Kiến thức và thái độ về các biện pháp tránh thai thông dụng ở sinh viên nam tại các trường cao đẳng - Trung học chuyên nghiệp Thành phố Rạch Giá - Kiên Giang

Đặt vấn đề & Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nam sinh viên có kiến thức và thái độ đúng về ba BPTT: bao cao su, thuốc tránh thai phối hợp và thuốc tránh thai khẩn cấp và các yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ đúng của nam sinh viên tại năm trường Cao Đẳng Tỉnh Kiên Giang. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang vào tháng 4 & 5/2011 ở các nam sinh viên năm thứ 1, 2 và 3 tại năm trường Cao Đẳng được chọn ngẫu nhiên hệ thống ở tỉnh Kiên Giang. Kết quả: Khảo sát 1.158 nam sinh viên Cao Đẳng, tỉ lệ có kiến thức đúng về BCS, thuốc tránh thai phối hợp và thuốc TTKC lần lượt là: 46,1% (KTC 95%: 0,43 - 0,49); 3,3% (KTC 95%: 0,02-0,04); 28,5% (KTC 95%: 0,26 - 0,31). Tỉ lệ có thái độ đúng về BCS, thuốc tránh thai phối hợp và thuốc TTKC lần lượt là: 59,5% (KTC 95%: 0,57 - 0,62); 13,6% (KTC 95%: 0,12 - 0,16); 26,3% (KTC 95%: 0,24 - 0,29). Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ của nam sinh viên là: trường sinh viên học, niên khóa học, dân tộc, nơi cư ngụ, nơi ở hiện tại, tình trạng kinh tế của gia đình và hôn nhân. Kết luận: Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trao đổi với các chuyên gia Sản Phụ Khoa nhằm nâng cao kiến thức và thái độ về các BPTT. Hướng dẫn đội ngũ giảng viên, y tế cơ quan và Đoàn thanh niên nhà trường trở thành cộng tác viên trong chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu về các BPTT.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức và thái độ về các biện pháp tránh thai thông dụng ở sinh viên nam tại các trường cao đẳng - Trung học chuyên nghiệp Thành phố Rạch Giá - Kiên Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 276 KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI THÔNG DỤNG Ở SINH VIÊN NAM TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG - TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ – KIÊN GIANG Võ Minh Tuấn*, Trần Thị Như Quỳnh** TÓM TẮT Đặt vấn đề & Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nam sinh viên có kiến thức và thái độ đúng về ba BPTT: bao cao su, thuốc tránh thai phối hợp và thuốc tránh thai khẩn cấp và các yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ đúng của nam sinh viên tại năm trường Cao Đẳng Tỉnh Kiên Giang. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang vào tháng 4 & 5/2011 ở các nam sinh viên năm thứ 1, 2 và 3 tại năm trường Cao Đẳng được chọn ngẫu nhiên hệ thống ở tỉnh Kiên Giang. Kết quả: Khảo sát 1.158 nam sinh viên Cao Đẳng, tỉ lệ có kiến thức đúng về BCS, thuốc tránh thai phối hợp và thuốc TTKC lần lượt là: 46,1% (KTC 95%: 0,43 - 0,49); 3,3% (KTC 95%: 0,02-0,04); 28,5% (KTC 95%: 0,26 - 0,31). Tỉ lệ có thái độ đúng về BCS, thuốc tránh thai phối hợp và thuốc TTKC lần lượt là: 59,5% (KTC 95%: 0,57 - 0,62); 13,6% (KTC 95%: 0,12 - 0,16); 26,3% (KTC 95%: 0,24 - 0,29). Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ của nam sinh viên là: trường sinh viên học, niên khóa học, dân tộc, nơi cư ngụ, nơi ở hiện tại, tình trạng kinh tế của gia đình và hôn nhân. Kết luận: Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trao đổi với các chuyên gia Sản Phụ Khoa nhằm nâng cao kiến thức và thái độ về các BPTT. Hướng dẫn đội ngũ giảng viên, y tế cơ quan và Đoàn thanh niên nhà trường trở thành cộng tác viên trong chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu về các BPTT. Từ khóa: Kiến thức - thái độ; biện pháp tránh thai: bao cao su, thuốc tránh thai phối hợp và thuốc tránh thai khẩn cấp. ABSTRACT KNOWLEDGE AND ATTITUDE OF MALE STUDENTS ABOUT THE CURRENT CONTRACEPTIVE METHODS AT THE COLLEGES OF RACHGIA CITY -KIEN GIANG Vo Minh Tuan, Tran Thi Nhu Quynh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 276 - 281 Background & Objective: Our study aim is to examine the rate of male students at five colleges in Kien Giang about theire knowledge and attitude on contraceptive methods including condom, oral contraception and emergency contraception; and relative factors of the knowledge and attitude among those of male students. Methods: A cross – sectional study conducted from April to May 2011, among freshman, junior and senior male students at 5 colleges in Kiên Giang using the randomized systematic selection. Results: 1158 male students from these colleges involved in the research. The rate of students having right knowledge on using condom, oral contraception and emergency contraception is 46.1% (0.43 - 0.49), 3.3% (0.02 - 0.04), 28.5% (0.26 - 0.31), and and the rate of students having right attitudes on the methods is 59.5% (KTC 95%: 0.57-0.62); 13.6% (KTC 95%: 0.12 – 0.16); 26.3% (KTC 95%: 0.24 - 0.29). The factors significantly * Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TPHCM **Bệnh viện Đa Khoa Kiên Giang Tác giả liên lạc: PGS. TS Võ Minh Tuấn ĐT: 0909727199 Email: drvo_obgyn@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 277 relating to students’ knowledge and attitude are their school environment, academic year, ethnic group, place of residence, financial condition, and marital status. Conclusion: Do give students an opportunity to discuss with OB/GYN experts in order to improve their knowledge as well as enhance their attitude on the contraceptive methods. To train teaching staff, medical worker, and Youth Councils in the colleges to be collaborators in the Primary Health Care program of contraceptive methods. Keywords: Knowledge - attitude; contraceptive methods: condom, oral contraception, emergency contraception. ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội phát triển, giới trẻ hiện nay có cách nghĩ và lối sống phóng khoáng hơn, quan niệm về “tình dục” thoáng hơn so với trước đây. Chính vì lẽ đó, quan hệ tình dục trước hôn nhân hay sống thử xảy ra phổ biến trong giới sinh viên, đặc biệt ở các bạn sống xa nhà, thiếu thốn về tình cảm. Theo điều tra của một trường Đại học trên địa bàn Hà Nội, có 6,5% sinh viên sống thử trong tổng số 691 sinh viên được điều tra, kết quả cho thấy nhà trọ và ký túc xá có tỉ lệ sinh viên sống thử cao nhất, 100% sinh viên sống thử có quan hệ tình dục nhưng chỉ có 48% có sử dụng BPTT(12). TCYTTG cảnh báo Việt Nam là 1 trong những quốc gia có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất trên thế giới(10). Mỗi năm có khoảng 1 triệu trường hợp nạo phá thai, phần lớn tập trung ở các đối tượng là học sinh, sinh viên (7,1% - 22,1%)(10). Không sử dụng hay sử dụng sai các BPTT trong các lần QHTD đều có thể dẫn đến thai ngoài ý muốn; và điều này có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và thể chất của các bạn trẻ. Thành phố Rạch Giá – Tỉnh Kiên Giang là một trong những thành phố trẻ của nước ta, ngày càng được đô thị hóa. Theo báo cáo tổng kết của TTCSSKSS trong Tỉnh cho thấy tình trạng phá thai ở giới trẻ có dấu hiệu tăng: năm 2005(7), 2006(8), 2007(9), tổng số phá thai tuổi từ 20 - 25 lần lượt là 1343 (30%), 2459 (42%), 2752 (55%). Tránh thai hiệu quả là phương