Khóa luận Trung quốc xâm nhập thị trường châu phi và bài học cho Việt Nam

Trong xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ hiện nay, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế để nâng cao sức cạnh tranh quốc gia là phương thức mang lại hiệu quả nhanh nhất cho mục tiêu tăng trưởng mà nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện. Ở Việt Nam, ngay từ thập niên cuối, Châu Phi – lục địa được thế giới nhìn nhận là “hoang sơ và rộng mở”, đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là thị trường mới mà Việt Nam cần nhanh chóng tiếp cận. Việc Chính phủ Việt Nam đưa ra “Chương trình hành động Quốc gia thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Châu Phi giai đoạn 2004 – 2010” đã một lần nữa thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta đẩy mối quan hệ buôn bán với Châu Phi lên một tầm cao mới. Với tư cách một thị trường được thế giới xem như “con sư tử đang ngủ”, Châu Phi ngày càng tỏ ra có nhiều hứa hẹn khi Mỹ, EU và đặc biệt là Trung Quốc – những thế lực kinh tế lớn thể hiện sự quan tâm đặc biệt của mình tới lục địa này. Để có thể tiếp cận, xâm nhập và khai thác hiệu quả thị trường này, doanh nghiệp nước ta cần đón nhận một cách tích cực những khó khăn, thách thức, tìm cách hóa giải chúng thông qua sự thông hiểu sâu sắc và toàn diện mảnh đất và những con người mà mình tiếp xúc, ứng xử một cách phù hợp nhất với yêu cầu và nguyện vọng, với bản sắc văn hóa của các dân tộc này. Ngoài ra, việc nghiên cứu kinh nghiệm xâm nhập thị trường Châu Phi của các nước khác trên thế giới cần đuợc đầu tư nghiêm túc, bởi hiện nay ở Việt Nam, thông tin về thị trường Châu Phi rất tản mạn và hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu tiếp cận, xâm nhập và khai thác thị trường đầy tiềm năng này. Trong số những quốc gia xâm nhập vào thị trường Châu Phi, Trung Quốc hiện là thế lực kinh tế nổi bật nhất, khẳng định được sức ảnh hưởng của mình, đồng thời không ngừng đạt được những thành tựu to lớn trong mối quan hệ kinh tế, chính trị Trung – Phi. Kim ngạch buôn bán hai chiều Trung Quốc - Châu Phi đã vượt qua 18 tỷ USD trong năm 2003, tăng gần gấp đôi so với mức thực hiện năm 2000. Sự tăng trưởng nhảy vọt về kinh tế của Trung Hoa đại lục là một trong những nhân tố quan trọng, góp phần thúc đẩy thương mại Trung - Phi. Bản thân sự năng động, nhạy bén và kinh nghiệm thương trường dày dạn của các doanh nghiệp Trung Quốc cũng quyết định thành công trên thị trường mới mẻ này. Sự thành công của Trung Quốc là kinh nghiệm quý báu để các doanh nghiệp xem xét chiến lược kinh doanh của mình, khai thác thế mạnh và xâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này một cách hiệu quả nhất. Cũng chính bởi những lý do đó, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Trung Quốc xâm nhập thị trường Châu Phi và bài học cho Việt Nam”. Trong khuôn khổ bài khóa luận tốt nghiệp, mục tiêu nghiên cứu của tôi là hệ thống thông tin cơ bản về thị trường Châu Phi; phân tích và tổng hợp thông tin quan trọng có liên quan đến mối quan hệ kinh tế, chính trị giữa Trung Quốc và Châu Phi; từ đó rút ra những bài học cho các doanh nghiệp cũng như các nhà quản lý và hoạch định chính sách về giải pháp thúc đẩy mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và thị trường Châu Phi. Khóa luận tốt nghiệp gồm có 03 chương: Chương 1: Tổng quan thị trường Châu Phi và vấn đề xâm nhập thị trường nước ngoài Chương 2: Thực trạng xâm nhập thị trường Châu Phi của Trung Quốc Chương 3: Một số bài học cho Việt Nam từ việc nghiên cứu thực tế xâm nhập thị trường Châu Phi của Trung Quốc Hy vọng rằng những nghiên cứu trong khóa luận sẽ phần nào giải đáp được những khúc mắc về vấn đề tìm hiểu thị trường Châu Phi và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Châu Phi thông qua kinh nghiệm thực tiễn của Trung Quốc trong chiến lược chinh phục thị trường mới mẻ này. Tuy vậy, trong khuôn khổ thời gian nghiên cứu cũng như trình độ còn hạn chế, những nghiên cứu trình bày trong khóa luận hẳn không thể tránh khỏi sơ suất, bởi thể tôi rất mong nhận được sự nhận xét và chỉ bảo của quý thầy cô. Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới giáo viên hướng dẫn của tôi: Thạc sĩ Vũ Thành Toàn đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và cho tôi những lời khuyên quý báu tôi trong quá trình nghiên cứu.

doc105 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Trung quốc xâm nhập thị trường châu phi và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ----------***--------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Trung quốc xâm nhập thị trường châu phi và bài học cho việt nam Hà Nội, 6/2008 MỤC LỤC 2.2. Những đặc điểm chính của nền kinh tế Châu Phi 19 2.2.1. Tuy đã có những tiến bộ, nhưng Châu Phi vẫn là nền kinh tế chậm phát triển nhất thế giới. 19 2.2.2. Ngoại thương tăng trưởng đáng kể từ thập kỷ 1990. 19 2.2.3. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mức thấp so với tổng giá trị thương mại toàn thế giới mặc dù tốc độ tăng trưởng cao hơn mức thế giới. 20 2.2.4. Cơ cấu hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là nhóm hàng khoáng sản và nhiên liệu. 20 2.2.5. Cơ cấu nhập khẩu tập trung vào nhóm sản phẩm chế tạo. 20 2.2.6. Thị trường Châu Phi không đồng đều xét cả về không gian lẫn thời vụ 20 2.2.7. Khu vực dịch vụ tăng trưởng khả quan nhưng phân bố không đều. 21 2.2.8. Thu hút FDI của châu Phi đạt mức thấp nhất thế giới. 21 3. Tiềm năng của thị trường Châu Phi 21 3.1 Châu Phi là nhà cung cấp năng lượng lớn 22 3.2. Xã hội ổn định, môi trường kinh doanh được cải thiện 22 3.3. Thị trường tiêu thụ với nhu cầu hàng hóa lớn và đa dạng 23 3.4. Thị trường châu Phi ngày càng mở rộng cửa cho bên ngoài 24 3.5. Điều chỉnh thuế quan phù hợp với cam kết hội nhập khu vực và thế giới 24 4. Những thách thức đặt ra khi muốn xâm nhập thị trường châu Phi 24 4.1. Vẫn tồn tại những mâu thuẫn xung đột nội bộ tiềm tàng 24 4.2. Phổ biến là thị trường quy mô nhỏ, trình độ thấp 25 4.3. Chính sách bảo hộ các ngành sản xuất trong nước cản trở nhập khẩu sản phẩm giá rẻ, chất lượng cao 25 4.4. Cơ sở hạ tầng yếu kém làm tăng chi phí vận chuyển, giá thành 25 4.5. Phương thức thanh toán phức tạp, khả năng thanh toán thấp kém, gây nhiều rủi ro cho đối tác 25 4.6. Địa bàn tranh chấp không khoan nhượng giữa nhiều thế lực lớn trên thế giới 26 5. Quan hệ thương mại trong nội bộ các nước châu Phi. 26 6. Quan hệ thương mại giữa châu Phi và các nước trên thế giới hiện nay 27 6.1. Quan hệ với EU và các nước Tây Âu. 28 6.2. Quan hệ với Mỹ. 28 6.3. Quan hệ với Nga và các nước SNG. 28 6.4. Quan hệ với các nước châu Á 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI CỦA TRUNG QUỐC 31 I. Những lí do để Trung Quốc xâm nhập thị trường châu Phi 31 1. Lí do về mặt kinh tế 31 1.1. Mở rộng thị trường xuất khẩu và tiêu thụ hàng hoá 31 1.2. Châu Phi : nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên dồi dào cho phát triển công nghiệp 32 2. Lí do về mặt xã hội 34 