Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thế giới có nhiều sự kiện quan trọng tác động mạnh mẽ đến sự chuyển biến của cách mạng Việt Nam.
Thời gian này, hầu hết các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn cao hơn của nó, đó là chủ nghĩa đế quốc. Vì vậy nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân công ngày càng trở nên bức thiết. Do đó, chúng đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa sang các nước phương Đông. Công việc “săn tìm” thuộc địa lúc bấy giờ không còn là công việc của giai cấp tư sản hay võ quan hiếu chiến nữa mà đã trở thành đường lối chung của nhà nước tư sản. Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo xâm lược thuộc địa của các nước đế quốc.
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX còn có một số biến cố lớn ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc vận động cách mạng và đấu tranh tư tưởng ở Việt Nam. Đặc biệt là phong trào Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868, và cuộc vận động biến pháp ở Trung Quốc dẫn đến cách mạng Tân Hợi năm 1911.
Nhật Bản trước khi cải cách Minh Trị là một nước phong kiến quân chủ “bế quan tỏa cảng” như Việt Nam. Bước sang thế kỉ XVIII, sự phát triển nội tại của Nhật Bản đã làm cho những mầm mống chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng. Đó là những hải cảng, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều ở thành thị, kinh tế hàng hóa phát triển. Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc thế giới quý tộc hạng trung và hạng nhỏ, không có ruộng đất chỉ phục vụ các Đaimiô bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy giảm, lương bổng thất thường, đời sống khó khăn, nhiều người đã ra khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công, dần dần tư sản hoá. Họ có thế lực về kinh tế nhưng không có quyền lực về chính trị, địa vị xã hội tương xứng. Vì vậy tầng lớp này trở thành lực lượng đấu tranh mạnh mẽ chống chế độ phong kiến lỗi thời.
61 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 9973 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khuynh hướng dân chủ và những phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu 02
Phần nội dung
I. Quá trình hình thành khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam 04
I.1. Hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 04
1.1. Tác động của hoàn cảnh quốc tế đến Việt Nam 04
1.2. Tình hình trong nước 07
I.2. Sự du nhập của khuynh hướng dân chủ tư sản vào Việt Nam 14
2.1. Nguồn gốc của tư tưởng dân chủ tư sản 14
2.2. Các con đường du nhập vào Việt Nam 15
2.3. Cơ sở hình thành khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam 17
II. Những phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ ... 21
II.1. Phong trào đấu tranh trước chiến tranh thế giới thứ nhất 21
1.1. Điều kiện ra đời của phong trào 21
1.2. Các phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ … 23
1.3. Đặc điểm của các phong trào … 35
II.2. Phong trào cách mạng sau chiến tranh thế giới thứ nhất 37
2.1. Điều kiện ra đời và phát triển của các phong trào 37
2.2. Nội dung của các phong trào yêu nước dân chủ sau chiến tranh … 42
2.2.a. Phong trào ở nước ngoài
2.2.b. Phong trào đấu tranh trong nước
2.3. Đặc điểm của các phong trào dân chủ sau chiến tranh thế giới … 49
II.4. Nguyên nhân thất bại của các phong trào theo khuynh… 50
II.5. Vị trí của khuynh hướng dân chủ tư sản trong cuộc … 55
Kết Luận 58
Tài liệu tham khảo 60
PHẦN MỞ ĐẦU
Nghiên cứu lịch sử Việt Nam trong giai đoạn cận đại, một trong những vấn đề quan trọng là việc nhìn nhận, đánh giá vị trí và vai trò của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Sự tồn tại của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam nằm trong quy luật vận động của lịch sử. Nó tồn tại là tất yếu và sự thất bại của nó là do đặc điểm lịch sử, đặc điểm xã hội Việt Nam quy định. Tất cả đều chịu sự chi phối của quy luật vận động phát triển và có kế thừa, không thể phủ định sạch trơn. Bên cạnh mặt hạn chế hẳn còn những mặt tích cực khác. Do đó, khi nhận định khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam nên có sự đánh giá khách quan, có tính đến hoàn cảnh cụ thể và phải đặt nó trong tính biện chứng lịch sử.
Cũng như bên cạnh sự thất bại, không đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi cuối cùng nhưng cũng không vì thế mà phủ nhận vai trò tích cực, tính tiến bộ của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong phong trào giải phóng dân tộc. Vì nó đặt cơ sở xã hội cho sự tiếp thu tư tưởng mới-tư tưởng vô sản tiếp thu từ chủ nghĩa Mác-Lênin, một tư tưởng tiến bộ của thời đại để thay đổi vận mệnh đất nước. Nhờ có sự tồn tại khuynh hướng dân chủ tư sản mới chuẩn bị được tiền đề cho sự vận động sang một khuynh hướng mới, khuynh hướng vô sản. Dân chủ bấy giờ được xác định là một trong hai nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.
Trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, dân chủ càng được xem là mục tiêu, là động lực cho sự công bằng, đoàn kết tạo nên sức mạnh dân tộc, thành công cho công cuộc đổi mới. Tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân, vì dân muốn thực hiện được nhất định phải chú ý đến vấn đề dân chủ. Điều đó cũng có nghĩa là một tiềm năng kinh tế hôm nay, một môi trường chính trị ổn định hôm nay là thành quả của sự kế thừa, phát triển tư tưởng dân chủ trong khuynh hướng dân chủ tư sản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến trước năm 1930, có nhiều phong trào đấu tranh chống Pháp nổ ra mang khuynh hướng dân chủ tư sản biểu hiện dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Các phong trào diễn ra sôi nổi thể hiện sự khao khát giải phóng dân tộc thay đổi số phận hiện tại của đất nước. Đồng thời là sự biểu hiện cụ thể của tinh thần yêu nước Việt Nam.
Hiện nay, các thế lực thù địch vẫn nuôi dưỡng âm mưu chống phá hòng tiêu diệt chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta. Do đó, vấn đề khẳng định, phát huy chủ nghĩa yêu nước hơn bao giờ hết càng giữ một vị trí quan trọng.
Tìm hiểu khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta để thấy sự chuyển biến của con đường giải phóng dân tộc, thấy được sự hy sinh, đóng góp của các bậc tiền bối trong quá trình mày mò tìm giải pháp cứu nước. Đó là một chặng đường dài để thấy rằng giá trị của nền độc lập hôm nay cao quý biết nhường nào, góp phần thức tỉnh ý thức dân tộc, dân chủ trong việc góp công giữ gìn độc lập, phát huy những thành tựu đã dày công đạt được.
PHẦN NỘI DUNG
I. Quá trình hình thành khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam
I.1. Hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
1.1. Tác động của hoàn cảnh quốc tế đến Việt Nam
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thế giới có nhiều sự kiện quan trọng tác động mạnh mẽ đến sự chuyển biến của cách mạng Việt Nam.
Thời gian này, hầu hết các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn cao hơn của nó, đó là chủ nghĩa đế quốc. Vì vậy nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân công ngày càng trở nên bức thiết. Do đó, chúng đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa sang các nước phương Đông. Công việc “săn tìm” thuộc địa lúc bấy giờ không còn là công việc của giai cấp tư sản hay võ quan hiếu chiến nữa mà đã trở thành đường lối chung của nhà nước tư sản. Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo xâm lược thuộc địa của các nước đế quốc.
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX còn có một số biến cố lớn ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc vận động cách mạng và đấu tranh tư tưởng ở Việt Nam. Đặc biệt là phong trào Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868, và cuộc vận động biến pháp ở Trung Quốc dẫn đến cách mạng Tân Hợi năm 1911.
Nhật Bản trước khi cải cách Minh Trị là một nước phong kiến quân chủ “bế quan tỏa cảng” như Việt Nam. Bước sang thế kỉ XVIII, sự phát triển nội tại của Nhật Bản đã làm cho những mầm mống chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng. Đó là những hải cảng, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều ở thành thị, kinh tế hàng hóa phát triển. Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc thế giới quý tộc hạng trung và hạng nhỏ, không có ruộng đất chỉ phục vụ các Đaimiô bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy giảm, lương bổng thất thường, đời sống khó khăn, nhiều người đã ra khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công,… dần dần tư sản hoá. Họ có thế lực về kinh tế nhưng không có quyền lực về chính trị, địa vị xã hội tương xứng. Vì vậy tầng lớp này trở thành lực lượng đấu tranh mạnh mẽ chống chế độ phong kiến lỗi thời.
Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, đồng thời nhu cầu thị trường đòi hỏi ban đầu là xâm nhập vào các nước khác, đặc biệt là những nước phong kiến lạc hậu. Chính vì thế, Nhật Bản bị các nước phương Tây đòi mở cửa. Nhật Bản đến giữa thế kỉ XIX đã lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, với mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa và quan hệ sản xuất phong kiến, giờ đây đứng trước sự lựa chọn: hoặc duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc sâu xé; hoặc tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây. Cuối cùng, nhờ có một số nhà lãnh đạo thức thời sớm tỉnh ngộ trước họa xâm lăng, đã chiến thắng các lực lượng bảo thủ trong nước, theo hướng tư bản chủ nghĩa, mặc dù còn nhiều tàn tích phong kiến. Nhờ có duy tân, đổi mới, Nhật đã trở thành nước độc lập, không những thế mà còn sớm cường thịnh và có chính sách bành trướng thực dân.
Trong thời gian này, Việt Nam đang lúng túng trước cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp. Đặc biệt, khi phong trào Cần Vương thất bại (1896), những người Việt Nam yêu nước đang lo tìm con đường cứu nước mới thì chiến tranh Nga-Nhật nổ ra. Nhật đại thắng, sự kiện này vang dội khắp năm châu, tác động mạnh mẽ đến các nhà yêu nước Việt Nam cũng như nhiều nhà yêu nước khác trong khu vực Châu Á. Họ bỏ qua bản chất đế quốc của Nhật chỉ chú ý đến việc một cường quốc da vàng đánh bại một cường quốc da trắng. Chỉ những điều đó thôi, Nhật cũng đã được tôn làm anh cả, làm đầu đàn cho Châu Á vùng lên. Nhật Bản được xem là vị cứu tinh của dân tộc da vàng. Xu hướng thân Nhật đã phát triển ở nhiều nước châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam,… Bằng chứng là khi sang Nhật, Phan Bội Châu đã gặp Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu cũng đang hoạt động ở đây.
Bên cạnh sự tác động của Nhật Bản thì những sự kiện ở Trung Quốc lúc bấy giờ cũng tác động tới cách mạng Việt Nam.
Sau chiến tranh Trung-Nhật (1895), uy thế của triều đình phong kiến Mãn Thanh xuống thấp. Phong trào đấu tranh của nhân dân lên cao. Nhiều sĩ phu tiến bộ và trí thức tư sản Trung Quốc đã mạnh dạn đòi cải cách. Họ thành lập nhiều học hội, học đường, nhà xuất bản, toà soạn,… truyền bá học thuyết mới mẻ. Tiêu biểu là học hội của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu (ảnh hưởng của tư tưởng quân chủ lập hiến trực tiếp từ Nhật Bản), Hưng Trung hội của phái trí thức Tây học do Tôn Dật Tiên đứng đầu.
Trong khuôn khổ một nước phong kiến thì đề nghị của Lương-Khang, tức cải cách đưa đất nước phát triển nhưng sự thống trị của phong kiến vẫn còn thì dễ dàng chấp nhận hơn. Tháng 6 năm 1897, vua Quang Tự nghe theo Khang Hữu Vi ban bố hiến pháp. Chương trình gồm 11 điểm nhưng bị phái bảo thủ do Thái hậu Từ Hy đứng đầu quyết liệt chống đối. Cuộc vận động cải cách của Trung Quốc bị thất bại. Tuy nhiên những tư tưởng tiến bộ của Lương-Khang đã gây được tiếng vang lớn, ảnh hưởng sâu rộng vào nhân dân, đặc biệt là nhận thức tư tưởng thời đại. Từ đây, những trào lưu tư tưởng của phương Tây dễ dàng thâm nhập vào Trung Quốc, cũng như dễ dàng được tiếp nhận, và bắt đầu tấn công hệ tư tưởng phong kiến quan liêu, hủ bại, mở đường cho tư tưởng dân chủ tư sản phát triển trong xã hội Trung Quốc. Nó thức tỉnh phong trào yêu nước của nhân dân, nâng cao ý thức độc lập dân tộc chống ngoại xâm và ý thức dân chủ chống chuyên chế. Cuộc đấu tranh đó dần phát triển lên cao dẫn đến cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) do Tôn Trung Sơn lãnh đạo, tiến bộ ngay từ chủ trương của Hội “đánh đổ Mãn thanh, khôi phục Trung Hoa, lập chính phủ liên hiệp” trong khi chủ trương trước đó của Lương-Khang là áp dụng các biện pháp duy tân nhưng còn duy trì và cải tiến chế độ phong kiến nhà Thanh.
Đối với nước ta, Trung Quốc là nước láng giềng có ảnh hưởng rất sâu sắc. Trung Quốc không chỉ là nước đồng văn, đồng chủng mà còn là nước cùng cảnh ngộ: chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế, Nho giáo là thiết chế tư tưởng, chính trị-xã hội lâu đời, và lúc bấy giờ đều bị đế quốc xâm lược,… Những biến cố về chính trị, tư tưởng ở Trung Quốc nhanh chóng dội vào Việt Nam theo từng thời kì chuyển biến rõ nét. Điển hình nhất là hoạt động của nhà yêu nước Phan Bội Châu. Lúc Cường học hội của Lương-Khang đang có vai trò mạnh ở Trung Quốc thì ở Việt Nam là hoạt động của Duy Tân hội tôn Ngoại hầu Cường Để lên làm hội trưởng để “thu phục nhân tâm”. Và khi cách mạng Tân Hợi nổ ra thì năm 1912, Duy Tân hội ở Việt Nam cũng giải tán chuyển sang thành lập Việt Nam Quang phục hội với tôn chỉ “đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập cộng hòa dân quốc Việt Nam”.
Trên thế giới lúc bấy giờ còn có một sự kiện mà sự tác động của nó cũng không nhỏ đến cách mạng Việt Nam. Đó là cao trào Châu Á thức tỉnh.
Các nước tư bản phương Tây đi xâm lược vô tình mang theo tư tưởng dân chủ, Tự do-Bình đẳng-Bác ái (thành quả tiến bộ của các cuộc cách mạng tư sản) sang các nước phụ thuộc và thuộc địa. Chính nó là một trong những nguyên nhân lớn thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc, đặc biệt lúc bấy giờ ở Châu Á như: Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Miến Điện,…
Cao trào Châu Á thức tỉnh càng làm cho khao khát giải phóng dân tộc giành độc lập dân tộc trước hết của Việt Nam thêm cháy bỏng. Nó góp phần nâng cao chí quyết tâm trong quá trình chống thực dân, đế quốc.
1.2. Tình hình trong nước
Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền nhưng chế độ phong kiến đã bộc lộ những dấu hiệu của sự khủng hoảng và suy yếu nghiêm trọng. Kinh tế ngày càng sa sút, tài chính khó khăn. Đúng như Nguyễn Tri Phương nhận xét năm 1960 về tình hình Việt Nam, khi thực dân Pháp xâm lược thì nước ta “của đã hết, sức đã thiếu”. Đã thế nhà Nguyễn còn đưa ra một số chủ trương chính sách gây bất lợi cho sự phát triển nền kinh tế. Đường lối đối ngoại sai lầm “bế quan toả cảng” đã khiến cho Việt Nam bị cô lập. Việc hạn chế ngoại thương không xuất phát từ bảo vệ thị trường trong nước mà xuất phát từ ý định ngăn chặn sự xâm nhập của đạo Thiên chúa, cho nên dã dẫn đến chính sách đàn áp giáo sĩ và giáo dân một cách mù quáng. Việc cấm đạo, sát đạo gay gắt càng tạo thêm cớ cho kẻ thù bên ngoài lợi dụng triển khai mưu đồ xâm lược. Các vua kế tiếp nhau càng ra sức củng cố chế độ quân chủ chuyên chế, quyền lực tập trung trong tay vua. Chỗ dựa của nhà nước là giai cấp địa chủ. Ruộng đất tư lúc bấy giờ phát triển mạnh hơn lúc nào hết với 83%, còn lại là 17% là đất công. Chính vì vậy, đời sống của nhân dân ngày càng cực khổ, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nổ ra làm cho đất nước luôn không ổn định. Mười tám năm cai trị của Gia Long (1802-1820) với 73 cuộc khởi nghĩa của nông dân, 7 năm ở ngôi của Thiệu Trị (1940-1947) có 56 cuộc khởi nghĩa của nông dân… Bên cạnh đó, khả năng quốc phòng yếu kém. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc chống xâm lược của các nước đế quốc thực dân.
Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa giữa các nước tư bản phương Tây, cuối cùng tư bản Pháp bám sâu được vào Việt Nam qua hội truyền giáo thừa sai Pari. Đồng thời thông qua các mối quan hệ đã có từ trước cùng với lợi dụng sự suy yếu của chế độ phong kiến Việt Nam, chính phủ Pháp ráo riết xúc tiến thực hiện âm mưu xâm lược.
Triều đình phong kiến Việt Nam vì những toan tính riêng tư bảo vệ quyền lợi giai cấp nên từ chống cự yếu ớt rồi dần chuyển sang chịu chia sẻ quyền lực với Pháp, ngày càng bộc lộ sự bất lực của mình trượt dài qua các hiệp ước nhượng đất Nhâm Tuất (1862), Giáp Tuất (1874). Triều đình thực sự thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Nam Kì, kết hợp với Pháp trong việc chống lại phong trào của nhân dân và sau cùng là hai bản hiệp ước Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884) chấm dứt quá trình xâm lược của Pháp ở Việt Nam.
Như thế từ sau năm 1884, Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Năm 1897, Việt Nam trở thành bộ phận của Liên bang Đông Dương. Thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị Liên bang để tiến hành quá trình khai thác và bóc lột thuộc địa. Các chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) và lần thứ hai (1919-1929) của Pháp chủ yếu phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của chính quốc. Hai cuộc khai thác thuộc địa trước và sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo ra những biến đổi sâu sắc về nhiều mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở Việt Nam.
+ Về chính trị: Thực dân Pháp đặc biệt coi trọng chính sách về chính trị để cai trị thuộc địa vừa chiếm được. Chúng tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước hoàn chỉnh, thống nhất có tính chất chặt chẽ từ trên xuống. Để đảm bảo thu được lợi nhuận thuộc địa tối đa, thực dân Pháp thi hành chính sách chuyên chế về chính trị. Mọi quyền hành đều nằm trong tay Pháp, vua quan triều Nguyễn chỉ là bù nhìn. Chúng cai trị trực tiếp và thẳng tay đàn áp, không cho dân ta một chút quyền tự do dân chủ nào, kể cả chủ nghĩa cải lương cũng không được phép.
“Chia để trị” là chính sách cai trị điển hình của Pháp ở Việt Nam. Mục đích của chúng là làm suy yếu lực lượng dân tộc Việt Nam. Chúng chia cắt nước ta thành 3 xứ với 3 chế độ khác nhau. Nam Kì là xứ thuộc địa do Pháp nắm nên được gọi là chế độ trực trị do một viên Thống đốc của Pháp đứng đầu. Bắc Kì và Trung Kì là 2 xứ bảo hộ vẫn giữ lại chính quyền phong kiến về hình thức. Bắc Kì do Thống sứ đứng đầu, Trung Kì do Khâm sứ đứng đầu, cả hai cũng đều là người Pháp. Người Việt Nam muốn đi lại giữa các kì phải xin giấy phép như ra nước ngoài. Với thủ đoạn này, thực dân Pháp muốn xoá tên Việt Nam, Lào, Campuchia trên bản đồ thế giới, vì bấy giờ chỉ còn là Liên bang Đông Dương, chia rẽ nhân dân thuộc địa với nhân dân Pháp, chia rẽ nhân dân các nước thuộc địa với nhau.
Riêng ở Việt Nam, thực dân Pháp đã phá hoại tính thống nhất dân tộc, dựng nên hàng rào chia cắt về chế độ, kéo theo các cơ quan cai trị riêng biệt, ngăn cản sự giao lưu qua lại, ngăn cản sự phát triển chung, đặc biệt là nhằm phá vỡ khối đoàn kết dân tộc của ta, giảm sức mạnh trong việc chống lại chúng.
Bên cạnh đó, thực dân Pháp còn ra đạo luật về tổ chức quân đội thuộc địa (7/1/1900) bao gồm lính Pháp và lính bản xứ. Quân đội đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của viên Tổng chỉ huy người Pháp. Mục đích là nhằm đàn áp các cuộc khởi nghĩa, canh giữ các nhà tù, đàn áp chống đối, ổn định thuộc địa.
Cùng với quân đội chính quy ngày 30 tháng 6 năm 1915, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập lực lượng cảnh sát đặc biệt. Nhiệm vụ là đảm bảo trật tự, an ninh trong tỉnh, canh giữ các công sở, các tuyến đường giao thông. Để tăng cường đàn áp, ngày 28 tháng 6 năm 1917, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập Sở tình báo và an ninh trung ương (Sở mật thám Đông Dương). Mỗi xứ có một cơ quan mang tên cảnh sát an ninh.
