Khóa luận Việc vận dụng các quy định pháp lý của Liên minh Châu Âu EU về chất lượng và nhãn hiệu sản phẩm trong xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường này

Thế kỉ 21 là thế kỉ của kinh tế tri thức, với xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá đang đặt ra cho các hoạt động thương mại quốc tế những cơ hội mới. Chính vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu là phương hướng chiến lược được Đại hội Đảng IX xác định và chỉ đạo thực hiện theo tinh thần : “Việt Nam sẵn sàng làm bạn, làm đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình độc lập dân tộc và phát triển”. Để thực hiện chiến lược và định hướng xuất khẩu là phấn đấu đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm tới đạt khoảng 114 tỷ USD, tăng 16%/năm, các doanh nghiệp Việt Nam không thể không đẩy mạnh xuất khẩu. Vấn đề đặt ra là hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu đi đâu là có lợi thế nhất. Thị trường Liên minh Châu Âu EU là một thị trường tiệu thụ rộng lớn, đại diện cho 6,5% dân số thế giới (382,5 triệu) nhưng chiếm tới 1/5 thương mại toàn cầu. EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, nhu cầu nhập khẩu hàng năm đa dạng và phong phú. EU nhập rất nhiều các mặt hàng nông sản, khoáng sản, thuỷ hải sản và dệt may. Đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hàng giày dép, dệt may, thuỷ hải sản, đồ gốm đồ gia dụng, cà phê, chè và gia vị của Việt Nam đang là những mặt hàng được ưa chuộng tại thị trường Châu Âu và triển vọng phát triển các mặt hàng này rất khả quan. Vì vậy, có thể nói rằng EU là thị trường xuất khẩu quan trọng và tiềm năng của Việt Nam. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang EU, Việt Nam đã phần nào có được sự tăng trưởng ổn định và tạo thuận lợi cho Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trong hơn 10 năm kể từ khi Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với EU, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam sang EU không ngừng tăng cả về chiều rộng và chiều sâu. Tuy nhiên tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam trong kim ngạch ngoại thương của EU còn khá khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng và lợi ích của hai bên. Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân quan trọng hạn chế cơ hội xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam chính là hành lang pháp lý hết sức chặt chẽ của EU. Những quy định pháp lý này đã trở thành những rào cản đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nó hạn chế khả năng thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Việc nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề pháp lý và thực tiễn vận dụng của Việt Nam khi thâm nhập thị trường này là điều hết sức quan trọng. Chính vì những lý do như vậy nên tôi đã chọn đề tài: “Việc vận dụng các quy định pháp lý của Liên minh Châu Âu EU về chất lượng và nhãn hiệu sản phẩm trong xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường này” để viết Khoá luận tốt nghiệp nhằm đi sâu tìm hiểu về thị trường EU và các yêu cầu của thị trường EU đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam cũng như việc vận dụng các quy định pháp lý của EU của các doanh nghiệp Việt Nam. Để hoàn thành Khoá luận tốt nghiệp, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp trên cơ sở những thông tin thu thập được cùng các phương pháp thốngkê, so sánh. để nghiên cứu những yêu cầu mà đề tài đặt ra. Do thời gian nghiên cứu không dài và việc thu thập tài liệu còn gặp nhiều hạn chế nên Khoá Luận Tốt Nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên để Khoá Luận được hoàn thiện hơn Những nội dung của Khoá luận được trình bày trong 3 chương sau: Chương 1: Tổng quan về Liên Minh Châu Âu và các quy định quy định về chất lượng - nhãn hiệu sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này Chương 2: Thực tiễn vận dụng các quy định pháp lý về chất lượng và nhãn hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng các quy định pháp lý của EU nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng Đào Tạo, Khoa KTNT và các Phòng Ban khác của trương Đại Học Ngoại Thương đã tạo môi trường thuận lợi cho tôi được học tập và rèn luyện 4 năm qua. Đặc biệt tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS –TS Lê Đình Tường, người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi và các bạn bè của tôi, đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt Khoá luận này. Qua KLTN này tôi cũng tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cha mẹ, các anh chị và những người thân của tôi, những người đã ủng hộ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt 4 năm học vừa qua.

doc95 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Việc vận dụng các quy định pháp lý của Liên minh Châu Âu EU về chất lượng và nhãn hiệu sản phẩm trong xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường này, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan