Trong số các quốc gia công nghiệp phát triển, Hoa Kỳ là một quốc gia có lịch sử trẻ nhất. Được thành lập năm 1776 từ cuộc đấu tranh giành độc lập do 13 thuộc địa của Anh tiến hành, qua quá trình phát triển của mình, trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, số vùng lãnh thổ tham gia vào Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã tăng từ 13 lên tới 50. Hiện tại, Hoa Kỳ là quốc gia do 50 tiểu bang hợp thành. Trong lịch sử Hoa Kỳ, có 2 sự kiện lớn nhất và để lại nhiều dấu ấn nhất về kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia này đó là cuộc Nội chiến năm 1861-1865 (dưới thời tổng thống Lincoln) giữa các bang ủng hộ chế độ nô lệ (các bang thuộc miền Nam Hoa Kỳ) và các bang ủng hộ việc giải phóng nô lệ (các bang thuộc miền Bắc Hoa Kỳ) và Cuộc đại khủng hoảng cuối thập niên 1920 đầu thập niên 1930. Sự kiện thứ nhất mang đến việc xóa bỏ triệt để chế độ nô lệ. Sự kiện thứ hai đưa đến sự phá sản của chủ thuyết phát triển kinh tế chỉ dựa vào lực lượng thị trường (bàn tay vô hình) và đòi hỏi sự mở rộng, can thiệp của nhà nước (bàn tay hữu ích) vào nền kinh tế. Cũng nhờ sự kiện thứ hai này, lần đầu tiên trong lịch sử, với việc thực hiện Tân chính sách (New Deal) dưới thời tổng thống Roosovelt, chính phủ Hoa Kỳ có cơ hội vươn rộng bàn tay can thiệp của mình vào nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc là sản phẩm của chính cơ chế thị trường hoặc là vấn đề mà bản thân cơ chế thị trường không giải quyết nổi trong đó có việc giải quyết tình trạng thất nghiệp kỷ lục trong lịch sử (25% tổng lực lượng lao động bị thất nghiệp). Các sự kiện trọng đại trong lịch sử thế giới như thế chiến thứ nhất và thế chiến thứ hai tuy gây nhiều thiệt hại cho các quốc gia phát triển ở châu Âu nhưng với Hoa Kỳ đó lại là những cơ hội để khẳng định vị thế siêu cường của mình. Hoa Kỳ cũng là quốc gia chiến thắng cuộc đối đầu trong thời chiến tranh lạnh với Liên Xô. Hiện nay, tuy chỉ có khoảng 307 triệu dân (bằng khoảng 5% dân số thế giới), Hoa Kỳ sản xuất được khối lượng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 14 ngàn 200 tỷ USD tính theo sức mua tương đương (kém không đáng kể so với tổng sản phẩm quốc nội của các nước thuộc liên minh châu Âu – EU hợp lại: 14,5 ngàn tỷ USD) và được coi là quốc gia nắm tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, công nghệ số một của thế giới.[1]
15 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm Hoa Kỳ trong xây dựng thể chế xã hội để quản lý phát triển Xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm Hoa Kỳ trong xây dựng thể chế xã hội để quản lý phát triển Xã hội
Trương Hồng Quang - Bộ Tư pháp
Trong số các quốc gia công nghiệp phát triển, Hoa Kỳ là một quốc gia có lịch sử trẻ nhất. Được thành lập năm 1776 từ cuộc đấu tranh giành độc lập do 13 thuộc địa của Anh tiến hành, qua quá trình phát triển của mình, trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, số vùng lãnh thổ tham gia vào Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã tăng từ 13 lên tới 50. Hiện tại, Hoa Kỳ là quốc gia do 50 tiểu bang hợp thành. Trong lịch sử Hoa Kỳ, có 2 sự kiện lớn nhất và để lại nhiều dấu ấn nhất về kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia này đó là cuộc Nội chiến năm 1861-1865 (dưới thời tổng thống Lincoln) giữa các bang ủng hộ chế độ nô lệ (các bang thuộc miền Nam Hoa Kỳ) và các bang ủng hộ việc giải phóng nô lệ (các bang thuộc miền Bắc Hoa Kỳ) và Cuộc đại khủng hoảng cuối thập niên 1920 đầu thập niên 1930. Sự kiện thứ nhất mang đến việc xóa bỏ triệt để chế độ nô lệ. Sự kiện thứ hai đưa đến sự phá sản của chủ thuyết phát triển kinh tế chỉ dựa vào lực lượng thị trường (bàn tay vô hình) và đòi hỏi sự mở rộng, can thiệp của nhà nước (bàn tay hữu ích) vào nền kinh tế. Cũng nhờ sự kiện thứ hai này, lần đầu tiên trong lịch sử, với việc thực hiện Tân chính sách (New Deal) dưới thời tổng thống Roosovelt, chính phủ Hoa Kỳ có cơ hội vươn rộng bàn tay can thiệp của mình vào nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc là sản phẩm của chính cơ chế thị trường hoặc là vấn đề mà bản thân cơ chế thị trường không giải quyết nổi trong đó có việc giải quyết tình trạng thất nghiệp kỷ lục trong lịch sử (25% tổng lực lượng lao động bị thất nghiệp). Các sự kiện trọng đại trong lịch sử thế giới như thế chiến thứ nhất và thế chiến thứ hai tuy gây nhiều thiệt hại cho các quốc gia phát triển ở châu Âu nhưng với Hoa Kỳ đó lại là những cơ hội để khẳng định vị thế siêu cường của mình. Hoa Kỳ cũng là quốc gia chiến thắng cuộc đối đầu trong thời chiến tranh lạnh với Liên Xô. Hiện nay, tuy chỉ có khoảng 307 triệu dân (bằng khoảng 5% dân số thế giới), Hoa Kỳ sản xuất được khối lượng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 14 ngàn 200 tỷ USD tính theo sức mua tương đương (kém không đáng kể so với tổng sản phẩm quốc nội của các nước thuộc liên minh châu Âu – EU hợp lại: 14,5 ngàn tỷ USD) và được coi là quốc gia nắm tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, công nghệ số một của thế giới.[1]Hoa Kỳ thường được coi là xã hội có nền kinh tế thị trường tự do điển hình. Mô hình này có đặc trưng là “sự chiếm ưu thế của sở hữu tư nhân, cơ chế thị trường cạnh tranh và sự năng động của kinh doanh, sự can thiệp thấp của Chính phủ và do đó, chấp nhận sự phân hóa xã hội ở mức độ cao”.[2]Chủ đề sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động của xã hội dù đó là hoạt động kinh tế (thị trường) hay các hoạt động xã hội, tôn giáo, luôn là chủ đề gây nhiều tranh cãi ở quốc gia này. Mỗi động thái can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế hoặc vào hoạt động của xã hội đều bị xã hội (nhất là thông qua các phương tiện truyền thông) giám sát rất chặt chẽ và nhà nước đều phải đưa ra các lý do giải trình về sự can thiệp của mình.Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa chính phủ (nhà nước) Hoa Kỳ không có các chính sách can thiệp vào đời sống kinh tế, xã hội để đảm bảo sự ổn định kinh tế và trong chừng mực nhất định giải quyết các vấn đề xã hội.Các lý do được chính phủ Hoa Kỳ thường đưa ra để biện minh cho sự can thiệp của mình vào nền kinh tế và duy trì các chính sách xã hội bao gồm[3]:- Sự thất bại của thị trường: khi cơ chế thị trường không vận hành như mong muốn, xuất hiện tình trạng độc quyền, khuyết tật về thông tin làm ảnh hưởng tới hiệu quả phân bổ nguồn lực của cơ chế này, việc cơ chế thị trường không tự động cung cấp các loại hàng hóa công cộng cần thiết (như cầu đường, các loại cơ sở hạ tầng khác). Trong những trường hợp đó, nhà nước sẽ can thiệp bằng các chính sách chống độc quyền (thể hiện qua các quy định của các đạo luật về chống độc quyền), chính sách buộc các nhà sản xuất phải cung cấp thông tin hợp lý cho người tiêu dùng (thông qua việc ghi nhãn mác v.v.) hoặc bằng việc điều chỉnh chi tiêu công để đầu tư trực tiếp vào các hạng mục mang lại lợi ích cho công cộng (cầu cống, đường sá, bến cảng v.v.).- Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường (cũng là một dạng thất bại của cơ chế thị trường) bằng hệ thống luật pháp khá đồ sộ về bảo vệ môi trường;- Đảm bảo ở mức độ nhất định công bằng xã hội thông qua việc duy trì các quỹ trợ cấp thất nghiệp, các quỹ an sinh xã hội để giúp những người lao động lâm vào hoàn cảnh khó khăn bất ngờ ngoài dự kiến của họ (do gặp thất nghiệp, tai nạn lao động, ốm đau, thai sản v.v.).
Thực tế, quan niệm về vai trò của chính phủ và luật pháp trong việc giải quyết các vấn đề xã hội ở Hoa Kỳ đã thay đổi đáng kể cùng với thời gian. Trong những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, những quan điểm cho rằng cần thiết lập chế độ bảo hiểm thất nghiệp, lương hưu, các chương trình an sinh xã hội v.v. bị coi là tư tưởng “xã hội chủ nghĩa” và là “phi Hoa Kỳ” (un-american). Những lực lượng ủng hộ loại quan điểm chính trị này, mà cụ thể là Đảng Xã hội chủ nghĩa Hoa Kỳ (The American Socialist Party) trong giai đoạn đầu và giữa thế kỷ 20 (và cho suốt tới tận những năm 1970) thường xuyên bị giám sát, sách nhiễu, kỳ thị trong đời sống chính trị. Tuy nhiên, điều thú vị là, hầu hết những tư tưởng, cương lĩnh của đảng phái chính trị này (nhất là các tư tưởng về bảo hiểm thất nghiệp, lương hưu, giảm giờ làm xuống còn 44 giờ hoặc 40 giờ, hợp pháp hóa hoạt động công đoàn, cấm lao động trẻ em v.v.) lại nhập cuộc và chuyển hóa thành những tư tưởng quan trọng trong trào lưu chính trị mang tính chủ đạo của Hoa Kỳ, nhất là sau cuộc Đại khủng hoảng 1929-1932 và sau thế chiến thứ II.[4]Mặc dù vậy, tuy là quốc gia có tiềm lực kinh tế hàng đầu thế giới (với tổng thu nhập quốc dân đạt trên 11 ngàn tỷ USD, gấp khoảng 110 lần so với tổng thu nhập quốc dân của Việt Nam hiện nay), nhưng nền kinh tế và xã hội của Hoa Kỳ vẫn có nhiều bất cập nếu xét từ góc độ duy trì hệ thống an sinh xã hội cho người dân. Chênh lệch giàu nghèo ở Hoa Kỳ ngày càng có xu hướng mở rộng (năm 1970, 20% dân cư nghèo của Hoa Kỳ nhận được 5,4% tổng thu nhập xã hội thì tỷ lệ này vào năm 1996 còn 4,2%). Hệ số Gini của Hoa Kỳ là 0,405 so với 0,245 của Đan Mạch. Chênh lệch thu nhập của 10% dân số giàu nhất Hoa Kỳ với 10% dân số nghèo nhất là 19:1 trong khi con số này ở Đan Mạch chỉ là 5,5:1. Hoa Kỳ cũng phải đối mặt với vô vàn các vấn đề bức xúc trong lòng của xã hội mình. Chẳng hạn, tình trạng thất nghiệp trong xã hội Hoa Kỳ thường ở mức khá cao. Theo thông kê chính thức ở Hoa Kỳ, năm 1990, số lượng việc làm nền kinh tế tạo ra là 119 triệu. Do suy thoái kinh tế cuối những năm 1980, tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ tăng từ mức 5,3% năm 1989 lên 6,8% vào năm 1991 và 7,5% vào năm 1992. Tuy nhiên, dưới thời tổng thống Clinton (1992-2000), kinh tế của Hoa Kỳ đạt được mức tăng trưởng khá cao, làm tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống. Năm 1999, nền kinh tế tạo ra được 133 triệu việc làm đưa tỷ lệ thất nghiệp xuống chỉ còn 4,2% (mức thấp nhất tính từ năm 1969). Trong lực lượng lao động này, người chưa tốt nghiệp phổ thông trung học chỉ chiếm 10,4% (so với mức 12,6% vào năm 1992), trong khi đó, tỷ lệ lao động đã tốt nghiệp cao đẳng là 27,7% (so với mức 25,4% năm 1992), tỷ lệ lao động đã tốt nghiệp đại học là 30,5% (so với mức 26,4% năm 1992)[5]. Cuộc khủng hoảng tài chính-tín dụng ở quy mô toàn cầu mà trung tâm của cuộc khủng hoảng này lại khởi nguồn từ Hoa Kỳ càng làm cho tình trạng thất nghiệp ở nước này trở nên rất tồi tệ. Tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ liên tục tăng từ mức 6,2% vào tháng 9/2008 đến mức hơn 10% vào cuối năm 2009 - một tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục tính từ cuộc đại suy thoái năm 1929-1932 (tương ứng với tình trạng, mỗi tháng có khoảng 740 ngàn người thất nghiệp).