Đi đôi với bộ máy quân sự, cảnh sát to lớn là hệ thống pháp luật khắc nghiệt cùng hệ thống toà án nhà tù dày đặc khắp Việt Nam. Từ huyện, phủ, châu trở lên đều có nhà tù và trại giam.
Như vậy, rõ ràng bộ máy chính quyền của thực dân Pháp được thiết lập trên cơ sở của sự cấu kết chặt chẽ giữa thực dân Pháp với giai cấp phong kiến phản động do thực dân Pháp chi phối nhằm thực hiện chính sách khai thác bóc lột vô cùng tàn bạo của chúng. Nhân dân Đông Dương nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX sống trong cảnh ngột ngạt, không có một quyền tự do dân chủ nào. Hơn nữa, nhân dân còn bị áp bức bóc lột tàn nhẫn vô hạn của chính quyền thuộc địa.
+ Về kinh tế: Các nước đế quốc đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa nhằm thoả mãn nhu cầu phát triển kinh tế và nâng cao nguồn lợi nhuận. Do đó, sau khi hoàn thành xâm lược thuộc địa thì chúng bắt tay ngay vào quá trình khai thác các nguồn lợi ở thuộc địa một cách triệt để.
Việt Nam là một nước giàu tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lí thuận lợi và sẵn nhân công nhưng phương thức sản xuất lạc hậu. Do tư tưởng khép kín, không thức thời nhạy bén tiếp cận thành tựu hiện đại, tiến bộ của phương Tây, nên không thể khai thác hết tiềm năng nội sinh để phát triển đất nước. Vì vậy, để bóc lột tối đa lợi nhuận ở thuộc địa, Pháp đã thi hành một chính sách thực dân rất phản động, bóc lột nặng nề về kinh tế ở nước ta.
Trong chương trình hành động gởi bộ trưởng Bộ thuộc địa (22/3/1897), Đume nêu rõ “xây dựng cho Đông Dương một thiết bị kinh tế to lớn, một hệ thống đường sắt, đường bộ, sông hào, bến cảng những cái cần thiết cho sự khai thác xứ Đông Dương”
Đường bộ được mở rộng đến những khu vực hầm mỏ, đồn điền, và các vùng biên giới quan trọng: trục đường xuyên Đông Dương, đường Sài Gòn-Tây Ninh tới biên giới Campuchia, đường Vinh-Sầm Nứa, Hà Nội-Cao Bằng,… lưu thông một cách xuyên suốt. Tổng số chiều dài xây dựng thời kì này là 20.000 km, cùng với 14.000 km đường dây điện thoại.
Mở mang đường sắt được giới tư bản ưu tiên để phục vụ chuyên chở hàng hoá, nguyên liệu và tạo ra phương tiện để đưa quân đội đến những nơi cần thiết nhằm đàn áp các cuộc khởi nghĩa. Các đường xe lửa lần lượt được hoàn thành Hà Nội-Lạng Sơn (1902), Hà Nội-Vinh (1905), Đà Nẵng-Huế (1906), Sài Gòn-Nha Trang, Hải Phòng-Vân Nam (1910),…Tính đến năm 1912, tổng số chiều dài đường sắt đã xây dựng ở Việt Nam là 2099 km. Tất cả những tuyến đường sắt trừ tuyến Hải Phòng-Vân Nam đều do nhà nước thực dân Pháp thu lãi.
Đường thuỷ cũng được khai thông ở các con sông lớn như: Sông Hồng, Thái Bình, Đồng Nai, sông Hậu Giang và các kênh rạch. Các cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn cũng được xây dựng. Riêng ở Nam Kì đến năm 1914 có 1745 km đường thủy và tàu chạy bằng hơi nước.
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn (hơn 10 năm đầu thế kỉ XX), thực dân Pháp đã đầu tư làm thay đổi hẵn cơ sở hạ tầng Việt Nam. Đó là sự đầu tư có dụng ý, nhằm phục vụ cho quyền lợi thực dân, phục vụ cho mưu đồ thống trị, khai thác và bóc lột của chúng.
Trái với tinh thần của cuộc Đại cách mạng Pháp (1789) là diệt trừ tận gốc chế độ phong kiến, mở đường