3. Lí do về mặt chính trị 35 II. Những ưu thế của Trung Quốc khi xâm nhập thị trường Châu Phi 37 1. Trung Quốc có đủ sức mạnh kinh tế để cung cấp cho Châu Phi các khoản viện trợ không điều kiện, giảm nợ, xóa nợ cùng nhiều chương trình hỗ trợ kinh tế, quân sự hấp dẫn khác 37 1.1. Viện trợ kinh tế, hỗ trợ giáo dục không điều kiện 37 1.2. Hỗ trợ xuất khẩu của Châu Phi với mức thuế quan ưu đãi 38 1.3. Trung Quốc đi tiên phong trong hỗ trợ quân sự cho Châu Phi 38 2. Trung Quốc sẵn sàng xâm nhập vào nhiều khu vực thị trường ở Châu Phi đang bị các nước Âu Mỹ khác tẩy chay hoặc hạn chế quan hệ ngoại giao, thương mại. 39 III. Những đánh giá về thực trạng xâm nhập thị trường châu Phi của Trung Quốc 40 1. Những kết quả đạt được 40 1.1. Đối với các nước Châu Phi 41 1.1.1. Thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, từng bước thoát khỏi nghèo đói 41 1.1.2. Nâng cao cơ sở hạ tầng, mức sống nghèo khổ, thiếu thốn trong sinh hoạt vật chất của người dân 44 1.1.3. Nâng cao điều kiện quân sự quốc phòng tại nhiều quốc gia Châu Phi 44 1.2. Đối với Trung Quốc 44 1.2.1. Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dồi dào, đặc biệt là dầu mỏ tại Châu Phi 44 1.2.2. Châu Phi - thị trường tiêu thụ hàng hoá giá rẻ của Trung Quốc 48 1.2.3. Tạo thêm nhiều việc làm cho người dân Trung Quốc, mở rộng thị trường lao động của Trung Quốc trên toàn thế giới 49 2. Những vấn đề còn tồn tại 50 2.1. Những khó khăn của Trung Quốc trong chiến lược xâm nhập thị trường Châu Phi 50 2.2. Những hậu quả và vấn đề còn tồn tại trong quan hệ Trung - Phi 51 2.2.1. Tác động về mặt kinh tế: gây mất cân đối và tạo rủi ro cho phát triển kinh tế 52 2.2.2. Tác động về mặt chính trị: tạo điều kiện cho các chính quyền độc tài tồn tại 53 2.2.3. Tác động về mặt xã hội 54 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU THỰC TẾ XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI CỦA TRUNG QUỐC 56 I. Thực trạng xâm nhập thị trường châu Phi của Việt Nam 56 1. Quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Phi được phát triển trên nền tảng quan hệ chính trị gắn bó truyền thống 56 2. Quan hệ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và châu Phi đang phát triển mạnh mẽ 57 3. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi được mở rộng 58 4. Mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và châu Phi có thay đổi nhiều trong những năm gần đây 59 5. Phương thức xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia châu Phi còn sơ khai 60 6. Quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Phi còn nhiều hạn chế và gặp không ít khó khăn trong quá trình phát triển 60 II. Một số bài học cho Việt Nam về giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Châu Phi từ thực tế xâm nhập thị trường Châu Phi của Trung Quốc 62 1. Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Phi 62 2. Bài học về giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Phi Phi từ thực tế xâm nhập thị trường Châu Phi của Trung Quốc 63 2.1. Giải pháp vĩ mô 63 2.1.1. Xác lập chiến lược mậu dịch trung hạn và dài hạn. 63 2.1.2. Xây dựng khuôn khổ pháp luật cho hoạt động ngoại thương Việt Nam và Châu Phi. 64 2.1.3. Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực 69 2.1.4. Cung cấp thông tin thị trường Châu Phi 70 2.1.5. Đa dạng hoá thị trường Châu Phi 72 2.1.6. Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại 73 2.1.7. Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. 79 2.1.8. Cung cấp tín dụng 82 2.1.9. Nghiên cứu và triển khai chiến lược thâm nhập và mở rộng thị trường Châu Phi 84 2.2. Giải pháp vi mô 85 2.2.1. Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh 85 2.2.2. Xây dựng chiến lược sản phẩm xuất khẩu 88 2.2.3. Nâng cao chất lượng nhân lực 93 KẾT LUẬN 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: So sánh trữ lượng khoáng sản tại Châu Phi và thế giới 33 Bảng 2: Sản xuất dầu mỏ ở khu vực cận Sahara , Châu Phi 34 Bảng 3: Thị phần của Châu Phi trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc 43 Biểu đồ : Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa Châu Phi so với thế giới của Trung Quốc 48 Bảng 4: Kim ngạch XNK giữaViệt Nam - Châu Phi thời kỳ 1991-2005 58 Bảng 5: Các thị trường lớn nhất của Việt Nam ở châu Phi 2005 59 LỜI MỞ ĐẦU Trong xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ hiện nay, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế để nâng cao sức cạnh tranh quốc gia là phương thức mang lại hiệu quả nhanh nhất cho mục tiêu tăng trưởng mà nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện. Ở Việt Nam, ngay từ thập niên cuối, Châu Phi – lục địa được thế giới nhìn nhận là “hoang sơ và rộng mở”, đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là thị trường mới mà Việt Nam cần nhanh chóng tiếp cận. Việc Chính phủ Việt Nam đưa ra “Chương trình hành động Quốc gia thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Châu Phi giai đoạn 2004 – 2010” đã một lần nữa thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta đẩy mối quan hệ buôn bán với Châu Phi lên một tầm cao mới. Với tư cách một thị trường được thế giới xem như “con sư tử đang ngủ”, Châu Phi ngày càng tỏ ra có nhiều hứa hẹn khi Mỹ, EU và đặc biệt là Trung Quốc – những thế lực kinh tế lớn thể hiện sự quan tâm đặc biệt của mình tới lục địa này. Để có thể tiếp cận, xâm nhập và khai thác hiệu quả thị trường này, doanh nghiệp nước ta cần đón nhận một cách tích cực những khó khăn, thách thức, tìm cách hóa giải chúng thông qua sự thông hiểu sâu sắc và toàn diện mảnh đất và những con người mà mình tiếp xúc, ứng xử một cách phù hợp nhất với yêu cầu và nguyện vọng, với bản sắc văn hóa của các dân tộc này. Ngoài ra, việc nghiên cứu kinh nghiệm xâm nhập thị trường Châu Phi của các nước khác trên thế giới cần đuợc đầu tư nghiêm túc, bởi hiện nay ở Việt Nam, thông tin về thị trường Châu Phi rất tản mạn và hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu tiếp cận, xâm nhập và khai thác thị trường đầy tiềm năng này. Trong số những quốc gia xâm nhập vào thị trường Châu Phi, Trung Quốc hiện là thế lực kinh tế nổi bật nhất, khẳng định được sức ảnh hưởng của mình, đồng thời không ngừng đạt được những thành tựu to lớn trong mối quan hệ kinh tế, chính trị Trung – Phi. Kim ngạch buôn bán hai chiều Trung Quốc - Châu Phi đã vượt qua 18 tỷ USD trong năm 2003, tăng gần gấp đôi so với mức thực hiện năm 2000. Sự tăng trưởng nhảy vọt về kinh tế của Trung Hoa đại lục là một trong những nhân tố quan trọng, góp phần thúc đẩy thương mại Trung - Phi. Bản thân sự năng động, nhạy bén và kinh nghiệm thương trường dày dạn của các doanh nghiệp Trung Quốc cũng quyết định thành công trên thị trường mới mẻ này. Sự thành công của Trung Quốc là kinh nghiệm quý báu để các doanh nghiệp xem xét chiến lược kinh doanh của mình, khai thác thế mạnh và xâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này một cách hiệu quả nhất. Cũng chính bởi những lý do đó, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Trung Quốc xâm nhập thị trường Châu Phi và bài học cho Việt Nam”. Trong khuôn khổ bài khóa luận tốt nghiệp, mục tiêu nghiên cứu của tôi là hệ thống thông tin cơ bản về thị trường Châu Phi; phân tích và tổng hợp thông tin quan trọng có liên quan đến mối quan hệ kinh tế, chính trị giữa Trung Quốc và Châu Phi; từ đó rút ra những bài học cho các doanh nghiệp cũng như các nhà quản lý và hoạch định chính sách về giải pháp thúc đẩy mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và thị trường Châu Phi. Khóa luận tốt nghiệp gồm có 03 chương: Chương 1: Tổng quan thị trường Châu Phi và vấn đề xâm nhập thị trường nước ngoài Chương 2: Thực trạng xâm nhập thị trường Châu Phi của Trung Quốc Chương 3: Một số bài học cho Việt Nam từ việc nghiên cứu thực tế xâm nhập thị trường Châu Phi của Trung Quốc Hy vọng rằng những nghiên cứu trong khóa luận sẽ phần nào giải đáp được những khúc mắc về vấn đề tìm hiểu thị trường Châu Phi và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Châu Phi thông qua kinh nghiệm thực tiễn của Trung Quốc trong chiến lược chinh phục thị trường mới mẻ này. Tuy vậy, trong khuôn khổ thời gian nghiên cứu cũng như trình độ còn hạn chế, những nghiên cứu trình bày trong khóa luận hẳn không thể tránh khỏi sơ suất, bởi thể tôi rất mong nhận được sự nhận xét và chỉ bảo của quý thầy cô. Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới giáo viên hướng dẫn của tôi: Thạc sĩ Vũ Thành Toàn đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và cho tôi những lời khuyên quý báu tôi trong quá trình nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI VÀ VẤN ĐỀ XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI I. Tổng quan về vấn đề xâm nhập thị trường nước ngoài 1. Khái niệm thị trường trong kinh tế học Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó, với nghĩa này có thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường chứng khoán, thị trường vốn, v.v... Ở một nghĩa hẹp khác, thị trường là một nơi nhất định mà tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ. Trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, đó là nơi có các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường đảm nhiệm 03 chức năng chủ yếu, đó là: - Thứ nhất, thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa (giá trị sử dụng xã hội) và lao động đã chi phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hóa đó có bán được hay không, bán với giá thế nào. - Thứ hai, cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu của các loại hàng hóa, giá cả, tình hình cung cầu về các loại hàng hóa. - Thứ ba, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. Trong kinh tế học, thị trường được chia thành ba loại căn cứ theo chức năng: thị trường hàng hóa - dịch vụ (còn gọi là thị trường sản lượng), thị trường lao động, và thị trường tiền tệ. Ngoài ra, thị trường còn có thể phân loại theo phạm vi quốc gia: thị trường nội địa (thị trường trong nước) và thị trường nước ngoài. - Thị trường nội địa (thị trường trong nước) là thị trường giới hạn trong phạm vi một quốc gia. - Thị trường nước ngoài là thị trường ở ngoài biên giới một quốc gia, đây là thị trường rộng lớn và đa dạng với nhiều đặc điểm khác nhau, thậm chí có cả những đặc điểm đối nghịch về văn hóa, tập quán, sở thích, phương thức vận hành, lưu thông… 2. Khái niệm xâm nhập thị trường nước ngoài Mở rộng thị trường là kết quả của chiến lược xâm nhập thị trường thành công, trong đó đi kèm với nó là tăng thị phần, lợi nhuận và sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ. Khái niệm “mở rộng thị trường” ở đây không chỉ là phát triển, khai thác thị trường mới theo bề rộng mà còn đặc biệt quan tâm thị trường đã có theo chiều sâu. Điều này chỉ có thể đạt được bằng cách luôn luôn có khả năng cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao. Xâm nhập thị trường nước ngoài là những biện pháp hoặc chiến lược nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy tăng lợi nhuận, sức ảnh hưởng và thị phần nắm giữ. Hoạt động xâm nhập thị trường được coi là một nội dung trong hoạt động marketing quốc tế. Xâm nhập thị trường nước ngoài để mở rộng thị trường là hệ quả của quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa nền kinh tế. Nói cách khác, xâm nhập thị trường nước ngoài là nhu cầu tất yếu của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, nhu cầu này xuất hiện khi: - Doanh nghiệp có khả năng cung cấp những sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng tốt hơn hoặc với giá rẻ hơn để phản công lại thị trường nội địa của đối thủ cạnh tranh nhằm làm phân hóa nguồn lực của các đối thủ này - Doanh nghiệp nhận thấy rằng có những thị trường nước ngoài mang lại lợi nhuận cao hơn thị trường trong nước - Doanh nghiệp có thể cần phát triển một hệ thống khách hàng lớn hơn để phục vụ chiến lược quy mô kinh tế của mình - Doanh nghiệp có thể không muốn quá phụ thuộc vào một thị trường đơn lẻ nào đó mà muốn phân tán rủi ro - Khách hàng của doanh nghiệp có hoạt động ở nước ngoài nên cần dịch vụ của doanh nghiệp ở nước đó. 3. Các hình thức xâm nhập thị trường nước ngoài Có năm hình thức xâm nhập thị trường nước ngoài chủ yếu, bao gồm: 3.1. Xuất khẩu Xuất khẩu hàng hóa là hình thức đầu tiên của quá trình xâm nhập thị trường quốc tế thông qua hoạt động tiêu thụ những hàng hóa được sản xuất ở trong nước ra thị trường nước ngoài. Phần lớn các công ty bắt đầu việc mở rộng ra thị trường thế giới với tư cách là những nhà xuất khẩu và chỉ sau đó mới chuyển từ phương thức này sang phương thức khác để phục vụ thị trường nước ngoài. Việc xuất khẩu có hai ưu điểm rõ nét: thứ nhất, tránh được chi phí đầu tư cho các hoạt động sản xuất ở nước sở tại (các chi phí này thường là đáng kể); thứ hai là có thể thực hiện được lợi thế chi phí và lợi thế vị trí. Bằng việc sản xuất sản phẩm ở một địa điểm tập trung và sau đó xuất khẩu sang khác thị trường nước ngoài khác, công ty có thể thực hiện được lợi thế quy mô đáng kể qua khối lượng bán cho thị trường toàn cầu của mình. Hiệu quả của chiến lược xuất khẩu là nhằm làm cho sản phẩm hàng hóa thích ứng và thỏa mãn được nhu cầu của các khách hàng và sự ưa thích của thị trường, đồng thời làm cho chính sách giá cả, phân phối và truyền thông liên kết chặt chẽ trong một chiến lược marketing tổng thể. Tuy nhiên, xuất khẩu cũng có một số nhược điểm. Thứ nhất, các sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ cơ sở của các công ty ở chính quốc có thể không phù hợp với nhu cầu và điều kiện thị trường địa phương. Thứ hai, chi phí vận chuyển cao có thể làm cho việc xuất khẩu trở nên không kinh tế, đặc biệt trong trường hợp các sản phẩm cồng kềnh. Các hàng rào thuế quan cũng có thể làm cho việc xuất khẩu giảm hiệu quả kinh tế. Cuối cùng, những rủi ro bắt nguồn từ nguyên nhân ít kinh nghiệm xuất khẩu, ít am hiểu thị trường của các công ty mới bắt đầu xuất khẩu. 3.2. Nhượng quyền thương hiệu Nhượng quyền thương hiệu là cách thức mà một doanh nghiệp cho phép một doanh nghiệp