Kiểm toán nợ công là một công cụ hữu ích để kiểm tra tính hợp pháp của nợ công, nhất là ở các nước đang phát triển. Kiểm toán nợ đang ngày càng được áp dụng rộng rãi ở các nền kinh tế châu Âu sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, gia tăng đáng kể các khoản công nợ của các quốc gia phát triển phương Tây. Kiểm toán nợ công thường được tiến hành ở cả
cấp Chính phủ Trung ương như một công việc mang tính chuyên môn cao, theo hình thức điều tra từ trên
xuống với các khoản nợ Chính phủ hay ở cấp địa phương với phương thức tiến hành từ dưới lên do chính
công dân thực hiện đối với chính quyền địa phương và các khoản nợ của địa phương.
Mỗi quốc gia châu Âu có cách thức tiếp cận kiểm toán nợ công khác nhau, phù hợp với thực tế mỗi quốc
gia. Bài viết sau đây giới thiệu về hoạt động kiểm toán nợ công ở các quốc gia này, từ đó rút ra phương
thức chung hợp lý để kiểm toán nợ công toàn châu Âu.
6 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm toán nợ công bài học từ các nước Châu Âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN68 Số 117 - tháng 7/2017
Kieåm toaùn nôï coâng
baøi hoïc töø caùc nöôùc chaâu aâu
Kiểm toán nợ công là một công cụ hữu ích để kiểm tra tính hợp pháp của nợ công, nhất là ở các nước đang phát triển. Kiểm toán nợ đang ngày càng được áp dụng rộng rãi ở các nền kinh tế châu Âu sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, gia tăng đáng kể các khoản công nợ của các quốc gia phát triển phương Tây. Kiểm toán nợ công thường được tiến hành ở cả
cấp Chính phủ Trung ương như một công việc mang tính chuyên môn cao, theo hình thức điều tra từ trên
xuống với các khoản nợ Chính phủ hay ở cấp địa phương với phương thức tiến hành từ dưới lên do chính
công dân thực hiện đối với chính quyền địa phương và các khoản nợ của địa phương.
Mỗi quốc gia châu Âu có cách thức tiếp cận kiểm toán nợ công khác nhau, phù hợp với thực tế mỗi quốc
gia. Bài viết sau đây giới thiệu về hoạt động kiểm toán nợ công ở các quốc gia này, từ đó rút ra phương
thức chung hợp lý để kiểm toán nợ công toàn châu Âu.
Từ khóa: nợ công, kiểm toán nợ công, châu Âu
Public debt audit - lessons from Europe
Public debt audits are a tool used successfully to challenge the legitimacy of public debt, most notably
in the global south. Debt audits are being increasingly adopted in EU economies as the 2008 financial crisis
resulted in a significant increase of indebtedness throughout developed western economies. Debt audits
are typically undertaken either at the central government level, as an expert led, top-down investigation
of Government debt, or at the local level with bottom-up action by citizens to audit local authority and
municipal debts.
Each European country has a specific method to approach debt audit, in line with their context. The
following articles introduce about the debt audit in these countries, in order to have a reasonable common
way to audit the European debt.
key words: public debt, public debt audit, Europe
Trong kỷ nguyên tài chính hóa, với vô số các
công cụ tài chính phức tạp đang “oanh tạc” người
tiêu dùng, với kỳ vọng rằng đa số người dân sẽ hiểu
biết một cách hệ thống về cách mà nền kinh tế vận
hành, cách thức mà các cơ quan công quyền được
cấp vốn cũng như cách thức mà khu vực tài chính
thực sự hoạt động đang ngày càng phi thực tế. Với
việc sử dụng các thuật ngữ của ngành tài chính,
công chúng đã bị các chính trị gia lừa bịp bởi “các
điều khoản tài chính”, không có sự cân bằng hợp
lý giữa tài chính quốc gia và tài chính hộ gia đình.
Trong khi đó, công nợ của khu vực công (kết
quả từ sự thất bại của hệ thống ngân hàng) được sử
dụng như là vỏ bọc để thực hiện các chính sách thắt
lưng buộc bụng vốn không được ủng hộ, chuyển
nợ ngân hàng sang cho Chính phủ và lên mỗi cá
nhân. Trong khuôn khổ này, nếu chứng minh được
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 69Số 117 - tháng 7/2017
nợ công - ở một khía cạnh nào đó - là bất hợp lý,
công dân có quyền đòi hỏi gia hạn hoàn nợ - thậm
chí xóa bỏ một phần các khoản nợ này - thì hệ quả
chính trị là vô cùng nghiêm trọng.
Tài chính hóa nền kinh tế trong kỷ nguyên
tự do trùng hợp với sự phi chính trị hóa nền tài
chính công, khi mà các quyết định liên quan đến
việc quản lý tài chính thường nhật không còn nằm
trong vòng ảnh hưởng chính trị mà chuyển sang
khu vực kỹ trị và tài chính thượng lưu.
Trong bối cảnh quyền chất vấn của các chính
trị gia - những người được bầu ra để giám sát cách
mà nền kinh tế vận hành và lợi nhuận nó mang
lại sẽ phục vụ cho ai - bị hạn chế, kiểm toán nợ là
công cụ hiệu quả để hỗ trợ và giáo dục cộng đồng,
và để chính trị hóa sự tài chính hóa như là nguyên
nhân gốc rễ của các khoản vay nợ. Đây cũng là
công cụ quan trọng để công chúng có được một hệ
thống tài chính minh bạch hơn, tăng cường trách
nhiệm giải trình và để khuyến khích những người
được nhân dân bầu ra hành động vì lợi ích của đại
chúng, chống lại các định chế tài chính quyền lực.
Tại sao cần kiểm toán nợ công của châu Âu?
Là một công cụ được các nền kinh tế mới nổi
ở các nước đang phát triển sử dụng, kiểm toán nợ
ngày càng phổ biến trong những năm gần đây, đặc
biệt kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 vốn
khiến cho mức nợ công của Mỹ và EU trở nên mất
ổn định, cùng với đó là nhận thức của thế giới ngày
càng tăng về quy mô mà đồng tiền dùng để kiểm
soát trên tất cả các lĩnh vực cuộc sống.
Hiếm khi được đề cập đến ở các cuộc họp chính
thức, kiểm toán nợ đang thực sự là một nhiệm vụ
mang tính thể chế của các chính quyền, được đưa
ra trong Luật châu âu. Nghị quyết EU số 472/2013
yêu cầu các quốc gia thành viên phải đưa ra một
bản kế hoạch điều chỉnh kinh tế vĩ mô (bao gồm cả
Hy Lạp, Ai - len, Bồ Đào Nha) với mục đích “thực
hiện một cuộc kiểm toán hiệu quả về tài chính công
nhằm đánh giá nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng
mức nợ cũng như để theo dõi bất cứ dấu hiệu bất
thường nào”. Thêm vào đó, Bộ nguyên tắc hướng
dẫn của Liên hợp quốc về nợ nước ngoài và quyền
con người (A/HRC/20/23) do Ủy ban quyền con
người của Liên hợp quốc thông qua tháng 7 năm
2012 đã kêu gọi các Chính phủ thực hiện kiểm toán
định kỳ khoản nợ công của mỗi nước để đảm bảo
tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong việc
quản lý nguồn lực và để thông báo các quyết định
vay nợ trong tương lai.