[6] Cho tới nay, Hoa Kỳ là quốc gia phát triển duy nhất còn lại mà nhà nước không duy trì hệ thống bảo hiểm y tế toàn dân. Thay vào đó, việc tham gia bảo hiểm hoàn toàn lệ thuộc vào khả năng tự chi trả của các cá nhân, hộ gia đình và việc duy trì, quản lý các quỹ bảo hiểm y tế do các công ty tư nhân đảm trách. Chính vì thế, có một tỷ lệ lớn người nghèo ở Hoa Kỳ không có bảo hiểm y tế và khi ốm đau không có tiền trang trải chi phí y tế. Những nỗ lực cải cách gần đây của tổng thống Obama nhằm xây dựng hệ thống bảo hiểm y tế toàn dân ở Hoa Kỳ đã gặp phải sự chống đối kịch liệt từ phía các công ty bảo hiểm tư nhân và có nhiều khả năng, nỗ lực này khó thành hiện thực trong tương lai gần.Một điểm cần lưu ý khi nghiên cứu kinh nghiệm của Hoa Kỳ đó là trái với những nhận thức cảm tính rằng, xã hội Hoa Kỳ là xã hội tự do trong đó Chính phủ chỉ đóng vai trò rất hạn chế trong hoạt động kinh tế, thực tế, qua thời gian, sự hiện diện của nhà nước trong xã hội ở Hoa Kỳ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, chẳng hạn, theo Milton Friedman, tổng chi tiêu ngân sách chính phủ (gồm cả chính phủ liên bang, chính phủ các bang và chính quyền địa phương) tại Hoa Kỳ đã tăng từ mức 25% tổng thu nhập quốc dân vào năm 1950 lên tới 45% năm 1993.[7] Milton Friedman đã nói một cách hài ước rằng: “có lẽ chỉ hơi quá lời một chút ít khi khẳng định rằng, cả hai bờ Đại Tây Dương[8], chúng ta tụng ca cá nhân luận (individualism) nhưng chúng ta lại thực hành xã hội chủ nghĩa luận (socialism).”[9] Các nhà nghiên cứu về xã hội Hoa Kỳ cũng chia sẻ với cách nhìn nhận này. Theo họ, trong lịch sử của nước Mỹ, sự mở rộng quy mô hoạt động của chính phủ (nhà nước/chính quyền) là một xu hướng khá bền vững. Theo đó, mỗi khi xã hội gặp một cuộc suy thoái hoặc một cơn khủng hoảng (dù đó là chiến tranh thế giới thứ I, cuộc Đại khủng hoảng 1929-1932), chiến tranh thế giới thứ II, cuộc chiến chống khủng bố 9/11, cuộc khủng hoảng kinh tế đương đại (2008-2009), chính quyền lại có cớ để mở rộng hoạt động của mình. Sau khi các cơn khủng hoảng được giải quyết, quy mô của chính phủ có xu hướng thu hẹp lại, nhưng không bao giờ còn quay về lại được với quy mô của tiền khủng hoảng nữa và như thế mà quy mô và sự hiện diện của chính phủ/nhà nước trong xã hội và trong hoạt động kinh tế ngày càng phình to[10]. Đồng thời với thực tế ấy, sự biến chuyển trong ý thức hệ của xã hội Hoa Kỳ (nhất là trong giới trí thức – giới tinh hoa) cũng diễn tiến theo hướng ngày càng chấp nhận sự hiện diện của chính phủ lớn hơn trong nền kinh tế và trong xã hội[11].
Nếu Hoa Kỳ nổi tiếng toàn thế giới về mô hình kinh tế thị trường “tự do” thì Hoa Kỳ cũng được biết đến như một quốc gia có hệ thống phúc lợi công cộng thuộc dạng thấp nhất trong các quốc gia tư bản/công nghiệp phát triển.[12] Việc không thiết lập được hệ thống bảo hiểm y tế toàn dân như đã đề cập ở trên thường được coi là minh chứng điển hình của tình trạng này. Sự kém phát triển của hệ thống phúc lợi ở Hoa Kỳ không được cảm nhận giống nhau bởi các tầng lớp dân cư khác nhau. Tất nhiên, do hệ thống phúc lợi về nguyên tắc, có lợi cho người nghèo hơn là người giàu, nên sự kém phát triển này được cảm nhận rõ nét hơn ở nhóm những người nghèo khổ trong xã hội Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, Hoa Kỳ cũng có hệ thống phúc lợi xã hội khá đồ sộ. Ý tưởng nền tảng của hệ thống phúc lợi, theo đó, những kẻ khốn khó trong xã hội cần nhận được sự giúp đỡ nhất định để vươn lên theo các học giả ở Hoa Kỳ có nguồn gốc từ các tôn giáo phổ biến ở Hoa Kỳ (nhất là đạo Tin Lành và đạo Thiên chúa)[13]. Ý tưởng có tính cách đạo đức và tôn giáo này được những di dân châu Âu mang sang Hoa Kỳ từ thế kỷ 16 – trước cả thời điểm quốc gia Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1776. Theo ý tưởng này (được ghi nhận trong kinh Tân ước), người có ăn phải giúp đỡ người nghèo đói, người có uống phải giúp đỡ người đói khát, người ốm đau cần phải được chăm sóc, người không có mặc cần phải được chu cấp quần áo, người tù tội cần phải được thăm viếng v.v. Hành vi chu cấp cho người nghèo khó vừa được coi là một hành vi thực hành đức tin vừa là hành vi thể hiện sự giàu có của mình. Dân theo đạo Thiên Chúa ở Hoa Kỳ từ lâu đã duy trì tập quán cho người đói khát thức ăn và quần áo, nhất là những dịp có hỉ sự (cưới xin, thánh lễ v.v.). Nhà thờ ở Hoa Kỳ cũng từ lâu là những cơ sở từ thiện, trợ giúp những kẻ khốn khó. Tuy nhiên, cũng theo những ý tưởng này, việc trợ giúp những kẻ nghèo khó là việc thuộc về lĩnh vực tư chứ không phải lĩnh vực công (của nhà nước). Kể từ khi đạo Tin Lành ra đời và phổ biến, quan niệm kể trên có những sự thay đổi nhất định. Theo quan điểm của những người theo đạo Tin Lành, hoạt động từ thiện được coi chủ yếu là nhiệm vụ mà nhà nước phải đảm nhiệm chứ không phải trách nhiệm chính của từng cá nhân trong xã hội. Theo quan niệm của những người theo đạo Tin Lành, (chúa/trời) chỉ giúp những người biết tự giúp mình. Nước Anh – nơi phần lớn dân Hoa Kỳ xuất thân, trong thế kỷ 16 và 17 là quốc gia đã cảm nhận rõ được sự cần thiết phải có những chính sách nhất định để giải quyết vấn đề nghèo đói. Ngay từ năm 1552, chính quyền nhà vua Anh đã tiến hành việc đăng ký người nghèo. Từ năm 1563, chính quyền đã tiến hành các biện pháp hỗ trợ cho người nghèo đói, theo đó, người nghèo đói được miễn, giảm thuế. Người có khả năng làm việc mà không tìm được việc làm hoặc người không có khả năng làm việc sẽ được chu cấp thức ăn và nước uống hoặc hỗ trợ tìm việc làm. Người có khả năng làm việc mà không chịu làm việc (lười biếng) thì không được chu cấp mà còn bị đánh roi thậm chí bị lưu đày hoặc bỏ tù. Người già yếu, trẻ em không nơi nương tựa được đưa vào các trại tế bần[14]. Năm 1601, nước Anh ban hành Luật về người nghèo. Theo đạo luật này, người nghèo cũng được đăng ký và phân loại để nhà nước có hình thức hỗ trợ nhất định (chủ yếu là hỗ trợ thức ăn, nước uống, một số người được hỗ trợ chỗ ở, được khám chữa bệnh).Chương trình phúc lợi xã hội ở Hoa Kỳ là sản phẩm có tính lịch sử. [15] Trước năm 1870, về cơ bản, Hoa Kỳ là quốc gia nông nghiệp (tuy nhiên, đây là dạng nông nghiệp khai khẩn