khác nào đó được sử dụng tài sản vô hình của mình như quy trình sản xuất, thương hiệu, sáng chế, bí mật kinh doanh để thu về khoản phí sử dụng những tài sản vô hình đó. Thông qua hình thức này, bên nhượng quyền thương hiệu có thể xâm nhập thị trường với ít rủi ro trong khi bên nhận nhượng quyền nhận được những kỹ năng chuyên môn trong sản xuất, một hàng hóa, dịch vụ hay một tên tuổi danh tiếng nào đó mà không cần phải bắt đầu từ đầu. Nhượng quyền thương hiệu cũng có những hạn chế có thể xảy ra, ví dụ như doanh nghiệp ít có khả năng kiểm soát hơn đối với bên nhận nhượng quyền khi bên nhận nhượng quyền có thể tự xây dựng cơ sở vận hành riêng cho mình. Hơn nữa, nếu như bên nhận nhượng quyền thương hiệu hoạt động thành công thì cũng có nghĩa là bên nhượng quyền để mất đi lợi nhuận mình đáng có. Khi kết thúc hợp đồng nhượng quyền giữa hai bên, bên nhượng quyền có thể sẽ nhận ra rằng mình đã tạo ra một đối thủ cạnh tranh. 3.3. Đầu tư trực tiếp Đầu tư trực tiếp là hình thức sở hữu trực tiếp đối với nhà xưởng máy móc thiết bị đầu tư tại một nước nào đó. Đầu tư trực tiếp liên quan đến việc chuyển giao tiền vốn, con người và công nghệ. Đầu tư trực tiếp có thể được thực hiện qua hình thức mua lại một doanh nghiệp đang có sẵn hoặc thành lập một doanh nghiệp mới. Hình thức sở hữu trực tiếp đảm bảo mức độ kiểm soát hoạt động doanh nghiệp cao hơn cũng như khả năng nhận biết về khách hàng cũng như môi trường hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi phải có nguồn lực nhiều hơn cũng như sự cam kết cao hơn đối với hoạt động của doanh nghiệp. 3.4. Xúc tiến thương mại Xúc tiến thương mại là các biện pháp và nghệ thuật dùng để thông tin về hàng hoá, tác động tới người mua, lôi kéo họ về phía mình và các biện pháp hỗ trợ cho bán hàng, đồng thời thúc đẩy, khuyến khích phát triển thương mại. Trong hoạt động xúc tiến thương mại có 03 chủ thể tham gia chủ yếu là: Chính phủ, các tổ chức hoạt động XTTM và các doanh nghiệp. Xúc tiến thương mại gồm 3 nội dung chính là: quảng cáo, các hoạt động yểm trợ và xúc tiến bán hàng. Nói cách khác, đó là các hoạt động nghiên cứu bàn giấy, khảo sát và các dịch vụ liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới hành vi mua bán nhưng không thuộc hành vi mua bán mà chỉ hỗ trợ nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Các biện pháp xúc tiến thương mại có thể tác động hỗ trợ gián tiếp hay trực tiếp đến phát triển thương mại như: hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu triển khai, hỗ trợ việc tăng khối lượng sản phẩm sản xuất ra, hỗ trợ về mặt tài chính, kích thích nhu cầu tiêu dùng tăng lên thông qua việc ký kết các Hiệp định thương mại, thông qua hội chợ triển lãm, thông qua mở rộng hệ thống phân phối, thiết lập văn phòng đại diện ở nước ngoài. 3.5. Cung cấp vốn ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (hay ODA, viết tắt của cụm từ Official Development Assistance), là một hình thức đầu tư nước ngoài. Các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Ưu điểm của ODA là: Lãi suất thấp (dưới 3%, trung bình từ 1-2%/năm); thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm); trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA. Bất lợi khi nhận ODA: Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho mình, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị... Vì vậy, các nước này đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới). Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hà
Tài liệu liên quan