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN70 Số 117 - tháng 7/2017
Ecuador - Ủy ban quản lý nợ
Năm 2008, Tổng thống Ecuador lúc đó là ông
Rafael Correa vốn là một nhà kinh tế học - người
đã đưa ra cảnh báo về việc vỡ nợ nền kinh tế trong
cuộc tranh cử năm 2006, đã thành lập một Ủy ban
Kiểm toán nợ để chính thức giám sát tài chính quốc
gia. Ủy ban này do ông Ricardo Patio làm Chủ tịch,
đã xác định rằng sự gia tăng nợ của Ecuador trong
vòng 3 thập kỷ qua đã “diễn ra vì lợi ích của ngành
tài chính và các công ty xuyên quốc gia và hoàn
toàn đi ngược với lợi ích đất nước.”
Ủy ban này đã phát hành một báo cáo dài 172
trang trong đó cho biết các khoản trái phiếu quốc
tế mà nước này phát hành đến năm 2012 và 2030
“cho thấy dấu hiệu không hợp pháp nghiêm trọng”
bao gồm “phát hành mà không có sự cho phép của
Chính phủ”. Báo cáo này cho rằng phần nhiều số
nợ là không hợp pháp bởi chúng mang tính “nặng
lãi”. Một vài cổ phiếu được phát hành mà không có
căn cứ hợp lệ; trong khi đó, những cổ phiếu khác lại
không đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ.
Bản báo cáo cũng đưa ra nhận định rằng việc Cục
dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất vào những năm
cuối thập niên 70 chẳng khác gì sự “đơn phương
gia tăng” lãi suất toàn cầu.
Mặc dù Ủy ban quản lý nợ của Ecuador không
đưa ra được khuyến cáo đặc biệt nào liên quan đến
các giải pháp đối với khủng khoảng nợ, phân tích
của họ đã tạo cho Tổng thống Correa một nền tảng
kinh tế và chính trị vững chắc để từ đó theo đuổi
chính sách về hoãn trả nợ Chính phủ. Chính sách
của Correa được đưa ra từ cuộc tranh cử năm 2006.
Theo David Bessey, người quản lý quỹ đầu tư nợ thị
trường mới nổi trị giá 8 tỷ USD: “Correa đã tìm ra
được lý do hoàn hảo để không trả nợ.”
Tháng 12 năm 2008, Rafael Correa đã thực hiện
tốt lời hứa rằng ông ta sẽ “không lỗ khi tiết kiệm
đầu tư giáo dục và y tế để trả nợ” nhờ vào việc
dừng chi trả cho những người nắm giữ trái phiếu
của Ecuador. “Tôi không thể cho phép việc tiếp tục
trả nợ vay bằng tất cả các cách trái đạo đức và phi
pháp. Đã đến lúc phải đòi lại công bằng.”
Tại thời điểm vỡ nợ của Ecuador, giữa năm
2008, cuộc khủng hoảng tài chính đã cho phép các
khoảng trống hữu ích để kiến thiết việc tái theo
đuổi chính sách nợ Chính phủ của Ecuador, thông
qua tổ chức Bunco Pacifico, như là cái giá của việc
trái phiếu Chính phủ giảm xuống trong khoảng từ
35 đến 20 cent.
Theo Reuters, mức mà Banco Pacifico tái theo
đuổi nợ của Ecuador “đủ cao để cho các bên không
muốn đầu cơ và đảm bảo rằng bất cứ việc tái cơ
cấu nào trong tương lai cũng sẽ đối mặt với ít sự
phản đối chỉ bởi vì các trái chủ của Ecuador khá
là phân tán.” Trong khi cần lưu ý rằng Ecuador là
nước nhỏ, chỉ chiếm 0.5% chỉ số thị trường mới
nổi, thành công của chính sách hoãn nợ của nó là
không thể phủ nhận. Một cách hiệu quả, Ecuador
đã thực hiện chương trình tái cơ cấu nợ đầy táo
bạo ngay sau khi kiểm toán nợ quốc gia và ủy thác
nợ đại chúng, được mô tả là “có vẻ như là chương
trình tái cơ cấu nợ thành công và ít sai phạm nhất
trong lịch sử hoãn nợ quốc gia vùng Mỹ La tinh.”
Tây Ban Nha - Công dân kiểm toán nợ
Ở Tây Ban Nha, hoạt động của công dân tập
trung vào các nguồn lực đô thị. Sau các cuộc mít
tinh được tổ chức ở các quảng trường vào năm
2011 (được biết với 15 triệu người tham gia), hàng
trăm nhóm tự chủ được thiết lập để phát triển các
chiến dịch đặc biệt ở quy mô địa phương. Nền tảng
cho hoạt động công dân kiểm toán nợ (PACD) là
một trong những sáng kiến địa phương với sự tập
trung mang tính địa phương và phát triển mạng
lưới thành viên toàn quốc. PACD được thành lập
cuối năm 2011 với mục đích khuyến khích công
dân minh bạch tài chính và tăng cường trách
nhiệm giải trình của tổ chức và để yêu cầu sự thoái
thác các khoản nợ mà công dân cho rằng không
chính đáng.
Kể từ năm 2000, nợ của các hội đồng địa
phương ở Tây Ban Nha tăng hơn gấp đôi, tác động
trực tiếp lên các dịch vụ thiết yếu mà chính quyền
địa phương cung cấp. PACD đề xuất công dân kiểm
toán nợ như một phương tiện để người dân Tây
Ban Nha có thể phân tích một cách nghiêm túc
chính sách nợ mà chính quyền đang thực hiện
cũng như tác động lên toàn dân. PACD miêu tả
một cuộc kiểm toán công dân như “một quá trình
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 71Số 117 - tháng 7/2017
thu thập và hiểu cách thức chúng ta đi đến tình
hình hiện nay; các tác động kinh tế, xã hội, văn hóa,
môi trường, giới tính và chính trị mà việc mắc nợ
gây ra.”
PACD giúp thành lập tổ chức Các công dân
đô thị quan sát (CMOs) trên khắp Tây Ban Nha.
Tổ chức này bao gồm các nhóm được thành lập ở
từng địa phương, cung cấp thông tin “sạch” về ngân
sách thành phố thông qua một nền tảng trực tuyến
(OCAX) và các hội thảo, hỗ trợ công dân kiểm tra
chính quyền thành phố.
Nhờ vào sự kết hợp hoạt động của PACD và các
CMOs địa phương, nhiều chính quyền thành phố
đã thông qua bản kiến nghị chống lại việc vay nợ
không chính đáng “đánh dấu một chiến thắng quan
trọng trong việc đưa ra khái niệm nợ không chính
đáng trong lĩnh vực chính trị thể chế.” Ở Madrid và
Barcelona, các thị trưởng được sự ủng hộ của các
phong trào xã hội đã thông báo rằng họ sẽ thành
lập ủy ban kiểm toán chính thức để tiến hành kiểm
toán nợ chính quyền địa phương.
PACD hiện đang mở rộng các cuộc kiểm toán
của công dân từ chính quyền thành phố tới các
vùng chi tiêu công khác như y tế và đang được sự
ủng hộ ngày càng lớn của các thị trưởng mang tư
tưởng tiến bộ.
Pháp - Ủy ban công dân kiểm toán nợ công
Năm 2014, Ủy ban công dân kiểm toán nợ công
ban hành một bản báo cáo 30 trang về nợ công của
Chính phủ Pháp, nguyên nhân và mức tăng trong
những thập niên gần đây. Bản báo cáo do một
nhóm chuyên gia tài chính công thực hiện cùng sự
phối hợp của ông Michel Husson, một trong các
nhà phê bình kinh tế nổi tiếng nhất của Pháp.
Lập luận tân tự do ủng hộ chính sách thắt lưng
buộc bụng cho rằng nợ Chính phủ là do mức chi
tiêu công bất hợp lý; xã hội nói chung và các tầng lớp
dưới nói riêng được duy trì bởi phúc lợi nhà nước đã
tăng lên, quen “sống trên những gì mình có”.
