Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Số 2 năm 2018

Hoạt động công tâm, minh bạch của các Hội đồng khoa học, của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia (Nafosted) trong thời gian qua đã tạo dấu ấn, thương hiệu riêng trong cộng đồng khoa học, tạo nền tảng cho sự phát triển, góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách cho hoạt động KH&CN trong nước phát triển. Đây là đánh giá của Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh tại Lễ gặp mặt các Hội đồng khoa học ngành nhiệm kỳ 2015-2017, ra mắt các Hội đồng khoa học ngành nhiệm kỳ 2017-2019 và triển khai đánh giá xét chọn đề tài nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật (KHTN&KT) năm 2018 - đợt 1 do Nafosted tổ chức ngày 26/1/2018 tại Hà Nội.

pdf25 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Số 2 năm 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 2.2018 KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 2.2018 1 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ KHÔNG THÀNH CÔNG CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH THÚC ĐẨY KHỞI NGHIỆP CỦA CHÍNH PHỦ CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel: (024) 38262718 07 KIẾN THỨC KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO 01 NAFOSTED: TẠO “THƯƠNG HIỆU” RIÊNG TRONG CỘNG ĐỒNG KHOA HỌC TÁM NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA NGÀNH KH&CN NĂM 2018 TIN TỨC SỰ KIỆN GIẢM NHIỀU LOẠI PHÍ CHO DOANH NGHIỆP 05 QR CODE: THÔNG TIN THỜI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 06 TRUNG QUỐC XÂY DỰNG THÀNH CÔNG VĂN HÓA KHỞI NGHIỆP KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO 02 03 500 START-UPS TĂNG TỐC ĐẦU TƯ VÀO KHỞI NGHIỆP VIỆT NAM NĂM 201804 Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 2.2018 2 NAFOSTED: TẠO “THẩảNG HIỆU” RIÊNG TRONG CỘNG ₔỒNG KHOA HỌC Hoạt động công tâm, minh bạch của các Hội đồng khoa học, của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia (Nafosted) trong thời gian qua đã tạo dấu ấn, thương hiệu riêng trong cộng đồng khoa học, tạo nền tảng cho sự phát triển, góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách cho hoạt động KH&CN trong nước phát triển. Đây là đánh giá của Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh tại Lễ gặp mặt các Hội đồng khoa học ngành nhiệm kỳ 2015-2017, ra mắt các Hội đồng khoa học ngành nhiệm kỳ 2017-2019 và triển khai đánh giá xét chọn đề tài nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật (KHTN&KT) năm 2018 - đợt 1 do Nafosted tổ chức ngày 26/1/2018 tại Hà Nội. Tham dự buổi Lễ có Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh; các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, đại diện Cơ quan điều hành và Ban kiểm soát Quỹ; các thành viên Hội đồng khoa học ngành nhiệm kỳ TIN TỨC SỰ KIỆN Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh phát biểu tại buổi Lễ Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 2.2018 3 2015-2017, 2017-2019 cùng đại diện của các cơ quan báo chí, truyền thông. Tại Lễ gặp mặt, ông Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ cho biết: Hội đồng khoa học trong lĩnh vực KHTN&KT của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia được thành lập theo 8 ngành (Toán học; Khoa học thông tin và máy tính; Vật lý; Hóa học; Khoa học trái đất; Khoa học sự sống chuyên ngành Sinh học - Nông nghiệp; Khoa học sự sống chuyên ngành Y sinh - Dược học và Cơ học) do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Quỹ. Hội đồng có chức năng giúp xác định các định hướng nghiên cứu cơ bản ưu tiên của Quỹ, xét chọn và đánh giá kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ tài trợ, đồng thời tư vấn các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của Quỹ. Mỗi Hội đồng khoa học ngành gồm 09 thành viên, trong đó có 03 thành viên thường trực là Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký khoa học. Hội đồng khoa học trong lĩnh vực KHTN&KT nhiệm kỳ 2017-2019 được bầu chọn theo quy trình bầu chọn HĐKH của Quỹ, theo đó đáp ứng các tiêu chí lần lượt như sau: năng lực của nhà