Hiện nay cùng với sựphát triển của nhân loại, con người có đến hàng tỉthứ
hàng hóa cần được tiêu thụ. Những kênh marketing truyền thống đang dần trở
nên quá tải. Những phương thức marketing mới đang được tìm kiếm và áp
dụng, và E-marketing là một trong số đó. Chúng đang dần trởnên phổbiến ở
nhiều nước trên thếgiới. Cũng trong xu thế đó, E-marketing tại Việt Nam đang
phát triển với một tốc độrất cao. Theo Cimigo, một công ty nghiên cứu thị
trường, trong năm 2009 doanh thu từcác hoạt động quảng cáo và tiếp thịtrực
tuyến tại Việt Nam đạt khoảng 15,5 triệu USD, tăng trưởng 71% so với năm
2008. Ngoài ra, hiện nay Việt Nam là một trong 10 quốc gia sửdụng internet
nhiều nhất châu Á với khoảng 22,4 triệu người dùng (tháng 11/2009). Và theo
ước tính thì mỗi người trung bình sửdụng từ1-2 giờ/ngày đểvào internet.
Những con sốtrên chính là những lý do đểem chọn E-marketing làm nội dung
đểnghiên cứu trong chuyên đềthực tập này.
62 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1904 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ứng dụng E-Marketing trong việc quảng bá sản phẩm phần mềm kế toán MISA SME.NET 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: Th.s. Đinh Tiên Minh
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 04
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 07
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................... 07
1.1. Định nghĩa E-marketing ................................................................................ 07
1.2. Vì sao nên sử dụng E-marketing ................................................................... 08
1.3. Các công cụ E-marketing phổ biến ............................................................... 11
1.3.1. Thư điện tử (Email marketing) .......................................................... 11
1.3.2. Quảng cáo trực tuyến (Online Advertising) ...................................... 13
1.3.3. Trang web (Website and Microsite) .................................................. 17
1.3.4. Mạng xã hội (Social Media) .............................................................. 17
1.3.5. Công cụ tìm kiếm (Search Engine Machine) .................................... 19
1.3.6. Mobile Marketing .............................................................................. 20
Chương 2: THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MISA ..................... 22
2.1. Vài nét về công ty MISA và sản phẩm MISA SME.NET 2010 ................... 22
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty MISA ................................................... 22
2.1.1.1. Giới thiệu ............................................................................... 22
2.1.1.2. Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi .................................... 23
2.1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển ......................................... 24
2.1.1.4. Bộ máy tổ chức quản lí .......................................................... 26
2.1.2. Tình hình hoạt động của công ty MISA ............................................ 32
1
Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Anh Vũ
GVHD: Th.s. Đinh Tiên Minh
2.1.2.1 Tình hình nhân lực .................................................................. 32
2.1.2.2 Tình hình kinh doanh .............................................................. 33
2.1.2.2.1. Sản phẩm và khách hàng ........................................... 33
2.1.2.2.2. Doanh thu và lợi nhuận .............................................. 34
2.1.2.2.3. Chi phí ........................................................................ 36
2.1.2.3. Định hướng phát triển ............................................................ 37
2.1.2.3.1. Định hướng trong năm 2010 ..................................... 37
2.1.2.3.2. Định hướng đến năm 2015 ........................................ 38
2.1.3 Các sản phẩm của công ty MISA ....................................................... 39
2.1.3.1. Tổng quan về các sản phẩm của MISA ................................. 39
