Từ sáng kiến đề xuất của IPP2, Biên bản ghi nhớ
hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Quỹ
Tekes Phần Lan về việc triển khai Chương trình
BEAM Việt Nam đã được ký kết tháng 3/2016 trong
khuôn khổ chuyến thăm nói trên của Bộ trưởng phụ
trách ngoại thương và phát triển Phần Lan. Thông
qua Chương trình BEAM Việt Nam, Bộ Khoa học và
Công nghệ và Quỹ Tekes cam kết đồng tài trợ cho
doanh nghiệp của cả hai nước Việt Nam và Phần Lan
triển khai các dự án hợp tác chung trong một số lĩnh
vực thế mạnh của Phần Lan và có nhu cầu bức thiết
của Việt Nam, mang lại lợi ích cho cả hai phía Việt
Nam và Phần Lan.
IPP2 hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách và
doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam tham gia sự
kiện Slush tại Phần Lan (năm 2014, 2015, 2016 và
2017). Chính từ đây, ý tưởng tổ chức Ngày hội công
nghệ và khởi nghiệp TECHFEST ở Việt Nam đã
được hình thành và trở thành sự kiện thường niên
của Bộ, thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp khởi
nghiệp và nhà đầu tư tham gia. Đặc biệt, tại sự kiện
Slush Phần Lan năm 2016, lần đầu tiên IPP2 đã tổ
chức Gian hàng Việt Nam với khẩu hiệu “Việt Nam -
A Rising Startup Nation”, thu hút sự chú ý của truyền
thông và cộng đồng khởi nghiệp quốc tế.
32 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Số 24 năm 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 24.2018
KHỞI NGHIỆP
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 24.2018 1
KIẾN THỨC KHỞI NGHIỆP
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
01 Vai trò của IPP2 trong việc thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam
TIN TỨC SỰ KIỆN
KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
02
03
05
06
07
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: (024) 38262718
Hội thảo trực tuyến giới thiệu
Chỉ số đổi mới toàn cầu năm
2018 và kết quả của Việt Nam
10 dự án thúc đẩy khởi nghiệp
sáng tạo của TP. Hồ Chí Minh
Sông Hồng Farm: Kinh tế chia sẻ
từ nông nghiệp công nghệ cao
Startup Insurtech châu Á
định hình lại ngành công nghiệp
bảo hiểm
Các giai đoạn phát triển của
doanh nghiệp khởi nghiệp:
Giai đoạn ý tưởng (P1)
04 Cơ hội tham gia Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho startup Việt
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 24.2018 2
PHẦN 3. THÚC ĐẨY QUAN HỆ ĐỐI TÁC ĐỔI
MỚI SÁNG TẠO
IPP2 tích cực triển khai hoạt động cầu nối cho
hợp tác ngoại giao song phương giữa Việt Nam và
Phần Lan; làm đầu mối xúc tiến các quan hệ hợp tác
cấp cao giữa hai nước trong lĩnh vực khoa học, công
nghệ và ĐMST. IPP2 đóng góp tích cực vào việc tổ
chức các đoàn làm việc cấp chính phủ và cấp Bộ với
các Bộ, ngành liên quan của Phần Lan; tham gia tích
cực vào việc tổ chức cuộc gặp của ngài Đại sứ Phần
Lan với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, giữa
Đại sứ quán Phần Lan với Ủy ban Nhân dân TP. Hồ
Chí Minh và Đà Nẵng, khởi đầu các trao đổi hợp tác
giữa TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng với các thành phố
đối tác của Phần Lan (Helsinki, Tampere). IPP2 góp
phần tích cực tổ chức thành công sự kiện “Together
with Finland”, chào mừng 100 năm Ngày Độc lập
Phần Lan và Slush GIA (Global Impact Accelerator)
trong khuôn khổ Tuần lễ đổi mới sáng tạo tại TP. Hồ
Chí Minh (WHISE 2017).
TIN TỨC SỰ KIỆN
VAI TRÒ CỦA IPP2 TRONG VIỆC THÚC ĐẨY
HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP CỦA VIỆT NAM
Chương trình Đối tác ĐMST Việt Nam - Phần Lan giai đoạn 2 (IPP2) là Chương trình hợp tác
phát triển giữa hai Chính phủ Việt Nam và Phần Lan, thực hiện trong 4.5 năm (3/2014-10/2018).
Dưới đây là tóm lược các kết quả nổi bật của Chương trình (tiếp theo và hết).
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 24.2018 3
Từ sáng kiến đề xuất của IPP2, Biên bản ghi nhớ
hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Quỹ
Tekes Phần Lan về việc triển khai Chương trình
BEAM Việt Nam đã được ký kết tháng 3/2016 trong
khuôn khổ chuyến thăm nói trên của Bộ trưởng phụ
trách ngoại thương và phát triển Phần Lan. Thông
qua Chương trình BEAM Việt Nam, Bộ Khoa học và
Công nghệ và Quỹ Tekes cam kết đồng tài trợ cho
doanh nghiệp của cả hai nước Việt Nam và Phần Lan
triển khai các dự án hợp tác chung trong một số lĩnh
vực thế mạnh của Phần Lan và có nhu cầu bức thiết
của Việt Nam, mang lại lợi ích cho cả hai phía Việt
Nam và Phần Lan.
IPP2 hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách và
doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam tham gia sự
kiện Slush tại Phần Lan (năm 2014, 2015, 2016 và
2017). Chính từ đây, ý tưởng tổ chức Ngày hội công
nghệ và khởi nghiệp TECHFEST ở Việt Nam đã
được hình thành và trở thành sự kiện thường niên
của Bộ, thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp khởi
nghiệp và nhà đầu tư tham gia. Đặc biệt, tại sự kiện
Slush Phần Lan năm 2016, lần đầu tiên IPP2 đã tổ
chức Gian hàng Việt Nam với khẩu hiệu “Việt Nam -
A Rising Startup Nation”, thu hút sự chú ý của truyền
thông và cộng đồng khởi nghiệp quốc tế.
IPP2 thực hiện khởi tạo sáng kiến hợp tác khu
vực ASEAN về hệ sinh thái ĐMST và khởi nghiệp.
Tham gia tổ chức các hội thảo thường kỳ giữa các
đơn vị đối tác hỗ trợ ĐMST. Nỗ lực hợp tác của IPP2
với các tổ chức quốc tế khác ở Việt Nam (ADB) cũng
mang lại lợi ích thiết thực cho Việt Nam và một số
nước ASEAN khi mô hình đào tạo và trợ giúp khởi
nghiệp ĐMST của IPP2 được ADB tham khảo học
tập và triển khai trong thực tiễn. Cũng trong năm
2016, IPP2 đã hỗ trợ một đoàn gồm 7 nữ doanh
nghiệp khởi nghiệp Việt Nam tham dự sự kiện Slush
Singapore nhằm kết nối cộng đồng doanh nhân nữ
Việt Nam với các doanh nghiệp và nhà đầu tư khu
vực Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, IPP2 cũng nỗ lực triển khai việc
thiết kế một Nền tảng trực tuyến quốc gia kết nối khởi
nghiệp và ĐMST ở Việt Nam (Online Platform) với sự
trợ giúp của các chuyên gia quốc tế.
Mùa hè năm 2017, IPP2 khởi động Chương trình
Tiếp cận thị trường Việt nam (VMAP), nhằm hỗ trợ
các doanh nghiệp sáng tạo vừa và nhỏ của Phần Lan
tiếp cận thị trường Việt Nam. Từ 32 đề xuất của các
doanh nghiệp Phần Lan, 18 đề xuất dự án của các
doanh nghiệp Phần Lan đã được lựa chọn; IPP2 lựa
chọn và đào tạo 20 chuyên gia Việt Nam để tham gia
hỗ trợ các doanh nghiệp Phần Lan tìm kiếm đối tác
và cơ hội kinh doanh mở rộng thị trường tại Việt
Nam. VMAP bước đầu cho thấy triển vọng khả quan
và tiếp tục được nhân rộng trong kế hoạch của IPP2
trong năm 2018 (VMAP+), nâng tổng số doanh
nghiệp Phần Lan tiếp cận thị trường Việt Nam lên 23
doanh nghiệp với gần 30 chuyên gia trẻ Việt Nam
được trau dồi kinh nghiệm và kỹ năng tư vấn đầu tư
và tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp nước
ngoài.
PHẦN 4. HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP VÀ HỆ SINH
THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
Trong hỗ trợ các dự án khởi nghiệp và hệ sinh
thái khởi nghiệp sáng tạo, IPP2 cũng đi tiên phong
trong thử nghiệm các mô hình mới. Chương trình
cung cấp các gói tài trợ theo hai giai đoạn (hỗ trợ ban
đầu và hỗ trợ nâng cấp) kèm theo các hỗ trợ mềm tư
vấn, huấn luyện kỹ năng cho 3 nhóm dự án ĐMST: i)
nhóm dự án khởi nghiệp ĐMST có tiềm năng tăng
trưởng cao, có sản phẩm, dịch vụ hướng tới thị
trường quốc tế; ii) nhóm dự án liên danh cung cấp
dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST; và iii) nhóm dự án
hỗ trợ các trường đại học phát triển đào tạo ĐMST và
khởi nghiệp.
Bắt đầu từ năm 2015, IPP2 đã lựa chọn được 22
dự án, trong đó có 4 dự án liên danh phát triển hệ
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 24.2018 4
thống ĐMST và 18 dự án doanh nghiệp khởi nghiệp.
Năm 2016, IPP2 chọn trong số 22 dự án từ giai đoạn
trước IPP2 tiếp tục lựa chọn để tài trợ nâng cấp cho
7 dự án có tiềm năng tăng trưởng tốt nhất, trong đó
có 5 dự án doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST.
IPP2 bảo đảm các nguyên tắc minh bạch, công
khai, công bằng và sử dụng chuyên gia quốc tế đánh
giá độc lập các đề xuất dự án. Trong số 32 dự án
doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST và liên danh phát
triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST được IPP2 tài
trợ, có thể kể tên các dự án tốt nhất và tiềm năng
nhất được vào giai đoạn 2 tài trợ nâng cấp, như: Các
dự án doanh nghiệp khởi nghiệp thành công trong
cung cấp các ứng dụng tự động tiếp thị các trang
thương mại điện tử - Beeketing, phân tích xử lý dữ
liệu lớn Big Data - Abivin, hệ thống giải pháp tương
tác quản lý khách sạn - Ezcloud, cung cấp sản phẩm
dừa tươi nguyên trái cho thị trường nội địa và quốc tế
- Hamona, cung cấp nền tảng giáo dục tương tác
trực tuyến - Sen Platform, hay các dự án cung cấp
dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp thành công như Hệ sinh
thái khởi nghiệp Đà Nẵng, Fablabs, HATCH, iAngel,
Mekong Startup, Nền tảng ươm tạo sáng kiến đổi
mới sáng tạo xã hội SIIP.
Đặc biệt, sản phẩm công nghệ Plasma lạnh của
tác giả TS. Đỗ Hoàng Tùng, TS. Nguyễn Thế Anh
thuộc Dự án Thương mại hóa máy phát tia Plasma
lạnh trong ứng dụng y sinh của Công ty cổ phần công
nghệ Plasma Việt Nam PLT được IPP2 tài trợ ban
đầu năm 2015, đã được bình chọn là một trong 10 sự
kiện KH&CN tiêu biểu của Việt Nam năm 2016. Máy
PlasmaMed được Bộ y tế cấp giấy chứng nhận đăng
ký lưu hành năm 2016 và đưa Việt Nam trở thành
một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ứng
dụng thành công công nghệ Plasma lạnh trong điều
trị. Năm 2018, nhà khoa học trẻ Đỗ Hoàng Tùng đã
được Bộ Khoa học và Công nghệ đề cử là đại diện
cho Việt Nam tham dự Diễn đàn Khoa học Phần Lan
và ASEAN do Đại sứ quán Việt Nam tại Phần Lan
phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức tại
Helsinki, Phần Lan vào tháng 9/2018.
Sau giai đoạn hỗ trợ vốn mồi (seed funding) của
IPP2, thống kê sơ bộ cho thấy các dự án đã tạo hơn
480 việc làm, tính cả toàn thời gian và bán thời gian;
tổng doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ đạt hơn 432
nghìn USD (11 dự án doanh nghiệp và 3 dự án hệ
thống); tổng doanh thu ngoài lãnh thổ Việt Nam đạt
hơn 215 nghìn USD từ các thị trường Hoa Kỳ, Đức,
Hàn Quốc (5 dự án doanh nghiệp); 3 dự án thành
công trong gọi vốn bổ sung với hơn 150 nghìn USD
từ các nhà đầu tư khác. Tất cả các dự án đều rất chủ
động trong phát triển mạng lưới kinh doanh cũng như
các hoạt động kết nối đối tác và tìm kiếm nhà đầu tư.
Sau giai đoạn hỗ trợ vốn tăng tốc (scale up
funding) của IPP2 trong năm 2017, các dự án đã tạo
thêm hơn 365 việc làm, tính cả toàn thời gian và bán
thời gian; tổng doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ đạt
hơn 1,023,000 Euro (5 dự án doanh nghiệp, 2 dự án
hệ thống và 7 dự án tích hợp); tổng doanh thu ngoài
lãnh thổ Việt Nam đạt hơn 673 nghìn USD từ các thị
trường Hoa Kỳ, Lào, Campuchia, Canada, Trung
Đông, Cộng hoà Séc (5 dự án doanh nghiệp); Các
Thúc đẩy quan hệ đối tác và phát triển mạng lưới
hợp tác giữa các thành tố trong hệ thống ĐMST quốc
gia nói chung, hệ sinh thái ĐMST và khởi nghiệp nói
riêng là một nội dung có ý nghĩa lớn của IPP2 vì đây
được coi là đầu vào quan trọng đối với mọi tổ chức,
doanh nghiệp dù ở khu vực công hay tư. IPP2 đã và
đang được coi là cầu nối quan trọng trong hợp tác giữa
hai nước Việt Nam và Phần Lan trong lĩnh vực ĐMST,
khởi nghiệp, KH&CN, giữa các doanh nghiệp Việt Nam
và Phần Lan trong quan hệ đối tác hợp tác thương mại
hai bên cùng có lợi, đặc biệt có ý nghĩa mở đường cho
giai đoạn hợp tác mới sau năm 2018, “From aid to
trade”.
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 24.2018 5
dự án đều có sự tăng trưởng tốt và ổn định về doanh
thu. Hầu hết 5 dự án công ty đều tăng vốn. Tổng số
vốn tăng là 263 nghìn Euro, trong đó 76% từ vốn tự
thân và 24% từ các nguồn vốn khác.
Hoạt động hỗ trợ các dự án phát triển hệ sinh thái
khởi nghiệp sáng tạo và dự án của các trường đại
học, cao đẳng
Sang năm 2016, IPP2 tuyển chọn thêm 10 dự án
liên danh phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo
và chọn trong số 22 dự án từ giai đoạn trước IPP2
tiếp tục lựa chọn để tài trợ nâng cấp cho 7 dự án có
tiềm năng tăng trưởng tốt nhất, trong đó có 2 dự án
liên danh phát triển hệ sinh thái ĐMST.
