Trong xu thế phát triển của khoa học công nghệ như ngày nay, các sản phẩm được tạo ra ngày càng
nhiều với các kiểu dáng, chủng loại và chất lượng khác nhau. Nó đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
con người. Tuy nhiên, máy móc không thể thay thế hoàn toàn con người được. Có những sản phẩm
được tạo ra từ sự kết hợp của trí óc và khéo léo của đôi bàn tay. Những sản phẩm đó đã được đưa ra
thị trường mua bán trao đổi và ngày càng nhiều người ưa thích bởi sự tinh tế và giá cả phù hợp. Những
sản phẩm đó được gọi là sản phẩm handmade.
Trong muôn vàn ý tưởng kinh doanh đang nở rộ lên gần đây, kinh doanh hàng handmade đã và đang
trở thành xu hướng được khá nhiều người lựa chọn, đặc biệt là các bạn trẻ. Cùng với sự đa dạng về
chủng loại, màu sắc và nguyên liệu, người kinh doanh đồ handmade có thể tự lựa chọn và phối hợp
chúng lại với nhau để tạo ra những sản phẩm độc nhất. Trên tinh thần đó, bài báo sẽ cung cấp những
thông tin về thị trường đầu vào và đầu ra của sản phẩm lưu niệm handmade, đồng thời đánh giá những
cơ hội và thách thức khi khởi nghiệp kinh doanh sản phẩm này.
9 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khởi nghiệp kinh doanh sản phẩm lưu niệm handmade: Cơ hội và thách thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
52
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019
Khởi nghiệp kinh doanh sản phẩm lưu niệm handmade:
cơ hội và thách thức
Start-up with handmade gifts: opportunities and challenges
Ngô Thị Luyện, Vũ Thị Hường, Nguyễn Thị Huế, Nguyễn Thị Thủy
Email: huongvudhsd20102014@gmail.com
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 9/4/2019
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 12/6/2019
Ngày chấp nhận đĕng: 28/6/2019
Tóm tắt
Trong xu thế phát triển của khoa học công nghệ như ngày nay, các sản phẩm được tạo ra ngày càng
nhiều với các kiểu dáng, chủng loại và chất lượng khác nhau. Nó đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
con người. Tuy nhiên, máy móc không thể thay thế hoàn toàn con người được. Có những sản phẩm
được tạo ra từ sự kết hợp của trí óc và khéo léo của đôi bàn tay. Những sản phẩm đó đã được đưa ra
thị trường mua bán trao đổi và ngày càng nhiều người ưa thích bởi sự tinh tế và giá cả phù hợp. Những
sản phẩm đó được gọi là sản phẩm handmade.
Trong muôn vàn ý tưởng kinh doanh đang nở rộ lên gần đây, kinh doanh hàng handmade đã và đang
trở thành xu hướng được khá nhiều người lựa chọn, đặc biệt là các bạn trẻ. Cùng với sự đa dạng về
chủng loại, màu sắc và nguyên liệu, người kinh doanh đồ handmade có thể tự lựa chọn và phối hợp
chúng lại với nhau để tạo ra những sản phẩm độc nhất. Trên tinh thần đó, bài báo sẽ cung cấp những
thông tin về thị trường đầu vào và đầu ra của sản phẩm lưu niệm handmade, đồng thời đánh giá những
cơ hội và thách thức khi khởi nghiệp kinh doanh sản phẩm này.
Từ khóa: Khởi nghiệp; kinh doanh; sản phẩm lưu niệm handmade.
Abstract
In the tendency of present scientific and technological development, an increasing number of products
with various models and quality have been generated, which satisfies the higher and higher demand of
customers. However, it is impossible for machinery to take complete replacement of people. There have
been some kinds of commodities created from the combination between intelligence of people and their
skillful hands.
Being purchased in the market, this kind of products has been attracting a larger and larger proportion of
consumers because of its delicacy and affordability. Those commodities are called handmade products.
Among millions of start-up ideas, the idea of start-up with handmade products have been become a
trend selected by many people, especially young people. With a variety in types, colors, and materials,
there is a wide choice of combination for handmade start-ups to create unique artifacts for the market.
In that spirit, the article will provide information on the market of input and output of handmade souvenir
products while assessing the opportunities and challenges when starting this product business.
Keywords: Start-up products; business; handmade gifts.
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Trên thế giới đã xuất hiện nhiều công trình nghiên
cứu về khởi nghiệp trong đó có không ít đề tài về
khởi nghiệp của giới trẻ nói chung và sinh viên
nói riêng vì đây là lực lượng trẻ có đặc điểm nổi
trội về nhiệt huyết và tính sáng tạo. Theo nghiên
cứu của Blanch Flower và Oswald (1998) về 23
quốc gia OECD vào đầu những nĕm 1990, những
người trẻ tuổi ưa chuộng việc tự kinh doanh (self-
employment) hơn việc đi làm thuê. Greene (2005)
cũng khẳng định phát hiện này, khi cho rằng hai
phần ba thanh niên Mỹ và hơn một nửa giới trẻ
Người phản biện: 1. PGS.TS. Lưu Ngọc Trinh
2. TS. Phạm Thị Hồng Hoa
NGÀNH KINH TẾ
53Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019
châu Âu ưa thích việc tự kinh doanh. Tương tự,
Walstad và Kourilsky (1999) đã chứng minh rằng
tại Mỹ những người trẻ đang quan tâm tới việc
bắt đầu một doanh nghiệp nhiều hơn người già.
Bates (1989), Fairlie (1999), Fairlie và Meyer
(2004), Greene (2005) đều cho thấy những khó
khĕn trong việc khởi nghiệp của sinh viên, đặc biệt
là trong vấn đề tiếp cận nguồn tài chính. Thập kỷ
qua đã chứng kiến sự nở rộ của các nghiên cứu
theo lý thuyết khởi nghiệp với nhiều góc nhìn khác
nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu này có một số
hạn chế sau:
- Tập trung chủ yếu tại các quốc gia có nền kinh
tế thị trường phát triển, như Mỹ, Anh, Australia,
Trung Quốc,... với các yếu tố môi trường kinh
doanh thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp, cũng
như sự hình thành đồng bộ và vận hành hiệu quả
của các hệ thống kinh tế thị trường.
- Tại Việt Nam, đề tài này tuy không mới mẻ
nhưng những nghiên cứu cho đến nay mới chỉ
tập trung vào một số khía cạnh như đưa ra các đề
án, cuộc thi khởi nghiệp cho sinh viên hay nghiên
cứu về sự tác động của một vài nhân tố tới ý định
khởi nghiệp hoặc nghiên cứu trên các đối tượng
không phải sinh viên nói chung như phụ nữ, thanh
niên. Tiêu biểu trong số đó có các nghiên cứu của
Nguyễn Ngọc Nam (2011) [6], Ngô Quỳnh An
(2011) [1], Lê Ngọc Thông (2013) [9], Nguyễn Thu
Thủy (2014) [10],...
Riêng với sản phẩm handmade - có tên gọi khác
là DIY (do it yourself). Đồ handmade bắt nguồn
từ việc một số bạn trong Trường Đại học Mỹ
thuật tự làm, tự sáng tạo những món đồ: vòng
tay, dây buộc tóc, váy, cho riêng mình, đồ
handmade đã nhanh chóng được biết đến và lan
rộng thành một xu hướng. Độc đáo, không đụng
hàng, lạ mắt, thể hiện được tâm huyết tình cảm
của người làm ra sản phẩm và thể hiện cá tính,
cái tôi khác biệt của người sở hữu món đồ, đó là
những lý do khiến đồ handmade trở nên cực kỳ
“ĕn khách” và thu hút hàng triệu người. Đặc biệt
là những người luôn mong muốn sự mới lạ, hợp
thời và tôn sùng ý thích tự sáng tạo. Cùng với cơn
sốt bohemia, harajuku, hiphop-punk, giày vải vẽ
màu, xu hướng handmade mới đã thực sự bùng
nổ [13]. Tuy nhiên, việc khởi nghiệp với sản phẩm
handmade thì chưa có một nghiên cứu nào được
công bố.
Với nghiên cứu này, nhóm tác giả tổ chức khảo
sát thị trường trên địa bàn thành phố Chí Linh (Hải
Dương) về nhu cầu khách hàng đối với sản phẩm
lưu niệm handmade. Đồng thời, nghiên cứu tìm
kiếm thị trường đầu vào, đối thủ cạnh tranh. Trên
cơ sở đó tổng hợp đánh giá và xác định cơ hội
và thách thức trong khởi nghiệp kinh doanh sản
phẩm lưu niệm handmade.
2. THỰC TRẠNG KINH DOANH SẢN PHẨM
LƯU NIỆM HANDMADE
2.1. Xu hướng kinh doanh sản phẩm lưu niệm
handmade
Thị trường kinh doanh sản phẩm lưu niệm
handmade có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp
với quy mô, cách thức hoạt động rất đa dạng: từ
bày bán bên lề đường, gift shop nhỏ lẻ, đến hệ
thống shop có chi nhánh trên cả nước (Take-
one,...). Ngoài ra, còn có sự đóng góp không
nhỏ của các shop online. Trên các trang mạng xã
hội như Facebook, 360 plus đến các trang web
chuyên shopping online như muare.vn, enbac.
com, 123mua.com, hoạt động mua bán diễn ra
rất sôi nổi. Không như những mặt hàng khác, thị
trường sản phẩm lưu niệm handmade ít bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố bên ngoài [14].
2.2. Hoạt động nghiên cứu thị trường kinh
doanh sản phẩm lưu niệm handmade
2.2.1. Thị trường đầu vào
Nguồn hàng cung cấp sản phẩm quà lưu niệm khá
đa dạng và phân bố rộng rãi như nguồn hàng lấy
từ các chợ đầu mối bao gồm: chợ Đồng Xuân,
Bình Tây, Kim Biên, Bến Thành Còn đối với một
số sản phẩm handmade đặc biệt thì có thể lấy từ
những làng nghề chuyên nghiệp, ví dụ gốm sứ:
Bát Tràng, Thiên Long, Bình Dương,; lụa: Vạn
Phúc, Ngoài ra, người kinh doanh sản phẩm lưu
niệm handmade có thể nhập hàng trực tiếp từ các
chợ từ tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc. Dưới đây là
một số kiểu thị trường đầu vào chúng tôi đã nghiên
cứu và sử dụng trong kinh doanh sản phẩm lưu
niệm handmade.
- Chợ đầu mối
Ở Việt Nam, có rất nhiều chợ đầu mối bán mặt
hàng lưu niệm handmade tập trung ở các thành
phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,...
Nguồn hàng này đa dạng, phong phú, giá rẻ, phù
hợp với giới trẻ.
Những chợ đầu mối lớn chuyên sỉ phụ kiện thời
trang phải kể đến chợ Kim Biên, chợ Đồng Khánh,
chợ An Đông (TP. Hồ Chí Minh), chợ Đồng Xuân,
chợ Ninh Hiệp (Hà Nội),
Ở các chợ đầu mối, các mặt hàng được đổ về từ
nhiều nơi, nhiều địa điểm khác nhau, nên không
54
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019
phải mặt hàng nào cũng đạt chất lượng và yêu cầu
có thể bán ra được. Vì vậy, để lựa chọn được sản
phẩm phù hợp thì cần mất nhiều thời gian.
- Đặt hàng ở các cơ sở chuyên sản xuất
Tại một số tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ
Chí Minh có nhiều cơ sở sản xuất mặt hàng phụ
kiện thường tập trung gần nhau tạo thành một con
đường bao gồm 5 đến 10 xưởng sản xuất. Người
kinh doanh có thể lựa chọn những mặt hàng phù
hợp về giá cả, mẫu mã, chủng loại cho phù hợp
với thị hiếu người tiêu dùng.
Ưu điểm của phương thức này là làm chủ được
đồng vốn (có thể chọn cơ sở nhập hàng tùy thích
theo sản phẩm và giá cả phù hợp với tài chính).
Khả nĕng bán được sản phẩm nhập từ những cơ
sở này sẽ cao hơn bởi được sản xuất tại xưởng
với quy mô lớn và có uy tín trên thị trường. Tuy
nhiên, khi đặt hàng theo hình thức này phải cam
kết một số lượng nhất định tùy theo quy định của
mỗi cơ sở (nhà cung cấp sẽ không nhận những
đơn hàng nhỏ).
- Đặt hàng Quảng Châu, Trung Quốc
Hầu hết các mặt hàng được cung ứng từ Quảng
Châu về thị trường Việt Nam đều có giá rẻ, sản
phẩm đa dạng, chất lượng tốt, đặc biệt các sản
phẩm làm từ các loại vải lụa, khĕn thêu, Cách
tìm kiếm nhà cung cấp các mặt hàng này tại Quảng
Châu tối ưu nhất là tìm kiếm website của công ty
và đặt hàng online.
- Đặt hàng từ sinh viên
Ngoài thời gian học tập, sinh viên tận dụng thời
gian rảnh rỗi để tự tay làm ra những sản phẩm lưu
niệm mang phong cách và cá tính riêng của tuổi trẻ.
Các sản phẩm này dễ làm, nguyên liệu tận dụng,
giá cả hợp lý, kiểu dáng, mẫu mã phong phú và phù
hợp với xu hướng. Tuy nhiên, sử dụng nguồn hàng
này thường không ổn định, số lượng ít.
Qua quá trình khảo sát điều tra nghiên cứu nhu
cầu thị trường trên địa bàn thành phố Chí Linh,
chúng tôi đã lựa chọn được danh mục các sản
phẩm lưu niệm handmade phù hợp với thị trường
và xác định được nguồn nhập (bảng 1).
Nhóm Sản phẩm Nguồn nhập Ghi chú
Đồ trang trí
1. Giỏ hoa bất tử Sinh viên
2. Bó hoa hồng Sinh viên
3. Lọ hoa bất tử Sinh viên
4. Hộp quà tình yêu Sinh viên
Phụ kiện
1. Dây quấn sạc điện thoại Sinh viên
2. Vòng tay may mắn Sinh viên
3. Vòng tay phú quý Nhập từ đơn vị khác Hàng cao cấp
4. Kẹp tóc Sinh viên
5. Dây đeo chìa khóa Sinh viên
6. Khĕn nơ công sở Nhập từ Quảng Châu Hàng cao cấp
Khĕn
1. Khĕn thêu Nhập từ các đơn vị khác Hàng cao cấp
2. Khĕn len Sinh viên
3. Khĕn đính đá Nhập từ đơn vị khác Hàng cao cấp
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)
2.2.2. Thị trường đầu ra
Thị trường tiêu dùng sản phẩm lưu niệm
handmade hiện nay được chia làm hai loại: bình
dân và cao cấp.
- Sản phẩm bình dân là những sản phẩm thông
thường như thiếp, hoa giấy, khĕn len, túi xách, các
đồ trang sức và cả quần áo thời trang được bày
bán trong các giftshop, shop online hoặc bên lề
đường, hay những sản phẩm lưu niệm bằng vỏ
ốc, vỏ sò thường gặp ở các thành phố du lịch. Sản
phẩm bình dân này là những món đồ handmade
được kinh doanh phổ biến nhất hiện nay với mức
giá từ vài nghìn đến vài trĕm nghìn đồng, vì vậy
đối tượng hướng đến thường là học sinh, sinh
viên các trường trung học phổ thông, đại học hoặc
dân công sở, Các mặt hàng ở đây chủ yếu phục
vụ tuổi teen nên hình thức, mẫu mã cần đa dạng,
độc, dễ thương. Một số sản phẩm có thể kể đến
như thiếp, túi xách, đồ trang trí, đồ lưu niệm,
Đây là hình thức kinh doanh phù hợp nhất với
những người vốn thấp.
Bảng 1. Danh mục sản phẩm lưu niệm handmade
NGÀNH KINH TẾ
55Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019
- Sản phẩm cao cấp như đồ trang sức được làm từ
đá quý với kĩ thuật tinh xảo hoặc những chiếc điện
thoại được nạm bằng kim cương với nhiều mức
giá khác nhau từ thấp đến cao. Mặt hàng cao cấp
chủ yếu phục vụ khách du lịch cả trong nước và
nước ngoài. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê
nĕm 2017, mức chi tiêu trung bình một ngày dành
cho mua hàng hóa của du khách nội địa chiếm
16,2% và của du khách quốc tế là 15,1%. Đây
chính là cơ hội để sản phẩm lưu niệm handmade
có cơ hội thâm nhập vào ngách thị trường này.
Bảng 2. Mức chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch nội địa
TT
2005 2009 2011 2013 2017
Số tiền
(Nghìn
đồng)
Cơ
cấu
(%)
Số tiền
(Nghìn
đồng)
Cơ
cấu
(%)
Số tiền
(Nghìn
đồng)
Cơ
cấu
(%)
Số tiền
(Nghìn
đồng)
Cơ
cấu
(%)
Số tiền
(Nghìn
đồng)
Cơ
cấu
(%)
1 Thuê phòng 110,3 21,8 171,0 24,3 227,2 23,2 284,9 24,8 306,8 24,1
2 Ĕn uống 88,6 17,5 166,0 23,6 230,8 23,6 279,0 24,3 304,1 23,9
3 Đi lại 162,0 32,0 171,9 24,4 216,1 22,1 255,9 22,3 259,9 20,4
4 Thĕm quan 19,7 3,9 38,6 5,5 52,1 5,3 76,6 6,7 99,0 7,8
5 Mua hàng hóa 75,7 15,0 97,4 13,8 132,9 13,6 155,7 13,6 206,2 16,2
6 Y tế 4,6 0,9 6,0 0,9 15,6 1,6 15,4 1,3 20,5 1,6
7 Chi khác 45,3 8,9 52,5 7,5 103,0 10,6 81,0 7,0 75,9 6,0
Cộng 506,2 100 703,4 100 977,7 100 1.148,5 100 1.272,4 100
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2019)
Nĕm
Chỉ tiêu
Theo số liệu thống kê ở bảng 2, mức chi bình quân
một ngày của khách du lịch nội địa liên tục tĕng
về giá trị và ổn định về cơ cấu. Cụ thể, nĕm 2005
mức chi bình quân một ngày cho mua hàng hóa
là 75,7 nghìn đồng, đến nĕm 2017 là 206,2 nghìn
đồng, tĕng 130,5 nghìn đồng tương ứng tĕng
172,4% trong vòng 12 nĕm. Xét về cơ cấu chi tiêu
của khách du lịch nội địa cho mua hàng hóa khá
ổn định, trung bình số tiền dành cho mua hàng hóa
chiếm trên 13% trong tổng mức chi tiêu một ngày,
thậm chí những nĕm gần đây cơ cấu này có xu
hướng tĕng nhẹ (nĕm 2017 chiếm 16,2%).
Tương tự như khách nội địa, khách quốc tế cũng
có cơ cấu chi tiêu dành cho mua hàng hóa khá ổn
định, trung bình chiếm trên 14% trong tổng mức
chi tiêu. Về giá trị chi tiêu loại này cũng không có
dao động lớn, cụ thể nĕm 2005 là 12,7 USD, nĕm
2017 là 14,5 USD, tĕng 1,8 USD tương ứng tĕng
14,7% trong vòng 12 nĕm.
Bảng 3. Chi tiêu bình quân một ngày của khách quốc tế đến Việt Nam
TT
Chỉ tiêu
2005 2009 2011 2013 2017
Số tiền
(USD)
Cơ
cấu
(%)
Số tiền
(USD)
Cơ
cấu
(%)
Số
tiền
(USD)
Cơ
cấu
(%)
Số
tiền
(USD)
Cơ
cấu
(%)
Số
tiền
(USD)
Cơ
cấu
(%)
1 Thuê phòng 19,2 25,1 25,7 28,2 28,2 26,7 26,8 28,0 30,3 31,6
2 Ĕn uống 14,0 18,3 19,2 21,1 21,3 20,2 21,3 22,2 22,2 23,1
3 Đi lại tại Việt Nam 14,3 18,7 14,9 16,3 18,6 17,6 16,7 17,4 15,1 15,7
4 Thĕm quan 5,8 7,6 7,6 8,3 7,9 7,5 7,4 7,7 8,4 8,7
5 Mua hàng hóa 12,7 16,6 14,1 15,5 15,5 14,6 12,7 13,3 14,5 15,1
6 Y tế 1,1 1,4 1,0 1,1 1,1 1,0 1,0 1,0 0,8 0,9
7 Chi khác 9,3 12,3 8,7 9,5 13,1 12,4 9,9 10,4 4,7 4,9
Cộng 76,4 100 91,2 100 105,7 100 95,8 100 96 100
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2019)
Nĕm
2.2.3. Khách hàng
Khách hàng tiêu dùng sản phẩm lưu niệm
handmade chủ yếu là giới trẻ, ưa thích sự sáng
tạo, độc đáo, tinh tế, hợp xu hướng lại giá rẻ. Đối
với những khách hàng sử dụng sản phẩm lưu
niệm handmade cũng có sự phân hóa, thường
được chia làm ba nhóm:
Nhóm một là những người mua sản phẩm
handmade làm sẵn;
56
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019
Bảng 4. Cơ cấu khách hàng tiêu thụ sản phẩm handmade
Cơ cấu Số lượng Tỷ lệ (%) Cơ cấu Số lượng Tỷ lệ (%)
I. Độ tuổi II. Giới tính
1. Từ 18 – 25 tuổi 84 56,00 1. Nữ 113 75,33
2. Từ 26 – 35 tuổi 38 25,33 2. Nam 37 24,67
3. Từ 36 – 45 tuổi 19 12,67
4. Trên 45 tuổi 9 6,00
III. Nghề nghiệp IV. Thu nhập
1. Học sinh/sinh viên 78 52,00 1. Dưới 2 triệu 9 6,00
2. Công nhân viên 53 35,33 2. Từ 2 - 4 triệu 78 52,00
3. Lao động tự do 11 7,33 3. Từ 4 - 6 triệu 37 24,67
4. Khác 8 5,33 4. Trên 6 triệu 26 17,33
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu đề tài)
Nhóm hai là những người mua nguyên liệu về làm
theo hướng dẫn của cửa hàng;
Nhóm ba chủ yếu mua nguyên liệu về và tự thiết
kế sản phẩm. Đối tượng khách hàng chúng tôi
Như vậy, đối tượng khách hàng tiêu dùng sản
phẩm lưu niệm handmade chủ yếu là giới trẻ dưới
25 tuổi, chiếm 56%. Với độ tuổi này chủ yếu là học
sinh, sinh viên chiếm 52%. Với đối tượng này, họ
có thể lựa chọn những mặt hàng dao động từ vài
chục đến vài trĕm nghìn đồng. Với những người
đi làm, họ có thể tìm mua những mặt hàng cao
cấp hơn, đáp ứng được sự trang trọng cần thiết,
giá sẽ cao hơn và có nhiều sự lựa chọn để phù
hợp với thu nhập của người mua, từ hàng trĕm đến
hàng triệu đồng tùy vào nguyên liệu, tay nghề hay
thương hiệu. Kết quả khảo sát các đối tượng khách
hàng theo nghề nghiệp được thể hiện qua bảng 4.
Đồ cao cấp là những món đồ có giá khá cao, có
thể lên tới hàng chục triệu, trĕm triệu do được làm
thủ công hoàn toàn, ví dụ như trang sức được gắn
đá quý, kim cương; gốm sứ, lụa, Tuy nhiên, để
kinh doanh được mặt hàng này cần có số vốn cực
lớn, ổn định, có mối quan hệ rộng và nhiều kinh
nghiệm trên thương trường.
