Khóa luận tốt nghiệp Chính sách bảo hộ nông nghiệp của EU và hoạt động xuất khẩu nông sản của các nước
Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực đã có lịch sử 50 năm hình thành và phát triển, từ một tổ chức tiền thân là Cộng đồng Than - Thép châu Âu do sáu nước Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg thành lập nên, tiếp đến là sự hình thành của Cộng đồng kinh tế châu Âu và Cộng đồng năng lượng nguyên tử vào năm 1957. Qua những mốc lịch sử, năm 1992, các nguyên thủ quốc gia của 12 nước thành viên EC (Cộng đồng châu Âu) đã kí hiệp ước Masstricht tại Hà Lan để thống nhất châu Âu, mở đầu cho sự thống nhất kinh tế, tiền tệ và chính trị. Ngày 1 tháng 1 năm 1994, Cộng đồng châu Âu được đổi tên là Liên minh châu Âu, gọi tắt là EU (European Union), trở thành một liên minh thống nhất đầu tiên trên thế giới về kinh tế, tiền tệ và trong thời gian tới sẽ thống nhất về chính trị và quốc phòng. Ngày 1 tháng 1 năm 1999, đồng euro chính thức đi vào hoạt động với sự tham gia ban đầu của 11 nước và hiện nay là 12 nước thiết lập nên khu vực đồng tiền chung (euro zone) càng khẳng định vị thế vững mạnh của EU. Liên minh châu Âu ngày nay với 15 nước thành viên và tương lai là 28 nước (10 nước Trung và Đông Âu sẽ chính thức được kết nạp vào tháng 5/2004 và 3 quốc gia đã nộp đơn và đang được xem xét) Nguồn: Nghiên cứu châu Âu số 5 (53) .2003 được xem như là một quốc gia lớn ở châu Âu. Các quốc gia thành viên chia sẻ chính sách chung về nông nghiệp, chính sách an ninh đối ngoại, hợp tác tư pháp và nội vụ và áp dụng một chính sách thương mại chung. EU không phải là một nhà nước liên bang như Mỹ, tuy nhiên còn hơn cả một khu vực mậu dịch tự do, EU là một thị trường thống nhất, điều đó có nghĩa là hàng hoá, vốn dịch vụ và con người có thể được di chuyển một cách tự do giữa 15 nước thành viên.