Khóa luận tốt nghiệp Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy tăng trưởng

Với đường bờ biển dài 3.260 km, vùng lãnh hải rộng 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng 200 hải lý với diện tích khoảng 1 triệu km2, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh ngành thủy sản. Thực tế những năm qua cũng cho thấy ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Hiện nay, thủy sản đang được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Trên thị trường thủy sản quốc tế, Việt Nam cũng đạt được vị trí ngày càng cao, vững mạnh và có khả năng cạnh tranh cùng các đối thủ đáng gờm khác như Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, Mêhicô. Năm 2002, tổng sản lượng thủy sản Việt Nam đạt 2,4 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,02 tỷ USD. Năm 2003, ngành thủy sản dự kiến sẽ khai thác được gần 2,5 triệu tấn thủy sản và kim ngạch xuất khẩu thủy sản sẽ đạt từ 2,2 đến 2,3 tỷ USD Tạp chí thương mại thủy sản số tháng 12/2002+ tháng 1/2003 (trang 3). Những năm gần đây, ngoài những bạn hàng truyền thống như Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, thủy sản Việt Nam còn thâm nhập được vào những thị trường mới đầy tiềm năng như Trung Quốc, EU. Đặc biệt, từ khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam và từ khi hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ có hiệu lực (10/12/2001), Việt Nam đã nhanh chóng thâm nhập thị trường Mỹ. Ngoài con tôm và các sản phẩm thủy sản truyền thống khác, Việt Nam còn đưa vào đây mặt hàng cá da trơn rất được thị trường ưa chuộng vì vậy đã nhanh chóng biến Mỹ thành thị trường đứng đầu về tiêu thụ hàng thủy sản Việt Nam (từ 10% thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 1998 lên 32,38% trong năm 2002) Tổng kết từ báo cáo Thị trường nhập khẩu thủy sản thế giới 1998 và xuất khẩu của Việt Nam năm 1998 và báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản 2002- Bộ Thủy sản. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thủy sản nói riêng, Mỹ là một thị trường rộng lớn, hứa hẹn nhiều cơ hội kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó, thị trường Mỹ cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro do hệ thống pháp luật phức tạp, hàng loạt các tiêu chuẩn đặt ra đối với hàng nhập khẩu. Nhận thức được điều này, trên cơ sở kiến thức được học và qua quá trình nghiên cứu thực tế em đã chọn nghiên cứu đề tài “Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy tăng trưởng”. Đề tài tập trung phân tích các đặc điểm thị trường thủy sản Mỹ (bao gồm các đặc điểm về nhu cầu, thị hiếu, tiêu dùng.); thực trạng xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam nói chung và xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ nói riêng, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy tăng cường. Do hạn chế về thời gian, số liệu nên đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trong khoảng thời gian 5 năm (từ 1998 đến nay) và các giải pháp được đề xuất cho tầm nhìn đến năm 2010. Kết cấu đề tài gồm ba chương: Chương I: Khái quát về thị trường Mỹ và những yêu cầu đặt ra đối với hàng thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ. Chương II: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, do còn hạn chế về mặt lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô và các bạn để luận văn của em được hoàn thiện hơn về cả lý luận và thực tiễn. Em xin chân thành cảm ơn ThS. Đào Ngọc Tiến và các cô chú tại Bộ Thủy Sản, các bác trong thư viện nhà trường đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em có thể hoàn thành luận văn này.

doc104 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1994 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan