Kiến nghị áp dụng các phương pháp hình thành ý thức xếp hàng vào việc hình thành ý thức phân loại rác của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Văn hóa xếp hàng là một hình ảnh đặc trưng khi nhắc đến HUTECH, chúng tôi thiết lập một bản câu hỏi và lập khảo sát để tìm hiểu xem nhà trường đã làm gì để có thế tạo nên một văn hóa nổi tiếng như vậy và phát hiện ra đó là một quá trình nỗ lực nghiêm túc của ban quản trị nhà trường, thông qua hàng loạt hoạt động tuyên truyền và quy định nghiêm khắc dần hình thành ý thức trong đại đa số sinh viên, sau đó ý thức này tự lan tỏa trong cộng đồng sinh viên và một số ít chưa có ý thúc cũng phải theo tâm lý số đông mà làm theo quy định. Từ đó chúng tôi khẳng định một khi sinh viên đã được hiểu rõ lợi ích mang lại cho mình cộng với nỗ lực quyết tâm quyết liệt giai đoạn đầu của nhà trường thì việc hình thành thêm nhiều hình ảnh mang tính đặc trưng cho trường và nâng cao ý thức sinh viên là rất dễ dàng cụ thể là thiết lập tuyên truyền, quy định về việc phân loại rác và không sử dụng ống hút nhựa trong khuôn viên trường, trở thành những người tiên phong trong phong trào bảo vệ môi trường đang diễn ra rộng khắp.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến nghị áp dụng các phương pháp hình thành ý thức xếp hàng vào việc hình thành ý thức phân loại rác của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
952 KIẾN NGHỊ ÁP DỤNG CÁC PHƢƠNG PHÁP HÌNH THÀNH Ý THỨC XẾP HÀNG VÀO VIỆC HÌNH THÀNH Ý THỨC PHÂN LOẠI RÁC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đỗ Nhật Minh1,a, Nguyễn Thị Bích Vân2,b, Lê Quốc Bảo3,c, Phạm Thị Thanh Thảo4,d 1Lớp 16DQTQA2, 2Lớp 15DQTQ02, 3Lớp 16DQTQA2,4Lớp 15DQTQ02, Viện Đào tạo Quốc tế, Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam Email: acl.nhatminh@gmail.com, bbichvan.lisa@gmail.com, chongkilee91@gmail.com, dphamthithanhthao5306@gmail.com TÓM TẮT Văn hóa xếp hàng là một hình ảnh đặc trưng khi nhắc đến HUTECH, chúng tôi thiết lập một bản câu hỏi và lập khảo sát để tìm hiểu xem nhà trường đã làm gì để có thế tạo nên một văn hóa nổi tiếng như vậy và phát hiện ra đó là một quá trình nỗ lực nghiêm túc của ban quản trị nhà trường, thông qua hàng loạt hoạt động tuyên truyền và quy định nghiêm khắc dần hình thành ý thức trong đại đa số sinh viên, sau đó ý thức này tự lan tỏa trong cộng đồng sinh viên và một số ít chưa có ý thúc cũng phải theo tâm lý số đông mà làm theo quy định. Từ đó chúng tôi khẳng định một khi sinh viên đã được hiểu rõ lợi ích mang lại cho mình cộng với nỗ lực quyết tâm quyết liệt giai đoạn đầu của nhà trường thì việc hình thành thêm nhiều hình ảnh mang tính đặc trưng cho trường và nâng cao ý thức sinh viên là rất dễ dàng cụ thể là thiết lập tuyên truyền, quy định về việc phân loại rác và không sử dụng ống hút nhựa trong khuôn viên trường, trở thành những người tiên phong trong phong trào bảo vệ môi trường đang diễn ra rộng khắp. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Hiện thực xã hội Cùng với việc kinh tế ngày càng phát triển, một lượng rác thải khổng lồ cũng phát sinh từ TP. Hồ Chí Minh, vùng kinh tế đầu tàu của cả nước. Theo báo cáo của Sở Tài Nguyên – Môi trường TP. Hồ Chí Minh, hiện nay trên địa bàn thành phố mỗi ngày phát sinh khoảng 8.700 tấn chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn đô thị có 14-16 thành phần, trong đó 75% là rác thực ph m có thể phân hủy được và 25% chất thải rắn có thể tái chế như nylon, thủy tinh, nhựa, giấy Do đó việc phân loại rác có lợi ích rất lớn cho môi trường cũng như kinh tế, cải thiện quy trình xử lý rác của nước ta hiện nay. Thứ nhất về lợi ích kinh tế, chúng ta có thể tận thu rác thực ph m tạo nguồn nguyên liệu sản xuất phân compost, giảm thiểu chi phí và diện tích chôn lắp rác, giảm tải công đoạn phân loại rác tại các nhà máy xử lý, tái chế giúp quá trình diễn ra nhanh và xử lý được nhiều rác hơn. Thứ hai về lợi ích môi trường, khi giảm thiểu được diện tích chôn lắp sẽ giảm được lượng khí độc và gây hiệu ứng nhà kính gồm CH4, CO2, NH3, theo báo cáo của khu xử lý chất thải rắn Đa Phước, tương ứng một tấn chất thải rắn chôn lắp tạo ra lượng khí là 266 m 3 , trong đó chủ yếu là CH4 có ảnh hưởng gấp 21 lần so với CO2 đối với tầng Ozon. 1.2 Thực trạng tại HUTECH Hiện tại trong trường HUTECH, cụ thể là cơ sở A tại Điện Biên Phủ mỗi tầng đều có hai chỗ để bỏ rác mỗi chỗ đều có hai thùng, và trong mỗi lớp học đều có một thùng rác. Như vậy có thể thấy sinh viên 953 không có khả năng và lựa chọn để có thể tự phân loại rác vì các thùng rác đều như nhau và không có ký hiệu hình ảnh cụ thể, công việc phân loại rác được đảm nhiệm bởi các cô lao công và việc này kém hiệu quả và tốn thời gian. Việc phân loại rác của các cô lao công là vì mục đích lợi nhuận cá nhân không có ý nghĩa giá trị giáo dục và nâng cao ý thức. Hiện tại trường có những hoạt động dọn dẹp vệ sinh nhưng chưa có chương trình nào đề cập tới việc phân loại rác cũng như hạn chế sử dụng sản ph m từ nhựa để tuyên truyền cho sinh viên. Là một trong những đại học giáo dục hàng đầu tại TP. Hồ Chí Minh, việc nâng cao ý thức và nhận thức về môi trường của sinh viên nên là mối quan tâm hàng đầu của trường. Hiện nay trường đã rất thành công trong việc áp dụng nghiêm túc và khắt khe và tạo nên văn hóa xếp hàng cũng như đeo thẻ sinh viên trong trường. Tại sao không tạo thêm một văn hóa đặc trưng của HUTECH vừa có lợi cho trường và cho xã hội? 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Nhằm đưa ra giải pháp, cách thức và phong trào nhằm nâng cao ý thức và hình thành thoái quen phân loại rác và hạn chế sử dụng sản ph m từ nhựa cụ thể ống hút. 2.2 Công cụ nghiên cứu Lập bảng khảo sát gồm 12 câu hỏi bằng Google Form thu thập thông tin của hơn 100 bạn sinh viên HUTECH. Sau đó phân tích dựa vào các biểu đồ từ Google Form kết hợp Miscrosoft Excel. 2.3 Đối tƣợng nghiên cứu Sinh viên ĐH Công Nghệ TP.Hồ Chí Minh. 2.4 Phạm vi khảo sát Sinh viên ĐH Công Nghệ TP.Hồ Chí Minh. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Nguồn gốc văn hóa xếp hàng Đầu tiên nhóm nghiên cứu thiết lập các câu hỏi liên quan đến sự hữu ích của việc xếp hàng đi thang máy đối với các bạn sinh viên và tìm hiểu xem liệu các bạn có hiểu được mục đích của việc xếp hàng hay không. 10% 15% 75% Được nhắc nhở Theo văn hoá số đông Ý thức của bản thân 954 Biểu đồ 1 Bảng 2: Lý do xếp hàng khi đi thang máy? Câu hỏi Có Không Bạn có thường xuyên đi thang máy không 54% 46% Bạn có thấy việc đi thang máy là cần thiết không? 