Khóa luận Vai trò của văn hoá kinh doanh trong đàm phán thương mại Việt - Nhật

Thế giới đã và đang diễn ra những biến đổi to lớn và sâu sắc, một trong những biến đổi hết sức quan trọng đó là sự xích lại ngày một gần nhau của các quốc gia trên thế giới hơn. Hơn lúc nào hết, các hoạt động giao lưu trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là giao lưu kinh tế đang trở nên sôi động nhằm hướng tới hình thành ra một nền kinh tế thế giới thống nhất. Ngày nay, chẳng có gì là lạ khi các quốc gia “hăm hở” tìm kiếm các cơ hội làm ăn với những nền kinh tế lớn, còn “nóng hổi” dù cho họ chẳng biết gì về đất nước đó, lịch sử của nó, trào lưu tư tưởng, con người hay các tập quán kinh doanh thông thường. Trong trường hợp này, trước đây, cũng đã có nhiều học giả đã từng đưa ra những “lý thuyết phát triển” cho rằng các yếu tố văn hoá kể trên không có vai trò gì đáng kể, rằng chúng chỉ là kết quả, là “sự thăng hoa” của nền kinh tế. Song trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày nay đang diễn biến hết sức phức tạp, sự cạnh tranh để giành giật cơ hội thị trường, cơ hội kinh doanh ngày một gay gắt thì các yếu tố văn hoá thể hiện rõ trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày một chứng tỏ vai trò hết sức quan trọng của nó. Đặc biệt, sự thông hiểu văn hoá của nước đối tác sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thành công của một cuộc giao dịch đàm phán thương mại - vốn là giai đoạn đầu tiên quyết định tới việc hợp đồng có được thành lập hay không. Trong các nền kinh tế tại châu Á, Nhật bản là một quốc gia đi đầu trên mọi lĩnh vực. Việc có được cơ hội làm ăn với các đối tác Nhật bản sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng được các thành tựu khoa học hiện đại, các nguồn vốn để phát triển nền kinh tế quốc dân, và dần nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Tuy vậy, đây cũng là một trong những đối tác có những nền văn hoá kinh doanh rất đặc thù. Trong hoạt động giao dịch đàm phán, nhà kinh doanh chuyên nghiệp cần tìm tòi để hiểu được những khác biệt cơ bản tiềm ẩn trong sự nhận thức giữa các nền văn hoá khác nhau, từ đó gác lại các tiêu chuẩn giá trị của riêng mình mà có những cư xử và hành vi phù hợp với nền văn hoá Nhật bản. Hoạt động giao lưu kinh tế Việt nam - Nhật bản đã trải qua 4 thế kỷ phát triển và ngày một được nâng cao cả về chất lẫn lượng. Rõ ràng Nhật bản - một nền kinh tế lớn với trình độ khoa học kỹ thuật cao, dân số xấp xỉ 125 triệu người là một đối tác hết sức quan trọng đối với Việt nam. Đây còn là một đối tác có nền văn hoá kinh doanh tiên tiến; mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Là một sinh viên hiện đang theo học tiếng Nhật, có cơ hội được gặp gỡ và làm việc với nhiều doanh nghiệp Nhật bản, trong bài khoá luận tốt nghiệp của mình, tôi mong muốn được đóng góp một vài ý kiến quanh vấn đề “Vai trò của văn hoá kinh doanh trong đàm phán thương mại Việt - Nhật”.

doc136 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vai trò của văn hoá kinh doanh trong đàm phán thương mại Việt - Nhật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan