Đặt vấn đề: Ngành Y Tế đã tiến hành nhiều biện pháp ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết (SXH) nhưng
dịch bệnh vẫn xảy ra. Hiện nay, bệnh SXH được phòng ngừa bằng thực hành đúng của người dân. Vì vậy,
chúng tôi khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh SXH trên những thân nhân bệnh nhân
SXH năm 2010.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ kiến thức đúng, thái độ đúng, thực hành đúng về phòng bệnh SXH của thân
nhân bệnh nhân SXH tại bệnh viện Nhiệt Đới – Thành phố Hồ Chí Minh và mối liên quan giữa kiến thức,
thái độ, thực hành.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả bằng cách phỏng vấn 200 thân
nhân bệnh nhân SXH dựa trên bộ câu hỏi soạn sẵn.
Kết quả: Có 63% thân nhân có kiến thức đúng, 52,5% thân nhân có thái độ đúng, 53% thân nhân có
thực hành đúng về phòng bệnh sốt xuất huyết. Có mối liên quan giữa kiến thức đúng với trình độ học vấn
(p<0,01), số người trong nhà mắc bệnh SXH (p=0,02); giữa thái độ đúng với số người trong nhà mắc bệnh
SXH (p=0,02); giữa thực hành đúng với nghề nghiệp của thân nhân (p=0,02), tình trạng nhà ở của các
thân nhân (p=0,02), nguồn nước (0,01), số người mắc bệnh SXH trong nhà (p=0,02). Có mối liên quan
chặt chẽ giữa kiến thức đúng với thực hành đúng (p<0,01) và thái độ đúng với thực hành đúng (p<0,01).
Kết luận: Tỉ lệ thân nhân có kiến thức đúng, thái độ đúng, thực hành đúng về phòng bệnh SXH chưa
cao và có mối liên quan giữa kiến thức, thái độ đúng với thực hành đúng do đó, cần chú trọng công tác
tuyên truyền đúng về phòng bệnh SXH.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh sốt xuất huyết của thân nhân bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 119
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG BỆNH
SỐT XUẤT HUYẾT CỦA THÂN NHÂN BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT
TẠI BỆNH VIỆN NHIỆT ĐỚI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2010
Trương Phi Hùng* , Trần Thị Tuyết Nga* , Trần Thị Hồng Hiên**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ngành Y Tế đã tiến hành nhiều biện pháp ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết (SXH) nhưng
dịch bệnh vẫn xảy ra. Hiện nay, bệnh SXH được phòng ngừa bằng thực hành đúng của người dân. Vì vậy,
chúng tôi khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh SXH trên những thân nhân bệnh nhân
SXH năm 2010.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ kiến thức đúng, thái độ đúng, thực hành đúng về phòng bệnh SXH của thân
nhân bệnh nhân SXH tại bệnh viện Nhiệt Đới – Thành phố Hồ Chí Minh và mối liên quan giữa kiến thức,
thái độ, thực hành.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả bằng cách phỏng vấn 200 thân
nhân bệnh nhân SXH dựa trên bộ câu hỏi soạn sẵn.
Kết quả: Có 63% thân nhân có kiến thức đúng, 52,5% thân nhân có thái độ đúng, 53% thân nhân có
thực hành đúng về phòng bệnh sốt xuất huyết. Có mối liên quan giữa kiến thức đúng với trình độ học vấn
(p<0,01), số người trong nhà mắc bệnh SXH (p=0,02); giữa thái độ đúng với số người trong nhà mắc bệnh
SXH (p=0,02); giữa thực hành đúng với nghề nghiệp của thân nhân (p=0,02), tình trạng nhà ở của các
thân nhân (p=0,02), nguồn nước (0,01), số người mắc bệnh SXH trong nhà (p=0,02). Có mối liên quan
chặt chẽ giữa kiến thức đúng với thực hành đúng (p<0,01) và thái độ đúng với thực hành đúng (p<0,01).