2.1.3.2. Sản phẩm MISA SME.NET 2010 ......................................... 42
2.1.3.2.1. Lịch sử ....................................................................... 42
2.1.3.2.2. Tính năng nổi bật ...................................................... 43
2.1.3.2.3. Bảng báo giá sản phẩm và dịch vụ kèm theo ............ 44
2.2. Hiện trạng quảng bá sản phẩm MISA SME.NET 2010 ................................ 46
2.2.1.Các giải pháp đang được sử dụng ...................................................... 46
2.2.1.1. Telemarketing........................................................................ 46
2.2.1.2. Demo trực tiếp ....................................................................... 48
2.2.1.3. Tổ chức hội thảo .................................................................... 51
2.2.1.4. Tài trợ .................................................................................... 53
2.2.1.5. Online Marketing .................................................................. 54
2.2.1.5.1. Website ...................................................................... 54
2
Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Anh Vũ
GVHD: Th.s. Đinh Tiên Minh
2.2.1.5.2. E-mail ........................................................................ 56
2.2.1.5.3. Một số công cụ khác ................................................. 57
2.2.2. Đánh giá giải pháp đang thực hiện .................................................... 58
Chương 3: Kiến nghị các giải pháp E-marketing ........................................... 59
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 62
3
Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Anh Vũ
GVHD: Th.s. Đinh Tiên Minh
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay cùng với sự phát triển của nhân loại, con người có đến hàng tỉ thứ
hàng hóa cần được tiêu thụ. Những kênh marketing truyền thống đang dần trở
nên quá tải. Những phương thức marketing mới đang được tìm kiếm và áp
dụng, và E-marketing là một trong số đó. Chúng đang dần trở nên phổ biến ở
nhiều nước trên thế giới. Cũng trong xu thế đó, E-marketing tại Việt Nam đang
phát triển với một tốc độ rất cao. Theo Cimigo, một công ty nghiên cứu thị
trường, trong năm 2009 doanh thu từ các hoạt động quảng cáo và tiếp thị trực
tuyến tại Việt Nam đạt khoảng 15,5 triệu USD, tăng trưởng 71% so với năm
2008. Ngoài ra, hiện nay Việt Nam là một trong 10 quốc gia sử dụng internet
nhiều nhất châu Á với khoảng 22,4 triệu người dùng (tháng 11/2009). Và theo
ước tính thì mỗi người trung bình sử dụng từ 1-2 giờ/ngày để vào internet.
Những con số trên chính là những lý do để em chọn E-marketing làm nội dung
để nghiên cứu trong chuyên đề thực tập này.
Trong quá trình thực tập tại công ty MISA, dưới vai trò là một nhân viên
kinh doanh sản phẩm MISA SME.NET 2010, em nhận thấy MISA là một công
ty có tiềm lực trong việc sử dụng E-marketing trong việc quảng bá sản phẩm
của mình như:
• Công ty chuyên về lĩnh vực công nghệ thông tin.
• Công ty có đội ngũ kỹ thuật viên lập trình chất lượng.
• Công ty luôn hướng đến những phương pháp đột phá trong kinh doanh.
Vậy, E-marketing thật sự là một lựa chọn hợp lý giúp MISA phổ biến các
phần mềm của mình đến rộng rãi những người sử dụng theo đúng phương
châm của công ty “MISA-Phần mềm phổ biến nhất”. Đó là lý do chính để em
thực hiện chuyên đề này với tên “Ứng dụng E-marketing trong việc quảng bá
sản phẩm phần mềm kế toán MISA SME.NET 2010”
4
Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Anh Vũ
GVHD: Th.s. Đinh Tiên Minh
Sản phẩm MISA SME.NET 2010 là phần mềm kế toán mới nhất của MISA
dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, được giới thiệu vào đầu năm 2010. Trong
quá trình kinh doanh thực tế sản phẩm, em nhận thấy nhiều khách hàng biết về
MISA SME.NET 2010 là do thông qua tìm kiếm thông tin trên website công ty.
Khi tiếp cận các đối tượng này, quá trình bán hàng diễn ra dễ dàng hơn. Do đó,
vấn đề được đặt ra là tận dụng các hoạt động E-marketing đối với sản phẩm
MISA SME.NET 2010 này sẽ làm tăng độ nhận biết đối với khách hàng mục
tiêu. Từ đó sẽ giúp thị trường sôi động và xúc tiến bán hàng.
