Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam

Bước sang thế kỉ 21 xu thế quốc tế hoá ngày càng mạnh mẽ, phân công lao động ngày càng sâu sắc, hầu hết các quốc gia đều mở cửa nền kinh tế để tận dụng triệt để hiệu quả lợi thế so sánh của nước mình. Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì ngành dệt may là một ngành đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong công cuôc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh vai trò cung cấp hàng hoá cho thị trường trong nước, ngành dệt may hiện nay đã vươn ra các thị trường nước ngoài, ngày càng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Sản phẩm của ngành hiện nay ngày càng đa dạng phong phú, khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, thu được một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Với tốc độ tăng trưởng và khả năng mở rộng xuất khẩu của ngành, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy cần thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu dệt may và các mặt hàng khác vì đó là giải pháp tốt nhất cho nền kinh tế của nước ta. Nhà nước đã kịp thời có những quy định nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất hàng xuất khẩu, cụ thể là chiến lược phát triển kinh tế theo hướng thị trường mở, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Chính nhờ những chính sách và những quy định mới đó đã đưa lại cho ngành dệt may những động lực và định hướng phát triển mới. Trong thời gian qua, ngành dệt may Việt Nam tuy chưa hẳn là phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đủ để chứng tỏ là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Từ năm 1995 tới nay, sản lượng xuất khẩu cũng như sản lượng sản xuất của ngành không ngừng tăng, đặc biệt đến năm 2003 này ngành dệt may đã đạt thành tựu khá đáng kể, kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm đứng đầu trong các mặt hàng xuất khẩu vượt qua cả dầu khí. Với xu hướng phát triển không ngừng của ngành dệt may Việt Nam trong môi trường kinh tế thế giới nhiều biến động thì đây chính là một sự kiện đáng mừng của ngành trong thời gian qua. Trước những thành quả to lớn đáng tự hào đó, tác giả đã chọn đề tài: "Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam" với mục đích phân tích thực trạng của ngành dệt may Việt Nam, xu hướng của thị trường dệt may thế giới đánh giá những thuận lơị khó khăn của ngành dệt may trong tình hình hiện nay từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp để nâng cao tính cạnh tranh của mặt hàng này. Khoá luận tốt nghiệp tập trung nghiên cứu thực trạng năng lực sản xuất và xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong những năm qua, tình hình tiêu thụ hàng dệt may trên thị trường thế giới. Đồng thời phân tích những tác động của các chính sách quốc gia và môi trường quốc tế, đặt ngành dệt may của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá kết hợp với đánh giá năng lực sản xuất và xuất khẩu của một số sản phẩm dệt may phổ biến của Việt Nam như hàng dệt kim, dệt thoi, hàng may sẵn, bông Những sản phẩm khác của ngành dệt may như hàng dệt kỹ thuật.sẽ không là đối tượng nghiên cứu của luận văn này. Với phương pháp duy vật biện chứng, so sánh, tổng hợp phân tích, kết hợp những kết quả thống kê với sự vận dụng lý luận làm sáng tỏ những vẫn đề nghiên cứu. Hơn nữa, khoá luận tốt nghiệp còn vận dụng các quan điểm, đường lối phát triển chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước để khái quát, hệ thống và khẳng định các kết quả nghiên cứu. Khoá luận tốt nghiệp gồm ba chương Chương I - "Khái quát về ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam và thị trường tiêu thụ hàng dệt may thế giới" khái quát chung về ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam, quá trình phát triển của ngành, những lợi thế mà ngành có được, vai trò vị trí đối với nền kinh tế quốc dân. Phân tích tình hình nhập khẩu hàng dệt may của một số thị trường nhập khẩu chính như Nhật, Mỹ, EU. Chương III - "Hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành dệt may xuất khẩu Việt nam" sẽ phân tích cụ thể về thực trạng cơ sở sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ, sản lượng, mặt hàng, hình thức tổ chức sản xuất hàng dệt may xuất khẩu. Phân tích thực trạng xuất khẩu của ngành thông qua phân tích đánh giá kim ngạch xuất khẩu, chủng loại mặt hàng, và thị trường xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. Từ đó đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành, thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội mà ngành có được và những thách thức mà ngành đang và sẽ phải đương đầu trong hiện tại và trong thời gian tới. Chương III - "Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam" qua việc đánh giá sơ bộ về xu hướng chuyển dịch việc sản xuất hàng dệt may trong khu vực và trên thế giới, nhu cầu hội nhập của ngành dệt may Việt Nam, những định hướng, mục tiêu phát triển của ngành trong tương lai sẽ đưa ra những giải pháp cần thiết cho ngành dệt may Việt Nam để tháo gỡ những khó khăn trước mắt, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may, khuyến khích và mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành dệt may để ngành trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường đại học Ngoại Thương, những người đã truyền đạt rất nhiều kiến thức bổ ích và tạo điều kiện thuận lợi cho em suốt quá trình học tập tại Trường. Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo Nguyễn Quang Hiệp, người đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.

doc93 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan