Kinh nghiệm chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn kết với liên kết theo chuỗi giá trị tại thành phố Hồ Chí Minh

1. Thực tiễn tình hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao liên kết theo chuỗi giá trị tại Tp. Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của các tỉnh phía Nam, được kết nối các vùng nông nghiệp lớn bằng hệ thống giao thông thuận lợi, thành phố có điều kiện phát huy những lợi thế về dịch vụ khoa học và công nghệ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa và là độnglực quan trọng để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Do quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh, trong khi diện tích canh tác thành phố không thể mở rộng và đang có xu hướng giảm dần, nhu cầu nông nghiệp thành phố không chỉ đủ sản lượng cung cấp cho trên12 triệu người mà còn phải có chất lượng, phong phú và đa dạng. Do đó việc khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và liên kết các khâu sản xuất đến tiêu dung nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng cho người dân thành phố luôn là giải pháp hàng đầu mà thành phố quan tâm. Hiện nay thành phố có diện tích đất nông nghiệp gần 114 ngàn ha, chiếm hơn 50% tổng diện tích toàn thành phố, trong đó đất sản xuất nông nghiệp khoảng 66.000 ha, đất lâm nghiệp 35.684 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 10.798 ha. Với trên 25.300 hộ đang đang sản xuất nông nghiệp, trình độ lao động ngày càng được tăng cao, tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo hơn 70%. Tốc độ tăng trưởng nông lâm ngư nghiệp khá cao, năm 2018 GRDP đạt 9.610 tỷ đồng, tăng 6,2% so với cùng kỳ. Cơ cấu nông nghiệp với trồng trọt chiếm tỉ trọng 25,1%, chăn nuôi 36,6%, dịch vụ 7,9%, thuỷ sản 29,7%.

pdf6 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn kết với liên kết theo chuỗi giá trị tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
105 UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO GẮN KẾT VỚI LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1. Thực tiễn tình hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao liên kết theo chuỗi giá trị tại Tp. Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của các tỉnh phía Nam, được kết nối các vùng nông nghiệp lớn bằng hệ thống giao thông thuận lợi, thành phố có điều kiện phát huy những lợi thế về dịch vụ khoa học và công nghệ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa và là độnglực quan trọng để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Do quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh, trong khi diện tích canh tác thành phố không thể mở rộng và đang có xu hướng giảm dần, nhu cầu nông nghiệp thành phố không chỉ đủ sản lượng cung cấp cho trên12 triệu người mà còn phải có chất lượng, phong phú và đa dạng. Do đó việc khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và liên kết các khâu sản xuất đến tiêu dung nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng cho người dân thành phố luôn là giải pháp hàng đầu mà thành phố quan tâm. Hiện nay thành phố có diện tích đất nông nghiệp gần 114 ngàn ha, chiếm hơn 50% tổng diện tích toàn thành phố, trong đó đất sản xuất nông nghiệp khoảng 66.000 ha, đất lâm nghiệp 35.684 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 10.798 ha. Với trên 25.300 hộ đang đang sản xuất nông nghiệp, trình độ lao động ngày càng được tăng cao, tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo hơn 70%. Tốc độ tăng trưởng nông lâm ngư nghiệp khá cao, năm 2018 GRDP đạt 9.610 tỷ đồng, tăng 6,2% so với cùng kỳ. Cơ cấu nông nghiệp với trồng trọt chiếm tỉ trọng 25,1%, chăn nuôi 36,6%, dịch vụ 7,9%, thuỷ sản 29,7%. Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã được xác định nông nghiệp đô thị ứng dụng công nghệ cao (CNC) là hướng đi chủ yếu của ngành nông nghiệp thành phố trong thời gian tới. Thành phố đã ban hành Quyết định số 6150/QĐ-UBND về phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2025. Chính điều này đã dẫn đến tỷ lệ ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp phát triển trong thời gian qua gia tăng. Thông qua các chương trình đề án của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành ngành nông nghiệp thành phố đã hình thành mối liên kết giữa các khâu sản xuất với nhau tạo cho giá trị sản xuất ngành nông nghiệp không ngừng gia tăng thể hiện qua giá trị sản xuất năm 2018 đạt 21.402 tỷ đồng, tăng 6,2% so năm 2017. Trong đó, trồng trọt đạt 5.379 tỷ đồng, tăng 5,7%; chăn nuôi đạt 7.822 tỷ đồng, tăng 4,2%; thủy sản đạt 6.354 tỷ đồng, tăng 7,1%; dịch vụ nông nghiệp đạt 1.698 tỷ đồng, tăng 16,7%. Chính vì vậy, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp gắn liền với liên kết chuỗi giá trị là tất yếu. Trong đó, vai trò của doanh nghiệp, hợp tác xã rất quan trọng 106 phải được triển khai trong sản xuất nông nghiệpđặc biệt là nền nông nghiệp đô thị như thành phố Hồ Chí Minh. 2. Công tác chỉ đạo, ban hành và triển khai thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi Thành phố Hồ Chí Minh đề ra mục tiêu:“Phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học Thực hiện mạnh mẽ cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp; tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất giống cây, giống con chất lượng và năng suất cao, từng bước hình thành trung tâm giống cây, giống con của khu vực; phát triển khoa học công nghệ, nông nghiệp công nghệ cao gắn với đào tạo nguồn nhân lực để tận dụng tốt cơ hội của cuộc cách mạng 4.0; phát triển sản xuất kết hợp du lịch sinh thái, nâng cao chất lượng tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đào tạo nghề cho khu vực nông thôn; hình thành các cơ sở giết mổ chuyên nghiệp hiện đại, bảo vệ môi trường” Đẩy mạnh các hoạt động tổ chức sản xuất, sơ chế, chế biến, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường; tiếp tục tạo thuận lợi hơn nữa cho phát triển doanh nghiệp, nâng cao khả năng hội nhập CPTPP; xây dựng chương trình hỗ trợ, phát triển nhóm sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp thành phố; phát huy vai trò trung tâm của Hợp tác xã giúp sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, ngoại thành Nhận thức được vai trò quan trọng của công nghệ cao và liên kết chuỗi đối với sản xuất nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh luôn coi trọng và ưu tiên chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng chuỗi liên kết bằng nhiều giải pháp thiết thực và cụ thể, đã nêu rõ những nội dung và giải pháp của việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn chuỗi liên kếttại một số chương trình, kế hoạch cụ thể: Quyết định số 6150/QĐ-UBND ngày 24/11/2016 của Uỷ ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2025; Quyết định 323/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Chương trình xây dựng chuỗi liên kết và cung ứng trong nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017 – 2020; Quyết định số 655/QĐ- UBND ngày 12 tháng 02 năm 2018 về Quy định khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017 – 2020; Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2019 về phát triển nhóm sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp; Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 27 tháng4năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Chương trình Phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019 - 2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. 3. Kết quả thực hiện 3.1. Về triển khai thực hiện cơ chế, chính sách h trợ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chu i Nhằm tạo điều kiện hỗ trợ khuyến khích chuyển đổi từ sản xuất lúa và các loại cây trồng vật nuôi khác kém hiệu quả sang sản xuất rau an toàn, hoa kiểng, cá kiểng, bò sữa, bò thịt, thủy sản, sản xuất giống cây con chất lượng cao đặc biệt khuyến khích đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đã chủ trì và phối hợp cùng các đơn vị có liên quan tham mưu UBND 107 thành phố ban hành chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp (Quyết định số 36/2011, Quyết định số 04/2016, Quyết định số 655), cụ thể: - Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị (là chính sách hỗ trợ lãi vay), theo đó quy định: đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng đô thị được ngân sách thành phố hỗ trợ từ 60-100% lãi suất khi tham gia vay vốn ngân hàng, đặc biệt đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất. - Kết quả thực hiện: từ năm 2011 đến nay, đã có24.221lượt tổ chức, hộ dân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, với tổng vốn đầu tư 13.138 tỷ đồng, trong đó vốn vay được hỗ trợ lãi vay 4.277 tỷ đồng,ngân sách đã giải ngân hỗ trợ lãi vay 668tỷ đồng. Kết quả thực hiện cho thấy với 1 đồng vốn ngân sách hỗ trợ lãi vay (668 tỷ đồng), sẽ huy động được 20 đồng vốn xã hội (13.138 tỷ đồng), trong đó huy động từ tổ chức tín dụng là 12 đồng (7.976 tỷ đồng), huy động trong dân là 8 đồng (5.161 tỷ đồng). Tổng số lao động (việc làm) tạo ra thông qua các phương án sản xuất được hỗ trợ lãi vay khoảng 60.349 lao động. - Đa số các tổ chức, cá nhân vay vốn từ chính sách của thành phố đã đầu tư trong đó có ứng dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như trồng rau trong trong nhà màng, trồng rau thủy canh, hệ thống tưới nhỏ giọt, sản xuất giống bằng phương pháp cấy mô, nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, Việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất được chú trọng trong thời gian qua đã hình thành nhiều loại hình và vùng NNCNC ở khu vực nông thôn ngoại thành như: trồng rau thủy canh, dưa lưới, trồng ớt ngọt, hoa chuông... trong nhà màng, trên giá thể với hệ thống tưới nhỏ giọt. Tỷ lệ ứng dụng NNCNC đã tăng khá cao giai đoạn 2015 - 2020; nếu như năm 2010, tỷ lệ này khoảng 10%, năm 2016 là 35,8%, thì năm 2018 là 38,2%. Xu thế này sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tiếp theo. 3.2. Về ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và tình hình liên kết sản xuất, xây dựng chu i của hợp tác xã a. Tình hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của hợp tác xã Tính đến ngày 15 tháng 7 năm 2019, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 112 hợp tác xã (HTX) đăng ký hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong số 112 HTX thì có 89 HTX đang hoạt động nông nghiệp với 2.502 thành viên, bình quân 28 thành viên/HTX, tổng vốn điều lệ là 387.103 triệu đồng, bình quân 4.349 triệu đồng/HTX. Thông qua các hoạt động giới thiệu, hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức khoa học công nghệ, các hợp tác xã nông nghiệp đã từng bước ứng dụng công nghệ cao trong việc sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt trong các lĩnh vực như sản xuất rau an toàn, chăn nuôi heo, chăn nuôi bò sữa, sản xuất hoa lan và nuôi trồng thủy sản. - Lĩnh vực cây trồng: Có 4 hợp tác xã rau an toàn đã ứng dụng các công nghệ về sản xuất rau trong nhà lưới, nhà màng, sử dụng công nghệ tưới tự động, trồng rau thủy canh đều đang hoạt động ổn định, có sản lượng sản xuất, tiêu thụ 3-10 tấn/ngày. Hiện có HTX Hoa lan Huyền Thoại ứng dụng công nghệ sinh học để nuôi cấy mô, sản xuất giống hoa lan, ứng dụng công nghệ tự động hóa và HTX Nấm Việt ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất phôi nấm 108 - Lĩnh vực chăn nuôi: Có 01 hợp tác xã chăn nuôi bò sữa đã ứng dụng công nghệ cao như máy vắt sữa bò, hệ thống làm mát chuồng trại, máy trộn thức ăn TMR, máy phân tích chất lượng sữa và hệ thống bảo quản sữa hiện đại, đặc biệt HTX cũng đã xây dựng nhà máy chế biến sữa với công suất 5 tấn/ngày. Đối với hợp tác xã chăn nuôi heo ứng dụng các công nghệ về xử lý phân bằng hầm biogas, hệ thống làm mát bằng không khí, HTX cũng đầu tư máy móc để tự sản xuất thức ăn chăn nuôi. - Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản: 02 hợp tác xã ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi cá cảnh, nuôi tôm và công nghệ tự động hóa khâu tạo thành phẩm - Ngoài ra trên còn có HTX Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông ứng dụng công nghệ tự động vào sản xuất bánh tráng, sử dụng liếp nhựa thay liếp tre truyền thống. b. Tình hình liên kết sản xuất và xây dựng chuỗi của hợp tác xã - Về tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho hộ thành viên HTX: Có 26/89 HTX đã thực hiện tốt việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho hộ thành viên, bao gồm các HTX hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt (rau an toàn, hoa kiểng), chăn nuôi (bò