Kết luận: Tỉ lệ thân nhân có kiến thức đúng, thái độ đúng, thực hành đúng về phòng bệnh SXH chưa
cao và có mối liên quan giữa kiến thức, thái độ đúng với thực hành đúng do đó, cần chú trọng công tác
tuyên truyền đúng về phòng bệnh SXH.
Từ khóa: KAP, phòng chống sốt xuất huyết, người nhà bệnh nhân.
ABSTRACT
KNOWLEDGE - ATTITUDE - PRACTICE ON PREVENTION DENGUE OF FAMILY PATIENTS
TROPICAL HOSPITAL IN HO CHI MINH CITY YEAR IN 2010
Truong Phi Hung, Tran Thi Tuyet Nga, Tran Thi Hong Hien
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 119 - 125
Introduction: Health Sector has carried out several measures to prevent dengue disease but the disease
still occurs. Dengue disease mainly be prevented by practicing the right of the people. So we surveyed
knowledge, attitudes and practice on dengue prevention in patients with dengue his relatives in 2010.
Objective: To determine the rate of correct knowledge, correct attitude and practice on dengue
prevention of family illness dengue patients in Tropical hospitals - Ho Chi Minh City and the relationship
between knowledge, attitudes, practice.
* Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
** Cử nhân Y tế Công cộng khóa 2004
Địa chỉ liên hệ: CN. Trần Thị Hồng Hiên ĐT: 0987877691 Email: tigonhien10@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 120
Subjects and research methods: cross-sectional study described by relatives interviewed 200 patients
with dengue based on questionnaires prepared.
Results: 63% of their relatives have the right knowledge, 52.5% relatives have the right attitude, 53% of their
relatives have the right to practice on dengue prevention. Correlation between knowledge true for education level (p
<0.01), number of people in the dengue infection (p = 0.02); the correct attitude of people in the house with dengue
infection (p = 0.02); the right to practice their professions of relatives (p = 0.02), housing status of the relatives (p =
0.02), water (0.01), number dengue infection in the home (p = 0.02). There is close relationship between knowledge
and practice on the right (p <0.01) and the right attitude to practice correctly (p <0.01).
Conclusion: The rate of person has the right knowledge, right attitude, the right to practice on dengue
prevention is not high and the relationship between knowledge, attitude and practice on the right so the
information campaigns should correct transmission of dengue prevention.
Keywords: KAP, prevention dengue fever, relatives of patient.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh SXH hiện đang là bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm vào bậc nhất trong các bệnh nhiễm
trùng do siêu vi và gây thành dịch trên 100
quốc gia. Mỗi năm thế giới có khoảng 50 đến
100 triệu người mắc bệnh(5). Tính từ đầu năm
2010 đến tháng 5/2010, Việt Nam có 12.868
người mắc SXH đặc biệt là ở miền Nam (4).
Ngành Y Tế luôn chú trọng triển khai
nhiều công tác phòng bệnh nhưng dịch bệnh
vẫn xảy ra và số ca mắc vẫn tăng. Hiện tại,
kiểm soát véc tơ truyền bệnh là phương pháp
phòng bệnh duy nhất có hiệu quả nên việc
nâng cao ý thức cộng đồng về mức độ nguy
hiểm của bệnh SXH và các phương pháp
phòng bệnh SXH có ý nghĩa rất quan trọng.
Bệnh viện Nhiệt đới là bệnh viện tiếp
nhận bệnh nhân ở nhiều tỉnh thành thuộc
miền Nam Việt Nam với mọi đối tượng khác
nhau, số ca nhập viện các năm 2007 là 3650 ca,
năm 2008 là 3669 ca, năm 2009 là 3747 ca tăng
qua các năm. Thân nhân bệnh nhân SXH ở
đây có thể đại diện cho những hộ gia đình
trong vùng dịch tễ bệnh SXH.
Vì vậy, vấn đề phòng bệnh SXH đang
mang tính cấp thiết và ý thức của người dân
về phòng bệnh SXH cũng đang trong tình
trạng đáng báo động; chúng tôi nghiên cứu về
kiến thức, thái độ, thực hành của thân nhân
bệnh nhân SXH về phòng bệnh SXH tại bệnh
viện Nhiệt Đới năm 2010.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Thân nhân đang chăm sóc cho bệnh nhân
SXH tại Bệnh viện Nhiệt Đới và ở cùng nhà
với bệnh nhân.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả
Phương pháp chọn mẫu
Lấy mẫu ngẫu nhiên đơn với cỡ mẫu theo
công thức, trong đó độ tin cậy 95% thì Z(1-
α/2) = 1,96; xác suất sai lầm loại Iα = 0,05; p =
0,5; d = 0,07. Suy ra cỡ mẫu n = 196 người, làm
tròn: 200 người.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc tính chung của thân nhân
Bảng 1: Đặc tính chung của thân nhân
Đặc tính (n=200) Tần số Tỷ lệ (%)
Tuổi
<30
>=30
117
83
58,5
41,5
Giới
Nam
Nữ
83
117
41,5
58,5
Dân tộc
Kinh
Khơme
Hoa
Khác
191
2
7
0
95,5
1,0
3,5
0
Tôn giáo
Không tôn giáo
Phật
Công giáo
117
61
13
58,5
30,5
6,5
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 121
Đặc tính (n=200) Tần số Tỷ lệ (%)
Tin lành
Khác
5
4
2,5
2,0
Trình độ học vấn
Không biết đọc biết viết
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Trên cấp 3
2
23
47
44
84
1,0
11,5
23,5
22,0
42,5
Nghề nghiệp
Tự do
Văn phòng, giáo viên
Thất nghiệp
Công nhân
Nông dân
Ngư dân
92
36
32
21
19
0
46,0
18,0
16,0
10,5
9,5
0
Tình trạng nhà ở
Nhà cấp 1
Nhà cấp 2
Nhà cấp 3
Nhà cấp 4
Nhà cấp 5
10
36
37
98
19
5,0
18,0
18,5
49,0
9,5
Nguồn nước
Nước máy
Nước giếng khoan
Nước giếng đào
Nước mưa
Nước sông, kênh, rạch
Khác
117
59
15
2
5
2
58,5
29,5
7,5
1,0
2,5
1,0
Số người trong nhà mắc bệnh
SXH
1 người
2 người
3 người
4 người trở lên
132
49
11
8
66,0
24,5
5,5
4,0
Theo bảng 1: Tỉ lệ thân nhân có độ tuổi
dưới 30 cao hơn so với 30 tuổi trở lên. Tỉ lệ
thân nhân là nữ cao hơn so với nam. Dân tộc
Kinh chiếm đa số. Tỉ lệ thân nhân không theo
tôn giáo nào là cao nhất kế đến là đạo phật. Tỉ
lệ thân nhân có trình độ học vấn trên cấp 3 là
cao nhất kế đến là cấp 2 và cấp 3. Tỉ lệ thân
nhân hành nghề tự do cao hơn nhiều so với tỉ
lệ những thân nhân làm việc văn phòng,
trường học, thất nghiệp, công nhân thấp nhất
là nông dân.
Tỉ lệ thân nhân ở nhà cấp 4 là cao nhất tiếp
theo là nhà cấp 3, cấp 2 thấp nhất là nhà cấp 1.
Nguồn nước máy chiếm tỉ lệ cao hơn nước
giếng khoan, giếng đào. Tỉ lệ thân nhân bệnh
nhân có 1 người trong nhà bị bệnh sốt xuất
huyết cao hơn nhiều so với tỉ lệ thân nhân có
2 người trong nhà bị bệnh, 3 người trở lên.
