Kiểm toán hoạt động lĩnh vực môi trường ở Australia, Canada và Ấn Độ được tiến hành nghiên cứu như một phần trong luận án tiến sỹ của Đại học Quốc gia Australia. Các vấn đề khác cũng được đề cập trong luận án này là phân tích xu hướng toàn cầu và điều tra về thực trạng hiện nay về kiểm toán hoạt động lĩnh vực môi trường. Qua việc xem xét sơ bộ
thẩm quyền và bộ máy tổ chức của SAI Australia, Canada và Ấn Độ cùng các phương pháp nghiên cứu,
bài viết cung cấp một kết quả tổng quan và các vấn đề đặt ra. Từ đó, rút ra các bài học kinh nghiệm cho
KTNN Việt Nam.
4 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm toán hoạt động lĩnh vực môi trường - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 61Số 116 - tháng 6/2017
KIEÅM TOAÙN HOAÏT ÑOÄNG lóNH VÖÏC
MOÂI TRÖÔØNG - KINH NGHIEÄM QUOáC TEá VAØ
bAØI HOÏC CHO VIEÄT NAM
DIệu THÚy
Kiểm toán hoạt động lĩnh vực môi trường ở Australia, Canada và Ấn Độ được tiến hành nghiên cứu như một phần trong luận án tiến sỹ của Đại học Quốc gia Australia. Các vấn đề khác cũng được đề cập trong luận án này là phân tích xu hướng toàn cầu và điều tra về thực trạng hiện nay về kiểm toán hoạt động lĩnh vực môi trường. Qua việc xem xét sơ bộ
thẩm quyền và bộ máy tổ chức của SAI Australia, Canada và Ấn Độ cùng các phương pháp nghiên cứu,
bài viết cung cấp một kết quả tổng quan và các vấn đề đặt ra. Từ đó, rút ra các bài học kinh nghiệm cho
KTNN Việt Nam.
Từ khóa: kiểm toán hoạt động lĩnh vực môi trường
Environmental performance auditing - international experiences and lessons for Vietnam
Environmental performance auditing in australia, Canada and India was studied as part of a
three-component doctoral research. Other components included a global trend analysis and an investigation
of current practices in environmental performance audit. Following a brief examination of the mandate and
institutionl arrangements of the Surpreme audit Institutions (SaIs) of australia, Canada and India and the
methodology, this article provides an overview of results and emerging issues.
key word: Environmental performance auditing
1. Nghiên cứu kinh nghiệm của SAI Australia,
Canada và Ấn Độ
1.1 Thẩm quyền và bộ máy tổ chức
Cùng thừa hưởng những di sản nhất định từ
anh Quốc, SaI australia, Canada và ấn Độ có
nhiều điểm tương đồng. Đây đều là các cơ quan
hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật – không
chịu sự chỉ đạo của bất kỳ đơn vị và cá nhân bên
ngoài nào khi lựa chọn chủ đề và phương pháp
kiểm toán hoạt động; họ có đầy đủ quyền hạn để
yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp các bằng
chứng và tài liệu kiểm toán liên quan. Thông qua
các báo cáo công hoặc các ủy ban liên quan, họ tiến
hành thông báo phát hiện kiểm toán cho Quốc hội
và hỗ trợ trách nhiệm giải trình của các cơ quan
hành pháp của Chính phủ. Tuy nhiên, ba cơ quan
này cũng có một số điểm khác biệt đáng lưu ý. Trừ
một số ít ngoại lệ, SaI Canada và australia chỉ có
quyền hạn ở cấp Trung ương còn SaI ấn Độ có
quyền thực thi ở cả ba cấp chính quyền.
Không giống với SaI australia và ấn Độ, SaI
Canada được ủy thác đặc biệt để tiến hành kiểm
toán các vấn đề về môi trường. Ủy viên Ủy ban
Môi trường và phát triển bền vững, cùng nhóm
công tác được chỉ định thuộc SaI Canada sẽ
đảm nhận nhiệm vụ này. Bộ máy tổ chức của 3
SaI phản ánh sự ủy nhiệm tương ứng. Với SaI
australia (1 văn phòng và 350 nhân viên) và SaI
Canada (5 văn phòng và 600 nhân viên) chỉ có ít
văn phòng và nguồn lực vừa phải thì SaI ấn Độ
lại có quy mô khá lớn với 48000 nhân viên hoạt
động ở 141 văn phòng.
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN62 Số 116 - tháng 6/2017
1.2 Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu tìm hiểu về 3 SaI bao gồm các
đạo luật, Chuẩn mực kiểm toán hoạt động, sổ tay
và hướng dẫn cũng như báo cáo kiểm toán kết quả
hoạt động môi trường (22 báo cáo của australia, 30
báo cáo của Canada và 20 báo cáo của ấn Độ, tổng
cộng 72 báo cáo) trong khoảng thời gian 5 năm từ
2010 – 2014. Đóng góp chính của kiểm toán hoạt
động như mục tiêu và tiêu chí kiểm toán, phương
pháp thu thập bằng chứng, luận chứng và báo cáo
kiểm toán cùng với kiến nghị kiểm toán được ghi
nhận và phân tích. Tác giả tiến hành quan sát nội
dung phân tích đưa ra theo mẫu “cái gì” và so sánh
với các yêu cầu liên quan của các chuẩn mực, sổ tay
và hướng dẫn theo mẫu “cần như thế nào”.
1.3 Kết quả và thảo luận
Kế hoạch kiểm toán và chuẩn mực kiểm soát chất
lượng - mẫu thực hành tốt
Kế hoạch kiểm toán của cả 3 SaI và hệ thống
quản lý chất lượng đều được xem khá là tương
đồng hoặc tương xứng nhưng cần được cải thiện.
Chuẩn mực (và sổ tay) kiểm toán hoạt động
của australia và Canada là bắt buộc trong khi của
ấn Độ chỉ mang tính tham khảo. Tương tự như
vậy, chuẩn mực báo cáo kiểm toán của australia và
Canada mang tính quy tắc so với chuẩn mực báo
cáo kiểm toán của ấn Độ ít khi đề ra yêu cầu nội
dung nào.
Cả ba SaI đều sử dụng biện pháp phân tích dựa
trên rủi ro và kế hoạch chiến lược dài hạn để lựa
chọn chủ đề kiểm toán hoạt động. “Blue book” của
australia và “one pass planning” của Canada khá là
giống nhau khi mà họ đều đưa ra các danh mục chủ
đề kiểm toán hoạt động tiềm năng được xem xét
hàng năm. ở một hướng tiếp cận khác, kế hoạch
chiến lược dài hạn và góc nhìn trung hạn của SaI
ấn Độ đưa ra hướng dẫn đối với kế hoạch kiểm
toán hàng năm. SaI ấn Độ thành lập bộ phận Tư
vấn kiểm toán ở trụ sở chính và các văn phòng các
khu vực bao gồm các cá nhân có năng lực và được
đào tạo chuyên nghiệp ở trình độ cao từ các lĩnh
vực khác nhau để hỗ trợ trong việc lập kế hoạch
kiểm toán.
Mặc dầu có những khác biệt, cả ba SaI đều là
những SaI có kinh nghiệm thực hành đáng chú
ý trong việc lập kế hoạch và tiến hành kiểm toán
hoạt động. Ví dụ như SaI australia đã xuất bản
cuốn sách xanh “blue book”, chương trình tổng
thể công tác kiểm toán hàng năm, được thông báo
trên website nhằm cung cấp thông tin cho tất cả
các bên quan tâm bao gồm cả công chúng, tạo cơ
hội để các bên liên quan đóng góp vào mỗi cuộc
kiểm toán hoạt động. SaI Canada ban hành một
cuốn sổ tay “Hướng dẫn kiểm toán 3e lần thứ 4”
để tập hợp các vấn đề về môi trường trong tất cả
các cuộc kiểm toán hoạt động. SaI ấn Độ phát
hành “Hướng dẫn về kiểm toán môi trường và
biến đổi khí hậu” để đảm bảo hoạt động kiểm
toán môi trường hiệu quả hơn.
Báo cáo kiểm toán: Các vấn đề cần lưu ý
Có thể xem như là sản phẩm cuối cùng của
cuộc kiểm toán hoạt động, chất lượng của báo cáo
kiểm toán xác định một cách rộng rãi sự tin cậy
và uy tín của các SaI trong mắt Quốc hội và công
chúng. Do đó, các SaI rất quan tâm đến việc trình
bày báo cáo kiểm toán và có xu hướng chỉ rõ các
yêu cầu liên quan trong chuẩn mực/hướng dẫn của
mình. Các SaI được hy vọng sẽ bám sát các chuẩn
mực và cung cấp báo cáo kiểm toán nhất quán với
các tham số cơ bản như mục tiêu kiểm toán, tiêu
chí kiểm toán và có sự tương đồng giữa mục tiêu và
kết luận kiểm toán.
Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng
được tuân theo. Theo như trong báo cáo kiểm toán
của ba SaI cho thấy có sự khác biệt. Ví dụ, sự tương
đồng giữa mục tiêu và kết luận kiểm toán được
tính toán trên cơ sở sử dụng chỉ số trên cơ sở quy
tắc thay đổi từ 0 – không tuân thủ và 1 – tuân thủ
hoàn hảo. Chuẩn mực/hướng dẫn kiểm toán hoạt
động của cả 3 SaI yêu cầu một cuộc kiểm toán hoạt
động phải đưa ra kết luận trên mỗi mục tiêu. Tuy
nhiên, các cuộc kiểm toán hoạt động về môi trường
của cả ba SaI không phải luôn đáp ứng được các
yêu cầu này. Con số các cuộc kiểm toán hoạt động
trong lĩnh vực môi trường đạt được sự tuân thủ từ
0.9 - 1 ở các SaI australia, Canada và ấn Độ lần
lượt là 32%, 93% và 15% (Xem bảng 1) ghi nhận
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 63Số 116 - tháng 6/2017
đây là các cuộc kiểm toán tuân thủ tốt, khi mà mỗi
mục tiêu đều có một kết luận trực tiếp hoặc phù
hợp. Khoảng 10% các cuộc kiểm toán môi trường
ở australia và 35% của ấn Độ hoàn toàn không có
sự tương đồng giữa kết luận và mục tiêu kỳ vọng.
Trong các trường hợp này, mục tiêu kiểm toán
không được xác định rõ ràng và kết luận đưa ra
cũng không đáp ứng được các mục tiêu đã chỉ ra
hoặc cả hai.
Bảng 1: Đo lường chỉ tiêu tuân thủ
Có sự ghi nhận rằng mục tiêu và do đó kết luận
có thể thay đổi trong quá trình kiểm toán. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp, mục tiêu kiểm
toán có thể được điều chỉnh và kết luận kiểm toán
sẽ được đưa ra trên cơ sở mục tiêu mới thay vì mục
tiêu cũ đã bị loại bỏ để tránh tạo ra sự không tương
đồng giữa kết luận và mục tiêu.
Trên hầu hết các khía cạnh nghiên cứu, báo
cáo kiểm toán môi trường của ấn Độ khi so sánh
với SaI australia và Canada mô tả sự biến động
nhiều hơn. Điều này một phần được cho là do SaI
ấn Độ có quyền lực pháp lý rộng hơn với cơ cấu
tổ chức phức tạp hơn, ít chuẩn mực kiểm toán bắt
buộc và chất lượng giám sát có thế thay đổi. Tuy
nhiên, mặc dầu SaI australia và Canada có quyền
lực hạn chế hơn, cơ cấu tổ chức ít phức tạp hơn và
nhiều chuẩn mực mang tính bắt buộc, trong báo
cáo kiểm toán của họ vẫn có những sự không nhất
quán đáng kể. Sự không nhất quán này chỉ ra một
số nguyên nhân chung, một trong số đó có thể là
cơ hội để cải thiện sự tuân thủ các chuẩn mực báo
cáo kiểm toán hoạt động.