Điều gì giải thích cho việc tăng nợ công của Pháp?
Báo cáo về tình hình nợ của Pháp đã rút ra một
vài kết luận quan trọng. Trước hết, đó là sự gia tăng
nợ của Chính phủ trong mấy thập kỷ qua không
thể giải thích bằng việc gia tăng chi tiêu công cho
phúc lợi xã hội. Báo cáo của Audit Citoyen kết luận
59% nợ công của Pháp là không chính đáng, xuất
phát từ “sự giảm thuế và lãi suất quá mức” đối với
các doanh nghiệp.
Thứ nhất, việc vay nợ có nguyên nhân từ sự sụt
giảm nguồn thu thuế của nhà nước. Việc cắt giảm
thuế quy mô lớn đối với những người thu nhập cao
và các Tập đoàn diễn ra từ năm 1980 đã chuyển
gánh nặng thuế lên vai người lao động nghèo. Phù
hợp với thần chú tân tự do, mục đích của việc cắt
giảm thuế suất này là để thu hút đầu tư và tạo công
ăn việc làm. Thay vào đó, nguồn thu thuế của Pháp
giảm 5 điểm phần trăm GDP, trong khi thất nghiệp,
đặc biệt là ở nhóm thanh niên, luôn ở mức cao.
Một yếu tố lớn khác được đưa ra trong bản cáo
báo của Audit Citoyen là sự gia tăng lãi suất, đặc
biệt vào những năm 1990. Tỉ lệ lãi suất tăng tạo lợi
thế cho các nhà cho vay và đầu cơ trong khi gây tổn
hại cho người đi vay.
Thay vì vay nợ trên thị trường tài chính từ các
ngân hàng với lãi suất cao quá mức, Chính phủ
Pháp tự cấp vốn bằng việc phát hành trái phiếu và
vay với mức lãi bình thường truyền thống, nợ công
sẽ thấp hơn mức hiện tại 29 điểm GDP. Cách thức
này được biết đến như hiệu ứng nợ “bóng tuyết”,
với ngày càng nhiều nguồn lực của Nhà nước được
dùng để trả lãi thay vì dành cho các dịch vụ công.
Trong khi kiểm toán nợ ở Pháp không tìm ra
được các giải pháp chính trị đối với vấn đề nợ ở
quy mô quốc gia, nó cũng đã phục vụ cho giáo dục
và huy động công chúng Pháp và tiếp tục chính trị
hóa nguyên nhân thực sự của tình trạng nợ công
của Pháp.
Hy Lạp - Ủy ban sự thực nợ công
Tháng 1 năm 2015, việc bỏ phiếu cho Chính
phủ cánh tả của Đảng Syriza với chính sách thắt
lưng buộc bụng triệt để đã thúc đẩy một cuộc kiểm
tra mang tính phản biện về nợ của Hy Lạp. Đây là
các khoản nợ do việc cho vay bất hợp lý của ngân
hàng trong thời gian dẫn đến khủng hoảng 2008 và
trong việc chuyển các khoản nợ của ngân hàng tư
nhân sang cho Chính phủ Hy Lạp thông qua các
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN72 Số 117 - tháng 7/2017
thỏa thuận ghi nhớ trong giai đoạn 2010 – 2015
của 3 cơ quan: Ngân hàng Trung ương châu âu
(ECB), Ủy ban châu âu (EC) và Quỹ Tiền tệ Quốc
tế (IMF).
Các thỏa thuận ghi nhớ này mở rộng các khoản
cho vay khoảng 300 tỷ euro cho Hy Lạp, đổi lại việc
tuân thủ một chương trình “điều chỉnh mang tính
cấu trúc” được thiết kế để thực hiện tiết kiệm chi
tiêu Chính phủ một cách quyết liệt và giảm chi phí
phúc lợi.
