Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Số 37 năm 2018

Trên hành trình này, các startup sẽ tham gia hội thảo, tọa đàm, giao lưu về chủ đề khởi nghiệp ở các địa phương nơi hành trình đi qua, đặc biệt sẽ có 2 hội thảo chuyên đề tại Quảng Nam và Thừa Thiên - Huế. Đồng thời, các startup còn được tham quan, trải nghiệm thực tế ở các doanh nghiệp tập đoàn lớn, các mô hình startup tiêu biểu ở các địa phương, được triển lãm các sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tại Đà Nẵng, điểm đến cuối cùng của hành trình, Techfest 2018 dự kiến thu hút 200 gian hàng khởi nghiệp triển lãm, cùng nhiều hoạt động khác: Diễn đàn đối thoại chính sách khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khu vực; Hội nghị giải pháp phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cấp địa phương; Cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo công nghệ 4.0.

pdf23 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Số 37 năm 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 37.2018 KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 37.2018 1 KIẾN THỨC KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO 01 Techfest 2018: Lễ hội khởi nghiệp kéo dài 2 tuần trên cả nước TIN TỨC SỰ KIỆN KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO 02 03 05 06 07 CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel: (024) 38262718 Startup Việt lần đầu tổ chức vườn ươm khởi nghiệp cho các đội thi Khởi động cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp Alone Coffee: Mô hình cafe độc đáo của chàng trai 9X Alibaba khởi nguồn mô hình “doanh nghiệp thông minh” (P1) Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Những chuyển dịch sâu sắc (P3) 04 TechDemo 2018: 14 hợp đồng, biên bản ghi nhớ với tổng giá trị hơn 240 tỷ đồng Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 37.2018 2 Khoa học và Phát triển - Chuỗi hoạt động Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Techfest 2018) với chủ đề "Khởi nghiệp sáng tạo 4.0 - Kết nối toàn cầu" sẽ diễn ra từ 18/11-29/11 trên cả nước và hội tụ tại Đà Nẵng từ 29/11-1/12. TIN TỨC SỰ KIỆN Chiều 10/10/2018, Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức họp báo giới thiệu chuỗi hoạt động tại Techfest 2018. Đây là sự kiện thường niên do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì và phối hợp với các bộ ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức dành cho cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam. Theo đó, chuỗi hoạt động Techfest 2018 với chủ đề "Khởi nghiệp sáng tạo 4.0 - Kết nối toàn cầu" sẽ diễn ra từ 18/11-29/11 trên cả nước và hội tụ tại Đà Nẵng từ 29/11-1/12. Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết, Techfest 2018 có nhiều thay đổi và quy mô cũng lớn hơn. Điểm nhấn của Techfest năm nay là chuyến xe khởi nghiệp, trong đó 100 nhóm/doanh nghiệp khởi nghiệp có dự án, kế hoạch, ý tưởng xuất sắc do ban tổ chức lựa chọn sẽ tham gia hành trình "Thanh niên khởi nghiệp TECHFEST 2018: LỄ HỘI KHỞI NGHIỆP KÉO DÀI 2 TUẦN TRÊN CẢ NƯỚC Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng và đại diện các đơn vị tổ chức trả lời báo chí Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 37.2018 3 đổi mới sáng tạo", đi qua 11 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Quảng Nam, Lâm Đồng, TPHCM, Cần Thơ và cuối cùng hội tụ tại Đà Nẵng. Trên hành trình này, các startup sẽ tham gia hội thảo, tọa đàm, giao lưu về chủ đề khởi nghiệp ở các địa phương nơi hành trình đi qua, đặc biệt sẽ có 2 hội thảo chuyên đề tại Quảng Nam và Thừa Thiên - Huế. Đồng thời, các startup còn được tham quan, trải nghiệm thực tế ở các doanh nghiệp tập đoàn lớn, các mô hình startup tiêu biểu ở các địa phương, được triển lãm các sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo... Tại Đà Nẵng, điểm đến cuối cùng của hành trình, Techfest 2018 dự kiến thu hút 200 gian hàng khởi nghiệp triển lãm, cùng nhiều hoạt động khác: Diễn đàn đối thoại chính sách khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khu vực; Hội nghị giải pháp phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cấp địa phương; Cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo công nghệ 4.0... Trong khuôn khổ Techfest 2018 còn có cuộc thi khởi nghiệp Jumping to 4.0. Từ 30 dự án, ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tốt nhất được chọn vào vòng tư vấn, diễn ra ở Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM từ ngày 10 đến 20/11, 10 đội xuất sắc nhất sẽ giành quyền bước vào vòng chung kết diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 25-29/11. Các đội đoạt giải sẽ được thăm và gặp gỡ các nhà đầu tư khởi nghiệp tại Israel./. Techfest được tổ chức với mục tiêu trở thành sự kiện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hàng đầu Việt Nam, thu hút sự quan tâm và tham gia của cộng đồng khởi nghiệp quốc tế; tập trung kết nối đầu tư, tạo cơ hội bước ra sân chơi quốc tế cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam và trở thành một kênh hiệu quả trong việc góp ý, đề xuất, kiến nghị về hành lang pháp lí, cơ chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Techfest đầu tiên được tổ chức vào năm 2015 với 1.000 người tham dự, trong đó có sự tham gia của hơn 50 nhà đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm và các cơ sở ươm tạo danh tiếng trong nước và quốc tế; và 100 doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng. Tổng giá trị cam kết đầu tư sau sự kiện đạt hơn 1 triệu USD Mỹ. Sau 3 năm tổ chức, Techfest đã phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng, thu hút nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư, tạo ra nhiều cơ hội trao đổi và kết nối. Techfest 2017 thu hút trên 4.500 lượt người tham dự, hơn 170 cuộc kết nối đầu tư được thực hiện từ trước và trong sự kiện; và 29 thương vụ có khả năng thu hút đầu tư lên đến 4,5 triệu USD. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 37.2018 4 VnExpress - Với dự án "Fruitchain" và "Câu lạc bộ Blockchain Việt Nam" (Vietnam Blockchain Club), IBL muốn xác lập vị thế Việt Nam trong cuộc chơi Blockchain toàn cầu. TIN TỨC SỰ KIỆN Tổ chức nghiên cứu và phát triển công nghệ Blockchain trong nước - Infinity Blockchain Labs (IBL) hiện triển khai một chiến dịch mang tầm quốc gia với tên gọi "Vietnam Blockchain Country". Chiến dịch nhằm kết nối các nhà lãnh đạo, nhà giáo dục, nhà hoạch định chính sách, những doanh nghiệp, tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận trong hệ sinh thái Blockchain tại Việt Nam. Đây là tiền đề quan trọng để thiết lập một chiến lược tổng thể đưa công nghệ Blockchain tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. IBL nhận định nếu chiến dịch thành công, hình ảnh Việt Nam sẽ được tái định hình trong mắt các nhà đầu tư quốc tế, như là quốc gia tiên phong đón nhận xu thế tất yếu mới. Dự án được kỳ vọng góp phần tạo tiền đề cho nguồn tài chính dồi dào đổ về các công ty khởi nghiệp công nghệ trong nước. Một trong những dự án thí điểm thuộc kế hoạch này là "Fruitchain", giải pháp truy xuất nguồn gốc nông sản trên nền tảng công nghệ Blockchain đầu tiên tại Việt Nam. Được nghiên cứu phát triển bởi đội ngũ kỹ thuật tại IBL, Fruitchain hướng đến mục tiêu minh bạch hóa thông tin trong chuỗi giá trị sản phẩm. Dự án đã được thử nghiệm thực tế trên những 'VIETNAM BLOCKCHAIN COUNTRY' - ĐỊNH VỊ VIỆT NAM TRÊN BẢN ĐỒ BLOCKCHAIN THẾ GIỚI Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 37.2018 5 quả xoài Cát Chu thuộc Hợp tác xã Mỹ Xương, tỉnh Đồng Tháp. Đây là bước đi đầu tiên trước khi những ứng dụng của công nghệ Blockchain được áp dụng trên quy mô lớn trong lĩnh vực nông nghiệp. "Với sự nỗ lực của nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng chuyên gia, chúng tôi hy vọng đến năm 2020, song song với việc thế giới sẽ có chính thức các dự án Blockchain hoàn thiện, Việt Nam sẽ chứng kiến sự thay đổi đột phá về công nghệ này, giống như sự ra đời của Internet trước đây", ông Đỗ Văn Long - Giám đốc Chiến lược IBL cho biết. Bên cạnh Fruitchain, một hoạt động khác cũng là một phần không thể tách rời của chiến dịch là "Vietnam Blockchain Club" - Câu lạc bộ Blockchain Việt Nam. Đây là tổ chức cộng đồng trực thuộc IBL dành cho những tổ chức, cá nhân đam mê, hứng thú với công nghệ Blockchain. Câu lạc bộ hoạt động với mục tiêu phi lợi nhuận nhằm kết nối cộng đồng, chia sẻ kiến thức, thử nghiệm các ý tưởng mới và phát triển những ứng dụng về Blockchain. Câu lạc bộ sẽ triển khai những hoạt động kết nối các nhà làm luật, hoạch định chính sách với những công ty chủ chốt trong ngành của Việt Nam và quốc tế, nhằm giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh cũng như khung pháp luật tại Việt Nam. Bên cạnh đó, đơn vị còn mong muốn làm cầu nối cho các tổ chức Blockchain trên thế giới đến với Việt Nam, giới thiệu về tiềm năng của Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Đặc biệt, Vietnam Blockchain Club nói riêng và IBL nói chung là thành viên chính thức của Chi hội Blockchain Việt Nam, được thành lập bởi Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM). Đây là nơi quy tụ các hội viên của VECOM cũng như những tổ chức, cá nhân quan tâm tới Blockchain. Chi hội tập trung vào các hoạt động phổ biến kiến thức hoặc đào tạo kỹ năng về Blockchain cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Trước những cơ hội mà Blockchain mang lại cho nền kinh tế số toàn cầu, VECOM khuyến nghị Việt Nam cần nhanh chóng đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Blockchain. Cụ thể hóa khuyến nghị trên, ngày 23/4/2018, VECOM ra quyết định thành lập Chi hội Blockchain Việt Nam. Chi hội chính thức ra mắt ngày 8/6/2018 tại Diễn đàn Vietnam Blockchain Summit (VBS) với chủ đề "Từ Công nghệ tới Chính sách". Bên cạnh đó, Chi hội cũng sẽ hợp tác với các cơ quan quản lý và xây dựng chính sách để hoàn thiện khung pháp lý cũng như các hướng dẫn, quy phạm pháp luật, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho quá trình ứng dụng blockchain tại Việt Nam. Mặt khác, Chi hội còn tổ chức nhiều chương trình đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp của các tài năng trẻ. IBL xác định sứ mệnh thúc đẩy sự tiến bộ xã hội thông qua việc khai thác tiềm năng và sức mạnh của Blockchain để tạo ra những giải pháp đột phá. Tầm nhìn của IBL là trở thành trung tâm hàng đầu trong nghiên cứu và phát triển công nghệ Blockchain, mang đến những ứng dụng thực tiễn phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, IBL hướng đến mục tiêu xa hơn là góp phần nâng tầm vị thế của Việt Nam như một cường quốc về Blockchain, đưa Việt Nam trở thành bệ phóng cho các dự án tầm cỡ quy mô quốc tế./. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 37.2018 6 Cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm 2018 (SWIS-2018) do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức trên toàn quốc. Đối tượng tham dự là học sinh, sinh viên đang học tại các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm và học sinh đang học tại các trường trung học phổ thông. Các cá nhân hoặc nhóm học sinh, sinh viên của các cơ sở đào tạo đăng ký dự thi theo đơn vị trường. Các cá nhân hoặc nhóm học sinh trung học phổ thông đăng ký dự thi theo đơn vị Sở giáo dục và đào tạo cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. TIN TỨC SỰ KIỆN Theo Quyết định Về việc ban hành Thể lệ Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2018 và Thể lệ Cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" năm 2018, các dự án khởi nghiệp tham dự SWIS-2018 được chia theo các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; giáo dục và đào tạo; y tế; dịch vụ, du lịch; khoa học, công nghệ; tài chính; kinh doanh tạo tác động xã hội và các ngành nghề khác. Cuộc thi gồm 3 vòng. Vòng thi cơ sở: Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận hồ sơ dự thi từ các trường, các sở giáo dục và đào tạo trước 17h00 ngày 10/11/2018. Sau khi nhận được hồ sơ và bài dự thi của các t rường, các sở g iáo dục và đào tạo, từ 15-30/11/2018, Ban cố vấn, Ban giám khảo chấm và lựa chọn 10 ý tưởng, dự án của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm và 05 ý tưởng, dự án của học sinh THPT có tính khả thi cao nhất vào vòng thi chung kết. Vòng thi chung kết được tổ chức tại ngày Hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2018 diễn ra vào ngày 15-16/12/2018. Về cơ cấu giải như sau: Đối với các dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo, có 01 giải nhất gồm Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiền giải thưởng 100 triệu đồng, được hỗ trợ triển khai dự án từ các nhà đầu tư; 02 giải nhì gồm Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiền giải thưởng 70 triệu đồng; 03 giải ba gồm Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiền giải thưởng 50 triệu đồng. Với các dự án khởi nghiệp của học sinh THPT: Có 01 giải nhất gồm Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiền giải thưởng 50 triệu đồng; 01 giải nhì gồm Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiền giải thưởng 30 triệu đồng; 01 giải ba gồm Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiền giải thưởng 15 triệu đồng. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tất cả các dự án khởi nghiệp đoạt giải tại cuộc thi được công nhận bản quyền thuộc về nhóm tác giả đăng ký tham dự cuộc thi./. KHỞI ĐỘNG CUỘC THI HỌC SINH, SINH VIÊN VỚI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 37.2018 7 TIN TỨC SỰ KIỆN TECHDEMO 2018: 14 HỢP ĐỒNG, BIÊN BẢN GHI NHỚ VỚI TỔNG GIÁ TRỊ HƠN 240 TỶ ĐỒNG Với tinh thần làm việc đổi mới, năng động và trách nhiệm cao của Ban Tổ chức, sự kiện đã hoàn thành các nội dung chương trình đề ra. Ban Tổ chức đã tiếp nhận và xử lý 100 nhu cầu công nghệ của các doanh nghiệp, tổ chức khu vực phía Nam; cung cấp thông tin 2.500 nguồn cung công nghệ trong nước và nước ngoài trên hệ thống dữ liệu công nghệ và cẩm nang công nghệ; hơn 500 sản phẩm/quy trình/công nghệ/thiết bị của 128 đơn vị trong nước và quốc tế được trưng bày, trình diễn tại sự kiện. Về kết nối cung - cầu công nghệ, thông qua mạng lưới Điểm kết nối cung - cầu công nghệ (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Nghệ An, Phú Yên, Đăk Lăk), đã thực hiện 61 buổi tư vấn, kết nối công nghệ; có 19 hợp đồng thỏa thuận chuyển giao công nghệ và cung ứng thiết bị cho doanh nghiệp được ký kết; 5 công nghệ được tư vấn hoàn thiện và hỗ trợ thương mại hóa tại cơ sở ứng dụng; đã tư vấn hỗ trợ thành lập Trung tâm nghiên cứu phát triển ngành phụ phẩm tôm và Quỹ học bổng “Phát triển ngành phụ phẩm thủy sản tại Việt Nam”. Đồng thời tại sự kiện lần này đã có trên 50 lượt doanh nghiệp được tư vấn công nghệ và cải tiến quy trình kỹ thuật với sự tham gia của 20 chuyên gia công nghệ. Các bên tham gia kết nối cung-cầu đã trao đổi, thống nhất và ký kết 14 hợp đồng chuyển giao công nghệ, biên bản ghi nhớ với tổng giá trị hơn 240 tỷ đồng. Trong khuôn khổ sự kiện đã diễn ra chuỗi các hội thảo quốc tế, diễn đàn chuyên sâu giải quyết bài toán Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 37.2018 8 công nghệ cho doanh nghiệp, cho vùng, tập trung vào các vấn đề: Đánh giá thực trạng, xác định các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong ứng dụng công nghệ vào sản xuất trong nông nghiệp, phụ phẩm tôm Việt Nam; đề xuất các công nghệ phù hợp, các giải pháp về chính sách để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển ứng dụng công nghệ trong sản xuất. Điểm kết nối cung cầu công nghệ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại TP. Cần Thơ đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Thông qua hoạt động của điểm kết nối cung cầu công nghệ sẽ hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện đổi mới công nghệ, kết nối các nhà khoa học với doanh nghiệp đưa nhanh kết quả, sản phẩm KH&CN vào sản xuất, kinh doanh. Trong khuôn khổ sự kiện Trình diễn, kết nối cung - cầu công nghệ quốc tế 2018, lần đầu tiên Ban Tổ chức tôn vinh 8 doanh nghiệp đổi mới công nghệ tiêu biểu. Đây là một hoạt động hết sức có ý nghĩa để ghi nhận, động viên kịp thời các doanh nghiệp có hoạt động đổi mới công nghệ tiêu biểu. Với nội dung phong phú, sự kiện đã thu hút trên 10.000 lượt khách trong nước và quốc tế thăm quan, tìm hiểu các thiết bị/công nghệ/sản phẩm mới, tham dự các hội thảo, diễn đàn chuyên sâu về công nghệ. Thứ trưởng Trần Văn Tùng nhấn mạnh, Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ là hoạt động thường xuyên, liên tục. Vì vậy, sau khi chuỗi các sự kiện tại Cần Thơ kết thúc, Bộ KH&CN sẽ chỉ đạo Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ cùng với các đơn vị liên quan, doanh nghiệp tiếp tục triển khai các kết quả đã đạt được để nâng cao hiệu quả và thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ cũng như tiếp tục tổ chức các hoạt động điều tra khảo sát xác định nhu cầu công nghệ của doanh nghiệp, tổ chức tư vấn kỹ thuật, hội thảo giới thiệu công nghệ sẵn sàng chuyển giao, tăng cường hỗ trợ kết nối cung cầu công nghệ thông qua các mạng lưới điểm kết nối cung cầu công nghệ trong thời gian tới./. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 37.2018 9 KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO Alone Coffee (Cà phê dành cho người cô đơn) là một trong những quán cafe có mô hình độc đáo được rất nhiều bạn trẻ yêu thích trong thời gian gần đây. Không chỉ gây bất ngờ về mô hình khác lạ, Alone Coffee còn khiến nhiều người bất ngờ khi chủ nhân của nó là một chàng trai khá trẻ nhưng lại có nhiều trải nghiệm, đó là Huỳnh Văn Khải, sinh năm 1993, đến từ Quảng Ngãi. CHÀNG TRAI “ĐIÊN” KHỞI NGHIỆP TỪ HAI BÀN TAY TRẮNG Trước khi ra Hà Nội, Khải từng theo học ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh. Vốn là một người trầm tính, Khải cảm thấy môi trường học tập ở đây không phù hợp với mình. Năm 2012, anh quyết tâm thi lại vào Học viện Ngân hàng và chuyển ra Hà Nội với mong muốn thay đổi bản thân. Năm đầu tiên đại học, Khải tham gia hầu hết các CLB ở trường với mong muốn có thêm nhiều bạn bè và thay đổi cái bóng cũ trước kia của mình. Lúc ấy, tính cách Khải đã dần dần thay đổi rõ rệt, cậu hoà đồng hơn với mọi người, kỹ năng giao tiếp cũng tốt hơn. Ngoài ra, Khải còn tham gia cuộc thi Tìm kiếm tài năng MC của trường, được đánh giá cao và mời dẫn cho nhiều chương trình lớn nhỏ. Tuy nhiên, đến hết năm nhất, gia đình Khải gặp nhiều khó khăn, từ một “công tử” lười biếng, cậu bắt đầu vật lộn với cuộc sống để lo chi trả tiền học phí cho mình và em gái, cũng như hỗ trợ bố mẹ. Chàng trai 19 tuổi đã sớm bị những nỗi lo “cơm áo gạo tiền” đè nặng lên vai. Ngoài chuyện đảm bảo được thời gian học tập trên lớp, Khải còn đi phát tờ rơi để xoay sở kiếm tiền sinh hoạt phí. ALONE COFFEE: MÔ HÌNH CAFE ĐỘC ĐÁO CỦA CHÀNG TRAI 9X Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 37.2018 10 “Đến bây giờ mình vẫn không thể nào quên được cái cảm giác tủi hổ khi đứng phát tờ rơi ở ngoài đường mà người ta không nhận, còn vứt lại ngay dưới chân mình...”, Khải hồi tưởng lại. Cứ như thế, vừa đi gia sư, vừa phát tờ rơi và nhận làm MC cho một số chương trình, sự kiện nhỏ và cũng tự lo được một khoản chi phí ít ỏi cho cuộc sống. Ngoài ra, anh còn làm trợ giảng cho 1 trung tâm đào tạo kỹ năng thuộc Trung tâm văn hóa TP Hà Nội. Và bước ngoặt làm thay đổi Khải khi trung tâm cử cậu tham gia nhóm đối ngoại, mời tài trợ cho 1 chương trình lớn. Nhìn thấy khả năng của Khải, sau khi kết thúc chương trình, phía đối tác đã mời anh về làm nhân viên tư vấn, bán hàng. Và chỉ trong 1 năm, Khải đã trở thành quản lý của một tổ bán hàng. Tuy nhiên, không thỏa mãn với công việc bán hàng, anh đã nghỉ việc và cùng bạn bè lập một nhóm truyền thông và tổ chức sự kiện. Bằng năng lực của mình, Khải đã biến nó thành một công ty và duy trì phát triển cho đến bây giờ. Năm 2014, Khải đã cùng cộng sự khác thành lập một studio, tập trung vào đối tượng là trẻ em. Lý giải điều này, Khải cho biết, do đã làm truyền thông một thời gian, anh học hỏi được nhiều kiến thức, am hiểu được nhiều mặt hàng kinh doanh cũng như đối tượng khách hàng. Anh thấy mô hình studio này hoàn toàn khả thi nên kiên quyết làm. Ngay sau khi studio đi vào hoạt động ổn định, năm 2015, Khải tiếp tục thử sức với mô hình cafe cún. Đây chính là quán cafe thú cưng đầu tiên ở Hà Nội khiến giới trẻ rầm rộ suốt một thời gian dài. Chưa dừng lại ở đây, từ việc chụp ảnh cho trẻ nhỏ, Khải liền nảy sinh ý tưởng mở xưởng may hàng thiết kế dành riêng cho bé gái. Và anh cũng không mất nhiều thời gian để huy động vốn và xây dựng. Liên tục cho ra đời 4 cơ sở kinh doanh khi đang là sinh viên không phải là một chuyện dễ dàng, Huỳnh Văn Khải đã khiến nhiều người nể phục. Ngẫm về quãng thời gian này, Khải chia sẻ, 4 năm qua anh không hề có một ngày nghỉ đúng nghĩa. Ngoài thời gian học, thời gian còn lại dành cho công việc, công việc này gối lên công việc kia liên tiếp. Nhìn thấy bạn bè cùng trang lứa rảnh rỗi đ
Tài liệu liên quan