Năm 2017, IPP2 lựa chọn 8 trường đại học để tài
trợ, bao gồm 3 dự án xây dựng hệ sinh thái khởi
nghiệp sáng tạo trong trường đại học và 1 dự án hợp
tác giữa đại học với liên danh phát triển hệ sinh thái.
Trong các dự án của trường đại học, có một dự án
các nhóm trường đại học khu vực miền trung (Cao
đẳng Công nghiệp Huế, Đại học Nha Trang, Đại học
Bách khoa Đà Nẵng) và dự án liên kết ba trường khu
vực Bắc-Trung-Nam (Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại
học Đà Lạt và Đại học Công nghệ Sài gòn) nhằm
thúc đẩy hợp tác giữa các trường trong xây dựng hệ
sinh thái khởi nghiệp ĐMST. Dự án độc lập do một
trường đại học thực hiện (Đại học Tài chính -
Marketing) có mục tiêu đưa chương trình đào tạo
ĐMST và khởi nghiệp vào đào tạo chính quy bậc cao
học. Dự án tích hợp là sáng kiến hợp tác giữa
Trường Đại học Ngoại thương và Liên danh phát
triển hệ sinh thái ĐMST cho doanh nghiệp xã hội.
Các dự án phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp
sáng tạo của IPP2 cũng đạt được các kết quả bước
đầu tốt đẹp, đặc biệt là dự án của các trường đại học
miền Trung, đã thúc đẩy phong trào khởi nghiệp sáng
tạo tích cực trên địa bàn, được cộng đồng khởi đầu
tốt đẹp, đặc biệt là dự án của các trường đại học
miền Trung, đã thúc đẩy phong trào khởi nghiệp sáng
tạo tích cực trên địa bàn, được cộng đồng khởi
nghiệp và lãnh đạo địa phương đánh giá cao.
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh và ông Kari Kahiluoto đang được giới thiệu về một số kết quả nổi bật của IPP2
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 24.2018 6
PHẦN 5. HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO KINH
NGHIỆM, QUAN HỆ ĐỐI TÁC VÀ BÀI HỌC THỰC
HÀNH TỐT NHẤT CỦA IPP2 HƯỚNG TỚI PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG
Năm 2018 là năm Chương trình IPP2 kết thúc
hoạt động và chuyển giao các bài học thực hành tốt
nhất cho phía Việt Nam, trong đó có các đầu mối hợp
tác đối tác quốc tế trong hoạt động đào tạo, xây dựng
năng lực về quản trị ĐMST. Để tiếp nối các nỗ lực
của IPP2 và hướng tới tính bền vững trong hoạt động
xây dựng năng lực cho khu vực hoạch định chính
sách công về KH&CN và ĐMST, IPP2 nhận thấy sự
cần thiết phải lựa chọn một cơ sở phù hợp để làm
đầu mối tiếp tục phát triển các mối quan hệ hợp tác
đối tác trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực với
các cơ sở đào tạo của Phần Lan và Singapore, nơi
Chương trình IPP2 đã phối hợp triển khai các khóa
đào tạo cán bộ hoạch định chính sách của Việt Nam
trong hai năm vừa qua. Học viện Khoa học, Công
nghệ và Đổi mới sáng tạo (VISTI) mới thành lập theo
Nghị định 95/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính
phủ và Quyết định 08/2018/QĐ-TTg ngày 23/02/2018
của Thủ tướng Chính phủ, là đơn vị có chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với sứ mệnh này.
Cuối tháng 5, đầu tháng 6 năm 2018, hai đoàn
công tác của Học viện với sự trợ giúp của IPP2 đã
làm việc với các đối tác của IPP2 tại Phần Lan và
Singapore. Đoàn đã trao đổi kinh nghiệm xây dựng
và quản lý các chương trình đào tạo về quản trị đổi
mới sáng tạo, thiết kế chương trình đào tạo dành cho
đối tượng là cán bộ quản lý, hoạch định chính sách;
giới thiệu về sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược phát
triển của Học viện; trao đổi cơ hội, tiềm năng thiết lập
và phát triển quan hệ đối tác hợp tác về đào tạo, xây
dựng năng lực trong lĩnh vực KH&CN và ĐMST giữa
Học viện với các cơ sở đào tạo uy tín của Phần Lan
và Singapore, hướng tới các chương trình liên kết
đào tạo quốc tế trong tương lai.
Thực hiện Chiến lược thoái lui của IPP2 (Exit
Strategy) hướng tới phát triển bền vững, trong năm
2017 và 2018, IPP2 đã và đang tích cực chuyển giao
quy trình xây dựng nâng cao năng lực cho các đối
tác thực hiện ToT2. Hai đợt chuyển giao đầu tiên đã
thực hiện thành công với Sở Khoa học và Công nghệ
TP. Hồ Chí Minh (Sihub) trong tháng 4-5/2017 và
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học
Ngoại Thương trong tháng 10/2017. Các đợt chuyển
giao tiếp theo được thực hiện vào Quý 1/2018 cho
các đối tác và cơ sở đào tạo đại học ở khu vực miền
Trung (tại Đà Nẵng: Vườn ươm Doanh nghiệp Đà
Nẵng-DNES và Hội đồng khởi nghiệp thành phố Đà
Nẵng; tại Huế: Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế).
Các đối tác này đã phối hợp với IPP2 tổ chức thành
công các khóa đào tạo giảng viên nguồn về ĐMST và
khởi nghiệp như đã nêu tại Phần 2 của Báo cáo này.
Đối với việc chuyển giao mô hình và kinh nghiệm
hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp sáng tạo, trong tháng
12/2017, IPP2 đã kêu gọi các bên bày tỏ quan tâm và
nhận được 11 đề xuất của các đơn vị, đối tác Việt
Nam mong muốn được hợp tác với IPP2 để tiếp
nhận các bài học thực hành tốt nhất của IPP2. Việc
chuyển giao các quy trình, mô hình và bài học thực
hành của IPP2 trong hỗ trợ cho khởi nghiệp được
các đối tác Việt Nam đón nhận và nếu được nghiêm
túc vận dụng sẽ mở ra cơ hội thúc đẩy tính bền vững
và tiếp tục duy trì các giá trị tốt đẹp mà IPP2 mong
muốn lan tỏa ở Việt Nam.
Năm 2017 và 2018 IPP2 tích cực thúc đẩy việc
soạn thảo các tài liệu thảo luận và khuyến nghị chính
sách đối với Việt Nam dựa trên các bài học thực
hành của IPP2 trong hai lĩnh vực: i) cải thiện cơ chế
đầu tư và tài chính hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới
sáng tạo ở Việt Nam và ii) thúc đẩy hình thành hệ
sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong các trường đại
học Việt Nam và đưa chương trình đào tạo về đổi
mới sáng tạo và khởi nghiệp vào giảng dạy trong các
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 24.2018 7
trường đại học.
Ngoài ra, IPP2 đã hệ thống hóa các nguyên tắc,
quy trình, thủ tục trong các đợt kêu gọi tài trợ cho
doanh nghiệp khởi nghiệp và đào tạo xây dựng năng
lực đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp thành các bộ
công cụ, tài liệu trực tuyến để chia sẻ với cộng đồng.
Tài liệu này cũng đã được in ấn thành tờ rơi và chia
sẻ tại Sự kiện Grand Harvest Day năm 2018 của
IPP2.
Bên cạnh đó, tất cả các khóa đào tạo, các bài
giảng và thuyết trình của chuyên gia quốc tế tại Việt
Nam đã được IPP2 tổ chức ghi hình, ghi âm, biên tập
phụ đề tiếng Việt và xin phép bản quyền để được
công bố rộng rãi trên Trang thông tin điện tử của
Chương trình IPP2. Điều này sẽ giúp truyền bá rộng
rãi hơn các tri thức và kỹ năng về ĐMST và khởi
nghiệp trong cộng đồng khoa học và doanh nghiệp
Việt Nam.
