Tổng quan: Nội soi tiêu hóa trên qua ngả mũi đã được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới, kỹ thuật này
được báo cáo có nhiều ưu điểm và lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.
Mục tiêu: Đánh giá tính hiệu quả của thủ thuật nội soi tiêu hóa trên qua ngả mũi.
Phương pháp: Mô tả hàng loạt ca. Các bệnh nhân có chỉ định nội soi tiêu hóa trên chẩn đoán, đồng ý soi
ngả mũi sẽ được tiến hành thủ thuật với ống soi Fujinon đường kính 5,9 mm. Đánh giá mức độ hài lòng của
người bệnh, của bác sĩ nội soi, thuận lợi và khó khăn của thủ thuật.
Kết quả: Từ 2/2011 đến 7/2011 tại khoa Nội soi BV Đại học Y Dược TPHCM, 257 bệnh nhân được nội soi
thành công qua ngả mũi (92,7%), mức độ hài lòng chấp nhận được của người bệnh là 91%. Tổng thời gian
chuẩn bị và soi trung bình 15 phút, hình ảnh quan sát được rõ ràng. Tai biến có thể gặp là chảy máu mũi, đau
mũi.
Kết luận: Nội soi tiêu hóa qua ngả mũi tương đối an toàn, hiệu quả, và chấp nhận được trong nội soi tiêu
hóa trên chẩn đoán.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm ban đầu với nội soi tiêu hóa trên qua ngả mũi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 12
KINH NGHIỆM BAN ĐẦU VỚI NỘI SOI TIÊU HÓA TRÊN
QUA NGẢ MŨI
Nguyễn Phúc Minh*, Nguyễn Thúy Oanh*, Trần Văn Huy*, Lê Quang Nhân**
TÓM TẮT
Tổng quan: Nội soi tiêu hóa trên qua ngả mũi đã được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới, kỹ thuật này
được báo cáo có nhiều ưu điểm và lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.
Mục tiêu: Đánh giá tính hiệu quả của thủ thuật nội soi tiêu hóa trên qua ngả mũi.
Phương pháp: Mô tả hàng loạt ca. Các bệnh nhân có chỉ định nội soi tiêu hóa trên chẩn đoán, đồng ý soi
ngả mũi sẽ được tiến hành thủ thuật với ống soi Fujinon đường kính 5,9 mm. Đánh giá mức độ hài lòng của
người bệnh, của bác sĩ nội soi, thuận lợi và khó khăn của thủ thuật.
Kết quả: Từ 2/2011 đến 7/2011 tại khoa Nội soi BV Đại học Y Dược TPHCM, 257 bệnh nhân được nội soi
thành công qua ngả mũi (92,7%), mức độ hài lòng chấp nhận được của người bệnh là 91%. Tổng thời gian
chuẩn bị và soi trung bình 15 phút, hình ảnh quan sát được rõ ràng. Tai biến có thể gặp là chảy máu mũi, đau
mũi.
Kết luận: Nội soi tiêu hóa qua ngả mũi tương đối an toàn, hiệu quả, và chấp nhận được trong nội soi tiêu
hóa trên chẩn đoán.
Từ khóa: Nội soi, ngả mũi.
ABSTRACT
PRELIMINARY EXPERIENCE WITH UPPER TRANSNASAL ENDOSCOPY
Nguyen Phuc Minh, Nguyen Thuy Oanh, Tran Van Huy, Le Quang Nhan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 12 - 16
Background: Transnasal gastroscopy has recently become one of the frequently used technique in some
countries with significantly clinical advantages. This is the first application of this method in Viet Nam.
Objective: To evaluate the efficacy of this procedure.
Methods: Case-series report. Patients referred for diagnostic EGD were used the transnasal endoscope (5.9
mm in diameter). The outcomes included patient tolerance, phisician technical assessement, advantage of this
procedure and its complications.
Results: From 2/2011 to 7/2011, 257 patients (92.7%) were successfully completed transnasal gastroscopy
at University Medical Center of Ho Chi Minh City. Two hundred and thirty six patients (91%) reported they
were satisfied with this procedure. Mean total encounter time was 15 minutes. Good quality of image from the
endoscopist’s view. Some disadvantages were epitaxis, nasal pain.
Conclusion: This transnasal endoscopy was a safety, effective and well- tolerated procedure for evaluation of
the upper gastrointestinal tract.
Keywords: Endoscopy, transnasal.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại VN, nội soi tiêu hóa trên qua ngả miệng
không có gây mê vẫn là phương pháp phổ biến
nhất đề khảo sát bệnh đường tiêu hóa trên,
trong khi ở nước ngoài thường tiến hành dưới
gây mê. Soi tiêu hóa trên qua ngả mũi được
Shaker báo cáo năm 1994 và không cần gây
Bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược TPHCM Khoa Nội soi, bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Phúc Minh ĐT: 0918151851 Email: phucminh77@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 13
mê(10).
Nội soi tiêu hóa qua ngả mũi được báo cáo
từ đầu những năm 90, chưa có hệ thống(9,7) và
Shaker đánh giá một cách hệ thống hơn
vào 1994.
Kỹ thuật mới này được phổ biến lan truyền
rộng rãi, nhất là tại Nhật Bản (hầu hết nhà sản
xuất ống soi khẩu kính nhỏ ở tại đây).
Những kết quả nghiên cứu đầu tiên cho thấy
rằng nội soi tiêu hóa qua ngả mũi là an toàn,
chấp nhận được đối với bệnh nhân không có
gây mê khi soi, giảm tai biến liên quan gây mê,
giảm chi phí.
Nghiên cứu này của chúng tôi muốn đánh
giá hiệu quả của kỹ thuật nội soi tiêu hóa qua
ngả mũi khi đưa vào áp dụng tại Việt Nam, nơi
chưa có công trình nào đánh giá kỹ thuật này.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Các bệnh nhân đến khám tại BV Đại học Y
Dược TPHCM từ tháng 2/2011 đến tháng
07/2011, có chỉ định nội soi tiêu hóa trên để chẩn
đoán. Bệnh nhân được tư vấn và đồng ý thực
hiện nội soi qua ngả mũi.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có chỉ định làm nội soi điều trị.
Bệnh nhân vừa có tiền sử phẫu thuật
mũi xoang.
Bệnh nhân không đồng ý soi ngả mũi.
Phương pháp nghiên cứu
Đây là phương pháp nghiên cứu mô tả hàng
loạt ca.
Cũng giống như nội soi quy ước, trước khi
soi ngả mũi, bệnh nhân phải nhịn ăn uống ít
nhất 6 giờ, bệnh nhân nằm nghiêng trái thường
quy hay có thể ngồi trong vài trường hợp khó.
Ngoài lidocain 2% phun sương vào vùng họng,
chúng tôi còn dùng thuốc co mạch, gel lidocain
để gây tê vùng mũi sau vài phút, bằng đầu que
gòn, sau đó tiến hành luồn ống nội soi Fujinon
5,9 mm vào lỗ mũi xuống vùng hầu họng vào
khảo sát thực quản, dạ dày, tá tràng.
Chúng tôi có bảng câu hỏi cho bệnh nhân và
bác sĩ nội soi để đánh giá kết quả về: mức độ hài
lòng của người bệnh, thuận lợi và khó khăn khi
thực hiện thủ thuật.
KẾT QUẢ
Từ tháng 02/2011 đến tháng 07/2011 tại khoa
Nội soi BV ĐHYD TPHCM, chúng tôi nội soi
thành công qua ngả mũi 257 bệnh nhân (92,7%).
Tuổi: từ 12 đến 84 tuổi, TB 44,5.
Đặc điểm nhóm bệnh nhân
Biểu đồ 1. Phân bố về giới.
Biểu đồ 2. Phân bố về nhóm tuổi.
Nam: 81 Nữ: 176.
257/277 thành công (92,7%), những người
thất bại được dùng ống soi này chuyển sang soi
ngả miệng.
Bảng 1. Kết quả nội soi chẩn đoán.
Viêm dạ dày 45%
Có vi khuẩn H. pylori 21%
Polyp dạ dày 0,78%
Loét dạ dày 2,3% (6/257)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 14
Viêm dạ dày 45%
Ung thư dạ dày 0,78% (2/257)
Thời gian thực hiện thủ thuật: 15 phút từ lúc
chuẩn bị tê mũi đến khi hoàn thành.
Lý do thất bại thủ thuật: Hẹp khe mũi
hai bên.
Kỹ thuật dễ thực hiện khi làm nội soi mũi.
