Hậu quả của tội cướp giật tài sản trước hết là những thiệt hại về tài sản, ngoài ra còn có thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc những thiệt hại khác.
Tội cướp giật tài sản là tội phạm nghiêm trọng nên nhà làm luật không quy định mức tài sản bị chiến đoạt nhưng trong trường hợp cướp giật tài sản lớn thì thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, hoặc khoản 4 của Điều 136 tùy theo giá trị tài sản bị chiếm đoạt.
H cướp giật chiếc xe máy của chị A và đem đi bán được 12000.000 đồng nên H không thuộc trường hợp cướp giật tài sản lớn mà chỉ phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 136 BLHS.
6 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khủng hoảng kinh tế hậu quả & cách khắc phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌNH HUỐNG……………………………………………………………..0
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG……………………………………………2
1, Hành vi của A cấu thành tội gì? Tại sao?..............................................2
2, B có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao?...........................4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………… 5
TÌNH HUỐNG
Chị A đi xe máy thăm người quen, dọc đường xe bị chết máy. Đang loay hoay khởi động lại xe thì thấy H đi qua. Chị A nhờ H sửa chữa xe máy. Sau một hồi sửa chữa, H ngồi lên yên, khởi động xe và phóng đi mất. Chị A hô mọi người giữ lại nhưng không được.
H đem xe máy đến nhà B( là người quen của H) gửi và sau đó đem đi bán được 12.000.000 đồng, chia cho B 1,500.000 đồng
Hỏi:
1, Hành vi của H cấu thành tội gì? Tại sao?
2, B có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao?
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1, Hành vi của A cấu thành tội gì? Tại sao?
Hành vi cuả A cấu thành tội cướp giật tài sản quy định tại khoản 1 Điều 136 Bộ Luật Hình Sự. “người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”.
Vì các lý do sau đây:
Thứ nhất, dấu hiệu về chủ thể của tội phạm:
Đối với tội cướp giật tài sản, chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực TNHS. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản quy định tại khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình sự.
Vậy H là người đủ tuổi theo luật định và có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ.
Thứ hai, dấu hiệu về khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội cướp giật tài sản là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.
H đã xâm phạm đến quan hệ tài sản, vì H chỉ cướp giật tài sản là chiếc xe máy của chị A và phóng đi mất chứ không có hành vi làm xâm phạm đến quan hệ nhân thân của chị A.
Thứ ba, dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi phạm tội của tội cướp giật tài sản là hành vi chiếm đoạt. CTTP cướp giật tài sản là người phạm tội có hành vi chiếm đoạt. Chiếm đoạt không còn là mục đích hành động mà là thực hiện thực tế. Có dấu hiệu công khai và nhanh chóng. Làm cho chủ tài sản không có khả năng giữ được tài sản đang quản lý.
Để cướp giật tài sản của chị A thì H đã dùng thủ đoạn gian dối để tiếp cận tài sản. Đó là giả vờ sửa xe cho chị A để tiếp cận xe máy của chị và sau khi ngồi lên được xe máy lợi dụng sự không chú ý và lòng tin của chị A thì lập tức giật tài sản.
Như vậy, trong trường hợp trên A đã nhanh chóng tẩu thoát bằng cách ngồi liên yên và phóng xe đi mất.
Thứ tư, hậu quả:
Hậu quả của tội cướp giật tài sản trước hết là những thiệt hại về tài sản, ngoài ra còn có thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc những thiệt hại khác.
Tội cướp giật tài sản là tội phạm nghiêm trọng nên nhà làm luật không quy định mức tài sản bị chiến đoạt nhưng trong trường hợp cướp giật tài sản lớn thì thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, hoặc khoản 4 của Điều 136 tùy theo giá trị tài sản bị chiếm đoạt.
H cướp giật chiếc xe máy của chị A và đem đi bán được 12000.000 đồng nên H không thuộc trường hợp cướp giật tài sản lớn mà chỉ phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 136 BLHS.
Thứ năm, các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm:
Cũng như đối với tội cướp tài sản, tọi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản … thì tội cướp giật tài sản cũng được thực hiện do cố ý. Mục đích của người pahmj tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản.
Mục đích chiếm đoạt tài sản bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi cướp giật tài sản. Người phạm tội cướp giật tài sản không thể có mục đích chiếm đoạt tài sản trong lúc hoặc sau khi thực hiện hành vi cướp giật tài sản, vì hành vi giật tài sản đã bao hàm cả mục đích chiếm đoạt.
Khi tiếp cận chị A, H đã có ý định muốn chiếm đoạt chiếc xe máy của chị A nên đã gải vờ sửa xe cho chị để thực hiện hành vi cướp giật của mình.
Từ những căn cứ trên ta có thể khẳng định H phạm tội cướp giật tài sản theo khoản 1 Điều 136 BLHS.
2, B có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao?
B phải chịu trách nhiệm Hình sự theo khoản 1 Điều 250 BLHS về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
“ Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản mà biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng,phạt cait tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Vì các lý do sau:
Dấu hiệu pháp lý:
Thứ nhất, khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm phạm đến trật tự công cộng và trật tự công cộng và trật tự pháp luật XHCN.
Thứ hai, mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có chỉ bị coi là tội phạm khi hành vi đó thực hiện mà không có sự thỏa thuận hứa hẹn trước. Mặt khác người phạm tội biết rõ tài sản mình chứa chấp, tiêu thụ là do phạm tội mà có. Và được thể hiện bằng hành nhiều hành vi.
Trong trường hợp trên B biết xe máy mà H mang gửi là tài sản pahmj tội mà có nhưng vẫn cho H gửi xe máy tại nhà mình để che mắt và nhận từ H 1.500.000 đồng tiền bán được từ xe máy.
Thứ ba, mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. B đã đồng ý cho H gửi nhờ xe cướp giật được của chị A.
Như vậy, từ những căn cứ đó ta cso thể kết luậ B phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam , tập 2
2, Bộ Luật Hình sự của nước cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3, BÌnh luận khoa học bộ luật hình sự phần các tội phạm tập II.
4, www.diendanphapluat.vn