đất hoang, nông nghiệp trang trại chứ không phải loại nông nghiệp quy mô nhỏ như ở Việt Nam), đời sống của đại đa số dân cư Hoa Kỳ được thực hiện chủ yếu theo phương thức tự cung, tự cấp. Trong bối cảnh đó, các vấn đề phúc lợi của người dân chủ yếu do gia đình mỗi dân chúng tự lo. Trong những trường hợp nhất định, các cộng đồng dân cư cũng có những hoạt động trợ giúp mang tính thiện nguyện trong cộng đồng.Tuy nhiên, kể từ năm 1870, quá trình công nghiệp hóa ở Hoa Kỳ diễn ra mạnh mẽ và khu vực công nghiệp ngày càng trở thành khu vực chủ lực trong nền kinh tế Hoa Kỳ. Kéo theo quá trình đó là việc thay đổi trong cơ cấu lực lượng lao động và nghề nghiệp. Ngày càng đông dân cư Hoa Kỳ sống chủ yếu nhờ thu nhập từ việc làm tại các công xưởng, nhà máy. Tiền lương từ hợp đồng lao động trở thành nguồn thu nhập chính, chủ yếu, đôi khi là duy nhất của người lao động và gia đình người lao động. Trong bối cảnh, sự trợ giúp từ cộng đồng hoặc người thân, kể cả từ phía những cơ sở từ thiện (nhà tế bần) khi những gia đình này gặp hoàn cảnh khó khăn, nhất là khi bị thất nghiệp, tai nạn lao động cũng không giúp ích được nhiều cho họ vượt qua những khó khăn của mình. Đáp ứng bối cảnh này, một số Bang ở Hoa Kỳ đã ban hành những đạo luật để mở rộng diện trợ giúp cho những gia đình nghèo khó nhất là trợ cấp cho những trẻ em không nơi nương tựa, những trẻ em trong gia đình không có cha. Đến những năm 20 của thế kỷ 20, một số Bang ở Hoa Kỳ đã ban hành những đạo luật riêng về chế độ trợ cấp cho người già không nơi nương tựa, những người già gặp hoàn cảnh khó khăn và những người khuyết tật.Từ năm 1908, một số Bang ở Hoa Kỳ cũng đã ban hành Luật về bồi thường tai nạn lao động cho người lao động. Cũng trong năm này, một đạo luật liên bang đầu tiên về bồi thường tai nạn lao động cho viên chức Chính phủ làm việc trong các ngành độc hại, nguy hiểm được ban hành. Những đạo luật này ban đầu đã bị chống đối và bị khởi kiện về tính hợp hiến bởi giới chủ lao động viện cớ tới nguyên tắc tự do hợp đồng và chống lại sự can thiệp của Chính phủ vào quan hệ lao động. Tuy nhiên, trong phán quyết năm 1911, Tòa Tối cao Hoa Kỳ đã ra phán quyết tuyên các đạo luật như vậy là hoàn toàn hợp hiến. Đến năm 1929, tuyệt đại đa số các bang ở Hoa Kỳ đã có luật về bồi thường tai nạn lao động. Theo đó, chủ sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí chữa trị và trợ cấp cho người lao động bị tai nạn hoặc bị chết trong quá trình thực hiện công việc của mình. Từ cuối những năm 1890, ở một số bang và một số chính quyền địa phương đã thiết lập chương trình lương hưu dành cho một số nghề nghiệp đặc biệt, bao gồm giáo viên, cảnh sát, nhân viên chữa cháy. New Jersey là tiểu bang đầu tiên thực hiện việc này vào năm 1896. Năm 1920, thành phố New York và tiểu bang New York đã thiết lập hệ thống lương hưu cho tất cả các nhân viên làm việc cho chính quyền bang và chính quyền thành phố. Cũng trong năm này, chính quyền liên bang cũng thiết lập hệ thống lương hưu cho các viên chức làm việc cho chính quyền liên bang.Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, ngay từ trước thế chiến thứ Nhất (1914-1918), lực lượng quân đội Hoa Kỳ đã có chế độ trợ cấp thương tật riêng dành cho người bị thương tật hoặc vợ của người hi sinh trong chiến tranh (với hình thức chủ yếu là trợ cấp tiền hoặc hỗ trợ bằng việc cấp đất). Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chế độ trợ cấp này được mở rộng theo đó, người bị thương tật và vợ của người hi sinh trong chiến tranh còn được hưởng chế độ chăm sóc y tế toàn diện và không phải trả tiền.
