Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện tranh Nhật Bản

Truyện tranh Nhật Bản từ khi ra đời đến nay ngày càng nâng cao giá trị và được thanh thiếu niên, nhất là trẻ em ưa thích. Cùng với sự phát triển của quá trình hội nhập quốc tế, truyện tranh Nhật Bản đã vượt ra khỏi giới hạn đất nước mặt trời mọc đến với thế giới, trong đó có Việt Nam. Đặc thù của loại truyện này là có sự gắn kết mật thiết giữa hai yếu tố “truyện” và “tranh” trong một không gian và thời gian nghệ thuật khá độc đáo, tạo nên sức cuốn hút đặc biệt với trẻ em. Bài viết trên cơ sở khái quát đôi nét về truyện tranh, đi sâu phân tích không gian và thời gian nghệ thuật của truyện tranh Nhật Bản, nhằm giúp cho bạn đọc nâng cao năng lực nhận thức thông qua loại hình giải trí này.

pdf7 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện tranh Nhật Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
58 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 3/2018 v VĂN HÓA - VĂN HỌC 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Mỗi lứa tuổi khác nhau, nhu cầu và sở thích về tìm hiểu thế giới cũng khác nhau. Trẻ em do năng lực lý giải ngôn ngữ còn hạn chế, nên khi tiếp xúc với truyện dài, lại hoàn toàn là ngôn từ sẽ dễ bị áp lực về nội dung mà không tạo ra được hứng thú. Truyện tranh Nhật Bản được thiết kế bằng những chuỗi hình ảnh sinh động, kết hợp với lượng ngôn từ ngắn gọn, cùng chuyển tải nội dung, có tác dụng kích thích khả năng quan sát đi đôi với lý giải ngôn từ, khiến cho trẻ em luôn hứng thú với thể loại truyện này. Truyện tranh Nhật Bản từ khi ra đời đến nay ngày càng nâng cao giá trị và được thanh thiếu niên, nhất là trẻ em ưa thích. Cùng với sự phát triển của quá trình hội nhập quốc tế, truyện tranh Nhật Bản đã vượt ra khỏi giới hạn đất nước mặt trời mọc, đến với thế giới, trong đó có Việt Nam. Đặc NGÔ THANH MAI * *Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, ✉ thanhmai.ulis@gmail.com Ngày nhận bài: 24/01/2018; ngày sửa chữa: 15/02/2018; ngày duyệt đăng: 28/02/2018 KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN TRANH NHẬT BẢN TÓM TẮT Truyện tranh Nhật Bản từ khi ra đời đến nay ngày càng nâng cao giá trị và được thanh thiếu niên, nhất là trẻ em ưa thích. Cùng với sự phát triển của quá trình hội nhập quốc tế, truyện tranh Nhật Bản đã vượt ra khỏi giới hạn đất nước mặt trời mọc đến với thế giới, trong đó có Việt Nam. Đặc thù của loại truyện này là có sự gắn kết mật thiết giữa hai yếu tố “truyện” và “tranh” trong một không gian và thời gian nghệ thuật khá độc đáo, tạo nên sức cuốn hút đặc biệt với trẻ em. Bài viết trên cơ sở khái quát đôi nét về truyện tranh, đi sâu phân tích không gian và thời gian nghệ thuật của truyện tranh Nhật Bản, nhằm giúp cho bạn đọc nâng cao năng lực nhận thức thông qua loại hình giải trí này. Từ khóa: không gian, nghệ thuật, thời gian, truyện tranh Nhật Bản thù của loại truyện này là có sự gắn kết mật thiết giữa hai yếu tố “truyện” và “tranh” trong không gian và thời gian nghệ thuật độc đáo, tạo nên sức cuốn hút đặc biệt với trẻ em, giúp chúng vừa quan sát hình ảnh sinh động vừa thông qua ngôn ngữ tìm hiểu nội dung câu chuyện theo một trình tự logic, đồng thời qua đó trau dồi trí tưởng tượng và năng lực tư duy của trẻ. Bài viết đi sâu phân tích một số đặc điểm của không gian và thời gian nghệ thuật của truyện tranh Nhật Bản, nhằm góp phần giúp bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về nghệ thuật thể hiện của loại hình giải trí này. 2. KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN TRANH VÀ TRUYỆN TRANH NHẬT BẢN 2.1. Về khái niệm truyện tranh Truyện tranh, tiếng Anh là “comics”, tiếng Pháp là “bande dessinée”, tiếng Anh là “comics”, tiếng Nhật là “manga”, trước kia được in trên báo 59KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 12 - 3/2018 VĂN HÓA - VĂN HỌC v chí bằng tranh, là truyện dành cho người thất học (Phan Thị, 2002). Ngày nay, truyện tranh được được đông đảo quần chúng yêu thích. Trong nửa thế kỷ qua, cách nhìn nhận đối với loại hình nghệ thuật này đã thay đổi nhanh chóng, được coi là loại truyện giải trí không chỉ cho trẻ em mà còn cho cả người trưởng thành. Truyện tranh là một chỉnh thể bao gồm hai bộ phận cấu tạo nên một cách vững chắc và có tính đặc thù. Yếu tố “truyện” và yếu tố “tranh” chính là hai bộ phận có mối quan hệ mật thiết với nhau làm tăng tính hấp dẫn của truyện, đặc biệt với những truyện tranh dành cho trẻ em thì hình ảnh và yếu tố truyện phải được thể hiện nhất quán và trong sáng, phù hợp với lứa tuổi của trẻ em. Theo “Từ điển tiếng Việt phổ thông” của Viện Ngôn ngữ học (2012), “tranh” là tác phẩm hội họa phản ánh hiện thực bằng đường nét và màu sắc” (tr.942). Còn “truyện” là “tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến của nhân vật thông qua những lời kể của nhà văn” (tr.971); “truyện tranh là truyện kể bằng tranh thường có thêm lời, thường dùng cho thiếu nhi” (tr.971). Chỉ dừng ở những khái niệm ấy, chúng tôi cho rằng đã có một mâu thuẫn không nhỏ trong tư duy khái niệm cũng như trong tư duy về lý luận văn học đối với loại hình truyện tranh. Có thể nói, truyện tranh là một “loại hình văn học” chứ không phải là một “loại hình hội họa”. Cũng cần phải khẳng định lại rằng, do yếu tố “truyện” đóng vai trò làm yếu tố chính văn, cho nên cần định danh loại hình một cách chính xác là “truyện tranh” chứ không phải là “tranh truyện”. Yếu tố chính văn ấy được biểu hiện thông qua hai hình thức kí hiệu đặc biệt là ngôn ngữ và hình vẽ. Chỉ nên xem những đường nét trong truyện tranh là “hình vẽ” chứ không phải là “tranh”. Bởi vậy, thực chất định danh loại hình một cách chính xác phải là “truyện hình vẽ” chứ không phải là “truyện tranh”. Vậy, truyện tranh là gì? Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa quan điểm của các nhà từ điển học, chúng tôi cho rằng, truyện tranh là một thể loại văn học, có mối quan hệ mật thiết với hội họa, điện ảnh và nhiếp ảnh. Đó có thể là những câu chuyện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, cũng có thể là những câu chuyện tưởng tượng được thể hiện ra bằng tranh vẽ (có kèm theo lời thoại). Ở Nhật, người dân đã sớm có hứng thú với một loại nghệ thuật về tranh ảnh (sau này là manga). Manga thời kì này vẫn chỉ đơn giản là những dải truyện tranh ngắn. Tuy vậy, giá trị giải trí của nó là điều không ai có thể phủ nhận. Không những thế, manga còn giữ một vị trí quan trọng xuyên suốt lịch sử mỹ thuật Nhật Bản. Từ thế kỷ XX, cánh cửa ngoại giao Nhật Bản một lần nữa mở ra thế giới. Trong số đó, những “dải truyện tranh ngắn” cũng được du nhập, trở thành chất xúc tác làm nên manga, một bộ phận thống trị của thị trường xuất bản Nhật Bản hiện nay. Manga thời kỳ này được gọi là Ponchi-e. Nhật Bản bắt đầu cho xuất bản những tờ tạp chí với nội dung biếm họa với độ dày từ 1 - 4 trang, đồng thời thuê những họa sĩ nước ngoài để dạy cho học sinh của họ về đường nét, màu sắc, dáng điệu. Trong thời gian chiến tranh, truyện tranh Nhật Bản và tranh biếm họa được sáng tác nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Chúng có tính hài hước, tính giải trí, cũng như những truyện phương Tây, nhưng đồng thời chúng cũng được sử dụng với mục đích tuyên truyền hoặc châm biếm nhằm phục vụ lợi ích quốc gia, cổ vũ tinh thần binh lính. Tuy nhiên, bởi thất bại nặng nề dưới tay quân Đồng Minh vào cuối chiến tranh thế giới lần II, rất nhiều truyện tranh Nhật phải chịu sự kiểm duyệt nghiêm ngặt của phe chiến thắng, và sự phát triển của cái sẽ trở thành “manga” Nhật Bản dường như bị hoãn lại vô thời hạn. Manga hiện đại khởi nguồn trong những năm từ 1945 đến thập kỉ 60, khi một nước Nhật của chủ nghĩa dân tộc cực đoan và quân phiệt trước đó xây dựng lại cơ sở hạ tầng kinh tế và chính trị. Mặc dù các chính sách kiểm duyệt của chính quyền chịu sự chiếm đóng của Mỹ, tuyệt đối cấm những bài viết và các tác phẩm nghệ thuật ca ngợi chiến tranh và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, nhưng những chính sách này lại không ngăn cản việc xuất bản những thể loại khác, bao gồm manga. Thêm vào 60 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 3/2018 v VĂN HÓA - VĂN HỌC đó, Hiến pháp Nhật Bản năm 1947 (điều 21) ngăn cấm mọi hình thức kiểm duyệt1, dẫn đến kết quả là sự bùng nổ của các sáng tạo nghệ thật trong thời kỳ này. Theo dòng thời gian, truyện tranh Nhật Bản ngày càng phát triển, từng bước vươn ra thế giới và được đông đảo bạn đọc quốc tế, trong đó có Việt Nam đón nhận. Như vậy, truyện tranh Nhật không phải là nó tự xuất hiện và phát triển mà cũng chịu ảnh hưởng từ phương Tây, nhưng quan trọng hơn là các nghệ sĩ Nhật đã tận dụng khả năng sáng tạo của mình đã tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị về nội dung và nghệ thuật, ghi dấu ấn của mình trong lịch sử truyện tranh. Một trong những đặc điểm nổi bật của truyện tranh Nhật Bản là việc thiết kế không gian và thời gian nghệ thuật, tạo ra tính logic và sức cuốn hút với độc giả. 2.2. Về phân loại truyện tranh Nhật Bản Hiện nay có nhiều cách phân loại truyện tranh khác nhau, như phân loại dựa trên cơ sở giới tính tiếp nhận, độ tuổi tiếp nhận, nội dung đề tài Trong bài viết này, với mục đích hướng tới bạn đọc Việt Nam, chúng tôi dựa vào những truyện tranh được trẻ em Việt Nam yêu thích để đưa ra cách phân chia theo nội dung đề tài gồm 8 thể loại và coi đó là cơ sở để phân tích đặc điểm không gian, thời gian nghệ thuật của truyện tranh Nhật Bản ở Việt Nam. (Xem bảng 1) 3. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN TRANH NHẬT BẢN 3.1. Về khái niệm không gian và thời gian Không gian và thời gian là hai khái niệm cơ bản của rất nhiều ngành khoa học. Đó là một cặp phạm trù của triết học mà Mác – Lênin dùng để chỉ một phương thức tồn tại của vật chất. Không gian và thời gian mà Mác – Lênin đề cập là không gian và thời gian vật chất. Không có không gian và thời gian thuần túy bên ngoài vật chất và cả hai hình thức tồn tại này của vật chất “nếu không có vật chất sẽ là hư vô, là những quan Bảng 1: Phân loại truyện tranh theo nội dung đề tài STT Thể loại Một số truyện tiêu biểu 1 Truyện tranh có tính chất giao đấu (kiếm hiệp – siêu nhân – võ thuật) Thần tiễn sa mạc; Lone wolf and cub của Kojima; Siêu nhân Locke của Yuki Hijiri. 2 Truyện tranh có tính chất kỳ ảo – kinh dị Monster của Naoki Urasawa; Death Note của Tsugumi & Takashi; Holic của CLAMP. 3 Truyện tranh có tính chất phiêu lưu – trinh thám Meitantei Konan (thám tử lừng danh Conan) của G. Aoyama; Q.E.D - Shomei Shuryo và Kato Motohiro; Thám tử Kindachi của Sato và Karani. 4 Truyện tranh có tính chất lịch sử Tam quốc chí của Lee Chu Shing; Buddha của Tezuka; Thần đồng đất Việt của Công ty Phan Thị. 5 Truyện tranh có tính chất khoa học – viễn tưởng Black Jack; Astro Boy; Metropolis đều của Tezuka 6 Truyện tranh có tính chất thể thao – nghệ thuật Đường dẫn đến khung thành của Motoki Monma; Captain Tsubasa của Takahashi Yōichi; Đầu bếp trứ danh của Kawamura Watasu, Orange của nhóm Phong Dương 7 Truyện tranh có tính chất văn hoá – xã hội Chie – cô bé hạt tiêu của Haruki Etsum; Shin – Cậu bé bút chì; Nhóc Marukô của tác giả Momoko Sakura; Titeuf: Bọn con gái thật chán chết của Zep 8 Truyện tranh có tính chất tình cảm – tâm lý Candy – cô bé mồ côi của Kyoko Mizuki; Nữ hoàng Ai Cập của Ouke no Monshou; Dòng sông huyền bí của Shinohara Chie 61KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 12 - 3/2018 VĂN HÓA - VĂN HỌC v niệm trừu tượng trống rỗng tồn tại trong đầu óc của chúng ta” (Phạm Ngọc Hàm, 2017, tr.89). Từ quan điểm trên của Mác – Lênin, có thể thấy, không gian và thời gian “gắn liền với sự tri nhận của con người về thế giới khách quan, phản ánh đặc trưng tư duy, năng lực nhận thức thế giới khách quan của từng dân tộc. Nó không chỉ là đối tượng nghiên cứu của triết học, mà còn là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học văn hóa” (Phạm Ngọc Hàm, 2017, tr.89). Thời gian và không gian đều là những thuộc tính của vận động. Nó luôn được gắn với vật chất và vật thể. Các nhà triết học đã chỉ ra rằng “thế giới” không ngừng vận động. Nếu mọi vật trong vũ trụ đứng im, khái niệm thời gian sẽ trở nên vô nghĩa. Có những sự vật chuyển động mang tính lặp lại, nhưng cũng có những sự vật chuyển động theo hướng khó xác định. Do đó, để xác định thời gian, người ta thường so sánh một quá trình vận động này với một quá trình vận động khác có tính lặp lại nhiều hơn, ổn định hơn, dễ hình dung hơn. Điều đó đã được vận dụng vào việc tạo dựng không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện tranh, giúp cho trẻ em có thể khám phá thế giới vật chất một cách có cơ sở khoa học và nâng cao năng lực nhận thức, tư duy trừu tượng trong quá trình tiếp xúc với loại hình nghệ thuật này. 3.2. Không gian nghệ thuật trong truyện tranh Mọi vật trên thế giới đều tồn tại trong không gian ba chiều: cao, xa, rộng trong cùng một chiều thời gian nhất định. Không có hình tượng nghệ thuật nào lại nằm ngoài một không gian hay một nền cảnh nào đó. Có thể nhìn nhận rằng, không có một loại hình văn học nào có khả năng tái hiện không gian nghệ thuật tốt hơn và cụ thể hơn truyện tranh. Nhiều khi, không gian nghệ thuật trong truyện tranh đã vươn lên sánh ngang tầm của hội họa và nhiếp ảnh. Trên một phương diện nào đó, không gian trong truyện tranh chỉ chịu đứng sau điện ảnh mà thôi. Chúng ta có thể khái quát không gian trong truyện tranh bao gồm hai tính chất cơ bản như sau: - Thứ nhất: Tính chất chuyển động nối tiếp Về cơ bản, mỗi khung tranh là một lát cắt của không gian. Cụ thể hơn, mỗi khung hình nền phía sau những nhân vật chính là biểu hiện của không gian nghệ thuật. Các ô hình trong truyện tranh luôn được thể hiện nối tiếp nhau. Điều này dẫn đến việc không gian dù chi tiết hay sơ sài cũng đều chuyển động theo một chiều phát triển cụ thể nào đó. Đặc điểm này tỏ ra khá tương đồng với điện ảnh và truyền hình trong tính chất của không gian nghệ thuật. - Thứ hai: Tính phác họa cụ thể Về tính chất này, do đặc điểm của yếu tố hình vẽ xuất hiện chủ yếu trên bề mặt tác phẩm, nên không gian nghệ thuật hầu như không cần đến ngôn ngữ để diễn đạt. Truyện tranh ngày nay đang phát triển theo hướng khai thác và nâng cao không gian nội tâm của nhân vật mà bỏ qua không gian thực tại của tác phẩm. Trong rất nhiều truyện tranh Nhật Bản, bao bọc xung quanh nhân vật chỉ là những biểu tượng có tính chất ước lệ về không gian nội tâm như: tuyết rơi biểu thị cảm xúc cô đơn, những con chuột hoặc con heo rớt từ trên trời xuống diễn tả cảm giác mỉa mai, ngạc nhiên... Không gian trong truyện tranh mặc dù được thể hiện bằng hình vẽ nhưng không vì thế mà mất đi tính quan niệm nghệ thuật sâu sắc. Quan niệm về không gian nghệ thuật của truyện tranh dựa trên sự kế thừa của cả quan niệm nghệ thuật trong hội họa và văn học. Ví dụ, các quy luật thấu thị, quy luật tỉ lệ xa gần, quy luật sáng tối đậm nhạt vốn là quan niệm của hội hoạ phương Tây đã được đưa vào comics một cách cụ thể. Trên một phương diện khác, nguyên tắc “phủ ngưỡng tự đắc: 俯仰自 得” (xuất phát từ cách nói của nhà thơ Kê Khang, thời Ngụy Tấn Trung Quốc) tức là cúi, ngửa, nhìn ngắm, thể nghiệm trong lòng tạo ra không gian trừu tượng. Nhân vật quan trọng thì vẽ to, nhân vật phụ thì vẽ nhỏ. Những đặc trưng này vốn là quan niệm hội họa phương Đông đã được áp dụng sâu sắc vào sáng tác truyện tranh không chỉ của Nhật Bản mà cả Trung Quốc nữa. Không gian nghệ thuật có thể chia thành không gian điểm, không gian tuyến và không gian mặt phẳng. Nếu như “không gian tuyến” chủ yếu chú trọng đến chiều dài mà không liên quan đến chiều rộng, được tính bằng đường đời của các nhân vật thì 62 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 3/2018 v VĂN HÓA - VĂN HỌC truyện tranh lịch sử là tiểu loại chiếm ưu thế. Nếu như “không gian mặt phẳng” có tính chất tương tự như không gian sân khấu, thì những truyện tranh sáng tác theo đề tài nghệ thuật, văn hoá lại có ưu điểm trong việc thể hiện. Trong khi đó, nếu “không gian điểm” được xác định bằng những giới hạn, tính chất, chức năng của nó thì truyện tranh có đề tài giao đấu, trinh thám, kì ảo kinh dị, tình cảm xã hội lại tỏ ra rất phù hợp với loại không gian này. Phân định một cách cụ thể không gian nghệ thuật của các tiểu loại truyện tranh, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: - Không gian truyện tranh có tính giao đấu. Đây là kiểu không gian rộng lớn và luôn luôn chuyển động, những địa điểm mang tính đặc trưng của không gian này chính là chiến trường. - Không gian truyện tranh có tính kinh dị – kỳ ảo. Đây là kiểu không gian hẹp, phân bố theo dạng không gian điểm. Những địa điểm chủ yếu của loại không gian này là toà lâu đài, nhà xác, nghĩa địa Tuy nhiên, không gian kỳ ảo có khi cũng được mở ra với những đường biên và giới hạn rộng lớn và mơ hồ đến vô cùng. - Không gian truyện tranh có tính phiêu lưu - trinh thám. Đây là kiểu không gian điểm, giới hạn trong những khung cảnh hẹp. Thông thường không gian trinh thám bắt đầu từ hiện trường, những manh mối rồi phân định thành các tuyến không gian điều tra. - Không gian truyện tranh có tính lịch sử: Đây là kiểu không gian rộng lớn, có tầm bao quát sâu rộng cả một đất nước, một dân tộc, một sự kiện lớn lao mang tính sử thi hoành tráng. - Không gian truyện tranh có tính khoa học – viễn tưởng. Đây là kiểu không gian đặt trong một