pháp để ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc trên xảy ra, vì lẽ đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước về kiến thức, thái độ và thực hành các BPTT. Tuy vậy, việc tìm hiểu về kiến thức và thái độ đúng của nam sinh viên tại Kiên Giang về các BPTT vẫn còn bỏ ngỏ, chưa có một số liệu chính thức và đầy đủ về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra tỉ lệ kiến thức và thái độ đúng của nam sinh viên về biện pháp tránh thai tại các trường Cao Đẳng Tỉnh Kiên Giang là bao nhiêu? Các yếu tố nào liên quan đến kiến thức và thái độ? Có rất nhiều BPTT nhưng trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập đến ba BPTT: bao cao su, vỉ thuốc tránh thai phối hợp và thuốc tránh thai khẩn cấp. Các BPTT này là những biện pháp mà giới sinh viên được tiếp cận nhiều nhất. Kiên Giang là một tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long – phía Tây Nam của Tổ quốc. Là vị trí có tiềm năng lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội tổng hợp, là cửa ngõ hướng ra biển Tây của Đồng Bằng Sông Cửu Long, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đảo và giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế. Song thực sự trình độ dân trí còn thấp, kiến thức về sức khỏe còn hạn hẹp, rất cần sự quan tâm của ngành y tế. Chính vì thế chúng tôi chọn đề tài này nhằm cung cấp thêm một số thông tin về tỉ lệ kiến thức – thái độ đúng về các BPTT và các yếu tố liên quan của nam sinh viên tại tỉnh với mong muốn hướng tới việc hệ thống hóa chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản trong nhà trường. Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nhỏ vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho thế hệ trẻ tại Kiên Giang. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 278 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính Xác định tỉ lệ nam sinh viên có kiến thức và thái độ đúng về ba BPTT: bao cao su, vỉ thuốc tránh thai phối hợp và thuốc tránh thai khẩn cấp tại các trường Cao Đẳng Tỉnh Kiên Giang. Mục tiêu phụ Khảo sát các yếu tố liên quan đến tỉ lệ nam sinh viên có kiến thức và thái độ đúng về ba BPTT nêu trên. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu Nam sinh viên Cao Đẳng thuộc Tỉnh Kiên Giang Dân số nghiên cứu Nam sinh viên năm thứ 1, 2 và 3 thuộc 5 trường Cao Đẳng trên đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại trừ Sinh viên không trả lời 1 trong 3 phần của bộ câu hỏi: bao cao su, hoặc vỉ thuốc tránh thai phối hợp, hoặc thuốc tránh thai khẩn cấp. Cỡ mẫu Cỡ mẫu được tính theo công thức tìm 1 tỉ lệ trong cộng đồng:   2 2 2 -1 d p1pZ n    Với:  = 0,05 có Z(1-α/2) = 1,96, P = 50% để có cỡ mẫu lớn nhất. d = 0,05  n = 385. Giảm hiệu ứng thiết kế n = 385x3 = 1.155. Phương pháp chọn mẫu Ngẫu nhiên hệ thống. Tỉnh Kiên Giang có 5 trường Cao Đẳng. Chọn cả 5 đơn vị trên làm đơn vị nghiên cứu. Bước 1: Lập danh sách 5 trường Cao Đẳng tại Tp. Rạch Giá – Kiên Giang. Bước 2: Dựa vào số lượng nam sinh viên của 5 trường, sau đó quyết định chọn số lượng sinh viên của mỗi trường tùy theo phân bố số lượng. Bước 3: Lấy cả 3 niên khóa: năm 1, năm 2 và năm 3. Mỗi niên khóa là 1 tầng. Cỡ mẫu mỗi tầng theo tỉ lệ phân bổ của sinh viên. Bước 4: Lập danh sách tất cả các lớp trong mỗi tầng. Dùng phần mềm Stata chọn ngẫu nhiên 1 số lớp để lấy đủ mẫu nam sinh viên cần theo bước 3. Tại mỗi lớp mời toàn bộ nam sinh viên tham gia nghiên cứu. Bước 5: Sinh viên nam điền vào bộ câu hỏi khảo sát về kiến thức và thái độ của 3 phương pháp ngừa thai kể trên. Bộ câu hỏi