Kiến thức về phòng bệnh sốt xuất huyết
Bảng 2: Kiến thức về đặc tính của muỗi vằn
Kiến thức đúng
Kiến thức
Tần số Tỉ lệ (%)
Thời gian chích người của muỗi
vằn 105 52,5
Nguyên nhân gây bệnh Sốt xuất
huyết 87 43,5
Kiến thức về đặc tính của muỗi
vằn 84 42,0
Nơi đậu của muỗi vằn 72 36,0
Nơi đẻ trứng của muỗi vằn 63 31,5
Kiến thức về nơi đẻ trứng của muỗi vằn
(31,5%) và nơi trú đậu của muỗi (36,0%) rất
thấp. Nhìn chung kiến thức về đặc tính của
muỗi vằn còn thấp.
Bảng 3: Kiến thức về dịch tễ bệnh Sốt xuất huyết
Kiến thức đúng
Kiến thức
Tần số Tỉ lệ (%)
Độ tuổi có thể mắc bệnh SXH 157 78,5
Khu vực bệnh lưu hành SXH 133 66,5
Kiến thức dịch tễ bệnh SXH 88 44,0
Sự nguy hiểm của bệnh SXH 67 33,5
Kiến thức về sự nguy hiểm của bệnh còn
thấp (33,5%), chủ yếu người dân phó mặc cho
nhân viên y tế.
Bảng 4: Kiến thức về phòng bệnh Sốt xuất huyết
nặng
Kiến thức đúng
Kiến thức
Tần số Tỉ lệ (%)
Thức ăn cho bệnh nhân SXH 177 88,5
Cách hạ sốt 163 81,5
Xử lý ban đầu 148 74,0
Dấu hiệu bệnh SXH 120 60,0
Kiến thức về phòng bệnh nặng 96 48,0
Dấu hiệu bệnh SXH nặng 67 33,5
Đồ uống cho bệnh nhân SXH 51 25,5
Lượng nước cho bệnh nhân SXH 22 11,0
Kiến thức về bù nước cho bệnh nhân thấp
(11,0%), người dân chủ yếu chú trọng đến
thức ăn và cách hạ sốt. Dấu hiệu để nhận biết
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 122
bệnh SXH trở nên nặng cũng chưa cao
(33,5%).
Bảng 5: Kiến thức chung về phòng bệnh SXH
Kiến thức Tần số Tỉ lệ (%)
Kiến thức chung đúng 126 63,0
Kiến thức chung chưa đúng 74 37,0
Kiến thức chung đúng về phòng bệnh
SXH chưa cao (63,0%).
Thái độ về phòng bệnh sốt xuất huyết
Bảng 6: Thái độ về phòng bệnh SXH
Thái độ đúng
Thái độ
Tần số Tỉ lệ (%)
Trách nhiệm phòng bệnh 192 96,0
Phòng bệnh trên cả nước 189 94,5
Phòng bệnh mọi thời điểm 181 90,5
Phòng bệnh với mọi độ tuổi 173 86,5
Đồng ý phun thuốc xịt muỗi 167 83,5
Thay nước bình bông thường xuyên 157 78,5
Diệt muỗi trong nhà 118 59,0
Ngủ mùng vào buổi trưa 96 48,0
Loại bỏ nơi muỗi đẻ trong và quanh
nhà 81 40,5
Thái độ về loại bỏ nơi muỗi đẻ trong và
xung quanh nhà thấp (40,5%). Người dân
chưa phân biệt được loài muỗi lây bệnh sốt
xuất huyết với những loài muỗi thường.
Bảng 7: Thái độ chung về phòng bệnh SXH
Thái độ chung đúng
Thái độ
Tần số Tỉ lệ (%)
Thái độ chung đúng 105 52,5
Thái độ chung chưa đúng 95 47,5
Thái độ chung đúng về phòng bệnh SXH
chưa cao (52,5%)
Thực hành về phòng bệnh sốt xuất huyết
Bảng 8: Biện pháp ưu tiên
Thực hành đúng
Thực hành
Tần số Tỉ lệ (%)
Diệt loăng quăng 120 60,0
Làm cho muỗi không nơi đẻ trứng 113 56,5
Làm cho muỗi không nơi ẩn nấp 112 56,0
Người dân ưu tiên diệt loăng quăng là
trên hết (60,0%).
Bảng 9: Quản lý dụng cụ chứa nước
Thực hành đúng
Thực hành
Tần số Tỉ lệ (%)
Thả cá 61 81,3
Thay nước bình bông 84 65,6
Xài trong ngày 42 56,0
Đậy nắp dụng cụ chứa nước 59 52,7
Xúc rửa thành vách dụng cụ
chứa nước 50 44,6
Đa số người dân thực hành đúng về thả cá
(81,3%) nhưng việc súc rửa dụng cụ chứa
nước còn thấp (44,6%).
Bảng 10: Vệ sinh nhà cửa, biện pháp diệt muỗi và
tránh muỗi đốt
Thực hành đúng
Thực hành
Tần số Tỉ lệ (%)
Vệ sinh nhà cửa 103 51,8
Biện pháp diệt muỗi
Phun thuốc xịt muỗi
Vợt điện
Đốt nhang muỗi
Biện pháp khác
132
95
93
15
66,0
47,5
46,5
7,5
Biện pháp tránh muỗi đốt
Ngủ mùng cả ban đêm lẫn ban ngày
Dùng quạt
Thoa thuốc chống muỗi
Không ở nơi thiếu sáng, ẩm thấp
Mặc quần áo dài tay
Biện pháp khác
123
87
80
71
58
19
61,5
43,5
40,0
35,5
29,0
9,5
Biện pháp diệt muỗi người dân hay dùng
là phun thuốc xịt muỗi (66,0%) và thực hành
về ngủ mùng cả đêm lẫn ngày còn thấp
(61,5%). nhìn chung việc vệ sinh nhà cửa và
tránh muỗi đốt còn thấp.
Bảng 11: Thực hành chung về phòng bệnh SXH
Thực hành
Tần số Tỉ lệ (%)
Thực hành chung đúng 106 53,0
Thực hành chung chưa đúng 94 47,0
Thực hành chung đúng về phòng bệnh
SXH còn thấp (53,0%).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 123
Các mối liên quan
Bảng 12: Mối liên quan giữa kiến thức chung và các đặc tính của thân nhân
Kiến thức chung
Nội dung
Đúng(n%) Chưa đúng(n%)
P PR (KTC 95%)
Trình độ học vấn
Không đọc viết
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Trên cấp 3
0 (0,0)
11 (47,8)
23 (48,9)
35 (79,6)
57 (67,9)
2 (100,0)
12 (52,2)
24 (51,1)
9 (20,4)
27 (32,1)
<0,01
1
0
1,02(0,61-1,72)
1,66 (1,66-2,61)
1,42 (0,90-2,23)
Số người mắc bệnh SXH
1 người
2 người
3 người
>=4 người
88 (66,7)
29 (59,2)
8 (72,7)
1 (12,5)
44 (33,3)
20 (40,8)
3 (27,3)
7 (87,5)
0,02
1
0,89 (0,68-1,15)
1,09 (0,74-1,60)
0,19 (0,03-1,18)
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
thực hành đúng và trình độ học vấn (p<0,01),
thân nhân có trình độ học vấn trên cấp 3 sẽ có
kiến thức đúng gấp 1,42 lần so với thân nhân
không biết đọc viết.
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
thực hành đúng và số người trong nhà mắc
bệnh SXH (p=0,02). Không có mối liên quan
giữa các nhóm.