Mục tiêu của em khi thực hiện chuyên đề này là tìm hiểu về E-marketing, các
công cụ E-marketing được sử dụng trong thực tế, các kỹ thuật và cách thức sử
dụng chúng, các biện pháp quảng bá sản phẩm MISA SME.NET 2010 mà MISA
đã tiến hành, đưa ra các đề xuất thực tiễn về E-marketing có thể đóng góp vào
công ty. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, em cũng nhận ra đề tài của mình
có những hạn chế. Thứ nhất, nguồn tài liệu chính thống về E-marketing tại Việt
Nam chưa nhiều. Thứ hai, các đối tượng chính sử dụng sản phẩm này thường là
các kế toán trưởng, bên cạnh đó trong giai đoạn nghiên cứu lại ngay vào thời
điểm thực hiện các báo cáo thuế cho năm 2009 và quí 1 năm 2010, vì vậy rất
khó tiếp cận đối tượng này để thực hiện nghiên cứu. Chính vì thế nội dung phần
đánh giá có phần không hoàn chỉnh. Trong khả năng của mình em đã cố gắng
hoàn chỉnh chuyên đề này trong phạm vi có thể.
Chuyên đề được thực hiện trong phạm vi các tài liệu nội bộ của công ty cùng
các thông tin thu thập được từ internet, theo phương pháp nghiên cứu tại bàn và
những phỏng vấn trực tiếp. Tuy vậy những kiến nghị vẫn được đúc kết từ hoàn
cảnh thực tế và hoàn toàn có thể áp dụng vào công ty MISA.
5
Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Anh Vũ
GVHD: Th.s. Đinh Tiên Minh
Trong chuyên đề, ngoài lời mở đầu và phần kết luận, phần nội dung được
thực hiện dựa trên kết cấu 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Trong chương này các kiến thức cơ bản về E-marketing sẽ được đề cập với
mục tạo nên cơ sở vững chắc cho những kiến nghị thực tiễn trong chương 3.
Chương 2: Thực trạng Công ty Cổ phần MISA
Những thông tin chung về Công ty Cổ phần MISA và sản phẩm phần mềm
kế toán MISA SME.NET 2010 sẽ được đề cập trong chương này. Bên cạnh đó là
thực trạng quảng bá sản phẩm MISA SME.NET 2010 trong thời gian vừa qua và
những đánh giá sơ lược vể thực trạng này.
Chương 3: Kiến nghị các giải pháp E-Marketing
Từ những giải pháp đang được sử dụng, chương này sẽ là nơi đưa ra các ý
tưởng E-marketing của cá nhân em nhằm bổ sung thêm các giải pháp quảng bá
phần mểm MISA SME.NET 2010. Các ý tưởng này dựa trên cơ sở thực tế và
hoàn toàn có thể áp dụng vào thực tế.
Tp. Hồ Chi Minh, ngày 18 tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực tập
Nguyễn Anh Vũ
6
Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Anh Vũ
GVHD: Th.s. Đinh Tiên Minh
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Định nghĩa E-marketing
Ngày nay, cùng với sự phát triển của internet, các ứng dụng của công nghệ
này cũng ngày càng phát triển phong phú. Từ đây, chúng ta thấy xuất hiện
những thuật ngữ kèm theo tiền tố “E” như E-mail, E-book, E-card,… Ở đây “E”
là viết tắt của từ “electronic” có nghĩa là thuộc về điện tử. Theo một cách hiểu
khác, “E” cũng là biểu tượng của “Launch Internet Explorer Browser”, trình
duyệt web của Microsoft. Và những thuật ngữ kèm theo tiền tố này dùng để ám
chỉ những khái niệm ngoài cuộc sống được ứng dụng trên internet. Không chỉ
những khái niệm từ cuộc sống mà ngay cả những khái niệm về kinh tế cũng dần
được “Internet hoá”, và E-marketing là một trong số đó.