sữa, heo), thủy sản, bánh tráng. + Về tổ chức sản xuất: Có 21/26 HTX đang trực tiếp tổ chức sản xuất; 05/26 HTX còn lại không trực tiếp tổ chức sản xuất, chỉ tổ chức thu mua sản phẩm của thành viên HTX và các hộ vệ tinh. Tổng số diện tích đất sản xuất là 380 ha, bình quân 12 ha/HTX, cao nhất là HTX Phú Lộc với 80 ha sản xuất rau an toàn, thấp nhất HTX Ngọc Điểm với 0,85 ha sản xuất hoa kiểng. + Về tiêu thụ sản phẩm: Có 12/26 HTX ký kết hợp đồng kinh tế với thành viên; 02 HTX thực hiện tổ chức sản xuất với doanh nghiệp lớn, bao gồm: HTX Tân Thông Hội (có hơn 300 hộ sản xuất, tổng đàn bò sữa là 5.000 con, cung cấp sản phẩm cho Công ty Bò sữa Long Thành, với sản lượng 12 tấn sữa/ngày), HTX Phước An (có hơn 100 hộ sản xuất, tổng diện tích trồng rau an toàn là 25 ha, trong đó có 20 ha đạt VietGAP, cung cấp sản phẩm cho Co.opmart) trở thành 02 trong tổng số hơn 100 HTX nông nghiệp tiêu biểu của 63 tỉnh thành cả nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bình chọn. Ngoài ra, còn có 08 HTX đã tổ chức tiêu thụ sản phẩm tại các hệ thống siêu thị, điển hình như HTX Bánh tráng Phú Hòa Đông, HTX Thỏ Việt, HTX Nhuận Đức, HTX Phú Lộc, HTX Phước Bình, HTX Phước An, HTX Ngã Ba Giòng, HTX Nấm Việt. - Về tham gia vào chuỗi cung cấp sản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm VietGAP: 07/89 HTX đã tham gia Hội nghị Kết nối sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản theo hướng VietGAP và ký kết 34/51 hợp đồng kinh tế12, bao gồm: HTX Thỏ Việt (04 hợp đồng với 670 tấn rau/tháng), HTX Phú Lộc (09 hợp đồng với 357 tấn rau/tháng), HTX Phước An (12 hợp đồng với 143,8 tấn rau/tháng), HTX Nhuận Đức (01 hợp đồng với 60 tấn rau/tháng), HTX Nấm Việt (04 hợp đồng với 2,5 tấn nấm ăn/tháng), HTX Ngã Ba Giòng (03 hợp đồng với 162 tấn rau/tháng), HTX Phú Hòa Đông (01 hợp đồng với 4 tấn bánh tráng/tháng). Bên cạnh đó, 07 HTX này cùng với HTX Tiên Phong, HTX Long Hòa còn tham gia cung cấp sản phẩm cho 308 điểm bán các sản phẩm đạt 12 51 hợp đồng kinh tế được ký tại Hội nghị do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Công Thương tổ chức vào ngày 29/11/2013 tại Hội trường Thành ủy. Kết quả: có 48 hợp đồng ghi nhớ được ký kết giữa các đơn vị sản xuất với đơn vị tiêu thụ. Sau đó, có 22/48 hợp đồng ghi nhớ được chuyển thành hợp đồng kinh tế và 29 hợp đồng kinh tế ký phát sinh. 109 chuẩn an toàn (chủ yếu là sản phẩm VietGAP) với các sản phẩm: rau quả, thịt heo, bánh tráng, cá dứa, nấm ăn. 4. Đánh giá - Đặc thù của sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là quy mô lớn, cần nhiều vốn, thời gian thực hiện kéo dài, thời gian thu hồi vốn lâu. Nhờ có chính sách hỗ trợ lãi vay của thành phố, các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố chủ động tham gia thực hiện chính sách; đồng thời các tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do được hỗ trợ đã an tâm, chủ động đầu tư sản xuất. - Qua quá trình cho vay sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất lại hiệu quả cao như: mô hình công nghệ cao trong trồng hoa nhiệt đới Mokara ở Củ Chi, trồng dưa lưới ở Hóc Môn, nuôi tôm nước lợ ở Cần Giờ, chế biến sữa bò ở Củ Chi, phù hợp với định hướng của một nền nông nghiệp đô thị của thành phố. 5. Định hƣớng, giải pháp trong thời gian tới 5.1. Định hướng Trong thời gian tới, để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp cùng các Sở ngành, quận – huyện còn sản xuất nông nghiệp thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi: - Tổ chức, tham mưu thực hiện có hiệu quả các chương trình đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp thành phố theo hướng nông nghiệp đô thị hiệu quả bền vững, ứng dụng mạnh mẽ nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, sớm trở thành một trong những trung tâm sản xuất giống cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao. - Tập trung phát triển hình thức tổ chức sản xuất hộ nông dân – hợp tác xã – doanh nghiệp, trong đó hợp tác xã là trung tâm để liên kết người nông dân trong sản xuất,liên kết doanh nghiệp làm tốt dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất của người nông dân. - Đồng thời, để đáp ứng đầu tư của người dân doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng các công trình để phục vụ nuôi, trồng, sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố là rất lớn sẽ không được xây dựng. Do đó cần xem xét cho tổ chức, cá nhân được đầu tư xây dựng công trình trên đất nông nghiệp (không bao gồm đất nông nghiệp khác) đã được quy hoạch sang mục đích sử dụng đất khác trong thời gian chưa chuyển đổi. Kiến nghị Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Xây dựng để cho phép tổ chức, cá nhân được đầu tư xây dựng tạm công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp để phục vụ sản xuất nông nghiệp đồng thời góp phần sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên đất. 5.2. Giải pháp - Thực hiện chính sách ưu đãi của thành phố theo Chương trình nghiên cứu khoa học- phát triển công nghệ và nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ thành phố giai đoạn 2016-2020. Ngoài ra thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu ban hành thêm các 110 chính sách ưu đãi hơn để thu hút nguồn nhân lực và đầu tư, nhất là chính sách đất đai và thuế phù hợp với điều kiện cụ thể từng thời kỳ13 - Tiếp tục hoàn thiện về tổ chức, chuyển giao công nghệ sản xuất cho từng loại cây trồng, vật nuôi; đặc biệt mở rộng thị trường xuất khẩu theo mô hình liên kết chuỗi giá trị hàng hóa để phát huy lợi thế sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao cho hợp tác xã nhằm nâng cao chuỗi giá trị nông sảnqua từng công đoạn như: Công đoạn sản xuất, bảo quản chế biến, thương mại sản phẩm nhằm đáp ứng theo nhu cầu thị trường. Tổ chức tiếp nhận việc chuyển giao một số công nghệ cao từ nước ngoài phù hợp với điều kiện ứng dụng tại thành phố Hồ Chí Minh. Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường và đảm bảo sức khỏe cộng đồng. - Đào tạo nâng cao kỹ thuật, kỹ năng quản lý, kỹ năng sử dụng vận hành công nghệ và làm chủ công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; cập nhật thông tin kiến thức về tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ năng thực hành ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp cho cán bộ quản lý khoa học và công nghệ, cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật, nhân lực của doanh nghiệp, người quản lý, kỹ thuật viên hợp tác xã, tổ hợp tác. - Khuyến khích thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã hình thành mạng lưới sản xuất cung ứng sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.Liên kết các tỉnh thành trong cả nước hình thành chuỗi sản xuất đồng bộ từ khâu giống- quy trình sản xuất- sơ chế- sản phẩm an toàn- tiêu thụ. Thường xuyên cập nhật thông tin và dự báo, phân tích thị trường, tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng cơ sở dữ liệu cho từng chủng loại sản phẩm và từng thị trường cụ thể để bảo hộ và nâng cao giá trị gia tăng - Tăng cường công tác xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực của thành phố không ngừng đổi mới sản phẩm, kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ an toàn, dựa trên nền tảng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sản xuất sạch, nhằm tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao. 13 Được Nhà nước ưu đãi, hỗ trợ cao nhất theo khoản 1 Điều 12 của Luật Công nghệ cao; Mục 1, 2, 4 Phần III Điều 1 Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định khác của pháp luật; được hỗ trợ mức cao nhất kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các dự án sản xuất thử nghiệm các công nghệ cao mới tạo ra trong nước hoặc các công nghệ cao nhập từ nước ngoài trong 2 năm đầu áp dụng, không thu hồi kinh phí hỗ trợ; chủ đầu tư dự án xây dựng cơ sở nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp được ưu đãi cao nhất về thu tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;được hỗ trợ chi phí thiết kế đồng ruộng, cơ sở hạ tầng, tạo vùng sản xuất tập trung chuyên canh sản xuất hàng hóa, thuận tiện cho áp dụng cơ giới hóa để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chi phí đo đạc, lập hồ sơ, chuyển đổi đất đai giữa các tổ chức, hộ nông dân, doanh nghiệp tham gia đầu tư trong vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tài liệu liên quan