Bảng 13: Mối liên quan giữa thái độ và các đặc tính của thân nhân
Thái độ chung
Nội dung
Đúng(n%) Chưa đúng(n%)
P PR (KTC 95%)
Số người mắc bệnh SXH
1 người
2 người
3 người
>=4 người
74 (56,1)
27 (55,1)
2 (18,2)
2 (25,0)
50 (43,9)
22 (44,9)
9 (81,8)
6 (75,0)
0,04
1
0,98 (0,73-1,32)
0,32 (0,09-1,15)
0,45(0,13-1,50)
Có mối liên quan có ý nghĩa thông kê giữa thái độ đúng và số người trong nhà mắc bệnh
SXH (p=0,04). Không có mối liên quan giữa các nhóm.
Bảng 14: Mối liên quan giữa thực hành và các đặc tính của thân nhân
Thực hành chung
Nội dung
Đúng (n%) Chưa đúng (n%)
P PR (KTC 95%)
Nghề nghiệp
Nông dân
Công nhân
Văn phòng
Tự do
Thất nghiệp
4 (21,1)
12 (57,1)
24 (66,7)
51 (55,4)
15 (46,9)
15 (78,9)
9 (42,9)
12 (33,3)
41 (44,6)
17 (53,1)
0,02
1
2,71 (1,05-6,99)
3,17 (1,29-7,79)
2,63 (1,08-6,41)
2,23 (0,86-5,73)
Tình trạng nhà ở
Nhà cấp 1
Nhà cấp 2
Nhà cấp 3
Nhà cấp 4
Nhà cấp 5
3 (30,0)
26 (72,2)
17 (45,9)
54 (55,1)
6 (31,6)
7 (70,0)
10 (27,8)
20 (54,1)
44 (44,9)
13 (68,4)
0,02
1
2,40 (0,91-6,34)
1,53 (0,56-4,20)
1,84 (0,70-4,81)
1,05 (0,33-3,34)
Nguồn nước
Nước máy
Giếng khoan
Nước giếng đào
69 (59,0)
33 (55,9)
3 (20,0)
48 (41,0)
26 (44,1)
12 (80,0)
0,01
1
0,95 (0,72-1,25)
0,34 (0,12-0,94)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 124
Thực hành chung
Nội dung
Đúng (n%) Chưa đúng (n%)
P PR (KTC 95%)
Nước mưa
Sông kênh rạch
Khác
0
1 (20,0)
0
2 (100,0)
4 (80,0)
2 (100,0)
0 (0-0)
0,34 (0,95-1,97)
0 (0-0)
Số người mắc bệnh SXH
1 người
2 người
3 người
>=4 người
75 (56,8)
26 (53,1)
5 (45,4)
0 (0)
57 (43,8)
23 (46,9)
6 (54,5)
8 (100)
0,02
1
0,93 (0,69-1,12)
0,80 (0,41-1,55)
0 (0-0)
Có mối liên quan giữa thực hành đúng và
nghề nghiệp của thân nhân (p=0,02). Công
nhân có thực hành đúng gấp 2,71 lần nông
dân, người làm văn phòng trường học có thực
hành đúng 3,17 lân nông dân, người làm nghề
tự do có thực hành đúng gấp 2,63 lần nông
dân, người thất nghiệp có thực hành đúng
gấp 2,23 lần nông dân.
Có mối liên quan giữa thực hành đúng và
tình trạng nhà ở (p=0,02). Người ở nhà cấp 2
có thực hành đúng gấp 2,40 lần người ở nhà
cấp 1, người ở nhà cấp 3 có thực hành đúng
gấp 1,53 lần người ở nhà cấp 1, người ở nhà
cấp 4 có thực hành đúng gấp 1,84 lần người ở
nhà cấp 1. người ở nhà cấp 5 có thực hành
đúng gấp 1,05 lần người ở nhà cấp 1.
Có mối liên quan giữa thực hành đúng và
nguồn nước (p=0,01), số người trong nhà mắc
bệnh SXH (p=0,02) nhưng không có mối liên
quan giữa các nhóm.
