Khung đánh giá chính sách thúc đẩy khởi nghiệp

Phần đầu của bài báo dành cho nội dung nhận diện đặc thù của khởi nghiệp (startup) và vai trò của chính sách trong hệ sinh thái startup. Để đáp ứng yêu cầu phát triển lành mạnh của hệ sinh thái startup và mục tiêu thành công của startup, các chính sách liên quan đến hoạt động startup cần được thường xuyên đánh giá, nhằm thẩm định chính sách, hoặc rà soát hiệu quả của chính sách trong quá trình thực thi. Nội dung chủ yếu tiếp theo của bài báo là đề xuất của tác giả về một Khung đánh giá chính sách thúc đẩy startup, từ tổng quát đến chi tiết. Những thành phần cốt lõi của Khung gồm: (i) Bộ tiêu chí đánh giá cấu thành bởi 5 nhóm tiêu chí, từ khích lệ tinh thần sáng tạo, tinh thần kinh thương; kết nối trong hệ sinh thái startup;., đến hỗ trợ startup hội nhập thị trường quốc tế; (ii) Hệ thống chính sách liên quan đến startup cần đánh giá, từ giáo dục và đào tạo; nghiên cứu khoa học; thương mại hóa kết quả nghiên cứu; đến văn hóa startup; ươm tạo; tài chính;.; (iii) Hệ thống các chỉ báo cụ thể, có thể đo lường được, như: số lượng vườn ươm; số lượng startup được ươm tạo thành công; các loại vốn startup có thể tiếp cận;. Cuối phần này là hai mô hình đánh giá nhanh chính sách thúc đẩy startup cũng được đề xuất, có thể tham khảo áp dụng vào thực tiễn Việt Nam.

pdf18 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khung đánh giá chính sách thúc đẩy khởi nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JSTPM Tập 9, Số 1, 2020 17 KHUNG ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY KHỞI NGHIỆP Hoàng Thị Hải Yến1 Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQGHN Tóm tắt: Phần đầu của bài báo dành cho nội dung nhận diện đặc thù của khởi nghiệp (startup) và vai trò của chính sách trong hệ sinh thái startup. Để đáp ứng yêu cầu phát triển lành mạnh của hệ sinh thái startup và mục tiêu thành công của startup, các chính sách liên quan đến hoạt động startup cần được thường xuyên đánh giá, nhằm thẩm định chính sách, hoặc rà soát hiệu quả của chính sách trong quá trình thực thi. Nội dung chủ yếu tiếp theo của bài báo là đề xuất của tác giả về một Khung đánh giá chính sách thúc đẩy startup, từ tổng quát đến chi tiết. Những thành phần cốt lõi của Khung gồm: (i) Bộ tiêu chí đánh giá cấu thành bởi 5 nhóm tiêu chí, từ khích lệ tinh thần sáng tạo, tinh thần kinh thương; kết nối trong hệ sinh thái startup;..., đến hỗ trợ startup hội nhập thị trường quốc tế; (ii) Hệ thống chính sách liên quan đến startup cần đánh giá, từ giáo dục và đào tạo; nghiên cứu khoa học; thương mại hóa kết quả nghiên cứu; đến văn hóa startup; ươm tạo; tài chính;...; (iii) Hệ thống các chỉ báo cụ thể, có thể đo lường được, như: số lượng vườn ươm; số lượng startup được ươm tạo thành công; các loại vốn startup có thể tiếp cận;... Cuối phần này là hai mô hình đánh giá nhanh chính sách thúc đẩy startup cũng được đề xuất, có thể tham khảo áp dụng vào thực tiễn Việt Nam. Từ khóa: Khởi nghiệp; Chính sách thúc đẩy khởi nghiệp; Đánh giá chính sách; Khung đánh giá chính sách. Mã số: 20020501 1. Đặc thù của khởi nghiệp (startup) và vai trò của chính sách 1.1. Startup - đặc thù sáng tạo và dựa trên công nghệ Các startup có đặc thù là hướng đến việc tạo ra lợi nhuận từ những hoạt động sáng tạo. Bollinger, Hope và Utterback (1983) cũng nhấn mạnh mục đích lớn nhất của việc thành lập nên tổ chức/doanh nghiệp mới này là để khai thác một ý tưởng sáng tạo. Một đặc điểm cốt lõi của startup là sáng tạo, nghĩa là không làm ra một sản phẩm mà ai đó đã biết, như việc thực hiện quy trình tuần tự từ 1 đến 2, 3,..., n. Thách thức ở đây là phải tạo ra cái mới, tạo ra khác biệt, kiểu “nhảy vọt”, từ 0 tới 1 (Peter Thiel, Blake Masters, 2014). Vì vậy, với đặc điểm tất yếu của sáng tạo, mô hình kinh doanh này luôn tiềm tàng các rủi ro hay nói cách khác là thành công không 1 Liên hệ tác giả: yenvict@gmail.com 18 Khung đánh giá chính sách thúc đẩy khởi nghiệp chắc chắn, nhưng khi thành công sẽ đem lại lợi nhuận to lớn (Eric Ries, 2011). Các nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng, các startup dựa trên công nghệ phát triển nhanh hơn và tạo nhiều thành công hơn các startup không dựa trên công nghệ (Innovation Helpdesk. 2003). Hoạt động của startup thường liên quan đến công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và vì qua mạng Internet nên có tính không biên giới. Đây là một xu hướng mang tính toàn cầu, đang diễn ra với tốc độ nhanh và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Về bản chất, startup là một dạng kinh doanh tri thức (Hoàng Thị Hải Yến, 2017a), có chức năng trung chuyển ý tưởng sáng tạo tới thị trường, trong đó, ý tưởng thường được hình thành chủ yếu từ giáo dục đại học, nhờ startup, các ý tưởng sáng tạo phát triển trong các giai đoạn khác nhau để hướng tới các doanh nghiệp lớn. 1.2. Hệ sinh thái startup và vai trò của chính sách Với cách tiếp cận sinh học hệ thống cần nhìn nhận startup như một cơ thể sống và startup chỉ sống khỏe nếu có được các nền tảng tốt và một môi trường sống tốt - đó chính là Hệ sinh thái khởi nghiệp. Nói cách khác, hệ sinh thái khởi nghiệp chính là một dạng nguồn lực (nguồn lực liên kết) vô cùng quan trọng. Trong hệ sinh thái đó, các startup đóng vai trò trung tâm, dẫn dắt và lãnh đạo và các bên liên quan khác đóng vai trò hỗ trợ, bao gồm nhưng không giới hạn, các tổ chức hỗ trợ, các tổ chức tài trợ vốn, các doanh nghiệp lớn, các trường đại học/viện nghiên cứu, các nhà cung cấp dịch vụ, có mối quan hệ hữu cơ, cùng tồn tại và phát triển bền vững. Nhà nước có vai trò hỗ trợ, tạo dựng môi trường pháp lý hay gọi đơn giản là “luật chơi” cho hệ sinh thái startup phát triển. Sức mạnh của hệ sinh thái startup tùy thuộc vào sự gắn kết chặt chẽ của các thành phần trong hệ sinh thái. Như vậy, muốn thúc đẩy startup phát triển, điều quan trọng nhất là nhà nước cần đưa ra được các chính sách tạo dựng một hệ sinh thái startup khỏe mạnh và các chính sách đáp ứng đúng nhu cầu của startup. Startup cần thị trường, thể chế và các mạng lưới hỗ trợ để hình thành và mở rộng. Do đó, các nghiên cứu đều thừa nhận rằng chính sách của nhà nước có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của startup. Các chính sách có tác động thúc đẩy phát triển hoặc kìm hãm hoạt động startup. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chính quyền hợp tác với khu vực tư nhân có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập môi trường phù hợp cho sự đổi mới và tinh thần kinh thương, tạo lập một hệ sinh thái startup lành mạnh. Chính sách công có thể hỗ trợ startup cả trực tiếp và gián tiếp, từ các chính sách trực tiếp hỗ trợ việc thành lập và tăng trưởng startup, đến các JSTPM Tập 9, Số 1, 2020 19 chính sách gián tiếp liên quan đến khoa học, công nghệ và đổi mới, giáo dục, phát triển sản xuất, cơ sở hạ tầng vật chất và kỹ thuật số... (OECD, 2016). Nguồn: Tác giả tổng hợp Hình 1. Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu về startups Một công trình của Trung tâm Nghiên cứu Thương mại quốc tế về Công nghệ, Viện Ngoại thương Ấn Độ (2007) chỉ ra rằng, các chính phủ cần có các chiến lược thích hợp hỗ trợ lâu dài cho sự tồn tại của startup, vì loại hình doanh nghiệp này có thể nhanh chóng bị phá sản bởi “quá trình đổi mới tri thức và tỷ lệ lỗi thời của các công nghệ gia tăng nhanh chóng, điều đó dẫn đến tỷ lệ các startup bị phá sản cũng gia tăng”2. Các chính sách khuyến khích tạo lập hình thức mới trong hợp tác giữa khu vực nhà nước, khu vực tư nhân và khu vực học thuật có vai trò quan trọng, tạo ra môi trường liên kết mạnh cho các cơ hội đối với các startup. Như vậy, muốn thúc đẩy startup, các chính sách của chính phủ cần xuất phát từ động cơ hoạt động của nhóm này và định hướng hoạt động của họ. Điều này có thể được giải mã thông qua việc xem xét nhu cầu của startup và các yếu tố tác động tới hoạt động này gồm: khoa học, công nghệ và đổi mới, và môi trường tồn tại của chúng phải đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa. Có thể thấy được cơ chế tác động giữa những yếu tố này dẫn tới các yêu cầu của chính sách thông qua sơ đồ sau: 2 Theo thống kê, ở Mỹ chỉ có khoảng 50% số startup tồn tại trên 4 năm và gần 60% các startup dựa trên công nghệ cao bị phá sản. 20 Khung đánh giá chính sách thúc đẩy khởi nghiệp CHÍNH SÁCH - Khoa học & Giáo dục - Tài chính - Thị trường -. Khoa học Công nghệ Hội nhập quốc tế Hệ sinh thái KN STARTUP Khả năng hội nhập quốc tế Thị trường Tinh thần và kỹ năng kinh thương Thông tin Vốn Ý tưởng sáng tạo Dịch vụ, hỗ trợ Việc làm mới Các lợi nhuận mới Các thu nhập mới Sự phát triển của nền kinh tế Nguồn: Tác giả tổng hợp Hình 2. Cơ chế tác động của chính sách tới startup 2. Đánh giá chính sách startup - khung đánh giá tổng quát 2.1. Chu trình đánh giá chính sách Đánh giá chính sách là xem xét chính sách từ nhiều góc độ khác nhau, phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của chính sách để phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau. Hoạt động đánh giá chính sách được xem là công việc thường xuyên của nhà quản lý để biết được những biến động xã hội liên quan các tác động của chính sách, thái độ của cộng đồng trước một chính sách và cuối cùng là để biết được khi nào cần điều chỉnh chính sách, thậm chí phải thay đổi hoàn toàn một chính sách (Vũ Cao Đàm, Trịnh Ngọc Thạch, Đào Thanh Trường, 2017, tr 93). Một nghiên cứu của Goran Forbici3 đã đề cập tới đánh giá chính sách theo chu trình hoạt động của chính sách gồm: Đầu vào (chủ trương); Quá trình (lập chính sách); Đầu ra (thực hiện chính sách); Hiệu quả; Tác động (tới xã hội). Theo chu trình này, việc đánh giá chính sách bao gồm 2 dạng chính: Đánh giá kế hoạch (quá trình từ chủ trương đến tạo lập chính sách) và đánh giá thực hiện (đánh giá kết quả, hiệu quả và tác động). Trong đánh giá tác động của chính sách, thường dùng một số phương pháp như: Phương pháp chuyên gia, lấy ý kiến đánh giá (thường cho điểm số) của những người am hiểu và có trình độ chuyên môn về nghiên cứu chính sách; Phương pháp có sự tham gia, trao đổi với các nhóm dân cư, các nhóm hưởng lợi hoặc chịu tác động tiêu cực từ chính sách. 3 wwww.reach-energy.eu JSTPM Tập 9, Số 1, 2020 21 Hai thời điểm quan trọng mà khi đánh giá chính sách thường quan tâm là: đánh giá trước khi ban hành chính sách (ex ante) và đánh giá sau khi chính sách đã ban hành, đang được thực hiện (ex post). Trong đó, đánh giá chính sách trước khi ban hành (còn gọi là thẩm định chính sách) nhằm phân tích, dự báo những tác động có thể có của chính sách sắp được ban hành, làm cơ sở để các nhà hoạch định chính sách lựa chọn phương án tối ưu trong nội dung chính sách; đánh giá chính sách sau ban hành (rà soát) nhằm xem xét các tác động do nội dung hoặc việc thực thi chính sách đã tạo ra, làm cơ sở để chỉnh sửa, hoàn thiện hoặc bãi bỏ chính sách. 2.2. Khung đánh giá chính sách tổng quát - Bộ tiêu chí đánh giá Khi đánh giá một đối tượng như chính sách, luôn đòi hỏi một khung đánh giá mà trong đó thể hiện thiết kế của đánh giá, dựa trên mô hình logic của sự can thiệp và quyết định về mục tiêu đánh giá, nhằm phân tích các dữ liệu và trình bày các kết quả đánh giá (HM Treasury, 2011, tr 53). Một thành phần quan trọng trong khung đánh giá là bộ tiêu chí đánh giá, gồm các nhóm tiêu chí và các chỉ báo/chỉ số cụ thể được sử dụng để đo lường hiệu quả của những tác động do chính sách tạo ra. Trong đó, tiêu chí đánh giá là các chuẩn mực để các chuyên gia dựa vào đó phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án chính sách khác nhau. Theo Milan Zeleny (1982), tiêu chí là thước đo, là các quy tắc và các chuẩn mực do các nhà phân tích, các nhà quản lý đặt ra trong từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt được mục tiêu của chính sách. Bộ tiêu chí đánh giá thường dựa vào bản chất của đối tượng được đánh giá. Bảng 1. Khung đánh giá tổng quát chính sách X Nhóm tiêu chí đánh giá Loại chính sách liên quan được xem xét Mục tiêu của chính sách liên quan được đo lường Một số chỉ báo quan trọng Nhóm tiêu chí 1 Chính sách A Mục tiêu 1 - Chỉ báo 1 - Chỉ báo 2 - ... Mục tiêu 2 - Chỉ báo 1 - Chỉ báo 2 - .. ........ - Chỉ báo 1 - Chỉ báo 2 -.... Chính sách B Mục tiêu 1 - Chỉ báo 1 - Chỉ báo 2 -.... 22 Khung đánh giá chính sách thúc đẩy khởi nghiệp Nhóm tiêu chí đánh giá Loại chính sách liên quan được xem xét Mục tiêu của chính sách liên quan được đo lường Một số chỉ báo quan trọng Mục tiêu 2 - Chỉ báo 1 - Chỉ báo 2 -.... ......... Nhóm tiêu chí 2 Chính sách E ......... ......... Nguồn: Tác giả tổng hợp Như vậy, một cách tổng quát, khung đánh giá chính sách về một lĩnh vực X nào đó có thể mô tả như một ma trận, trong đó hàng là các nhóm tiêu chí đánh giá, còn cột bao gồm: Những chính sách liên quan cần xem xét (A; B; E;...) tùy thuộc vào từng nhóm tiêu chí; Mục tiêu được đo lường của chính sách xem xét; Một số chỉ báo quan trọng cần đo lường theo các chính sách liên quan (Bảng 1). Trong phần 3 tiếp theo, dựa trên khung đánh giá chính sách tổng quát đề xuất trên đây, tác giả đề xuất tiếp Khung đánh giá chi tiết hệ thống chính sách thúc đẩy startup và một vài cách thức áp dụng để có thể đánh giá nhanh đối với một số chính sách liên quan đến hoạt động startup ở Việt Nam. 2.3. Khung đánh giá hoạt động startup từ các nghiên cứu quốc tế Cho đến nay, trong các nghiên cứu quốc tế, việc đánh giá chính sách thúc đẩy startup được lồng ghép vào khung đánh giá hoạt động startup theo 2 lĩnh vực: (i) Đánh giá hệ sinh thái startup; và (ii) Đánh giá môi trường kinh doanh. Về đánh giá hệ sinh thái startup, tổ chức nghiên cứu quốc tế Startup Genome chuyên cung cấp các đánh giá về hệ sinh thái startup. Báo cáo khoa học thường niên về “Hệ sinh thái startup toàn cầu” là một ấn phẩm quan trọng của nhóm nghiên cứu này. Mô hình đánh giá sự thành công của hệ sinh thái startup trong các nghiên cứu của Startup Genome dựa trên 2 nhóm tiêu chí chính4: (i) Nhóm tiêu chí phản ánh các yếu tố bên trong, bao gồm: tham vọng, chiến lược toàn cầu, khả năng làm việc nhóm của các nhà sáng lập; và (ii) nhóm tiêu chí phản ánh các yếu tố bên ngoài, bao gồm: các nguồn lực (đầu tư, tài năng, khả năng thu hút), tiếp cận thị trường, kinh nghiệm startup, kết nối toàn cầu, sự tham gia của các doanh nghiệp lớn. 4 Startup Genome (2017), tr.27 JSTPM Tập 9, Số 1, 2020 23 Về đánh giá môi trường kinh doanh: Nghiên cứu về “Thúc đẩy tinh thần kinh thương toàn cầu”, gọi tắt là GEM (Global Entrepreneurship Monitor) bắt đầu triển khai từ năm 1999. Đến nay, GEM đã được thực hiện trên 100 nước và trở thành nghiên cứu có quy mô lớn nhất về tinh thần kinh thương trên toàn cầu, nhằm mô tả và phân tích các quá trình kinh doanh trong phạm vi rộng của các nước. Trong báo cáo thường niên của GEM có công bố Chỉ số startup toàn cầu, trong đó, các tiêu chí đánh giá chất lượng thúc đẩy tinh thần kinh thương, tăng trưởng kinh tế và đổi mới, được dựa trên giá trị điểm số trung bình từ đánh giá của các chuyên gia, sử dụng thang đo Likert từ 1 (rất thiếu) đến 9 (rất đủ), cho các tiêu chí sau5: (i) Tài chính cho kinh doanh; (ii) Chính sách hỗ trợ của chính phủ; (iii) Chính sách thuế; (iv) Các chương trình hỗ trợ doanh nhân của chính phủ; (v) Học vấn của doanh nhân; (vi) Chuyển giao công nghệ; (vii) Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh; (viii) Độ mở của thị trường nội địa; (ix) Tính năng động của thị trường nội địa; (x) Cơ sở hạ tầng; (xi) Văn hóa và chuẩn mực xã hội. 3. Đề xuất khung đánh giá chi tiết chính sách thúc đẩy startup 3.1. Hiện trạng đánh giá hoạt động startup ở Việt Nam 3.1.1. Đánh giá định tính - Một số nhận xét tổng quát Nhìn chung, hoạt động startup ở Việt Nam còn ở giai đoạn sơ khai, đang gặp nhiều khó khăn, cách đi của các startup còn lúng túng6. Một số vấn đề cần quan tâm như chất lượng, định hướng và tầm nhìn. Trong đó, quan trọng là yếu tố về tầm nhìn toàn cầu và ý tưởng nắm bắt được xu thế đổi mới sáng tạo dựa trên công nghệ. Chất lượng đang là một trong những điểm yếu của cộng đồng startup Việt Nam hiện nay7. Sự kết nối lỏng lẻo giữa đại học và thị trường là một nguyên nhân làm thiếu đi sự tiếp xúc của đại học với thực tiễn thị trường và kinh doanh. Vì vậy, giảng viên đại học bị hạn chế trong việc truyền cảm hứng để sinh viên hoạt động startup và hỗ trợ kết nối các nguồn lực giúp các ý tưởng kinh doanh trong sinh viên có thể phát triển vươn xa8. Đối với các viện nghiên cứu, các học viện cũng tồn tại tình trạng tương tự. 5 GEM (2017/2018), tr.21 6 Chu Thanh Hà, Chủ tịch FPT Telecom, Diễn đàn Kinh tế Tư nhân (VPSF) Đối thoại về chủ đề Kinh tế số, Hà Nội, 03/6/2016. 7 Đây là nhận định của ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Viện trưởng Viện CN phần mềm và Nội dung số trong cuộc trao đổi với Viettimes, <https://viettimes.vn/chat-luong-la-diem-yeu-cua-cong-dong-khoi-nghiep-viet-nam- 91900.html>. 8 “Trường đại học - Trung tâm của khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo”, 21/02/ 2017, < trung-tam-cua-khoi-nghiep-va-doi-moi-sang-tao/>. 24 Khung đánh giá chính sách thúc đẩy khởi nghiệp Đến nay ở Việt Nam, việc đánh giá các hoạt động startup đa số theo hướng phân tích định tính, hoặc dưới dạng báo cáo tổng kết các hoạt động starup, nhằm đưa ra các kết luận, trong đó, chú ý nêu các bất cập, đặc biệt là trong hỗ trợ nguồn lực tài chính cho starup. Việc đánh giá chính sách thúc đẩy startup mới chỉ dừng lại ở đánh giá các hoạt động của nó, chưa quan tâm sâu vào môi trường và hệ sinh thái của nó. 3.1.2. Đánh giá định lượng - triển khai nghiên cứu GEM Việc đánh giá hoạt động starup theo hướng định lượng đã bắt đầu được quan tâm thông qua các đánh giá hệ sinh thái starup và đánh giá môi trường kinh doanh. Từ năm 2013, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là đại diện cho Việt Nam