Khóa luận Trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập

Lịch sử phát triển của thương mại quốc tế gắn liền với sự hình thành và phát triển của hoạt động xuất khẩu. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế với thế giới và khu vực, Đảng và Nhà nước đã chủ trương đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu để làm động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đẩy mạnh xuất khẩu, Nhà nước phải có những biện pháp chính sách khuyến khích ở mức cao nhất các ngành sản xuất cho xuất khẩu, các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xuất khẩu và quốc tế hoá nhằm phát huy mọi tiềm năng và nội lực của đất nước, đồng thời khai thác tối đa sự hỗ trợ và hợp tác của cộng đồng quốc tế. Trợ cấp xuất khẩu trở thành một công cụ vô cùng quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu này. Trợ cấp xuất khẩu càng trở nên cần thiết khi nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 1998 lần đầu tiên từ năm 1990 trở lại đây có dấu hiệu chững lại chỉ đạt mức chưa đầy 6% còn tăng trưởng xuất khẩu chỉ đạt mức 1,9% là mức thấp nhất kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế và thậm chí vào quý I năm 1999, xuất khẩu còn giảm.Tuy xuất khẩu đã phục hồi tương đối mạnh mẽ thời gian từ quý II/1999 đến nay, nhưng chúng ta chưa tạo ra được một nền tảng chắc chắn để đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu bền vững. Sự chững lại nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu một số sản phẩm chính của Việt nam như dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ.năm 2001 chứng tỏ điều này. Như vậy, yêu cầu thực tế đặt ra là chính sách trợ cấp xuất khẩu của Việt nam trong thời gian tới phải đảm bảo sự tăng trưởng xuất khẩu cao và bền vững. Trong thời gian ngắn đến tham khảo tài liệu và học hỏi tại Viện nghiên cứu thương mại - Bộ thương mại, tác giả nhận thấy trợ cấp xuất khẩu là việc hết sức quan trọng trong mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu còn non nớt trên thương trường quốc tế, thiếu kinh nghiệm, thiếu điều kiện tài chính khi hội nhập quốc tế. Với những gì đã học hỏi được từ Bộ thương mại cùng vốn kiến thức được trang bị trong 4 năm học taị trường, tác giả đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài : Trợ cấp xuất khẩu của Việt nam trong điều kiện hội nhập Mục đích ngiên cứu của đề tài: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về trợ cấp xuất khẩu của Việt nam trong điều kiện hội nhập. - Phân tích những yếu tố thuận lợi, khó khăn và kiến nghị một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của trợ cấp xuất khẩu. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đề tài tập trung nghiên cứu một số chính sách trợ cấp xuất khẩu trên phương diện lý luận và thực tiễn trong thời kỳ nước ta thực hiện đường lối đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu ủa trợ cấp xuất khẩu trong điều kiện hội nhập. Phương pháp nghiên cứu: - Vận dụng lý luận vào thực tiễn, sử dụng phương pháp phân tích, so sánh , khái quát hoá và tổng hợp để nghiên cứu. - Tham khảo, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới có điều kiện tương đồng với Việt nam để giải quyết các vấn đề nêu ra trong đề tài. Kết cấu, nội dung của đề tài: Đề tài "Trợ cấp xuất khẩu của Việt nam trong điều kiện hội nhập" được trình bày theo kết cấu sau: Mục lục Lời nói đầu Chương I: Cơ sở lý luận của trợ cấp xuất khẩu Chương II: Thực trạng trợ cấp xuất khẩu của Việt nam và thách thức khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới ChươngIII: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trợ cấp xuất khẩu ở Việt nam trong điều kiện hội nhập Kết luận

doc76 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan