Khi nói đến General Electric, tập đoàn điện tử lớn nhất của Mỹ,
người ta thường nhắc tới Jack Welch, nguyên chủ tịch của tập đoàn.
Ông được cho là một trong những nhà quản trị tài ba nhất của Mỹ.
Cùng với vợ là Suzy Welch, ông cho ra đời cuốn Winning (Chiến thắng)
đúc kết các kinh nghiệm của ông khi lãnh đạo GE.
"Tôi quản lý các bộ phận với 30.000 nhân viên đầy kinh nghiệm tại GE.
Tôi quản lý các bộ phận kinh doanh đang thua lỗ cũng như những bộ
phận đang phát triển mạnh. Tôi đã nếm trải thành công lẫn thất bại, cónhững lúc cũng bất ngờ gặp may mắn.
Qua đó, tôi đã rút ra cho mình tám nguyên tắc làm việc của một nhà lãnh
đạo":
1. Không ngừng cải thiện nhóm làm việc của mình, sử dụng các cuộc
thử sức để đánh giá, rèn luyện và xây dựng sự tự tin cho nhân viên.
Đội bóng thường chiến thắng khi có các cầu thủ giỏi. Do đó, khi ở vị trí
lãnh đạo, bạn cần đầu tư phần lớn thời gian và công sức cho ba hoạt
động sau:
Đánh giá - tìm đúng người đúng việc, hỗ trợ và đề bạt những nhân viên
làm việc tốt, đồng thời loại bỏ những người không phù hợp.
Hướng dẫn - luôn chỉ dẫn, phê bình và giúp đỡ nhân viên tiến bộ mỗi
ngày.
10 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 139 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm lãnh đạo của cựu chủ tịch General Electric, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM LÃNH
ĐẠO CỦA CỰU CHỦ
TỊCH GENERAL
ELECTRIC
Khi nói đến General Electric, tập đoàn điện tử lớn nhất của Mỹ,
người ta thường nhắc tới Jack Welch, nguyên chủ tịch của tập đoàn.
Ông được cho là một trong những nhà quản trị tài ba nhất của Mỹ.
Cùng với vợ là Suzy Welch, ông cho ra đời cuốn Winning (Chiến thắng)
đúc kết các kinh nghiệm của ông khi lãnh đạo GE.
"Tôi quản lý các bộ phận với 30.000 nhân viên đầy kinh nghiệm tại GE.
Tôi quản lý các bộ phận kinh doanh đang thua lỗ cũng như những bộ
phận đang phát triển mạnh. Tôi đã nếm trải thành công lẫn thất bại, có
những lúc cũng bất ngờ gặp may mắn.
Qua đó, tôi đã rút ra cho mình tám nguyên tắc làm việc của một nhà lãnh
đạo":
1. Không ngừng cải thiện nhóm làm việc của mình, sử dụng các cuộc
thử sức để đánh giá, rèn luyện và xây dựng sự tự tin cho nhân viên.
Đội bóng thường chiến thắng khi có các cầu thủ giỏi. Do đó, khi ở vị trí
lãnh đạo, bạn cần đầu tư phần lớn thời gian và công sức cho ba hoạt
động sau:
Đánh giá - tìm đúng người đúng việc, hỗ trợ và đề bạt những nhân viên
làm việc tốt, đồng thời loại bỏ những người không phù hợp.
Hướng dẫn - luôn chỉ dẫn, phê bình và giúp đỡ nhân viên tiến bộ mỗi
ngày.
Cuối cùng, bạn phải xây dựng sự tự tin - khích lệ, bảo ban và thừa nhận
công lao của nhân viên. Sự tự tin sẽ giúp con người phát huy năng lực,
dám chấp nhận rủi ro và nỗ lực thực hiện ước mơ. Đó là năng lượng của
một đội bóng luôn chiến thắng.
2. Khiến cho mọi người không chỉnghĩ tới tầm nhìn của công ty mà
còn sống và thở cùng với nó.
Nhà lãnh đạo phải đưa ra tầm nhìn và truyền đạt cho mọi người hiểu.
Bằng cách nào? Đầu tiên, tầm nhìn của bạn phải dễ hiểu, mục tiêu phải
rõ ràng. Bạn phải thường xuyên trao đổi với mọi người về tầm nhìn của
mình.
Tuy nhiên, thực tế, các nhà lãnh đạo thường chỉ truyền đạt tầm nhìn của
họ cho người thân cận mà không truyền đạt nó tới mọi người.
Nếu bạn muốn mọi người hiểu rõ tầm nhìn của mình, hãy cho họ thấy
lợi nhuận thông qua việc thừa nhận công lao của họ bằng tiền lương,
khen thưởng.
Ông Chuck Ames, nguyên Tổng giám đốc Reliance Electric, từng nói:
"Cho tôi xem các kế hoạch tưởng thưởng của công ty bạn, tôi sẽ cho bạn
biết nhân viên của bạn làm việc như thế nào".
3. Hiểu rõ nhân viên, phát huy khả năng của từng người
Một nhà lãnh đạo lạc quan với quan điểm rõ ràng thường quản lý một
nhóm nhân viên hay tổ chức với những con người lạc quan. Ngược lại,
một ông sếp khó tính sẽ làm cho nhân viên không được thoải mái. Và
như thế khó lòng thành công.