Nhìn lại lịch sử quá trình phát triển của hệ thống phúc lợi xã hội ở Hoa Kỳ, có thể thấy rõ rằng, hệ thống này đã phát triển theo hướng từ dưới cơ sở đi lên (từ cộng đồng, đến chính quyền địa phương, đến chính quyền bang rồi mới đến chính quyền liên bang), từ việc ưu tiên giải quyết những vấn đề bức xúc nhất nhưng có tính riêng lẻ, rồi mới được phát triển thành một hệ thống tương đối hoàn chỉnh. Nói cách khác, đó là quá trình phát triển tiệm tiến. Ngoài ra, một đặc điểm quan trọng khác của hệ thống phúc lợi ở Hoa Kỳ đó là việc khu vực tư nhân đóng vai trò rất lớn trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế, duy trì bảo hiểm nhân thọ, và tham gia giải quyết các vấn đề xã hội.Cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929-1932 tại Hoa Kỳ đã khiến tới ¼ lực lượng lao động bị thất nghiệp đã làm cho những nỗ lực từ phía cộng đồng, hoặc chỉ đến cấp bang trở nên không thể đáp ứng nhu cầu trợ giúp xã hội, giảm nhẹ gánh nặng kinh tế từ rủi ro mất việc làm của một bộ phận rất lớn dân chúng. Điều đó, đòi hỏi chính phủ Liên bang phải vào cuộc. Ngay từ năm 1932, chính phủ Liên bang đã cho chính quyền các bang vay nợ hoặc cấp cho các khoản hỗ trợ để chính quyền bang thực hiện các giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc làm. Sau đó, chính phủ của Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã thực hiện một chương trình can thiệp sâu rộng của chính phủ vào nền kinh tế với hi vọng cứu vãn nền kinh tế nước này khỏi cơn đại khủng hoảng (với các chương trình xây dựng các công trình công cộng, đầu tư vào cơ sở hạ tầng để giải quyết việc làm cho những người thất nghiệp). Cùng với nỗ lực đó, năm 1935 cũng chính tổng thống Roosevelt đã đề nghị Quốc hội và được chấp thuận để ký ban hành Đạo luật về an sinh xã hội (Social Security Act) vào ngày 14/8/1935. Đây là đạo luật an sinh xã hội đầu tiên ở Hoa Kỳ.[16] Với việc ban hành đạo luật này, Hoa Kỳ đã thiết lập các chương trình bảo hiểm xã hội dành cho người già (lương hưu), bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp công cộng cho những người già không nơi nương tựa hoặc người bị mù, chương trình trợ cấp cho một số loại gia đình có con nhỏ. Kể từ khi có đạo luật này, chế độ an sinh xã hội ở Hoa Kỳ tiếp tục được mở rộng và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của xã hội (nhất là sau những biến động lớn trong xã hội như chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 v.v.). Chẳng hạn, chương trình về nhà ở xã hội được thiết lập từ năm 1937, chương trình hỗ trợ những người sống sót qua các thảm họa thiên tai hoặc kỹ thuật được thiết lập từ năm 1939, chương trình hỗ trợ người khuyết tật được thực hiện từ năm 1950, chương trình trợ cấp y tế dành cho người già được thực hiện từ năm 1960, chương trình tem thực phẩm cho gia đình nghèo được thự