Chất lượng hình ảnh quan sát được: rõ, tốt.
Khả năng tiếp cận tổn thương, sinh thiết: Dễ
dàng, chính xác.
Biến chứng: Chảy máu mũi 3 bệnh
nhân (1,2%).
Bảng 2. Mức độ hài lòng.
Mức độ hài lòng 236/257 91,8%
Nhóm soi ngả mũi lần đầu 38/59 64,4%
Nhóm đã soi ngã miệng 198/198 100%
Nhóm soi ngã miệng với ống nhỏ 9/21 42,8%
BÀN LUẬN
Từ bảng kết quả, ta thấy nữ giới chiếm đa số
trong việc chọn lựa nội soi qua ngả mũi trong
mẫu nghiên cứu này. Có lẽ do nữ giới sợ nội soi
ngả miệng thông thường nên có xu hướng chọn
lựa phương pháp mới nội soi qua ngả mũi,
được giới thiệu là không đau, ít kích thích hơn.
Một số nghiên cứu khác cũng có tỉ lệ nữ nhiều
hơn nam nhưng sự khác biệt này không
nhiều(11,12). Phương pháp nội soi tiêu hóa qua
ngả mũi cũng được xem là an toàn khi áp dụng
cho người lớn tuổi hay trẻ em, chúng tôi cũng
nội soi thành công cho nhiều bệnh nhân trên 70
tuổi. Nội soi đường miệng với ống soi thường,
không gây mê được xem là có nguy cơ gây tăng
huyết áp và nhịp tim và là mối nguy hại cho hệ
tim mạch, cũng như hô hấp của người lớn tuổi,
với việc sử dụng ống soi nhỏ đi qua ngả mũi,
ống soi sẽ ít kích thích vào lưỡi gà, vòm khẩu
cái, đáy lưỡi và làm giảm phản xạ nôn ói(12,1). Các
nghiên cứu khác còn cho thấy rằng ở người lớn
tuổi trong quá trình nội soi ngả miệng thì SpO2
giảm nhiều trong khi soi ngả mũi thì SpO2
không thay đổi(12,6). Thay đổi về huyết áp, nhịp
tim, độ bão hòa oxy của nội soi ngả mũi thấp
hơn so với nội soi truyền thống qua ngả miệng,
làm cho thủ thuật an toàn hơn.
Chỉ định nội soi ngả mũi
Chỉ định nội soi ngả mũi cũng tương tự với
nội soi đường miệng. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, vì mới áp dụng lần đầu nên chúng tôi
chỉ chọn lựa những trường hợp nội soi chẩn
đoán, không có tiền sử phẫu thuật vùng mũi
hầu, polyp mũi cũng như chưa áp dụng nếu có
chỉ định nội soi can thiệp điều trị. Khi so sánh
với nội soi quy ước là tiêu chuẩn vàng trong
chần đoán bệnh lý đường tiêu hóa trên, ống soi
nhỏ qua ngả mũi cũng rất tốt trong chẩn đoán
(độ nhạy 89-100%, độ đặc hiệu 97-100%), thậm
chí còn tốt hơn trong việc đánh giá tĩnh mạch
thực quản dãn và thực quản Barrett, rất tốt để
tầm soát các đối tượng nguy cơ cần nội soi
nhiều lần lặp lại(8). Các nghiên cứu khác cũng
ghi nhận rằng, ống soi nhỏ ít kích thích làm tăng
khả năng chịu đựng của người bệnh với thủ
thuật, cùng với sự phát triển các dụng cụ nhỏ
qua kênh sinh thiết thì ứng dụng trong điều trị
của nội soi qua ngả mũi ngày càng được mở
rộng. Hai chỉ định can thiệp chủ yếu là đặt ống
nuôi ăn và mở dạ dày nuôi ăn. Các ứng dụng
khác đang còn bàn cãi là soi đường mật và dẫn
lưu đường mật(1,8).
Bàn về kỹ thuật
Tất cả bác sĩ chúng tôi đều thực hiện dễ
dàng kỹ thuật nội soi ngả mũi trong lần đầu tiên
sau khi được huấn luyện. Đánh giá hình ảnh
quan sát được tương đối tốt dù quang trường có
nhỏ hơn so với thông thường, khả năng điều
hướng và tiếp cận sang thương cũng dễ dàng.
