Khởi nghiệp trong nông nghiệp hiện trạng và một vài giải pháp

Nông nghiệp là ngành có sức lan tỏa lớn nhất, có tính kết nối cao với nhiều ngành kinh tế, với 50% lực lượng lao động cả nước đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và 70% dân số sống ở nông thôn, thu nhập trong nông nghiệp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sức cầu của thị trường nội địa và tiềm năng đầu tư dài hạn. Nông nghiệp Việt Nam đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho người dân nông thôn, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế đất nước và ổn định chính trị xã hội. Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp. Hệ sinh thái khởi nghiệp ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Tính tới năm 2016, Việt Nam đã có khoảng hơn 1.500 công ty khởi nghiệp và dự kiến sẽ tăng nhanh trong những năm tiếp theo. Đánh giá về tỷ lệ các công ty khởi nghiệp trên đầu người thì Việt Nam nhiều hơn các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ (hiện có 2.100 công ty khởi nghiệp tại Indonesia, 2.300 tại Trung Quốc và 7.500 tại Ấn Độ). Năm 2016 cũng được chọn là năm Quốc gia khởi nghiệp của Việt Nam. Điều đó cho thấy sự quan tâm của Nhà nước trong việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho các doanh nghiệp và thế hệ trẻ Việt Nam. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nông nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2020 tăng số lượng doanh nghiệp nông nghiệp khoảng 40%; trong đó doanh nghiệp có đổi mới sáng tạo chiếm khoảng 20 – 30%.

pdf5 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khởi nghiệp trong nông nghiệp hiện trạng và một vài giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 41 KHỞI NGHIỆP TRONG NÔNG NGHIỆP HIỆN TRẠNG VÀ MỘT VÀI GIẢI PHÁP Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao I. Hiện trạng. Nông nghiệp là ngành có sức lan tỏa lớn nhất, có tính kết nối cao với nhiều ngành kinh tế, với 50% lực lượng lao động cả nước đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và 70% dân số sống ở nông thôn, thu nhập trong nông nghiệp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sức cầu của thị trường nội địa và tiềm năng đầu tư dài hạn. Nông nghiệp Việt Nam đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho người dân nông thôn, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế đất nước và ổn định chính trị xã hội. Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp. Hệ sinh thái khởi nghiệp ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Tính tới năm 2016, Việt Nam đã có khoảng hơn 1.500 công ty khởi nghiệp và dự kiến sẽ tăng nhanh trong những năm tiếp theo. Đánh giá về tỷ lệ các công ty khởi nghiệp trên đầu người thì Việt Nam nhiều hơn các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ (hiện có 2.100 công ty khởi nghiệp tại Indonesia, 2.300 tại Trung Quốc và 7.500 tại Ấn Độ). Năm 2016 cũng được chọn là năm Quốc gia khởi nghiệp của Việt Nam. Điều đó cho thấy sự quan tâm của Nhà nước trong việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho các doanh nghiệp và thế hệ trẻ Việt Nam. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nông nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2020 tăng số lượng doanh nghiệp nông nghiệp khoảng 40%; trong đó doanh nghiệp có đổi mới sáng tạo chiếm khoảng 20 – 30%. Tuy nhiên, tăng trưởng và phát triển nông nghiệp trong thời gian qua chủ yếu dựa trên thâm dụng đầu vào sản xuất (vốn, vật tư), nguồn lực con người và tài nguyên thiên nhiên. Nông nghiệp Việt Nam phát triển thiếu bền vững, giá trị gia tăng thấp, an toàn vệ sinh thực phẩm không đảm bảo. Theo số liệu thống kê, hiện nay số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản chỉ chiếm khoảng 1% tổng số doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 3%, tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp cũng chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 1% và chỉ chiếm 2,3% về lao động. Tăng trưởng GDP nông nghiệp có xu hướng giảm dần. Một trong những nguyên nhân quan trọng của những hạn chế, yếu kém trên là do phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Số lượng các DN nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ và tốc độ phát triển chậm. Năm 2014 có 3.844 DN nông nghiệp, năm 2016 số DN nông nghiệp giảm xuống chỉ còn 3.640 DN. Trong đó, cơ cấu các DN nông lâm thủy sản chủ yếu là DN nhỏ và vừa chiếm 96,53% tổng số DN. Thêm vào đó, việc huy động các nguồn lực ngoài ngân sách cho phát triển nông nghiệp nông thôn chưa tương xứng, đầu tư của xã hội cho nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 42 trọng thấp, khoảng 5,4-5,6% tổng đầu tư cả nước, đầu tư của DN tư nhân trong nước còn thấp. Thực tế chưa đến 1% doanh nghiệp tại Việt Nam đầu tư vào nông nghiệp vì lĩnh vực này quá nhiều rủi ro, khả năng thu hồi vốn chậm, điều kiện vay vốn, nhận hỗ trợ vốn khó khăn, chưa kể đến rất nhiều khó khăn, vướng mắc khác. Nông nghiệp chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ. Sản xuất nông nghiệp đã và đang gây tác động tiêu cực đến môi trường như: mất đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm nguồn nước, đất đai bị bạc màu, chi phí sản xuất tăng đe dọa tính bền vững của tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, nguồn lực cho tăng trưởng nông nghiệp ngày càng suy giảm, chí phí sản xuất ngày càng cao từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của nông nghiệp Việt Nam với vị thế là nước sản xuất có chi phí thấp. Tình trạng sản xuất nông nghiệp manh mún, ruộng đất bị xé lẻ, phần lớn nông hộ có diện tích đất nhỏ, rải rác làm tăng rủi ro, ngăn cản quá trình áp dụng công nghệ tiên tiến, khó bảo quản hàng hóa, tăng chi phí sản xuất, gây phức tạp cho quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, kiểm soát dịch bệnh Công nghiệp chế biến nông sản ở nước ta vẫn còn kém phát triển. Nước ta chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô, trong khi hàng hóa thành phẩm được sản xuất ở nước khác và sau đó lại được nhập khẩu trở lại Việt Nam. Năng lực các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản còn hạn chế, đặc biệt là năng lực quản lý, nghiên cứu, dự báo thị trường, năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế; Công tác xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp chậm được đổi mới, cơ chế hợp tác liên kết sản xuất chế biến sản phẩm còn nhiều bất cập làm cản trở phát triển hợp tác nông-công do tính rủi ro khi ký kết hợp đồng bao tiêu nông sản với nhiều nông hộ nhỏ, lẻ, phân tán. Đặc biệt, việc áp dụng thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chế biến nông sản được đưa vào ứng dụng sản xuất chưa nhiều nên năng suất, chất lượng hiệu quả trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, khai thác thủy hải sản còn thấp. Việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp chưa được triển khai đồng bộ, bước đầu mới hình thành các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chưa lan tỏa các thành tựu của nông nghiệp công nghệ cao trong cả nước. Bên cạnh đó, những quy định về cắt giảm thuế suất của các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã và sẽ tham gia như: FTA Việt Nam – Hàn Quốc, FTA Cộng đồng kinh tế ASEAN... được áp dụng thì nông sản Việt sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt. Sản phẩm nông nghiệp, doanh nghiệp và nông dân Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh gay gắt trong khi đó, các hàng nông sản và nông dân là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong hội nhập. Bên cạnh thách thức đến từ thị trường thì biến đổi khí hậu cũng là một trong những khó khăn đối với ngành nông nghiệp trong những năm gần đây. Tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn, nước biển ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 43 dâng ngày càng nghiêm trọng gây khó khăn cho hoạt động sản xuất của nông dân Như vậy có thể thấy, bên cạnh những cơ hội có được nền nông nghiệp nước ta cũng đứng trước những thách thức không hề nhỏ trong xu thế hội nhập. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp, nông dân của chúng ta phải thay đổi, tăng cường phát huy nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển để phù hợp với xu thế hội nhập chung của thế giới. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ cao là hướng đi duy nhất, mang tính tất yếu trong việc phát triển nền nông nghiệp nước ta trong thời gian tới. Nông nghiệp hiện tồn tại vô số vấn đề, cần phải sản xuất nhiều hơn trong điều kiện tài nguyên ít hơn, biến đổi khí hậu, hạn hán, ngập mặn, đó là thách thức nhưng cũng chính là cơ hội cho hoạt động khởi nghiệp và đổi mới công nghệ trong nông nghiệp. II. Một số giải pháp 1. Nhà nước Ban hành những chính sách cụ thể và đầu tư đủ mạnh và có trọng điểm cho nông nghiệp để nông nghiệp có khả năng nhanh chóng thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, nhanh chóng phát triển thành một nền nông nghiệp tiên tiến, có giá trị gia tăng cao, giá trị ngày công lớn, trong đó doanh nghiệp là đầu tàu trong việc tổ chức lại nông dân. Muốn có sản xuất hàng hóa thì phải lấy doanh nghiệp làm trung tâm với vùng nguyên liệu của họ, nông sản của doanh nghiệp phải có chỉ dẫn địa lý để có thương hiệu. Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp cùng sản xuất nông sản hàng hóa Để đẩy mạnh thu hút DN đầu tư, khởi nghiệp vào nông nghiệp cần có chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi giúp DN sản xuất nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại vào sản xuất thay cho các hình thức canh tác truyền thống. Đồng thời, mở rộng đầu tư hạ tầng, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất tập trung ứng dụng công nghệ cao. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, bố trí đất đai để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, cần có nguồn vốn đầu tư cho những sáng kiến khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo máy móc, thiết bị cần thiết phục vụ cho sản xuất của các DN nói chung. Có chính sách hỗ trợ bảo hiểm đầu tư trong nông nghiệp để tạo an tâm và giảm rủi ro cho các DN khi đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN đầu tư, nhất là các DN liên kết sản xuất với nông dân theo chuỗi giá trị, DN chế biến, sản xuất giống, vật tư và các DN sử dụng nhiều lao động ở nông thôn.... Tăng cường sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa 4 nhà (nhà nông - nhà nước - nhà khoa học và nhà doanh nghiệp) trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Theo đó, để tăng cường mối liên kết trên cần phải huy động các nguồn lực, liên kết, hợp tác phát triển; tranh thủ mọi nguồn vốn từ ngân sách, vốn ODA; chủ động và tích cực thực hiện liên kết, hợp tác và thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Phát ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 44 triển các hình thức liên kết, hợp tác trong nông dân, đặc biệt giữa nông dân với doanh nghiệp khởi nghiệp trong nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm đầu tư mở rộng sản xuất, gắn với chế biến tiêu thụ, tạo sản xuất ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, làm cơ sở để xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp có uy tín trên thị trường. Đầu tư mạnh cho nghiên cứu về thị trường, về thể chế và chính sách nông nghiệp. Đầu tư nghiên cứu khoa học có định hướng để tăng cường năng lực về khoa học công nghệ, từ khâu chọn tạo giống đến kỹ thuật canh tác, bón phân, thu hoạch, chế biến; từ bảo quản, lưu kho đến thị trường trong nước và quốc tế. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, rút bớt lao động nông nghiệp khỏi khu vực nông thôn là giải pháp có tính then chốt, đột phá để tăng năng suất lao động, tăng giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp. Những bài học thành công của nông nghiệp Úc, Hà Lan... cho ta thấy rõ lao động nông nghiệp được đào tạo có vai trò rất lớn trong xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp có giá trị gia tăng lớn. Phát triển các dịch vụ ứng dụng công nghệ cao phục vụ sản xuất nông nghiệp như: Dịch vụ tư vấn kỹ thuật, tư vấn đầu tư, tư vấn pháp lý, tài chính, bảo hiểm, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; dịch vụ cung ứng vật tư, máy móc, thiết bị... để các doanh nghiệp khởi nghiệp có đầy đủ tiềm năng, nội lực hình thành và phát triển bền vững. Chú trọng phát triển các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao trong đó tập trung hỗ trợ các chủ thể trong hệ sinh thái như các cơ sở ươm tạo, nghiên cứu ứng dụng phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ thiên thần phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp 2. Doanh nghiệp khởi nghiệp Trước hết phải có đam mê và biết dấn thân. Dũng cảm đối diện với thất bại và giải quyết vấn đề. Làm doanh nghiệp thì có nhiều khó khăn hơn làm chuyện khác, nên nếu không dám làm, không dấn thân, sợ thất bại thì không thể thành công. Nếu chưa có kinh nghiệm, phải đi học, tìm thầy giỏi, lớp học để học kinh nghiệm làm doanh nghiệp. Khi khởi nghiệp nông nghiệp, người sáng lập phải chấp nhận thực tế rằng doanh thu trong thời gian đầu là thấp, sau đó mới dần đi lên. Trong thời gian khó khăn này, phải biết xây dựng, phát triển các mối quan hệ. Cần xây dựng dự án với kế hoạch phát triển khả thi và sản phẩm tốt để tìm nhà đầu tư. Từ lâu, vấn đề vốn tài chính luôn được các doanh nghiệp khởi nghiệp đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, trong khởi nghiệp vốn là yếu tố sau cùng. Đa số mô hình phát triển kinh tế bắt đầu từ kinh nghiệm truyền thống, thiếu ý tưởng mới, sản xuất theo khả năng mà không quan tâm thứ thị trường cần, nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra nên nhiều mô hình không duy trì được. Điều đầu tiên là hình thành ý tưởng, kết nối thị trường rồi mới đến tổ chức sản xuất, vốn khởi đầu. Để duy trì mô hình, dự án, cần kiến thức về quản lý, kinh ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 45 doanh, kết nối vốn đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất. Trong quá trình đó phải biết học cách vượt qua thất bại và sáng tạo thường xuyên những ý tưởng mới đáp ứng thị trường. Việc kết hợp công nghệ và nông nghiệp để thực hiện các dự án startup tại Việt Nam là hoàn toàn khả thi dựa trên việc xem xét các khía cạnh về kỹ thuật – công nghệ, vốn, thị trường và khả năng chấp nhận công nghệ của nông dân. Công nghệ là điểm yếu nhất của nông nghiệp Việt Nam, nhưng đây cũng là một cơ hội lớn đối với các doanh nhân trẻ, người trẻ trong các ngành khoa học – công nghệ có thể thực hiện các dự án startup ở nông nghiệp. Việc phát triển hay ứng dụng các nền tảng công nghệ mới của thế giới tại Việt Nam là khả thi. Nền tảng hạ tầng CNTT và trình độ nhân sự tại Việt Nam hoàn toàn thực hiện được các mô hình này. Quan trọng nhất là “ý tưởng” để áp dụng hợp lý các nền tảng bên ngoài vào Việt Nam Vốn – nhân sự là vấn đề gây nhiều khó khăn cho những người thực hiện các startup. Nếu có được một đội ngũ cùng đam mê để đưa ra các chiến lược hợp lý và tiến trình từng bước thực hiện, các khó khăn về vốn và nhân sự có thể từng bước được giải quyết. Ngoài ra, hiện nay các quỹ đầu tư mạo hiểm và phong trào startup tại Việt Nam là bệ đỡ tốt cho việc thực hiện các dự án khởi nghiệp./.
Tài liệu liên quan