78% 22% Xếp hàng có giúp việc đi thang máy nhanh hơn? 80% 20% Qua số liệu thu được chúng ta cũng có thể thấy rằng, mặc dù một nửa số bạn được hỏi không thường xuyên đi thang máy 46%, nhưng hầu hết đều có thể nhận thức được lợi ích của việc đi thang máy so với đi thang bộ 78%. Tuy nhiên hơn thế nữa chính là số lượng các bạn có thể thấy được lợi ích của việc xếp hàng có thể đ y nhanh quá trình đi thang máy của mình vào giở cao điểm của trường 80%. Rõ ràng việc hiểu rõ lợi ích việc mình thực hiện mang lại chính là lý do rất lớn hình thành nên văn hóa xếp hàng của các bạn sinh viên. Khi được hỏi lý do nào làm bạn phải xếp hàng khi đi thang máy thì có khoảng 75% các bạn cho rằng đó là do ý thức bản thân, 15% theo số đông mà xếp hàng và còn lại 10% bị nhắc nhở. Đáng chú ý là đa sốc các bạn sinh viên năm nhất nằm trong nhóm bị nhắc nhở rất nhiều. Chúng ta có thể thấy rõ rằng việc áp dụng nghiêm túc và khắc khe của nhà trường kết hợp với hiểu rõ lợi ích của xếp hàng đi thang máy mang lại đã dần dần hình thành một ý thức tốt cho đa số sinh viên trong trường, khi mới vào trường sinh viên còn chưa thấu hiểu nhưng những lời nhắc nhở cũng như quan sát đám đông dần cũng theo văn hóa chung của trường. Thậm chí vẫn còn một số bạn dẫu là năm ba hay năm tư vẫn chưa hình thành ý thức tự giác xếp hàng nhưng vì tâm lý số đông họ vẫn phải tuân thủ quy định của trường. Từ văn hóa xếp hàng được hình thành sinh viên cũng thay đổi cách nhìn nhận và hình thành những ứng xử tốt hơn về việc xếp hàng. Khi được hỏi bạn cảm thấy thế nào khi có người chen hàng thì hầu hết tất cả mọi người đều cảm thấy khó chịu. Hay các bạn sinh viên được trao quyền lợi chen hàng nhưng hầu như bạn nào cũng từ chối và đồng ý xếp hàng. Tính lan tỏa của ý thức cũng cực kỳ nhanh trong cộng đồng một khi nó đã trở thành quy định, có 71% các bạn sinh viên được hỏi sẽ nhắc nhở khi thấy có ai đó chen hàng thậm chí tung lên mạng để tuyên truyền về hành vi xấu 10%. 0% 20% 40% 60% 80% 100% Sinh viên năm 1 Sinh viên năm 2 Sinh viên năm 3 Sinh viên năm 4 955 Bảng 3: Bạn cảm thấy thế nào khi có người chen ngang hàng? Qua khảo sát trên chúng ta có thể khẳng định một khi một hành động được tuyên truyền và thấu hiểu lợi ích nó mang lại, cộng với các biện pháp nghiêm khắc có tổ chức từ nhà trường thì dần dần ý thức của sinh viên sẽ thay đổi, phát triển thành một văn hóa, hình ảnh tiêu biểu của trường. Một khi có số lượng đủ lớn sinh viên nhận thức được thì việc lang tỏa văn hóa là rất dễ dàng, minh chứng là từng có đội Văn minh Học đường để quản lý việc xếp hàng tại trường nhưng hiện tại đã không cần một đội nào quản lý. Bảng 4: Bạn làm gì khi có người chen ngang hàng? Bảng 5: Nếu được chen hàng mà không bị nhắc nhở bạn có làm không? 3.2 Cơ hội và thách thức của việc áp dụng phân loại rác tại khuôn viên trƣờng 3.2.1 Cơ hội Đối với Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 2% 7% 91% Không quan tâm Bình thường Khó chịu 10% 19% 71% Chụp hình bốc phốt Không quan tâm Nhắc nhở 12% [PERCE NTAGE] Có Không 956 Tạo nên một văn hóa mang tính biểu trưng cho trường, bên cạnh văn hóa xếp hàng. Nâng cao hình ảnh của sinh viên HUTECH trong ý thức bảo vệ môi trường môi trường, danh tiếng của trường HUTECH càng nổi trội hơn trở thành người đi đầu, lang tỏa phong trào bảo vệ môi trường là thành tích đáng tự hào khi được nhắc tới khi trường tham gia các ngày hội tuyển sinh. Như đã phân tích ở trên một khi đã hình thành ý thức trong phần lớn bộ phận sinh viên trường sẽ không cần nhiều chi phí để duy trì nhân lực để nhắc nhở vì nó sẽ tự động được lan tỏa, các bạn sinh viên tự nhắc nhở lẫn nhau. Đối với sinh viên Sinh viên có thể tự hào nói rằng mình đã tham gia bảo vệ môi trường chỉ bằng một việc đơn giản đó là phân loại rác, có thể có những người chưa hiểu được tầm quan trọng của việc bạn đang làm nhưng chính bản thân bạn hiểu rõ mình đang góp phần rất to lớn giúp ngăn cản khí hậu một ngày càng nóng lên do biến đổi khí hậu. 3.2.2. Thách