tham gia nghiên cứu GEM toàn cầu và triển khai nghiên cứu GEM ở Việt Nam thường niên. Các báo cáo GEM Việt Nam đưa ra khung phân tích điều kiện phát triển kinh doanh ở Việt Nam có so sánh với các quốc gia khác. Báo cáo cũng đánh giá Chỉ số startup Việt Nam với thang điểm Likert (1-9) theo các tiêu chí do GEM quốc tế đưa ra. Nghiên cứu của VCCI (VCCI, 2017) đã thống kê và nhận diện các điểm bất cập, nhằm thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển hệ sinh thái startup ở Việt Nam. Cũng có nghiên cứu đưa ra khung đánh giá chính sách thúc đẩy tinh thần kinh thương/tinh thần doanh nhân (Nadim Ahmad và Anders Hoffman, 2017). Trong đó, chính sách được xem là các yếu tố quyết định việc thể hiện hiệu suất kinh doanh và tạo ra các tác động đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, đến nay, việc đánh giá chính sách thúc đẩy startup, đặc biệt là xây dựng một khung đánh giá, bao gồm bộ tiêu chí và các chỉ báo đánh giá, chưa được nghiên cứu về lý thuyết cũng như đề xuất những mô hình đánh giá, nhằm áp dụng vào thực tiễn Việt Nam. 3.2. Khung đánh giá chính sách thúc đẩy startup - Bộ tiêu chí, hệ chính sách liên quan và các chỉ báo 3.2.1. Bộ tiêu chí đánh giá Dựa vào khung đánh giá chính sách tổng quát đã đề xuất trên Bảng 1, trong phần này sẽ đề xuất một Khung đánh giá chi tiết các chính sách thúc đẩy startup. Trong đó, bộ tiêu chí đánh giá được đề xuất gồm 5 nhóm tiêu chí (Hoàng Thị Hải Yến, 2017b, tr72-93), đó là: (1) Nhóm tiêu chí đánh giá chính sách theo khả năng khích lệ tinh thần sáng tạo và tinh thần kinh thương. Nhóm tiêu chí này liên quan đến các chính sách tạo môi trường hình thành đội ngũ nhân lực có tinh thần sáng tạo (đưa ra các ý tưởng sáng tạo, tạo ra các sáng chế) và tinh thần kinh thương (thương mại hóa các ý tưởng sáng tạo/sáng chế để tạo ra đổi mới). JSTPM Tập 9, Số 1, 2020 25 (2) Nhóm tiêu chí đánh giá chính sách về khả năng hỗ trợ startup. Nhóm tiêu chí này liên quan đến các chính sách hỗ trợ về ươm tạo; về tài chính, đặc biệt là các loại hình vốn phi truyền thống như đầu tư mạo hiểm hay đầu tư thiên thần; các ưu đãi thuế;...; hỗ trợ về thông tin: về thị trường, về thông tin KH&CN; các hệ thống hỗ trợ và cung cấp dịch vụ. (3) Nhóm tiêu chí đánh giá chính sách về khả năng kết nối các thành phần trong hệ sinh thái startup. Đó là khả năng tạo điều kiện để hình thành và phát triển các phần tử trong hệ sinh thái startup, thí dụ: tạo cơ hội gặp gỡ, liên kết giữa các phần tử trong hệ sinh thái thông qua việc cung cấp nền tảng pháp lý và hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin. (4) Nhóm tiêu chí đánh giá chính sách về khả năng không tạo ra các rào cản pháp lý và hành chính cho hoạt động startup. Rào cản pháp lý và hành chính thường được đánh giá là yếu tố tác động quan trọng đến quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp satrtup. Chính sách xem xét cần có khả năng tháo gỡ các rào cản này, đặc biệt là không tạo thêm các rào cản mới (về thủ tục thành lập, thoái vốn, tiếp cận các nguồn lực tài chính, hỗ trợ,), nhằm đáp ứng nhu cầu và đặc thù tăng trưởng nhanh của startup. (5) Nhóm tiêu chí đánh giá chính sách về khả năng hỗ trợ startup hội nhập thị trường quốc tế. Chính sách xem xét cần tạo lập và cung cấp các điều kiện thuận lợi để startup đạt mục tiêu toàn cầu hóa của mình. Thí dụ, tạo điều kiện để startup tiếp cận các nguồn lực từ bên ngoài quốc gia, tiếp cận thị trường quốc tế, tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế, cấp phép đối với startup từ nước ngoài,... 3.2.2. Hệ thống các ch