Ủy ban sự thực nợ công được thành lập bởi Chủ
tịch Quốc hội Zoi Konstantopoulou, bao gồm các
viện sỹ của Hy Lạp và EU và chuyên gia kiểm toán
nợ. Ủy ban này được ủy quyền để chỉ ra “tiến trình
lịch sử, tài chính và các tiến trình khác liên quan
đến sự tích lũy nợ” và để xác định “phần nợ nào có
thể xác định là bất hợp pháp, “vạ nợ” hay không ổn
định.” Ủy ban cũng phát hành báo cáo mang tính
dấu ấn vào tháng 6 năm 2015 sau khi xem xét kỹ
lưỡng các bản ghi chép chính thức của Chính phủ
và các hợp đồng vay nợ.
Cùng với phát hiện trong báo cáo của Pháp, Ủy
ban sự thực nợ công đã phát hiện ra rằng “ngoài
việc là kết quả của thâm hụt ngân sách cao, sự gia
tăng nợ liên quan đến việc tăng lãi phải trả”. Hơn
nữa, Ủy ban này cũng cho thấy “chi tiêu công của
Hy Lạp thấp hơn bất kỳ nước nào trong khu vực
đồng tiền chung châu âu” và chỉ ra “khoản chi tiêu
công duy nhất cao hơn tỷ lệ GDP là quốc phòng –
chủ đề scandal tham nhũng đang diễn ra.” Ủy ban
cũng phát hiện ra vấn đề cứu trợ và chính sách thắt
lưng buộc bụng của Hy Lạp do nhóm Troika triển
khai đã vi phạm các quyền cơ bản của con người.
Các bên cho vay biết rõ rằng bằng việc cưỡng chế
các điều khoản nợ và dẫn đến chương trình tái cấu
trúc, chính quyền Hy Lạp sẽ không thể đạt được
cam kết trả nợ trong tương lai, việc mở rộng “ảnh
hưởng thắt chặt đầu ra” sẽ rất khốc liệt.
Một báo cáo của tổ chức Jubilee Debt Campaign
kết luận rằng 90% khoản nợ gói viện trợ Hy Lạp
dùng để trả nợ cho ngân hàng châu âu chứ không
phải vì lợi ích của người dân Hy Lạp.
Ủy ban này xem các khoản nợ là “vạ nợ” nếu
như mục đích của khoản nợ là không hợp lý và
mục đích này sẽ tước đi những quyền công dân cơ
bản như chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Các
yếu tố nợ được công bố là bất hợp pháp nếu bên
cho vay hành xử thiếu trung thực (ví như việc bán
hoán đổi nợ xấu) hay các ngân hàng nước ngoài vi
phạm luật hợp đồng của quốc gia thông qua việc
không được phê duyệt dự án trước khi gia tăng các
khoản vay. Các khoản nợ từ khối tư nhân là không
chính đáng nếu “các điều khoản và điều kiện gắn
với các khoản nợ là vô cùng không công bằng, bất
hợp lý, hoặc khó chấp nhận.”
Nợ của Chính phủ Hy Lạp trên tỷ lệ GDP đã
tăng từ 133% vào năm 2010 đến trên 175% hiện
nay. Chỉ chưa đến 10% khoản vay này thực sự đến
được tay người cần và hiện nay, mỗi đứa trẻ mới
sinh ra ở Hy Lạp đã gánh 41.000 euro nợ công.
Bị cô lập về mặt chính trị, và đối mặt với áp lực
chính trị không ổn định từ ECB và EC, Chính phủ
Syriza đã thất bại trong việc biến đà chính trị do
báo cáo của Ủy ban sự thật nợ công tạo ra và cuộc
trưng dầu dân ý “Oxi” chống lại chính sách thắt
lưng buộc bụng thêm nữa của châu âu trở thành
việc hoãn nợ và tái cấu trúc lại nợ công của Hy Lạp.