khoa học; sự tín nhiệm của các nhà khoa học (thông qua kết quả bình chọn) trên cơ sở cân đối về chuyên ngành hẹp; vùng miền giữa các thành viên. Sau khi lắng nghe những ý kiến của các nhà khoa học, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cho biết: “Bản thân tôi coi đây là cơ hội quan trọng, được gặp gỡ, trực tiếp lắng nghe các ý kiến của các nhà khoa học”. Bộ trưởng đánh giá cao hoạt động hiệu quả của Quỹ và Hội đồng khoa học thể hiện trên cả kết quả KH&CN vượt trội về số lượng và chất lượng, đặc biệt là nghiên cứu cơ bản, chưa kể góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ KH&CN. Tại phiên họp buổi chiều, Quỹ tiến hành triển khai đánh giá xét chọn đề tài nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực KHTN&KT năm 2018 - đợt 1 với 274 hồ sơ đề nghị tài trợ. Ngành có số hồ sơ nhiều nhất là ngành Vật lý với 70 hồ sơ, chiếm 25,7% tổng số hồ sơ đợt này, ngành có số hồ sơ ít nhất là ngành Toán học với 9 hồ sơ; số hồ sơ từ các trường đại học chiếm 66,54%, gấp 3 lần số hồ sơ đến từ viện nghiên cứu; số hồ sơ đề nghị tài trợ từ các nhà khoa học trẻ (chủ trì đề tài) dưới 35 tuổi chiếm 37,87%. Tại phiên họp lần này, các Hội đồng khoa học ngành dự kiến phân công phản biện các hồ sơ theo quy định. Phiên họp chính thức của các Hội đồng khoa học ngành dự kiến sẽ diễn ra trong khoảng 2 tuần cuối của tháng 3/2018./. NHỮNG CON SỐ ẤN TƯỢNG CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ KỸ THUẬT NHIỆM KỲ 2015-2017 • Tham gia đánh giá xét chọn 1493 hồ sơ đề xuất. • Trên cơ sở tư vấn của HĐKH ngành, Quỹ đã quyết định tài trợ cho 813 đề tài. • Tổng số đề tài được nghiệm thu trong giai đoạn từ tháng 9/2015 đến tháng 12/2017 là 550 đề tài. • Số bài báo ISI được công nhận là kết quả của các đề tài được nghiệm thu là 1472. • Tham gia đánh giá xét chọn hồ sơ trong các chương trình hợp tác quốc tế, bao gồm chương t r ình hợp tác song phương NAFOSTED - FWO, NAFOSTED - DFG, NAFOSTED - RCUK. • Tham gia tư vấn các chiến lược, chính sách của Quỹ như: Góp ý xây dựng Thông tư số 37/2014/TT-BKHCN, Thông tư số 40/2014/TT- BKHCN, Thông tư số 09/2015/TT-BKHCN và các văn bản khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động của Quỹ. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 2.2018 4 Ngày 25/01/2018, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức họp báo thường kỳ Quý IV/2017 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Phạm Công Tạc. Tham dự họp báo có đại diện một số đơn vị chức năng và các đơn vị báo chí thuộc Bộ cùng đại diện gần 60 cơ quan thông tấn, báo chí. Tại buổi họp báo, Lãnh đạo Bộ KH&CN, Chánh Văn phòng Bộ và Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ đã trả lời trực tiếp nhiều vấn đề báo chí và dư luận quan tâm trong thời gian gần đây. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT KH&CN Trong Quý IV/2017, chính sách, pháp luật về KH&CN tiếp tục được Bộ KH&CN tập trung hoàn thiện. Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 119/NĐ-CP ngày 01/11/2017 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Quyết định TÁM NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA NGÀNH KH&CN NĂM 2018 TIN TỨC SỰ KIỆN Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc Chủ trì buổi họp báo Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 2.2018 5 số 46/2017/QĐ-TTg ngày 24/11/2017 về Quy chế tổ chức và hoạt động của mạng lưới các cơ quan thông báo, hỏi đáp và Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại; Quyết định số 2079/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 về việc phê duyệt nhiệm vụ KH&CN đặc biệt cấp quốc gia;... Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ký ban hành Thông tư (TT) số 13/2017/TT-BTC ngày 06/11/2017 hướng dẫn thành lập và hoạt động của Hội đồng quản lý trong tổ chức KH&CN công lập; TT số 15/2017/TT- BKHCN ngày 05/12/2017 ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với máy gia tốc tuyến tính dùng trong xạ trị”; Quyết định số 3482/QĐ-BKHCN ngày 08/12/2017 công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN; Bộ KH&CN đang trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo; Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/ NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định về doanh nghiệp KH&CN;... NHIỀU SỰ KIỆN LỚN Trong Quý IV/2017, bên cạnh công tác xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật về KH&CN, Bộ KH&CN đã tổ chức nhiều sự kiện quan trọng như: Ngày Hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2017 (Techfest 2017); trình diễn Đổi mới sáng tạo và công bố Chương trình quan hệ đối tác về đổi mới sáng tạo Australia - Việt Nam; Lễ Khởi động Viện KH&CN Việt Nam - Hàn Quốc (V-KIST); Lễ ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực SHTT với Tổng cục Sở hữu trí tuệ Trung Quốc; Hội nghị giao ban KH&CN vùng Đông Nam bộ lần thứ XIV với chủ đề “Thúc đẩy phát triển liên kết Vùng”;... Đặc biệt, triển khai Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 04/05/2017 về tăng cường năng lực tiếp cận Cách mạng 4.0, Bộ KH&CN với vai trò là cơ quan chủ trì đã tổ chức làm việc, trao đổi với các Bộ, ngành về tình hình triển khai Chỉ thị 16: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải; Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Cùng với đó, Bộ KH&CN đã phối hợp với Ban Khoa giáo (VTV2), Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện Chương trình “Ấn tượng Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2017” nhằm tôn vinh những ấn tượng tiêu biểu của ngành KH&CN Việt Nam. Sự kiện nổi bật trong trong ngày đầu năm 2018: vào 10 giờ 10 phút 10 giây ngày 01/01/2018, Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hoá” đã chính thức khởi động dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam với mục tiêu “Chia sẻ tri thức - Cổ vũ sáng tạo - Kết nối cộng đồng - Vì tương lai Việt Nam”. Hệ tri thức Việt số hóa được triển khai nhằm mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái toàn diện, đáp ứng nhu cầu của xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam về một sân chơi sáng tạo, phát triển các công nghệ tiên tiến trên nền tảng của dữ liệu lớn, IoT, trí thông minh nhân tạo.... Ngày 09/01/2018, Bộ KH&CN đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2017 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2018 với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng nhiều đại diện các Bộ, ngành, địa phương, viện nghiên cứu trường Đại học, doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, bên cạnh việc đánh giá tích cực về thành tích của Bộ KH&CN đã đạt được thời gian qua, Thủ tướng đã đưa ra 4 trụ cột chính Bộ cần đổi mới, 3 đột phá cần tập trung và 5 lưu ý trong thời gian tới. Theo kế hoạch, trong Quý I/2018, Bộ KH&CN sẽ tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật về KH&CN. Đồng thời, tổ chức các hoạt động theo kế hoạch như: Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 2.2018 6 gia và Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương năm 2017; Lễ kỷ niệm Ngày Đo lường Việt Nam; Hội nghị “Phối hợp hoạt động KH&CN phục vụ phát triển KT-XH tỉnh Hà Giang”;... NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2018 CỦA NGÀNH KH&CN (1) Hoàn thiện hành lang pháp lý hướng dẫn thi hành Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi). (2) Ưu tiên tăng cường hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ KH&CN gắn với doanh nghiệp, phát triển theo chuỗi giá trị các sản phẩm trọng điểm của quốc gia có tiềm năng xuất khẩu, giá trị kinh tế cao; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao. (3) Rà soát, triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đăng ký doanh nghiệp KH&CN; triển khai các nhiệm vụ năng cao năng lực hấp thụ công nghệ tiến tới dịch chuyển trọng tâm và chủ thể của hoạt động nghiên cứu ứng dụng sang khu vực doanh nghiệp. (4) Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Đẩy nhanh tốc độ xử lý đơn đăng ký xác lập quyền và thực thi quyền sở hữu công nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh việc hỗ trợ phát triển và khai thác tài sản trí tuệ. (5) Hợp tác theo chiều sâu với các đối tác quốc tế. (6) Chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để