... 61
3.3.2. Mức thu phí, xác định số phí phải nộp,thời điểm thu phí ............................... 63
3.3.3. Kê khai, thẩm định và nộp phí ........................................................................ 67
3.3.4. Quản lý sử dụng tiền phí thu được.................................................................. 69
3.3.5. Tổ chức thực hiện ........................................................................................... 71
3.3.6. Xử lý vi phạm ................................................................................................. 73
3.4. Phí BVMT đối với chất thải rắn áp dụng tại TP-HCM ..................................... 84
3.4.1. Khái niệm về Quản lý chất thải rắn, phí và phí vệ sinh .................................. 84
3.4.2. Phí BVMT đối với chất thải rắn tại TP.HCM ................................................. 84
3.5. Kết luận: ............................................................................................................. 89
3.6. Kiến nghị: .......................................................................................................... 90
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT : Bảo vệ môi trường
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
HĐND : Hội đồng nhân dân
KCN : Khu công nghiệp
KCX : Khu chế xuất
CHXHCNVN : Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
OECD : Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển
BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa
COD : Nhu cầu oxy hóa học
TSS : Chất rắn lơ lửng
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
UBND : Ủy ban nhân dân
DNNN : Doanh nghiệp Nhà Nước
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TP : Thành phố
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1. Nội dung chính sách môi trường ............................................................... 8
Sơ đồ 1.2. Nội dung công tác kế hoạch hóa môi trường ............................................ 9
Đồ thị 1.1. Chi phí kiểm soát ô nhiễm và thiệt hại môi trường ................................ 12
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ phí bảo vệ môi trường ở Đức ........................................................ 17
Hình vẽ 1.2. Ba mức ô nhiễm ................................................................................... 19
Sơ đồ 3.1. Vai trò và vị trí của thu phí bảo vệ môi trường ....................................... 60
Sơ đồ 3.2. Các bước thực hiện của việc thu phí BVMT ........................................... 60
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Mức phí ô nhiễm tính theo các ngành khác nhau ..................................... 21
Bảng 2.1. Mức thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp tính theo từng chất
gây ô nhiễm có trong nước thải. ............................................................................... 33
Bảng 2.2. Mức thu phí BVMT đối với khoáng sản .................................................. 51
Bảng 3.1. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp .............. 63
Bảng 3.2. Tỷ lệ phần trăm phí để lại cho các tổ chức thu phí .................................. 69
Bảng 3.3 Mức phí đối với hộ gia đình: ..................................................................... 85
Bảng 3.4. Mức phí đối với các đối tượng ngoài hộ gia đình .................................... 86
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo 1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phát triển như vũ bão, đòi hỏi sự nỗ lực vươn
lên không ngừng của các nước kém phát triển để bắt kịp nhịp độ phát triển chung
của thế giới. Trên thực tế đã cho thấy rằng cùng với sự nỗ lực phát triển kinh tế là
vấn đề môi trường đã đến mức báo động, đặc biệt là ở các nước nghèo. Tại các nước
này để phát triển kinh tế họ đã và đang xâm phạm sâu sắc đến môi trường tự nhiên
bắt nguồn từ các hoạt động khai thác tài nguyên quá mức, đồng thời xả thải vào môi
trường một lượng lớn chất thải ít hoặc không hề được qua một khâu xử lý nào. Đứng
trước tình trạng đó đòi hỏi chúng ta phải có những công cụ và biện pháp hữu hiệu để
làm giảm bớt các tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái và môi trường sống của
con người. Trong thực tiễn cho thấy rằng các công cụ kinh tế là một trong các công
cụ hữu hiệu nhất đã được các nước phát triển áp dụng và thu được hiệu quả cao
trong quản lý môi trường. Ở Việt Nam hiện nay có thể nói rằng vấn đề môi trường
đã là một vấn đề thời sự nóng bỏng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Ngày nay cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu đòi hỏi
chúng ta phải có những nỗi lực phát triển, để nhanh chóng thoát ra khỏi đói nghèo,
đưa nền kinh tế bắt kịp mặt bằng chung của khu vực và thế giới. Tuy nhiên cùng với
những nỗi lực phát triển ấy là vấn đề môi trường đang bị đe doạ nghiêm trọng, lợi
ích kinh tế đã làm mờ đi ý thức BVMT đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thị
trường hiện nay. Đã gây lên những mâu thuẫn gay gắt trên con đường phát triển của
đất nước, giữa BVMT và phát triển kinh tế. Trong đó hàng loạt các vấn đề môi
trường đặt ra như: sự cạn kiệt nguồn tài nguyên, tình trạng xả thải trực tiếp không
qua xử lý, sự suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất,
môi trường không khí….đã có những ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất và sinh
hoạt của đời sống kinh tế xã hội. Đứng trước những thách thức đó đòi hỏi phải có
những biện pháp quản lý thích hợp để dung hoà giữa phát triển kinh tế và BVMT.
Trong đó công cụ kinh tế đã bắt đầu được quan tâm áp dụng trong quản lý môi
trường bước đầu áp dụng đã mang lại những kết quả nhất định. Trong các biện pháp
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo 2
kinh tế đang được áp dụng ở Việt Nam nó chung và ở TP.HCM nói riêng thì phí
BVMT đã được triển khai áp dụng và bước đầu đã thu được những kết quả. Tuy
nhiên nhiều cơ sở sản xuất chưa hiểu và biết nhiều về phí BVMT, chính vì thế em
chọn đề tài là: "Tổng quan về phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ
Chí Minh”.
1. Đối tượng tìm hiểu đề tài
Đề tài tập trung đi sâu vào tìm hiểu đối tượng là phí BVMT là một công cụ kinh tế
để kiểm soát ô nhiễm và tổng quan về phí bảo vệ môi trường áp dụng tại TP.HCM.
2. Mục tiêu tìm hiểu đề tài
Tìm hiểu về đối tượng áp dụng, mức thu phí, xác định số phí phải nộp, thời điểm
thu phí, kê khai, thẩm định và nộp phí, quản lý, sử dụng tiền phí thu được, tổ chức
thực hiện và xử lý vi phạm về phí BVMT tại TP.HCM.
3. Phạm vi tìm hiểu đề tài
Do khả năng có hạn và thời gian không cho phép nên trong đề tài này em chỉ tập
trung nêu một cách tổng quan về phí BVMT áp dụng tại TP.HCM.
4. Phương pháp tìm hiểu đề tài
Trong quá trình tìm hiểu đề tài, em đã sử dụng một số phương pháp tìm hiểu chủ
yếu sau:
- Tìm hiểu một số tài liệu thu thập có liên quan đến luật môi trường, luật thuế
BVMT, các tài liệu về kinh tế môi trường và các nghi định của chính phủ về phí
BVMT…
- Tham khảo ý kiến của một số cán bộ đang làm công tác thu phí môi trường.
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo 3
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG VÀ PHÍ BVMT
1.1. Quản lý môi trường
1.1.1. Khái niệm môi trường
Môi trường là một khái niệm rất rộng được định nghĩa theo nhiều nghĩa khác nhau
đặc biệt sau Hội nghị Stockhlm về môi trường năm 1972. Để thống nhất về mặt
nhận thức, chúng ta sử dụng định nghĩa trong “Luật BVMT” được Quốc hội thông
qua ngày 27/12/1993 và ban hành ngày 10/1/1994 định nghĩa khái niệm môi trường
như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiênvà yếu tố vật chất nhân tạo, quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” theo Điều 1 của Luật BVMT Việt
Nam. Mở rộng ra thì môi trường là một thể thống nhất bao gồm nhiều đối tượng tự
nhiên như: đất đai, địa hình, khí hậu, nước, động thực vật, các hệ sinh thái, con
người, các công trình do con người tạo ra… có quan hệ mật thiết với nhau trong hệ
sinh thái – kinh tế. Bất kỳ một sự thay đổi nào của một yếu tố trong môi trường đều
ảnh hưởng đến các yếu tố khác và tác động đến môi trường, đến cân bằng sinh thái.
Các thành phần của môi trường:
Thành phần của môi trường hết sức phức tạp, trong môi trường chứa đựng vô số các
yếu tố hữu sinh và vô sinh, vì vậy khó mà diễn đạt được thành phần của môi trường.
Theo Điều 2 Luật BVMT “thành phần môi trường bao gồm các yếu tố sau: đất, âm
thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các
khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác”.
1.1.2. Khái niệm quản lý môi trường
Quản lý môi trường là sự tác động liên tục có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lý môi trường lên các cá nhân và cộng đồng người tiến hành các hoạt động
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo 4
phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý môi trường, sử dụng tốt
nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra,
sao cho phù hợp với pháp luật và thông lệ hiện hành.
Đối với doanh nghiệp hệ thống quản lý môi trường (EMS) là tập hợp các hoạt động
quản lý có kế hoạch và định hướng về các thủ tục thực hiện, lập tài liệu, báo cáo, nó
được triển khai nhờ một cơ cấu tổ chức riêng có chức năng, trách nhiệm, nguồn lực
cụ thể để ngăn ngừa các tác động xấu về môi trường cũng như thúc đẩy các hoạt
động duy trì và nâng cao các kết quả hoạt động môi trường.