E-marketing khác gì so với marketing trong đời thường? Sự thật là chúng
chẳng khác gì về mục đích hướng tới là thoả mãn khách hàng và tìm kiếm lợi
nhuận cho công ty, điều khác biệt là ở chỗ E-marketing sử dụng những công cụ
của Internet để thực hiện mục đích của mình.
Như bao thuật ngữ chuyên ngành khác, E-marketing cũng có nhiều định
nghĩa khác nhau:
Theo Bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia: “E-marketing là hoạt động
marketing cho sản phẩm và dịch vụ thông qua mạng Internet kết nối toàn cầu”
Theo Rob Stokes, tác giả của cuốn “eMarketing - Những hướng dẫn cần thiết
để đến với tiếp thị trực tuyến” (eMarketing - The essential guide to online
marketing), xuất bản năm 2008, đã viết: “Marketing ở trong môi trường kết nối
internet và sử dụng nó để kết nối với thị trường thì gọi là E-Marketing”
7
Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Anh Vũ
GVHD: Th.s. Đinh Tiên Minh
Còn theo Dave Chaffey, đồng tác giả cuốn “eMarketing xuất sắc”
(eMarketing excelllence) xuất bản năm 2002, trên website của mình ông cho
rằng: “Internet Marketing là tìm cách đạt được những mục tiêu marketing thông
qua công nghệ kỹ thuật số. E-marketing đôi khi được hiểu gần giống với Internet
Marketing. Tuy nhiên bên cạnh đó E-marketing còn bao gồm cả việc quản lí dữ
liệu khách hàng thông hệ thống quản lí mối quan hệ khách hàng điện tử (E-
CRM)”
Tóm lại, trong nội dung tài liệu này chúng ta sẽ hiểu E-marketing là cách
thức marketing vận dụng các tính năng của Internet nhằm mục đích cuối cùng là
phân phối được sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đến thị trường tiêu thụ. Có 2
cách viết phổ biến “E-marketing” và “eMarketing”,ta thống nhất sử dụng cách
viết “E-marketing”.
Chúng ta đã nói nhiều về E-marketing là gì? Và trong phần tiếp theo ta sẽ
tìm hiểu những lý do khiến cho khái niệm này ngày càng được sử dụng rộng rãi.
1.2. Vì sao nên sử dụng E-marketing?
Kết nối toàn cầu không còn là một tương lai xa vời
Trong những năm 90, khái niệm Internet chỉ phổ biến ở những quốc gia phát
triển. Tuy nhiên càng về sau, Internet càng trỗi dậy và phát triển mạnh mẽ,
phạm vi ảnh hưởng của nó giờ đây mang tính toàn cầu và trở thành một phần
quan trọng của cuộc sống chúng ta ngày nay.
Lấy đất nước Việt Nam chúng ta là một ví dụ điển hình cho sự phát triển
này. Vào năm 2000, số người sử dụng Internet tại Việt Nam vào khoảng
200.000 người, năm 2004 con số này là 3,5 triệu người, và đến năm 2008 nó là
20,2 triệu người (Hình 1.1) chiếm hơn 23% dân số cả nước. Tức là sau chưa tới
một thập kỉ, số người sử dụng Internet của Việt Nam đã tăng gấp 10 lần.
8
Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Anh Vũ
GVHD: Th.s. Đinh Tiên Minh
Với tốc độ phát triển như thế này trong một tương lai không xa toàn thế giới
sẽ kết nối với nhau thông qua Internet. Vậy tại sao ta không sử dụng E-
marketing?
E-marketing giúp ta tương tác với thị trường nhanh hơn
Internet ngày càng chứng tỏ nó là một công cụ kết nối hữu hiệu. Khi chưa có
Internet việc truyền một thông điệp từ người này đến người khác sẽ bị các yếu tố
như không gian, thời gian, lượng thông tin giới hạn. Tuy nhiên khi Internet xuất
hiện những giới hạn này dường như không còn. Tính tương tác trong môi trường
Internet ngày càng được cải thiện và trở thành một lợi thế đáng kể, nhờ đó sự
Hình 1.1: 10 Quốc gia sử dụng internet nhiều nhất châu Á ‐ 2008
(Nguồn: Internet World Stats ‐ www.internetworldstats.com/stats3.htm)
9
Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Anh Vũ
GVHD: Th.s. Đinh Tiên Minh
giao tiếp diễn ra hai chiều. Đối với những nhà marketer thì điều này có nghĩa là
họ sẽ dễ dàng hiểu hơn về thị trường của mình.
Trong kinh doanh nói chung, và trong marketing nói riêng, giao tiếp với thị
trường nhanh hay chậm, thông tin đưa đến khách hàng nhiều hay ít đều quyết
định sự thành bại. Và E-marketing sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán
“nhanh” hơn. Với tốc độ đường truyền như hiện nay thông điệp từ các nhà
marketer sẽ đến với khách hàng chỉ trong vòng vài giây cho dù họ ở cách xa
nhau đến nửa vòng trái đất. Bên cạnh đó thông tin dường như là không giới hạn.
Đối với một sản phẩm muốn tiếp cận, khách hàng có thể tìm thấy hình ảnh sản
phẩm, các bài đánh giá về sản phẩm, video nói về sản phẩm đó, hoặc những chia
sẻ về việc sử dụng sản phẩm của người sử dụng … Như vậy tình trạng “bất đối
xứng” về thông tin giữa khách hàng và nhà cung cấp dường như không còn nữa.
Yếu tố chi phí của E-marketing
Do đặc thù của E-marketing nên yếu tố chi phí được cắt giảm đáng kể. Ngoại
trừ bước lên ý tưởng thì hầu hết các bước triển khai còn lại đều thực hiện trên
máy tính và internet. Như vậy so với Marketing truyền thống, chi phí của E-
marketing sẽ thấp hơn. Ví dụ: Bạn cần bao nhiêu người và chi phí để gửi thông
điệp quảng cáo đến 500 khách hàng trong Marketing truyền thống? Trong E-
marketing, chỉ cần một người soạn thư, một chiếc máy tính được nối mạng
internet và cài đặt phần mềm gửi thư hàng loạt, và điều cuối cùng là một danh
sách các địa chỉ email chính xác, thế là đủ. Trong các giai đoạn khủng hoảng
kinh tế, những nhà marketing cần cân nhắc khoảng ngân sách của mình và E-
marketing không phải là lựa chọn tồi.
10
Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Anh Vũ
GVHD: Th.s. Đinh Tiên Minh
1.3. Các công cụ E-marketing phổ biến
1.3.1. Thư điện tử (Email marketing)
Có thể nói thư điện tử (Email) là công cụ được dùng phổ biến nhất trong E-
marketing. Đây là công cụ hữu ích trong việc xây dựng mối quan hệ với khách
hàng, trong đó gồm cả những khách hàng cũ và khách hàng tiềm năng. Theo
trang Wordnet Search 3.0, Email được định nghĩa như sau: “Email là một hệ
thống truyền thông toàn cầu, trong đó thông điệp sẽ được tạo ra tại một máy
tính và truyền đến một máy tính khác, để xem được thông điệp người nhận cần
đăng nhập vào tài khoản của riêng mình”
Năm 1961, hình thức gửi một thông điệp dạng văn bản từ máy vi tính này
đến một máy vi tính khác được thực hiện. Đến nắm 1971 thì mạng thư điện tử
đầu tiên ra đời, xuất hiện cùng với đó là ký hiệu “@” mà ta vẫn thường thấy
trong các cấu trúc địa chỉ thư điện tử ngày nay. Tuy nhiên mãi đến năm 1993, hệ
thống mạng thư điện tử mới được đưa lên Internet do những nhà cung cấp như
American Online và Delphi.
Trong E-marketing có 2 loại email chính được sử dụng:
Thư quảng cáo (Promotion Email): Loại Email này có nội dung quảng cáo
đơn thuần, được dùng để lôi kéo khách hàng ngay lập tức đưa ra hành động.
Thư duy trì quan hệ (Retention Base Email): Bên cạnh nội dung quảng cáo,
Email này còn chứa đựng những thông tin khác có giá trị với người nhận, và
hướng đến việc tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Người ta thường thực hiện qui trình 6 bước sau để thực hiện một chiến dịch
Email marketing:
11
Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Anh Vũ
GVHD: Th.s. Đinh Tiên Minh
Hình 1.2: Qui trình 6 bước để thực hiện một chiến dịch Email marketing
(Nguồn: Tác giả)
Xác định mục tiêu: Để bắt đầu cho một chiến dịch Email marketing chúng ta
cần đặt ra những mục tiêu, những mục tiêu thường gặp: số người tiến hành mua
hàng, số người tải nội dung thư hay số người phản hồi. Một chiến dịch gửi
Email được cho là thành công khi duy trì được mối quan hệ lâu dài với người
đọc. Đây là cơ sở đầu tiên cho sự tương tác với khách hàng.
Lập danh sách khách hàng: Chiến dịch gửi email sẽ không thành công nếu
chúng ta không có được một danh sách khách hàng đúng và chính xác, quan
trọng nhất là địa chỉ email tiếp đến là các thông tin liên quan như tên, giời tính,
tuổi, nguồn thông tin, ngày sinh,…Danh sách khách hàng càng chi tiết sẽ giúp
những Email gửi đi trở nên gần gũi và dễ tạo mối quan hệ với khách hàng.
Xây dựng nội dung: Một email thường được cấu trúc như sau: Phần đầu
trang (header), tiêu đề (subject line), lời chảo hỏi cá nhân (personalised
greeting), phần thân bài (body), phần chân trang (footer) và những liên kết phụ
1.Xác
định mục
tiêu
2.Lập
danh
sách KH
3.Xây
dựng nội
dung
4.Tiến
hành
5.Tạo ra
sự
tương
tác
6.Lập
báo cáo
và phân
tích kết
quả
12
Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Anh Vũ
GVHD: Th.s. Đinh Tiên Minh
(unsubscribe link). Một nội dung email khiến người đọc quan tâm khi mang các
đặc điểm: hài hước (humour), nghiên cứu (research), thông tin (information) và
khuyến mãi (promotion). Và cuối cùng phần nội dung phải được kiểm tra và
đảm bảo vượt qua được rào chắn Spam mails (những Email gửi không theo yêu
cầu người nhận)
Tiến hành: Sau những quá trình chuẩn bị, những email được gửi đi, tuy nhiên
để đạt được kết quả kỳ vọng, chúng phải được gửi vào thời điểm phù hợp. Thời
điểm phù hợp này thường được các nhà marketing lựa chọn sau khi đã phân tích
kỹ càng những hành vi đọc email của khách hàng.
Tạo ra sự tương tác: Sự tương tác sẽ cho thấy hiệu quả của chiến dịch Email
marketing. Một trong những yếu tố tạo nên sự tương tác chính là việc cá nhân
hóa thông điệp (personalise the message), việc nêu tên hay một thông tin cá
nhân của người đọc trong email đều tạo được một sự quan tâm đáng kể. Vai trò
của các bước chuẩn bị sẽ được phát huy ở đây.
Lập báo cáo và phân tích kết quả: Cuối cùng, bằng những công cụ chuyên
môn, một chiến dịch Email marketing được đo lường dễ dàng. Số mail gửi đi, số
mail mở được mở ra, số mail được hồi âm,…sẽ được đem ra phân tích. Những
mục tiêu của chiến dịch sẽ được so sánh. Những đánh giá sẽ xác định chiến dịch
thành công hay thất bại, và sẽ trở thành tiền đề để thực hiện các chiến dịch sau
này.
1.3.2. Quảng cáo trực tuyến