Thời gian thực hiện thủ thuật từ 10 đến 15 phút,
kéo dài chủ yếu ở khâu chuẩn bị tê mũi cho thật
tốt trước khi soi. Tuy vậy nội soi mũi có thể là
kỹ thuật khó nếu không có huấn luyện, kể cả
nhà nội soi có kinh nghiệm. Những nghiên cứu
gần đây về đường cong huấn luyện nội soi ngả
mũi cho thấy các BS nội soi đã rành về nội soi
quy ước có thể thực hiện được nội soi ngả mũi
ngay trong lần đầu tiên khi có chỉ dẫn thêm.
Nghiên cứu ở Hàn Quốc cho thấy đường cong
huấn luyện cho BS đã biết nội soi là 20 ca(6).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 15
Nội soi ngả mũi không phải lúc nào cũng
thành công. Tỉ lệ nội soi thành công của chúng
tôi là 92,7% và lí do thất bại hầu hết là hẹp khe
mũi. Ống soi đi qua mũi có thể đi qua ngách
mũi giữa hay ngách mũi dưới. Có thể ngách
mũi của người Việt Nam còn hẹp so với ống soi
hay việc chuẩn bị tê mũi chưa tốt nên thất bại.
Đường kính của ống soi là một trong các yếu tố
quyết định thành công, ống soi < 5,3mm sẽ
thành công 90-100% so với các ống soi lớn
hơn(1,8,2), một nghiên cứu đa trung tâm trên 1000
BN cho thấy hai yếu tố dễ thất bại là giới nữ và
tuổi < 35 tuổi, có lẽ ở các đối tượng này có ngách
mũi hẹp hơn đường kính ống soi, khi không
đưa ống qua được cả hai khe mũi thì có thể
chuyển sang soi đường miệng với ống soi này
luôn, tuy nhiên mức độ khó chịu của BN nhiều
hơn so với đường mũi(8,2).
Khả năng chẩn đoán ung thư tiêu hóa
Thực tế với ống soi mũi, chất lượng hình
ảnh quan sát bề mặt niêm mạc không bị ảnh
hưởng nhiều nhưng mẫu sinh thiết thì nhỏ hơn
(kềm sinh thiết qua kênh 2 mm so với thông
thường là 2,8 mm).Tỉ lệ phát hiện ung thư của
chúng tôi là 0,78% (2/257). Có thể kềm sinh thiết
nhỏ nên lấy mẫu không đủ độ sâu đến lớp cơ
niêm so với mẫu sinh thiết qua ống soi tiêu
chuẩn. Tuy vậy điều này còn phụ thuộc vào
kinh nghiệm của BS nội soi chứ không phải hình
ảnh ống soi thu được, cho dù có được hỗ trợ bởi
NBIdo vậy, nội soi ngả mũi là một phương
tiện tầm soát tốt ở những bệnh nhân sợ soi ngả
miệng. Hiện nay, còn quá ít các nghiên cứu về
chẩn đoán ung thư thực quản dạ dày bằng ống
soi nhỏ qua ngả mũi, tỉ lệ phát hiện ung thư
khoảng 0,5-1,5%(5,3). Nghiên cứu ở Nhật báo cáo
cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ phát hiện
ung thư dạ dày khi soi ngả mũi (0,77%) so với
ngả miệng (0,79%)(3). Nhìn chung soi qua mũi
với ống soi nhỏ có thể đánh giá tương đối chính
xác trong đa số các trường hợp thông thường,
cần có nghiên cứu thêm so sánh với nội soi tiêu
chuẩn trong các trường hợp khó như ung thư
nhỏ, sớm (thuộc diện tầm soát) hay mẫu sinh
thiết ở các vị trí khó như vùng bờ cong nhỏ.
Mức độ hài lòng
Tỉ lệ bệnh nhân hài lòng khi nội soi ngả
mũi là khá cao, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân đã
từng được soi ngả miệng thì khi chuyển sang
soi ngả mũi, mức độ hài lòng, chấp nhận là
100%, và đồng ý sẽ soi ngả mũi tiếp tục trong
tương lai khi có chỉ định. Chỉ có một vài cảm
giác khó chịu như đau mũi, đau họng hay đau
bụng khi đang soi do ống soi cọ xát và hết
hoàn toàn sau khi rút ống.