thế giới vật chất hiện đại rộng lớn. Không gian ở đây mang tính giả tưởng, đặc trưng thường thấy đó là bối cảnh vũ trụ bao la cùng những hành tinh xa lạ hoặc trái đất trong một tương lai xa xôi. - Không gian truyện tranh có tính thể thao – nghệ thuật. Đây là kiểu không gian công cộng hoặc không gian trình diễn sân khấu. Các bối cảnh đặc trưng của nó là sân vận động, các sàn đấu và các buổi biểu diễn. Tính chất xuyên suốt của dạng không gian này là luôn luôn chuyển động. - Không gian truyện tranh có tính văn hoá – xã hội. Đây là những không gian cụ thể, xác định nên một số mối quan hệ cơ bản nào đó của nhân vật như gia đình, nhà trường, công ty. Không gian của tiểu loại này thường bao quát song lại tập trung nhấn mạnh vào một số điểm nhất định nhằm nêu bật các mối quan hệ xã hội. - Không gian truyện tranh có tính tình cảm – tâm lý. Đây là kiểu không gian hẹp mang tính chất riêng tư, đi sâu vào không gian đời tư và suy ngẫm về nhân tình thế thái của nhân vật. Dạng phổ biến nhất của không gian này là sự chi phối của yếu tố tâm lý trong việc thể hiện không gian nghệ thuật. 3.3. Thời gian nghệ thuật trong truyện tranh Thời gian trong truyện tranh không được thể hiện bằng ngôn ngữ thông thường mà nó được trân trọng giao cho hệ thống kí hiệu hình vẽ. Đây là một thế mạnh hết sức đặc biệt của truyện tranh, bởi nó đem lại một khả năng vô biên trong việc tạo ra những dòng chảy thời gian nghệ thuật. Chỉ cần vẽ một vài tia song song buông xuống phía trước mặt nhân vật thì ta đã hiểu đó là ban ngày, và chỉ cần tô đen khung tranh thì ta sẽ hiểu lúc này đang là ban đêm. Chỉ cần vẽ bốn khung tranh với bốn trạng thái của cây cỏ theo tuần tự: đâm chồi - nở hoa - vàng lá và trụi lá là chúng ta đã hiểu được đó là bốn mùa xuân – hạ – thu – đông trong một năm đã lần lượt trôi qua. Tất cả quãng thời gian ấy, tuyệt nhiên không cần dùng đến một câu trần thuật hoặc miêu tả nào mà vẫn chuyển tải được không chỉ thông tin về thời gian mà còn tạo ra cả cảm xúc về thời gian nữa. Một trong những đặc điểm nổi bật về vấn đề thời gian trong truyện tranh, đó là tính phiếm định về niên đại cụ thể trong tác phẩm. Chỉ trừ một số bộ truyện tranh về đề tài lịch sử có niên đại chính xác, còn lại đa phần thời gian trong truyện tranh chỉ là sự giả định vào một khoảng thời đại chung chung nào đó. Dựa trên quan điểm của G. Gnette về thời gian trần thuật, chúng ta có thể áp dụng vào việc phân tích, làm nổi rõ thời gian nghệ thuật của truyện tranh như sau. 63KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 12 - 3/2018 VĂN HÓA - VĂN HỌC v Trước hết, phương thức Ellipsis (tỉnh lược: rút ngọn thời gian so với thực tế) và phương thức Summany (lược thuật: lược kể trong một câu chuyện ngắn một thời gian dài) tỏ ra chiếm ưu thế trong các truyện về giao đấu (loại1), khoa học viễn tưởng (loại 5), thể thao – nghệ thuật (loại 6), lịch sử (loại 4). Do những đề tài này chiếm ưu thế về số lượng trong thế giới truyện tranh, nên chúng ta cũng có thể xem thời gian trong truyện tranh tuân theo hai quy tắc cơ bản là Ellipsis và Summany. Tiếp đó, phương thức Scence (cảnh tượng: diễn biến thời gian như thời gian thực tế) và phương thức Pause (dừng lại: diễn biến thời gian bị ngưng đọng) chỉ phổ biến ở các đề tài phiêu lưu trinh thám (loại 3), tình cảm – xã hội (loại 8). Đây cũng chính là hai phương thức thứ yếu chi phối thời gian nghệ thuật trong truyện tranh. Xem xét vấn đề thời gian được trần thuật trong truyện tranh, chú