Báo cáo về các phương pháp kiểm toán thiếu và/
hoặc không nhất quán
Báo cáo về các phương pháp kiểm toán và thu
thập bằng chứng thu được sự chú ý không nhất
quán từ các SaI nghiên cứu cho thấy một điều
gì đó kém quan trọng hơn đang được quan tâm.
Khoảng 93% các báo cáo kiểm toán hoạt động về
môi trường ở Canada (con số này ở australia và ấn
Độ lần lượt là 91% và 40%) có một phần về phương
pháp. Hơn nữa, Canada ghi
nhận tất cả các phương pháp
song họ tiến hành báo cáo
khác nhau trong khi australia
và ấn độ không ghi nhận (sử
dụng nhưng không báo cáo)
việc sử dụng một số phương
pháp, bao gồm nghiên cứu tình
huống, phân tích kinh tế/thống
kê, xem xét hệ thống/quá trình,
khảo sát tài liệu, chấm điểm và
chọn mẫu.
Tuy nhiên, đây không phải là điều bất thường
vì các phương pháp ít được sử dụng thường xuyên
này thiếu các định nghĩa nhất quán. Việc INTOSaI
đưa ra một định nghĩa chuẩn cho các biện pháp
khác nhau sẽ tạo điều kiện để có được một hiểu
biết chung và giảm thiểu sự khác biệt do diễn giải.
Trong khi việc không báo cáo về một số phương
pháp chung của một số SaI là điều dễ hiểu thì việc
không báo cáo của cả 3 SaI kể trên về tất cả các
phương pháp trong một số trường hợp (ngay cả các
biện pháp được sử dụng phổ biến như kiểm tra tài
liệu và phỏng vấn) lại cho thấy một khoảng trống
chung trong việc đưa ra tài liệu và minh bạch.
Các SaI có thể tranh luận rằng báo cáo kiểm
toán không thiếu do các chuẩn mực hiện tại không
bắt buộc phải có các chi tiết như vậy và các đối
tượng kiểm toán chính, các nghị sĩ cũng dường
như không quan tâm về các chi tiết này. Các SaI
nên hướng dẫn thông qua các ví dụ trong việc đẩy
mạnh sự minh bạch hơn là tranh cãi về sự không
nhất quán với quan niệm này.
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN64 Số 116 - tháng 6/2017
Mặc dầu đã có sự phát triển trong lĩnh vực kiểm
toán hoạt động và phát triển các chuẩn mực liên
quan, kiểm toán hoạt động, không giống như kiểm
toán tài chính vẫn chưa được xem là hoạt động
thường lệ. Do mỗi cuộc kiểm toán hoạt động là
một hoạt động độc lập và phương pháp nền tảng
đóng vai trò trong việc đưa ra kết luận, sẽ rất hữu
ích nếu trong mỗi báo cáo kiểm toán hoạt động đều
có phần riêng về phương pháp.
Báo cáo minh bạch về mỗi khía cạnh của kiểm
toán hoạt động (như mục tiêu, tiêu chí, phương
pháp) và đảm bảo kết luận tương thích với các mục
tiêu là rất quan trọng để duy trì sự tin cậy của báo
cáo kiểm toán của các SaI. Do đó, ban hành một
chuẩn mực báo cáo đối với kiểm toán hoạt động sẽ
đáp ứng được yêu cầu này.