này là công cụ thu thập số liệu chính của nghiên cứu. Bộ câu hỏi này dựa vào nguồn của các câu hỏi chuẩn của các nghiên cứu trước đây như: John Cleland – WHO (2005 - 2007), Anjel Vahratian - National Institudes of Public Health Access (2008), và Demographic Health Survey (2010). Chúng tôi tập hợp chỉnh sửa lại bộ câu hỏi cho phù hợp dựa vào 30 mẫu pilot. Phương pháp xử lý số liệu Nhập số liệu – Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê Stata 10.0. Phân tích gồm 2 bước: bước 1 mô tả và phân tích đơn biến; bước 2 dùng mô hình hồi qui đa biến nhằm kiểm soát yếu tố gây nhiễu để tính OR hiệu chỉnh (OR*) cho các biến số. Thống kê với độ tin cậy 95%. KẾT QUẢ & BÀN LUẬN Đặc điểm đối tượng điều tra Chúng tôi lấy tương đối đồng đều theo từng đơn vị nghiên cứu, đối tượng tham gia nghiên cứu cuối cùng là 1.158 nam sinh viên. Sinh viên năm nhất và năm hai lần lượt là 43,7%: 42,2%. Năm 3 chiếm thấp nhất 14,0%. Đa số ở nông thôn 67,9%, thuộc dân tộc kinh và không theo tôn giáo. Chưa lập gia đình Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 279 chiếm 98,3%. Phần lớn ở ký túc xá và nhà trọ chiếm 59,2%. Tỉ lệ quan hệ tình dục là 70,6%. Tỉ lệ nam sinh viên có kiến thức đúng Về bao cao su, thuốc tránh thai phối hợp và thuốc TTKC lần lượt là: 46,1% (KTC 95%: 0,43 - 0,49): 3,3% (KTC 95%: 0,02 - 0,04): 28,5% (KTC 95%: 0,26 - 0,31). Tỉ lệ nam sinh viên có thái độ đúng Về bao cao su, thuốc tránh thai phối hợp và thuốc TTKC lần lượt là: 59,5% (KTC 95%: 0,57 - 0,62): 13,6% (KTC 95%: 0,12 - 0,16): 26,3% (KTC 95%: 0,24 - 0,29). Khi so sánh với các tác giả Võ Thị Định (2003)(11), Lê Trung (2008)(3) và Nguyễn Hoàng Lam (2009)(5), kết quả của chúng tôi đều thấp hơn. Sự khác biệt này có thể là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là một dân số đặc biệt – chỉ ở nam sinh viên Cao Đẳng. Trong khi các tác giả khác lại khảo sát ở nữ đã lập gia đình và đang hoặc đã sử dụng BPTT hoặc đối tượng đến nạo phá thai nên kiến thức cũng như thái độ cao hơn nghiên cứu chúng tôi. Các yếu tố liên quan đến kiến thức – thái độ của nam sinh viên Cao Đẳng Sau khi phân tích đơn biến, chúng tôi đưa 8 biến số có P trị giá < 0,2 vào phương trình hồi qui đa biến: trường, niên khóa học, nơi cư ngụ, tình trạng hôn nhân, nơi ở hiện tại, tôn giáo, dân tộc, kinh tế gia đình. Bảng 1: Phân tích hồi quy đa biến tìm các yếu tố liên quan đến kiến thức đúng bao cao su Đặc điểm OR* 95% CI P* Trườn g CĐ Y tế 1 CĐ Kinh tế-Kỹ thuật 0,74 0,52 - 1,06 0,10 CĐ Sư phạm 1,04 0,66 - 1,64 0,85 CĐ Cộng đồng 1,54 1,01 - 2,34 0,04 CĐ Nghề 1,41 0,91 - 2,20 0,12 Niên khóa học Năm 1 1 Năm 2 0,69 0,53-0,91 0,008 Năm 3 0,84 0,56-1,25 0,39 Kết quả trên cho thấy có sự liên quan giữa trường sinh viên học, niên khóa và kiến thức đúng về bao cao su của nam sinh viên. Sinh viên trường Cao Đẳng Cộng Đồng có kiến thức chưa đúng cao 1,54 lần so với trường Cao Đẳng Y tế, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Sinh viên y khoa luôn có kiến thức tốt hơn, kết quả ghi nhận này cũng tương tự tác giả Carvalho (2008)(1) và Daniyam (2008)(2). Ngoài ra, sinh viên năm 2 và 3 kiến thức chưa đúng có xu hướng giảm, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Bảng 2: Phân tích hồi quy đa biến tìm các yếu tố liên quan đến thái độ đúng bao cao su Đặc điểm OR* 95% CI P* Trường CĐ Y tế 1 CĐ Kinh tế- Kỹ thuật 1,67 1,15 - 2,42 0,007 CĐ Sư phạm 0,94 0,57 - 1,56 0,83 CĐ Cộng đồng 1,34 0,86 - 2,07 0,18 CĐ Nghề 2,58 1,64 - 4,05 0,0001 Nơi ở hiện tại Nhà cha mẹ, người thân 1 Nhà riêng 0,70 0,32 - 1,56 0,39 Nhà trọ, ký túc xá 0,65 0,50 - 0,85 0,002 Dân tộc Kinh 1 Dân tộc khác 1,47 1,05 - 2,07 0,02 Kết quả nhận thấy, sinh viên trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật có thái độ chưa đúng về BCS cao gấp 1,67 lần so với trường Cao Đẳng Y tế. Trong khi trường Cao Đẳng Nghề có thái độ chưa đúng còn cao hơn cả trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật và cao gấp 2,58 lần so với trường Cao Đẳng Y tế. Thái độ chưa đúng của sinh viên trong ký túc xá và nhà trọ giảm 35% so với sinh viên sống cùng cha mẹ hay người thân. Ngoài ra, sinh viên thuộc dân tộc khác có thái độ chưa đúng cao gấp 1,47 lần so với sinh viên thuộc dân tộc kinh, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Bảng 3: Phân tích hồi quy đa biến tìm yếu tố liên quan đến kiến thức đúng vỉ thuốc tránh thai phối hợp Đặc điểm OR* 95% CI P* Trường CĐ Y tế 1 CĐ Kinh tế-Kỹ thuật 1,99 0,37 - 3,49 0,10 CĐ Sư phạm 2,77 0,85 - 16,6 0,09 CĐ Cộng đồng 6,78 0,20 - 0,88 0,01 CĐ Nghề 5,66 0,72 - 14,1 0,03 Niên khóa Năm 1 1 Năm 2 0,33 0,16 - 0,94 0,02 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 280 Đặc điểm OR* 95% CI P* học Năm 3 0,19 0,05 - 0,37 0,002 Tình trạng hôn nhân Chưa lập gia đình 1 0,03 - 0,02 Đã lập gia đình 0,21 0,38 Chúng tôi nhận thấy, sinh viên trường Cao Đẳng Nghề và Cao Đẳng Cộng đồng có kiến thức chưa đúng về vỉ thuốc tránh thai phối hợp cao gấp 5,66 lần và 6,78 lần so với trường Cao Đẳng Y tế. Kiến thức chưa đúng của sinh viên năm hai và năm ba có xu hướng giảm lần lượt là 67% và 81% so với sinh viên năm nhất. Sinh viên đã lập gia đình có kiến thức chưa đúng giảm 79% so với sinh viên chưa lập gia đình, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Bảng 4: Phân tích hồi quy đa biến tìm yếu tố liên quan đến thái độ đúng vỉ thuốc tránh thai phối hợp Đặc điểm OR* 95% CI P* Trường CĐ Y tế 1 CĐ Kinh tế-Kỹ thuật 1,81 1,12 - 2,92 0,01 CĐ Sư phạm 2,62 1,34 - 5,13 0,005 CĐ Cộng đồng 2,40 1,29 - 4,44 0,005 CĐ Nghề 1,11 0,63-1,96 0,70 Khi so sánh về thái độ chưa đúng của sinh viên đối với vỉ thuốc tránh thai phối hợp, chúng tôi nhận thấy sinh viên trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật cao gấp 1,81 lần so với sinh viên trường Cao Đẳng Y tế. Trong khi đó, thái độ chưa đúng của sinh viên trường Cao Đẳng Sư phạm còn cao hơn cả trường Cao Đẳng Cộng đồng, Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật và cao gấp 2,62 lần so với trường Cao Đẳng Y tế, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Bảng 5: Phân tích hồi quy đa biến tìm yếu tố liên quan đến kiến thức đúng về thuốc tránh thai khẩn cấp Đặc điểm OR* 95% CI P* Trường CĐ Y tế Ref CĐ Kinh tế-Kỹ thuật 1,30 0,68 - 1,63 0,17 CĐ Sư phạm 1,92 1,01 - 2,20 0,01 CĐ Cộng đồng 1,83 0,44 - 0,90 0,01 CĐ Nghề 1,20 0,71-1,54 0,44 Niên khóa học Năm 1 Ref Năm 2 0,58 0,50 - 0,88 0,0001 Năm 3 0,30 0,23 - 0,49 0,0001 Đặc điểm OR* 95% CI P* Tình trạng hôn nhân Chưa lập gia đình Ref Đã lập gia đình 0,27 0,08 - 0,52 0,01 Tài chính Khó khăn Ref Vừa đủ sống 0,85 0,71 - 1,33 0,34 Dư giả - giàu 0,50 0,31 - 1,14 0,04 Chúng tôi nhận thấy rằng, kiến thức chưa đúng về thuốc TTKC của sinh viên trường Cao Đẳng Cộng đồng và Cao Đẳng Sư phạm cao gấp 1,83 và 1,92 lần so với sinh viên của trường Cao Đẳng Y tế. Sinh viên năm hai và năm ba có kiến thức tốt hơn so với năm nhất. Và kiến thức chưa đúng của sinh viên đã lập gia đình giảm 73% so với chưa lập gia đình. Ngoài ra kinh tế dư giả – giàu cũng ảnh hưởng đến kiến thức của sinh viên, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Bảng 6: Phân tích hồi quy đa biến