PHẦN 6. KẾT THÚC DỰ ÁN IPP2 TRONG NĂM
2018
Để đóng dự án vào tháng 10/2018, IPP2 tập trung
cho giai đoạn kết thúc và chuyển giao một cách bền
vững các kết quả, bài học thực hành tốt nhất, kinh
nghiệm và mô hình hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo cho các đối tác Việt Nam, không phân biệt công
lập hay tư thục, trực thuộc hay không trực thuộc Bộ
Khoa học và Công nghệ, nhằm mang lại lợi ích tối đa
và bền vững cho Việt Nam. Triển khai Chiến lược
thoái lui của Dự án để một mặt bàn giao kết quả và
đóng Dự án theo quy định; mặt khác, bắt đầu thực
hiện Chương trình Tiếp cận thị trường Việt Nam
(VMAP) như nêu trên để tạo cơ sở chuyển mối quan
hệ đối tác hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Phần
Lan từ viện trợ không hoàn lại sang hợp tác thương
mại đôi bên cùng có lợi, “Aid to Trade”.
Sau năm 2018, Việt Nam cần tiếp tục chủ động
phát triển quan hệ hợp tác với các quốc gia tiên tiến
và giàu kinh nghiệm trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo
và khởi nghiệp như Phần Lan. Trong MoU hợp tác
song phương giữa hai nước dự kiến được ký kết
trong năm 2018, nên đặc biệt chú trọng nội dung hợp
tác về xây dựng năng lực và đào tạo nhân lực cho
Việt Nam, tiếp tục lấy trường đại học là hạt nhân để
hỗ trợ hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và
khởi nghiệp trong khuôn viên các trường, từ đó lan
tỏa mạnh mẽ với các thành tố khác trong xã hội và
cộng đồng doanh nghiệp.
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN IPP2
Nhìn tổng thể, các hoạt động của Chương trình
IPP2 đã tác động tích cực tới hầu hết các yếu tố cấu
thành của Hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo
ở Việt Nam, bao gồm từ i) Chính sách của Chính phủ
và khung pháp lý (Government Policy; Regulatory
Framework); ii) Định chế tài chính cho khởi nghiệp
(Funding and Finance); iii) Văn hóa khởi nghiệp thông
qua đào tạo, lan tỏa tri thức (Culture); iv) Đội ngũ
chuyên gia huấn luyện, tư vấn khởi nghiệp (Mentors,
Advisors & Support Systems); v) Vai trò của các trường
đại học như nhân tố xúc tác khởi nghiệp (Universities
as Catalysts); vi) Giáo dục và đào tạo khởi nghiệp
(Education & Training); và vii) Gián tiếp tác động tới
chất lượng nguồn nhân lực (Human Capital &
Workforce) thông qua các nỗ lực hỗ trợ xây dựng hệ
sinh thái khởi nghiệp sáng tạo cũng như thúc đẩy
chương trình đào tạo và giảng dạy về khởi nghiệp và
đổi mới sáng tạo tại các trường đại học của Việt Nam.
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 24.2018 8
Ngày 12/7/2018, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Phái đoàn thường
trực Việt Nam bên cạnh Liên Hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc
tế khác tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới tổ chức Hội thảo qua cầu
truyền hình trực tiếp giới thiệu báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2018 và
kết quả của Việt Nam.
Tham dự sự kiện, có Đại sứ Dương Chí Dũng,
Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên Hợp
quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức
quốc tế khác tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ, Chủ tịch Đại hội
đồng WIPO; ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ Khoa
học và Công nghệ; ông Hoàng Minh, Giám đốc Học
viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo; ông
Sacha Wunsch-Wincent, chuyên gia cao cấp của
WIPO; và các đồng nghiệp của Tổ chức WIPO, cùng