Anh - Hướng tới kiểm toán nợ công
Anh - một nước chủ nợ với quy mô tài chính
gấp 4 lần sản lượng GDP hàng năm - có quan điểm
tự do kinh tế (quan điểm để cho nền kinh tế tự vận
hành mà không có sự can thiệp của Nhà nước)
riêng biệt đối với việc vay nợ ở mức cao. Việc gia
tăng nợ toàn cầu cuối cùng sẽ khiến Trung tâm Tài
chính và thương nghiệp London thu lợi.
Mức nợ công của Anh đã bùng nổ kể từ khi
George Osborne trở thành Bộ trưởng Bộ Tài chính
vào năm 2010, mặc cho chính sách thắt lưng buộc
bụng xây dựng trên cơ sở giảm mức vay nợ của
Anh. Một trong những động thái đầu tiên của
George Osborne khi trở thành Bộ trưởng Bộ Tài
chính là gia tăng biên độ cho vay đối với các chính
quyền địa phương thông qua Ủy ban cho vay công
cộng, đã làm tăng lợi nhuận từ 0,15%-1%, kéo chi
phí cho vay của Chính phủ đối với các chính quyền
địa phương lên 25% lãi suất qua đêm và khuyến
khích vay từ các ngân hàng. Thống đốc Ngân hàng
Anh Mark Carney cũng đã công khai công bố việc
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 73Số 117 - tháng 7/2017
tăng quy mô lĩnh vực dịch vụ tài chính của Anh tới
12 đến 15 lần GDP của nước này trước năm 2050,
từ chỗ 4 lần GDP như hiện nay.
Trong khi đó, Hy Lạp đã trải qua 5 năm thắt
lưng buộc bụng khủng khiếp trong tay các nước
chủ nợ EU hơn là công khai đánh giá phản biện về
trách nhiệm của các nước chủ nợ và nước đi vay
cũng như mở ra các phương án để tái cấu trúc nợ
quốc gia.
Nguyên nhân của việc tích lũy nợ công ở Anh
có chút khác biệt với Hy Lạp song nhiều yếu tố dẫn
đến tình trạng này lại có nét tương đồng.
Việc tránh thuế của các Tập đoàn và giới nhà
giàu phi cư trú đã tiếp tục khiến cho nguồn thu
thuế của cơ quan thuế và hải quan đã giảm ít nhất
34 tỷ bảng mỗi năm. Vay với lãi suất cao từ các
ngân hàng tư nhân đang lan rộng trong khu vực
công của Anh, mặc dầu không phải do Ngân hàng
Trung ương thiếu khả năng cấp vốn. Ngân hàng
cấp vốn cho các Sáng kiến tài chính của tư nhân
(PFI – private finace initiative – một loại hình đối
tác công tư PPP) về cơ sở hạ tầng, tập trung ở Cơ
quan y tế quốc gia NHS đã tích lũy khoảng 310 tỷ
bảng nghĩa vụ thuế cơ sở hạ tầng ngoài bảng cân
đối ngân sách đối với người nộp thuế ở Anh từ năm
1991. Một con số gấp bốn lần mức thâm hụt ngân
sách được sử dụng để biện minh cho việc cắt giảm
tài chính đối với ngân sách của Chính phủ và các
dịch vụ địa phương.
Một bản báo cáo của Ủy ban đặc biệt thuộc kho
bạc về việc cấp vốn của PFI đã phát hiện ra rằng tỷ
lệ lãi suất phải trả cho các hợp đồng PFI cao hơn ít
nhất 3-4% so với chi phí vay của Chính phủ. Mặc
dầu PFI được xem là hoàn hảo đối với người đóng
thuế ở Anh, mô hình PFI/PPP hiện đang được nhân
rộng toàn cầu, bao gồm cả dự án trường Attika bị
phá sản ở Hy Lạp và các hội nghị London thúc đẩy
các dự án PPP