tìm yếu tố liên quan đến thái độ đúng về thuốc tránh thai khẩn cấp Đặc điểm OR* 95% CI P* Trường CĐ Y tế 1 CĐ Kinh tế-Kỹ thuật 1,54 0,41 - 0,95 0,03 CĐ Sư phạm 1,00 0,55 - 1,15 0,98 CĐ Cộng đồng 1,25 0,48 - 1,03 0,33 CĐ Nghề 2,54 1,09 - 2,69 0,001 Niên khóa học Năm 1 1 Năm 2 0,68 0,49 - 0,88 0,01 Năm 3 0,72 0,39 - 0,86 0,16 Nơi cư ngụ Thành thị 1 Nông thôn 1,51 1,07 - 1,85 0,006 Khi so sánh thái độ của sinh viên về thuốc TTKC, chúng tôi nhận thấy, sinh viên trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật và Cao Đẳng Nghề có thái độ chưa đúng cao gấp 1,54 và 2,54 lần so với trường CĐ Y tế. Thái độ chưa đúng của sinh viên năm hai và năm ba có xu hướng giảm xuống, đồng thời sinh viên sống ở thành thị có thái độ tốt hơn ở vùng nông thôn. Kết quả này cũng phù hợp với tác giả Rajasekar (1999)(6) ghi nhận người có trình độ học vấn thấp hay sống ở thôn quê có kiến thức và thái độ kém về các BPTT hơn những Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 281 đối tượng khác, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Tỉ lệ nam sinh viên có kiến thức đúng: về bao cao su, thuốc tránh thai phối hợp và thuốc TTKC lần lượt là: 46,1% (KTC 95%: 0,43 - 0,49): 3,3% (KTC 95%: 0,02 - 0,04): 28,5% (KTC 95%: 0,26 - 0,31). Tỉ lệ nam sinh viên có thái độ đúng: về bao cao su, thuốc tránh thai phối hợp và thuốc TTKC lần lượt là: 59,5% (KTC 95%: 0,57 - 0,62): 13,6% (KTC 95%: 0,12 - 0,16): 26,3% (KTC 95%: 0,24 - 0,29). Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ của nam sinh viên là: trường sinh viên học, niên khóa học, dân tộc, nơi cư ngụ, nơi ở hiện tại, tình trạng kinh tế của gia đình và hôn nhân. Sở Y tế Kiên Giang cần phối hợp với các trường Cao Đẳng tổ chức sinh hoạt mở cho các sinh viên với các chuyên gia Sản Phụ Khoa nhằm nâng cao kiến thức và thay đổi thái độ về các BPTT. Cần hướng dẫn đội ngũ giảng viên, y tế cơ quan và Đoàn thanh niên nhà trường trở thành cộng tác viên trong chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu về các BPTT trong tầng lớp sinh viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Carvalho KA (2008) "Medical students: abuse of psychoactive substances and sexuality aspects". Int J Adolesc Med Health, 20, (3), 321-8. 2. Daniyam CA, Agaba PA, and Agaba EI (2008) "Sexual behavior of medical students: A single institutional survey". Afr Health Sci, 10, (2), 150-3. 3. Lê Trung (2008) "Mối liên quan giữa kiến thức - thực hành thuốc viên ngừa thai với tình trạng có thai ngoài ý muốn ở phụ nữ đến Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản TP. HCM". Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 41-50. 4. Nguyễn Thị Phương Dung (2004). Kiến thức - Thái độ - Hành vi về các phương pháp tránh thai của những phụ nữ nạo phá thai tại BV. Từ Dũ. Luận văn Thạc Sĩ Y học. Đại Học Y Dược Tp.HCM, tr. 26-50,. 5. Nguyễn Hoàng Lam (2009) "Kiến thức và thực hành về các biện pháp tránh thai hiện đại của nữ công nhân Quận 9 - Tp. Hồ Chí Minh". Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 48-69. 6. Rajasekar, D., Bigrigg A, Docherty G (1999) "Analysis of pill knowledge among oral contraceptive users in Scotland according to client characteristic". Eur J contraceptive Report Healthcare, 4, (3), 119-27. 7. Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản (2005) Báo cáo hoạt động trung tâm năm 2005. 8. Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản (2006) Báo cáo hoạt động trung tâm năm 2006. 9. Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản (2007) Báo cáo hoạt động
Tài liệu liên quan