1.1.3. Mục tiêu quản lý môi trường
Mục tiêu chung và lâu dài nhất của quản lý môi trường là nhằm góp phần tạo lập sự
phát triển bền vững. Ủy ban quốc tế về BVMT và phát triển đã định nghĩa: Phát
triển bền vững là cách phát triển “thỏa mãn nhu cầu thế hệ hiện tại mà không ảnh
hưởng tới khả năng thỏa mãn nhu cầu thế hệ tương lai” và là tất yếu lịch sử của mỗi
quốc gia. Khái niệm về phát triển bền vững tuy vẫn còn mới mẻ và còn nhiều tranh
cãi, các biện pháp thực hiện còn đang được hình thành và chưa có một nước nào
đang thực sự theo đuổi một chính sách phát triển bền vững.
Con đường đi đến phát triển bền vững không giống nhau đối với một nước đã công
nghiệp hóa, một nước đang công nghiệp hóa nhanh hay một nước đang phát triển
như nước ta. Một bước đi thích hợp với tất cả các nước, một số bước đi khác lại
thích hợp hơn đối với những nước đang ở giai đoạn phát triển cụ thể của mình.
Phát triển bền vững có thể được xem là tiến trình đòi hỏi sự tiến triển đồng thời của
cả bốn lĩnh vực: kinh tế, xã hội, môi trường và kỹ thuật với những mục tiêu cụ thể
của từng lĩnh vực. Giữa bốn lĩnh vực này có mối quan hệ tương tác rất chặt chẽ và
hành động trong lĩnh vực này có thể thúc đẩy lĩnh vực khác.
Đối với doanh nghiệp thì mục tiêu quản lý môi trường là:
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo 5
- Tiết kiệm tài chính nhờ giảm chi phí cho việc xử lý môi trường, chi phí cho việc
nộp phạt đã gây ô nhiễm môi trường cũng như chi phí đền bù, chi phí giải quyết
mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và dân cư sống quanh vùng lân cận và nhiều chi phí
khác…
- Tránh được trách nhiệm về pháp lý.
- Tạo thêm nguồn thu nhờ mở rộng và tìm kiếm thêm thị trường.
-Tạo ra khả năng cạnh tranh trên thị trường.
1.2. Tổng quan các công cụ quản lý môi trường
1.2.1. Khái niệm và phân loại công cụ quản lý môi trường
Khái niệm: Công cụ quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp hoạt động về
pháp luật, chính sách, kinh tế, kỹ thuật và xã hội nhằm bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên và phát triển bền vững kinh tế xã hội.
Phân loại
Phân loại theo chức năng: có thể chia làm ba loại
- Công cụ điều chỉnh vĩ mô: là luật pháp và chính sách, thông qua đó Nhà nước có
thể điều chỉnh các hoạt động sản xuất có tác động mạnh mẽ tới phát sinh ra ô
nhiễm.
- Công cụ hành động: là công cụ có tác động trực tiếp tới nền kinh tế xã hội như các
quy định hành chính, quy định xử phạt v.v…và công cụ kinh tế.
- Công cụ phụ trợ: là các công cụ không có tác động điều chỉnh hoặc không tác
động trực tiếp tới hoạt động (GIS, mô hình hóa, đánh giá môi trường, kiểm toán môi
trường, quan trắc môi trường).
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo 6
Phân loại theo bản chất công cụ:
- Công cụ luật pháp chính sách: công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản
luật quôc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách
môi trường quốc gia, các nghành kinh tế, các địa phương.
- Công cụ kinh tế: các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập
bằng tiền của các hoạt động sản xuất kinh doanh, các công cụ này chỉ áp dung có
hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
- Công cụ kỹ thuật quản lý: thực hiện vai trò kiểm soát, giám sát Nhà nước về chất
lượng và thành phần của môi trường, về sự hình thành và phân bố các chất gây ô
nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi
trường, xử lý phế thải, tái chế và tái sử dụng chất thải.
- Công cụ phụ trợ
1.2.2. Các công cụ luật pháp trong quản lý môi trường
Các công cụ luật pháp trong quản lý môi trường gồm:
- Luật môi trường
- Chính sách môi trường
- Kế hoạch hóa công tác môi trường
- Các tiêu chuẩn môi trường và sức khỏe
Luật môi trường: Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là các văn bản về luật
quốc tế và luật quốc gia về lĩnh vực môi trường. Luật quốc tế về môi trường là tổng
thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia,
giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho
môi trường của từng quốc gia và môi trường ngoài phạm vi tàn phá quốc gia. Các
văn bản luật quốc tế về môi trường được hình thành một cách chính thức từ thế kỷ
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo 7
XIX và đầu thế kỷ XX, giữa các quốc gia châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Từ Hội nghị
quốc tế về "Môi trường co