tăng cường năng lực tiếp cận xu hướng công nghệ tiên tiến, hiện đại của cuộc CMCN 4.0. (7) Tiếp tục triển khai chính sách sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành rà soát, sắp xếp, tổ chức lại hệ thống tổ chức KH&CN công lập. (8) Đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin KH&CN; đẩy mạnh truyền thông về KH&CN. GIẢI ĐÁP CÁC VẤN ĐỀ BÁO CHÍ QUAN TÂM Tại buổi họp báo, các vấn đề như chủ động trong việc tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; phát triển nguồn nhân lực phục vụ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; tiêu chuẩn, quy chuẩn và công tác kiểm soát chất lượng xăng E5; giải pháp về cơ chế, chính sách trong việc phát triển doanh nghiệp KH&CN; kế hoạch của Bộ KH&CN thời gian tới để tiếp tục thăng hạng chỉ số GII... đã được Lãnh đạo Bộ KH&CN, Chánh Văn phòng Bộ và đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ đã trả lời, giải đáp thoả đáng. Chủ động tiếp cận cuộc Cách mạng 4.0 Tại cuộc họp báo, rất nhiều nhà báo đã đặt câu hỏi liên quan đến vai trò, trách nhiệm của Bộ KH&CN Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 2.2018 7 trong việc triển khai Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phát triển nguồn nhân lực phục vụ I4.0; Thông tin về vấn đề này, Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao Đàm Bạch Dương cho biết, trong Chỉ thị 16, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho nhiều Bộ, ngành, trong đó Bộ KH&CN được giao nhiệm vụ là cơ quan đầu mối đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện và tổng hợp báo cáo Thủ tướng. Đồng thời, triển khai các công việc cụ thể của Bộ KH&CN, ví dụ như đề án Hệ tri thức Việt số hóa, khởi nghiệp, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai công tác tuyên truyền. Cùng với đó, Chính phủ cũng giao Bộ KH&CN nghiên cứu, xây dựng và triển khai Chương trình KH&CN trọng điểm quốc gia về I4.0, trong đó tập trung hỗ trợ nhóm đối tượng là các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo để đổi mới công nghệ và có những công nghệ phù hợp với I4.0. Đồng thời, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào cuộc Cách mạng 4.0, ví dụ như ưu đãi về tín dụng. “Chúng tôi đang tích cực phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và sẽ sớm đưa ra văn bản hướng dẫn và triển khai hoạt động này”, ông Đàm Bạch Dương nói. Tăng cường kiểm soát chất lượng xăng dầu Từ ngày 01/01/2018, xăng A92 được thay bằng xăng sinh học E5. Trả lời câu hỏi của các nhà báo về tiêu chuẩn, quy chuẩn và kiểm soát chất lượng xăng E5, Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Trần Văn Vinh cho biết, xăng E5 nói riêng và toàn bộ xăng, dầu nói chung tại Việt Nam hiện có hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn đầy đủ, phù hợp theo thông lệ quốc tế, đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước về chất lượng xăng dầu. Chất lượng xăng E5 đảm bảo yêu cầu từ quá trình pha chế đến bán ra thị trường và chưa có bất cứ khiếu nại nào về xăng E5. Tuy nhiên, ông Trần Văn Vinh cũng chia sẻ, tình hình buôn lậu và gian lận thương mại về xăng dầu vẫn đang diễn ra khá nóng. Cụ thể, tại Nghệ An, Bắc Giang, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Thuận... thời gian qua diễn ra nhiều vụ buôn lậu, gian lận về xăng, dầu. Bộ KH&CN đã có công văn yêu cầu các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở KH&CN các tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đồng thời Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cũng làm việc với Ban Chỉ đạo 389 của các tỉnh để kiểm soát hiện tượng buôn lậu, gian lận về xăng dầu. “Chúng tôi cũng đã có kế hoạch phối hợp với các địa phương để giám sát, lấy mẫu liên tục nhằm kiểm tra, phát hiện sai phạm”, ông Vinh cho biết. Tập trung phát triển Hệ tri thức Việt số hóa Chia sẻ với báo chí về kế hoạch phát triển Hệ tri thức Việt số hóa sau khi chính thức khởi động, ông Lê Xuân Định - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính cho biết, trong lễ khởi động Hệ tri thức Việt số hóa, đã có 30 đơn vị tham gia ký kết gồm