Công việc có thể khó khăn. Nhưng người lãnh đạo phải luôn nghĩ mọi
việc theo hướng tích cực. Điều này không có nghĩa là bạn coi thường
các thử thách. Bạn phải cho mọi người thấy mình sẵn sàng vượt qua mọi
trở ngại.
4. Xây dựng sự tín nhiệm bằng sự trung thực, ngay thẳng và uy tín
Các nhân viên của bạn cần phải hiểu rõ họ đang đứng ở đâu. Họ phải
biết công việc tiến triển như thế nào. Đôi khi có những tin tức không tốt
lành, ví dụ như công ty sắp phải sa thải nhân viên.
Người lãnh đạo xây dựng niềm tin bằng sự tín nhiệm. Họ không bao giờ
lấy cắp ý tưởng của nhân viên để biến chúng thành của riêng. Họ có đủ
tự tin và chín chắn để nhận ra không sớm thì muộn, thành công của tập
thể sẽ được công nhận.
Và chính người lãnh đạo cũng sẽ được công nhận. Lúc khó khăn, nhà
lãnh đạo phải chịu trách nhiệm về những gì đang xảy ra. Lúc thành
công, họ vui vẻ ca ngợi thành công của mọi người.
5. Can đảm đưa ra những quyết định bất thường
Có những lúc bạn phải ra những quyết định khó khăn, như để cho một
cộng sự ra đi, cắt giảm ngân sách cho dự án, hay đóng cửa một nhà máy.
Những cuộc gọi phàn nàn của khách hàng cũng dễ làm bạn bực mình.
Nhưng nên nhớ công việc của bạn là lắng nghe và giải thích quan điểm
của mình một cách rõ ràng, không nhượng bộ. Bạn là người phải lãnh
đạo mọi người. Đừng bao giờ rời bỏ nhiệm sở.
6. Hãy thăm dò, thúc đẩy tính tò mò, hoài nghi, đảm bảo rằng các
câu hỏi của mình được trả lời bằng hành động cụ thể
Ở vị trí lãnh đạo, bạn phải có được tất cả các câu trả lời. Phải xem mình
như là người "ngu" nhất trong phòng. Trong các cuộc trao đổi về một
quyết định, đề nghị hay một thông tin thị trường nào đó, bạn cần đặt
nhiều câu hỏi như "Còn nếu?", "Tại sao không?" "Tại sao như vậy?".
Tuy nhiên, hỏi không chưa đủ, bạn còn phải chắc rằng các câu hỏi của
mình tạo ra tranh luận và được đáp lại bằng những hành động cụ thể.
7. Dám chấp nhận rủi ro và tạo điều kiện học hỏi bằng cách nêu
gương
Hai khái niệm này thường không được nhiều nhà quản lý quan tâm.
Nhiều người yêu cầu nhân viên sáng tạo, tuy nhiên họ lại trừng phạt
nhân viên khi thất bại.
Có quá nhiều người chỉ biết hành động theo lối mòn. Nếu bạn muốn
nhân viên trải nghiệm, bạn phải tự nêu gương cho họ.
Chấp nhận rủi ro. Bạn không cần thuyết giáo hay buồn rầu về sai lầm
của mình. Thật ra, bạn càng hài hước và vô tư thì càng có nhiều người
xem sai lầm đó không có gì nghiêm trọng.
Luôn tự học hỏi. Không phải cứ là ông chủ thì phải biết tất cả. Bất kỳ
lúc nào tôi học được một kinh nghiệm từ công ty khác, tôi đều áp dụng
với GE. Tôi muốn mọi người hiểu rằng tôi thích thú với các ý tưởng mới
như thế nào.
8. Ăn mừng
Tại sao việc ăn mừng lại khiến cho các nhà quản lý lo lắng? Có thể họ lo
việc tổ chức buổi tiệc không được chuyên nghiệp. Hay họ lo rằng nếu
quá vui vẻ, mọi người sẽ chểnh mảng trong công việc ?
Đừng đánh mất các cơ hội ăn mừng, vì nhờ đó sẽ tạo ra bầu không khí
lạc quan trong công ty. Hãy tưởng tượng một đội bóng giành được chức
vô địch thế giới mà không nổ sâm banh ăn mừng thì sẽ ra sao. Tương tự
như vậy, một công ty lúc nào cũng thành công nhưng lại không có bữa
tiệc mừng nào cho ra hồn thì sao đây ?
Mọi người thường hỏi tôi rằng khả năng lãnh đạo là bẩm sinh hay do rèn
luyện mà có. Dĩ nhiên, tôi trả lời rằng cả hai đều đúng. Khả năng lãnh
đạo cũng liên quan đến một số đặc trưng như chỉ số thông minh và năng
lực.
Mặt khác, bạn có thể học được các kỹ năng lãnh đạo, chẳng hạn như sự
tự tin trong cuộc sống. Bạn cũng có thể học hỏi từ những người xung
quanh. Khi thực hiện một việc nào đó, nếu thất bại, bạn sẽ rút ra được
bài học kinh nghiệm.
Còn nếu thành công, bạn sẽ có đủ tự tin để thực hiện lại công việc đó
một cách tốt hơn.
Theo TBKTSG