Theo kết quả nghiên cứu thực hiện của nhóm tác
giả thì khách hàng ở độ tuổi 18-25 chiếm phần lớn
trong thị trường đồ handmade, họ quan tâm chủ
yếu đến các mặt hàng như thiệp, phụ kiện, trang
sức, Còn đối tượng trên 30 tuổi, xu hướng sử
dụng đồ handmade thiên về những vật dụng trang
trí nội thất, phần lớn tìm mua những sản phẩm thủ
công mỹ nghệ, Trong đó nam giới có xu hướng
tìm mua phụ kiện trang phục (nón, móc xích,),
quần áo gu độc và các vật dụng trang trí nội thất.
Phái nữ lại có hứng thú hơn về thiệp, những vật
dụng trang trí nhỏ, đồ trang sức có style lạ và
không đụng hàng, túi xách quần áo được trang
trí với slogan và hình ảnh có ý nghĩa đặc biệt với
mỗi cá nhân. Kết quả nghiên cứu đối tượng khách
hàng theo độ tuổi được thể hiện qua bảng 4.
Đa số mọi người đều tìm kiếm sự độc đáo từ
những mặt hàng handmade, vì đó là một trong
những cách giúp họ thể hiện cá tính, bản thân. Giá
cả hàng hóa cũng là một trong những yếu tố quan
trọng tác động đến quyết định mua hàng. Ngoài
ra, chất lượng sự tỉ mỉ, phương thức mua bán,
trao đổi, liên lạc dễ dàng thuận tiện cũng rất được
quan tâm.
3. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KINH DOANH SẢN
PHẨM LƯU NIỆM HANDMADE
3.1. Cơ hội kinh doanh sản phẩm lưu niệm
handmade tại Việt Nam
Kinh doanh những sản phẩm handmade không
phải là một điều quá lạ lẫm đối với giới trẻ. Nhưng
sự cạnh tranh khốc liệt giữa thị trường ngày càng
nhiều bạn trẻ "khởi nghiệp" với các mặt hàng liên
tục được nâng cấp với mẫu mã mới, đẹp hơn, chất
lượng hơn, để "sống sót" trong thế giới handmade
không phải chuyện dễ dàng. Kinh doanh sản phẩm
handmade là lựa chọn tối ưu cho các bạn trẻ khởi
nghiệp với những ưu điểm như: vốn đầu tư không
quá lớn, nhu cầu thị trường cao, khả nĕng quay
vòng vốn nhanh, không đòi hỏi thời gian và không
gian làm việc cố định (có thể nghĩ ra ý tưởng và
thực hiện ở bất cứ nơi nào), có thể làm thêm ngoài
công việc chính.
hướng đến là nhóm 1. Qua quá trình khảo sát,
nghiên cứu 150 đối tượng khách hàng khác nhau
về cơ cấu độ tuổi, nghề nghiệp và thu nhập trên
địa bàn thành phố Chí Linh, chúng tôi đã thu được
kết quả thể hiện qua bảng 4.
NGÀNH KINH TẾ
57Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019
- Đi theo xu hướng của thị trường
Giới trẻ hiện nay chịu ảnh hưởng rất nhiều của các
bộ phim Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung
Quốc). Họ có xu hướng mua những vật dụng quen
thuộc trong phim, vì vậy đây sẽ là mỏ vàng cho
bạn khai thác, mang lại doanh thu lớn. Điển hình
như trào lưu mua Dream Catcher cuối nĕm 2013,
chịu ảnh hưởng bởi bộ phim The Heir, rất nhiều
cửa hàng bày bán mặt hàng này. Bên cạnh đó,
các lớp dạy thiết kế Dream Catcher cũng được
mở ra thu hút lượng người học rất cao. Có thể
nói, chỉ trong 1, 2 tháng nhiều cửa hàng thu được
hàng chục triệu đồng nhờ đi theo xu hướng này.
Sản phẩm phù hợp với sở thích của các bạn trẻ:
thích thể hiện cá t