các bộ, ngành, địa phương, trường đại học, doanh nghiệp công nghệ thông tin, Hiện Ban Điều hành Đề án đang tiếp tục hoàn thiện khung và đưa các nội dung tải lên Hệ tri thức Việt số hóa. Phần dữ liệu mở là nơi tập hợp dữ liệu được công bố từ các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan nhà nước. Các doanh nghiệp có thể khai thác dữ liệu trong phần này để tạo ra giá trị riêng. Nhân dịp này, thay mặt Lãnh đạo Bộ, Thứ trưởng Phạm Công Tạc đã gửi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các nhà báo, phóng viên, biên tập viên và các cơ quan thông tấn báo chí trong năm qua luôn đồng hành, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thuộc Bộ KH&CN. Đồng thời, mong muốn năm 2018 và những năm tiếp theo, Bộ KH&CN sẽ tiếp tục nhận được sự hợp tác, đồng hành của các nhà báo, phóng viên và các cơ quan thông tấn báo chí nhằm chuyển tải rộng rãi các thông tin KH&CN, kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, hoạt động của Bộ KH&CN, tới xã hội./. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 2.2018 8 TIN TỨC SỰ KIỆN Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 130/2017 sửa đổi, bổ sung Thông tư 215/2016 về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp (DN), lệ phí đăng ký DN với một số mức phí được giảm tới 50%. Theo đó, các đối tượng được miễn phí, lệ phí bao gồm: - Doanh nghiệp bổ sung, thay đổi thông tin do thay đổi địa giới hành chính được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. - Đăng ký giải thể doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh; chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp. - Doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp. - Cơ quan nhà nước đề nghị cung cấp thông tin phục vụ quản lý nhà nước được miễn phí cung cấp thông tin doanh nghiệp. - Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu”. Thông tư cũng quy định lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được giảm từ 200.000 đồng/lần xuống còn 100.000 đồng/lần. Lệ phí cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của DN giảm từ 100.000 đồng/hồ sơ xuống còn 50.000 đồng/hồ sơ. Phí cung cấp thông tin doanh nghiệp: Trường hợp cung cấp thông tin doanh nghiệp theo tài khoản từ 125 bản/tháng trở lên, mức phí giảm từ 5.000.000 đồng/tháng xuống còn 4.500.000 đồng/tháng./. GIẢM NHIỀU LOẠI PHÍ CHO DOANH NGHIỆP Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 2.2018 9 Mới đây, Quỹ đầu tư 500 Startups đến từ Thung lũng Silicon chốt phi vụ đầu tư thứ 20 tại Việt Nam với công ty khởi nghiệp Fintech blockchain. Phát biểu trên DealStreetAsia, Eddie Thái, đối tác của Quỹ tại Việt Nam cho biết đơn vị hướng đến mục tiêu đẩy nhanh tốc độ giải ngân các khoản rót vốn, đạt ít nhất từ hai phi vụ trở lên mỗi tháng trong năm nay. "Cùng lúc đó, chúng tôi vẫn sẽ hỗ trợ các công ty khởi nghiệp trong danh mục đầu tư của Quỹ. Đến thời điểm này, đơn vị đạt được một số bước tiến đáng ghi nhận khi đầu tư vào các start-up ở Việt Nam. Chúng tôi mong muốn tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương, thu hút thêm tài năng, nguồn vốn và tiếp cận các thị trường mới", Eddie Thái nói. Nghiên cứu của tổ chức đào tạo khởi nghiệp Topica Founder Institute (TFI) cho biết 500 Startups là quỹ hoạt động tích cực nhất trong năm 2017. Các khoản đầu tư của đơn vị chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực công nghệ tài chính, công nghệ giáo 500 STARTUPS TĂNG TỐC ₔẦU Tẩ VÀO VIỆT NAM NĂM 2018 TIN TỨC SỰ KIỆN Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 2.2018 10 dục, thương mại điện tử, quảng cáo, truyền thông và giải trí. Quỹ đầu tư mạo hiểm này mới đây đánh dấu cột mốc phi vụ đầu tư thứ 20 vào một start-up lĩnh vực công nghệ tài chính ứng dụng nền tảng blockchain. Tháng 3/2018, một trong những start-up nằm trong danh mục đầu tư của quỹ là Wifi Chùa được một start-up Việt khác, Appota mua lại với con số không được tiết lộ. Theo Eddie Thái, nếu các nhà đầu tư khác tại Việt Nam mất khoảng 6 tháng hoặc hơn để chốt một phi vụ đầu tư thì con số này ở Quỹ là một đến ba tháng. Ngoài ra, 500 Startups thường