Kết quả của một nghiên cứu mang tính so sánh
về kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực môi trường
của 3 SaI australia, Canada và ấn Độ cho thấy
trong khi 3 SaI này có một hệ thống kiểm soát chất
lượng tương xứng, chất lượng của các báo cáo kiểm
toán của họ vẫn khá khác biệt, không chỉ giữa ba
cơ quan với nhau và còn trong bản thân mỗi SaI.
Mặc dầu bộ máy thể chế, truyền thống và việc triển
khai hệ thống kiểm soát chất lượng khác nhau đều
cần sự chú ý của mỗi SaI để có thể đưa ra giải thích
về một số khác biệt trong báo cáo, nâng cao tính
tuân thủ đối với chuẩn mực báo cáo kiểm toán hoạt
động có thể giúp đạt được một số lưu ý khác nhau
đối với báo cáo kiểm toán.
2. kinh nghiệm đối với kiểm toán nhà nước
Việt Nam
Trong mấy năm trở lại đây, KTNN Việt Nam
đã tiến hành các cuộc kiểm toán môi trường, cả
lồng ghép và cuộc kiểm toán độc lập. Sau mỗi cuộc
kiểm toán, các kết luận và kiến nghị của KTNN là
một trong các cơ sở quan trọng để các cơ quan nhà
nước, các đối tượng quản lý, khai thác và sử dụng
các loại tài nguyên khoáng sản điều chỉnh lại cơ chế
quản lý, phương thức khai thác cũng như các hoạt
động liên quan.
KTNN Việt Nam có nét tương đồng với SaI
ấn Độ, với quyền lực pháp lý đầy đủ ở cả ba cấp
chính quyền. Theo Luật Kiểm toán nhà nước sửa
đổi năm 2015, các kết luận và kiến nghị kiểm toán
của KTNN có giá trị pháp lý và mang tính bắt
buộc thực hiện. Cùng với đó, hệ thống Chuẩn mực
Kiểm toán nhà nước Việt Nam với 39 chuẩn mực
vừa được ban hành tháng 7 năm 2016 tuân thủ các
chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISSaI). Chính bởi
giá trị của kết luận kiểm toán của KTNN mang tính
bắt buộc thực hiện, do đó, yêu cầu chất lượng kiểm
toán càng phải được nâng cao ở cả ba giai đoạn của
cuộc kiểm toán là lập kế hoạch - thực hiện kiểm
toán - và lập báo cáo kiểm toán. Từ kinh nghiệm
của 3 SaI nêu trên, có thể rút ra một số bài học
kinh nghiệm cho KTNN Việt Nam như sau:
- Luôn tuân thủ hệ thống chuẩn mực kiểm toán,
làm kim chỉ nam cho hoạt động kiểm toán.
- Kế hoạch kiểm toán cần phải chỉ rõ từng
mục tiêu cụ thể để khi tiến hành kiểm toán, các
Kiểm toán viên có cơ sở thực hiện và từ đó lập
báo cáo kiểm toán theo từng mục tiêu, tạo điều
kiện đối chiếu, theo dõi giữa mục tiêu đề ra và
kết quả thực hiện.
- Phương pháp kiểm toán cần thống nhất nhưng
linh hoạt tùy vào nội dung, quy mô và mục tiêu của
từng cuộc kiểm toán.
- Tăng cường tính minh bạch trong hoạt động
kiểm toán, đảm bảo quy định của pháp luật về công
khai kế hoạch, kết luận kiểm toán trong phạm vi
quy định của pháp luật; góp phần tăng cường tính
minh bạch và trách nhiệm giải trình của KTNN
cũng như các cơ quan Chính phủ, Quốc hội; tạo
điều kiện nâng cao tính phản biện xã hội, buộc đội
ngũ kiểm toán viên phải không ngừng nâng cao
trình độ chuyên môn, sẵn sàng trả lời chất vấn, giải
đáp thắc mắc của các đơn vị được kiểm toán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Enviromental performance auditing in
Australia, Canada and India, Awadhesh
Prasad, National University Australia,
Canberra, Australia, International Journal
of Government Auditing - Spring 2017.