Chúng tôi cảm giác rằng, không cần cục
ngậm miệng cũng làm cho bệnh nhân dễ chịu,
dễ nuốt, dễ nói chuyện trao đổi với bác sĩ nội soi
trong khi soi.
Các nghiên cứu có nhóm đối chứng cũng
cho thấy rõ mức độ hài lòng của bệnh nhân ở
nhóm soi ngả mũi luôn cao hơn so với nhóm soi
ngả miệng bằng ống soi thường hay ống soi
nhỏ(11).
Trong nghiên cứu này, ở nhóm bệnh nhân
chưa từng nội soi, trải nghiệm nội soi ngả mũi là
cảm giác mới mẻ do đó có ít nhiều lo âu nên tỉ lệ
hài lòng chưa cao, nhất là khi vẫn còn cảm giác
đau mũi hay buồn nôn.
Tai biến biến chứng
Chảy máu mũi là biến chứng hay gặp khi
nội soi qua ngả mũi, nhưng thường tự cầm
trong hầu hết các trường hợp. Đường kính ống
soi càng nhỏ, tỉ lệ chảy máu càng thấp(8), thông
thường tỉ lệ này khoảng 1,2% đến 4,1%(6,8).
Đau mũi cũng thường gặp trong quá trình
soi nhưng thường hết sau khi rút ống, các
nghiên cứu khác còn ghi nhận các biến chứng
hiếm gặp khác như: viêm xoang, nhức đầu,
chóng mặt.
KẾT LUẬN
Dù có vài giới hạn về việc chuẩn bị bệnh
nhân, mẫu sinh thiết nhỏ nhưng nội soi tiêu hóa
trên qua ngả mũi là một phương pháp an toàn,
có tỉ lệ bệnh nhân chấp nhận cao, ít tai biến biến
chứng. Kỹ thuật này hứa hẹn là một lựa chọn
mới mang lại sự dễ chịu hơn cho những đối
tượng cần tầm soát bệnh đường tiêu hóa trên.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Akihiro M et al (2006). Cardiovascular tolerance in unsedated
upper gastrointestinal endoscopy: prospective randomized
comparison between transnasal and conventional oral
procedures. Digestive Endoscopy, 18(4): 282–287.
2. Cho S (2008). Unsedated transnasal endoscopy: A Canadian
experience in daily practice. Can J Gastroenterol, 22(3): 243-246.
3. Inui Y, Ohwada S, Kondou Y, Sohara N, Yoshikawa M (2008).
Status and issues of mass screening for gastric cancer applying
transnasal endoscopy: from the standpoint of screening for
residents. Stomach Intest, 43: 1230-1240.
4. Karawi MAA, et al (2001). Comparision between per-oral and
ultrathin transnasal endoscopy in unsedated patients. Saudi J
Gastroenterol, 7: 26-29.
5. Kawai T et al (2008). Diagnosis of Esophageal and Gastric
Carcinoma Using Transnasal Ultrathin
Esophagogastroduodenoscopy. New Challenges in
Gastrointestinal Endoscopy 79-86.
6. Lee SY and Kawai T (2008) Transnasal Route: New Approach to
Endoscopy Gut and Liver, 2(3): 155-165.
7. Leisser A, Delpre G, Kadish U (1990). Through the nose with the
gastroscope. Gastrointest Endosc, 36: 77.
8. Maffei M, Dumonceau JM (2008). Transnasal
esogastroduodenoscopy (EGD): comparison with conventional
EGD and new applications. Swiss Med Weekly, 138(45–46): 658–
664.
9. Mitchell RG, Kerr RM, Ott DJ, Chen M (1992). Transnasal
endoscopic technique for feeding tube placement. Gastrointest
Endosc, 38: 596-7.
10. Shaker R. (1994). Unsedated trans-nasal
pharyngoesophagogastroduodenoscopy (T-EGD): technique.
Gastrointest Endosc, 40(3): 346-8.
11. Trevisani L et al (2007). Unsedated ultrathin upper endoscopy is
better than conventional endoscopy in routine outpatient
gastroenterology practice: A randomized trial. World J
Gastroenterol, 13(6): 906-911.
12. Yuki M et al (2009). Unsedated transnasal small-caliber
esophagogastroduodenoscopy in elderly and bedridden patients.
World J Gastroenterol, 15(44): 5586-5591.