thức Đối với Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh Với việc bố trí thùng rác hiện tại để áp dụng việc phân loại rác tại nhà trường cần nhiều chi phí phát sinh để mua thêm thùng rác cũng như nhân lực để tuyên truyền nhắc nhở thực hiện. Quy định phân loại rác vẫn chưa quan tâm triệt để ngoài xã hội. Việc phân loại rác vẫn chưa thực sự cần thiết tại thời điểm hiện tại vì TP. Hồ Chí Minh vẫn chưa có các nhà máy xử lý rác công suất lớn để tái chế hay đốt nên hầu hết đều về các bãi chôn lấp. Lợi ích của việc phân loại rác cũng như tác hại của sản ph m nhựa gây ra cho môi trường vẫn chưa được tuyên truyển một cách đầy đủ và đúng đắn. Đối với sinh viên Xuất phát từ tâm lý chủ quan của sinh viên, cứ nghĩ chỉ là một cái ống hút thì gây hại gì nhưng cả triệu sinh viên đều suy nghĩ như vậy thì môi trường phải chịu hậu quả nghiêm trọng. Cũng như chưa hiểu được lợi ích mà phân loại rác mang lại cho môi trường, tâm lý lười nhác chỉ nghĩ đến mục đích có lợi trước mắt cho mình. 3.3 Giải pháp Tuyên truyền Tuyên truyền là công tác ưu tiên đầu tiên để hình thành ý thức, như đã đề cập thì một khi các bạn sinh viên đã hiểu rõ lợi ích của việc mình làm thì không còn cảm thấy bị ép buộc vô lý nữa. Hiện tại trường có đặc các hình ảnh tuyên truyền về không xả rác bừa bãi nhưng vẫn còn chung chung, cần có các hành động cụ thể hơn như phân loại rác không sử dụng ống hút. Thực hiện tuyên truyền lợi ích của việc phân loại rác bằng những bảng hiệu được đặt dưới dưới sảnh, cầu thang, thang máy. Đầu tiên nhà trường có thể đặt các bảng hiệu chứa thông điệp ở những nơi có nhiều sinh viên và được chú ý nhất đó chính là sân trường, cầu thang, tháng máy cũng như việc nhà trường tuyên truyền sinh viên đeo thẻ sinh viên bằng cách đặt những bảng hiệu chứa thông điệp “100% sinh viên HUTECH đeo thẻ sinh viên khi đến trường đã xây dựng nên được một hiệu quả lớn trong việc tuyên truyền và kêu gọi sinh viên hưởng ứng và tuân thủ. Hay đặc biệt hơn là việc HUTECH được đặc biệt biết đến với phong trào “Xếp hàng khi đi thang máy , khi chỉ cần sinh viên HUTECH được nhắc đến, họ đều tự hào với “Văn hoá Xếp hàng thì việc tuyên truyền là việc đầu tiên giúp sinh viên có thể tiếp cận với phong trào. Thường xuyên post các hình ảnh, video clip... về môi trường, phân loại rác, tác hại rác thải nhựa trên các trang truyền thông của trường như Cộng đồng sinh viên Hutech, các trang Đoàn khoa, viện...Tổ chức các phong trào hành động như I can do it - You can do it... Tôi không sử dụng ống hút nhựa và bạn cũng thế, tôi làm được và bạn cũng có thể làm được, các hội thi tái chế, Hội thi kiến thức về môi trường, hành động nhỏ mục đích lớn Cuộc thi tìm kiếm những video sáng tạo khơi dậy, truyền cảm hứng cho cộng đồng sinh viên hưởng ứng phong trào nhằm giúp sinh viên nâng cao được ý thức trong việc bảo vệ môi trường đồng thời truyền cảm hứng cho sinh viên sáng tạo những sản ph m thay thế nhằm cải thiện môi trường sống. Các hoạt động 957 tình nguyện như “Green Sunday , “Thứ 7 tình nguyện ngoài việc thu dọn rác ban tổ chức nên đưa ra hướng dẫn các bạn phân loại rác trước khi bỏ đi và tuyệt đối không dung ống hút nhựa. Các hành động cụ thể Đầu tiên là việc phân loại rác, như thực trạng đã nêu hiện tại chỉ có 2 thùng rác tại mỗi điểm bỏ rác ở hai đầu hành lang mỗi tầng như vậy là không đủ, nhà trường phải bố trí thêm một thùng cho mỗi điểm bỏ rác với ba màu khác nhau. Màu đỏ dùng để đựng rác thải rắn như chai nhựa, nylon, hộp, vĩ nhựa các loại..., màu