Bảng 15: Mối liên quan giữa kiến thức với thực
hành
Thực hành chung Kiến thức
chung Đúng (n%)
Chưa
đúng (n%)
P PR (KTC 95%)
Đúng 91(72,2) 35 (27,8)
Chưa đúng 15 (20,3) 59 (71,7) <0.01
10,23
(4,61- 22,71)
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa kiến thức đúng và thực hành đúng
(p<0,01). Thân nhân có kiến thức đúng sẽ có
thực hành đúng gấp 10,23 lần những thân
nhân có kiến thức chưa đúng.
Bảng 16: Mối liên quan giữa thái độ với thực hành
Thực
hành
chung Đúng (n%)
Chưa
đúng (n%)
P
PR
(KTC 95%)
Đúng 65 (61,3) 41 (38,7)
Chưa đúng 40 (42,6) 54 (57,5) <0,01
2,14
(1,20-3,81)
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
thái độ đúng và thực hành đúng (p<0,01).
Thân nhân có thái độ đúng sẽ có thực hành
đúng gấp 2,14 lần những thân nhân có kiến
thức chưa đúng.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ thân nhân có kiến thức đúng về
phòng bệnh SXH chưa cao (63,0%), đặc biệt là
kiến thức về đặc tính của muỗi vằn (42,0%); có
thái độ đúng về phòng bệnh SXH chưa cao
(52,5%), đặc biệt là thái độ về diệt muỗi trong
và xung quanh nhà (40,5%); thực hành đúng
về phòng bệnh SXH chưa cao (53,0%).
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
kiến thức đúng về phòng bệnh SXH và trình
độ học vấn (p<0,01), số người trong nhà mắc
bệnh SXH (p=0,02); giữa thái độ đúng về
phòng bệnh SXH và số người trong nhà mắc
bệnh SXH (p=0,02); giữa thực hành đúng về
phòng bệnh SXH và nghề nghiệp của thân
nhân (p=0,02), tình trạng nhà ở của các thân
nhân (p=0,02), nguồn nước (0,01), số người
mắc bệnh SXH trong nhà (p=0,02).
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
kiến thức đúng về phòng bệnh SXH và thực
hành đúng về phòng bệnh SXH (p<0,01). Có
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thái
độ đúng về phòng bệnh SXH và thực hành
đúng về phòng bệnh SXH (p<0,01).
KIẾN NGHỊ
Chú ý tuyên truyền về phòng bệnh SXH
cho nông dân, người có trình độ học vấn
thấp, những hộ gia đình có nhà ở cấp1, cấp 5.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 125
Nâng cao kiến thức của người dân về đặc
tính của muỗi vằn. Trong tuyên truyền về
bệnh SXH cần nhấn mạnh cụ thể chỉ có một
loài muỗi duy nhất truyền bệnh SXH và loài
muỗi này chỉ sống trong hoặc xung quanh
nhà, đẻ nơi nước đọng và sạch để người dân
không còn mơ hồ về việc làm của mình.
Khi tuyên truyền và giáo dục về phòng
bệnh SXH cần chú ý phương pháp đồng đẳng
với những đồng đẳng viên về SXH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh viện Nhiệt Đới. Sở y tế Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Bộ y tế. Hướng dẫn chẩn đoán điều trị sốt Dengue và sốt
xuất huyết dengue (Ban hành kèm theo Quyết định số
794/QĐ-BYT ngày 09 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ
Y tế)
3. Nguyễn Văn Tới. Viện vệ sinh y tế công cộng. Hiệu quả
truyền thông trong thay đổi kiến thức – thực hành của
người dân về phòng chống sốt xuất huyết tại Bảo Vinh,
Long Khánh, Đồng Nai năm 2009
4. Viện vệ sinh dịch tễ trung ương. www.nihe.org.vn/2010/08/
5. World Health Organization.
6. Who steering committee: The Asia Pacific perspective.
Redefining Obesite and its treatment pp 1-56. Health
Communication Australia pty Ltd 2000