xanh dùng để đựng rác thải thực ph m, đồ ăn thức uống còn thừa, màu vàng để chứa giấy, carton, sách, báo...Mỗi thùng sẽ dán tên loại rác được bỏ bảo, thùng màu đỏ nên to hơn các thùng còn lại vì đa số sinh viên sử dụng chai nhựa, bọc thực ph m. Ngoài việc dán loại rác lên thùng nhà trường cần phải dán thêm kí hiệu lên tường bên trên từng loại thùng rác, to ngang tầm mắt vì nó sẽ được sinh viên chú ý đầu tiên, và khi hầu hết sinh viên cho biết mình đều có ý thức bản thân (bảng 2) thì đa số sẽ bỏ đúng số còn lại sẽ phải theo số đông. Nhà trường nên loại bỏ thùng rác trong mỗi lớp học vì nó sẽ cản trở mục đích phân loại rác cho sinh viên, hơn nữa nó làm mất mỹ quan lớp học, tình trạng lớp trước bỏ đầy thùng rác và lớp sau vào học phải học chung với rác là điều diễn ra thường xuyên, việc loại bỏ thùng rác trong lớp học cũng phù hợp với quy định không mang đồ ăn thức uống vào lớp học của nhà trường. Thành lập đội chuyên quản lý việc nhắc nhở tuyền truyền việc phân loại rác và không sử dụng ống hút nhựa giống như đội “Văn minh học đường và “An ninh trật tự mà trường đã thành công trong việc hình hành văn hóa xếp hàng, đeo bảng tên và phân làng xe máy trong trường. Đưa vào tiêu chí sinh viên 5 tốt, cũng như điểm rèn luyện cho mục phân loại rác và không sử dụng ống hút nhựa, thêm tiêu chí ưu tiên cho các sinh viên đạt giải trong các kỳ thi về môi trường, đưa vào nội dung bắt buộc trong sinh hoạt lớp và yêu cầu các lớp trưởng thường xuyên nhắc nhở các bạn thu dọn rác và phân loại sau giờ học, đưa điều kiện bắt buộc vào lớp học tiên tiến nếu lớp nào bị phản ánh sẽ không đạt được tiêu chí bắt buộc. Trao quyền nhắc nhở và khiển trách việc thực hiện phân loại rác cho các cô lao công và bảo vệ trường, các cô lao công là những người nắm rõ nhất tình hình thực hiện phân loại rác của sinh viên vì thế trao thêm quyền hành cho các cô trong phong trào này là hoàn toàn hợp lý. 4. KẾT LUẬN Áp dụng phân loại rác và nói không với ống hút nhựa trong khuôn viên trường là hoàn toàn có thể thực hiện được nếu nhà trường thật sự quyết tâm, nó sẽ trở thành một văn hóa, hình ảnh mới của trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đi đôi với hình ảnh xếp hàng nghiêm túc chờ tới lượt mình để đi thang máy. Hình ảnh này thể hệ sinh viên và nhà trường nói chung là những con người thời đại vừa quan tâm tới sự phát triển ý thức của con người, nền kinh tế mà còn quan tâm tới sư phát triển bền vững vì nhận thức đúng đắn về tình hình môi trường và có hành động cụ thể để tham gia, hưởng ứng phong trào bảo vệ môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://moitruongcaogiaquy.vn/thuc-trang-rac-thai-o-khu-vuc-thanh-pho-ho-chi-minh-hien-nay/ [2] https://www.moitruongvadothi.vn/moi-truong/nhan-dinh-phan-tich/xu-ly-phan-loai-rac-thai-mang-lai- loi-ich-o-nhieu-mat-a29065.html [3] https://thanhnien.vn/thoi-su/nang-nong-len-den-434-do-c-pha-vo-moi-ky-luc-trong-lich-su- 1075247.html [4] https://docs.google.com/forms/d/1fT8xbJEUDrVBQXmu-iXzGk4OBgI3xTiyjO_i9hAw6NQ/prefill [5] https://en.wikipedia.org/wiki/Crowd_psychology [6] https://www.hutech.edu.vn/homepage/tin-tuc/hoat-dong-sinh-vien/14566792-thoi-quen-xep-hang- net-van-hoa-dep-cua-sinh-vien-hutech 958 [7] the-nao-moi-dung-quy-dinh-20181122222848673.chn [8] https://luatvietnam.vn/tai-nguyen/quyet-dinh-44-2018-qd-ubnd-hcm-quy-dinh-ve-phan-loai-chat-thai- ran-sinh-hoat-168825-d2.html [9] https://baomoi.com/phan-loai-rac-kho-vi-sao/c/26917456.epi
Tài liệu liên quan