Ở Việt Nam cũng đã có không ít nhà nghiên cứu đưa ra khuyến nghị về việc học tập kinh nghiệm của Nhật Bản và một số nước Đông Á trong việc sử dụng văn hóa truyền thống phục vụ việc phát triển kinh tế thị trường. Chẳng hạn, theo TS. Nguyễn Thị Thường, nhờ biết vận dụng và phát huy những giá trị văn hóa Khổng giáo truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa và phát triển kinh tế thị trường mà người Nhật đã xây dựng được một truyền thống văn hóa mới với một tinh thần khác “ít độc hại hơn, ít cá nhân chủ nghĩa hơn và ít tư lợi hơn”[1]. Cũng theo TS. Nguyễn Thị Thường, những giá trị truyền thống được người Nhật coi trọng chính là truyền thống coi trọng con người, coi trọng giáo dục, trọng dụng người tài, khuyến khích tinh thần hợp tác, đề cao giá trị gia đình – đây là những giá trị không những không mâu thuẫn mà còn rất có lợi trong việc phát triển kinh tế thị trường. Trong thực tế, con người Nhật Bản thời hiện đại vẫn còn mang đậm những dấu vết của con người truyền thống khi đề cao chế độ làm việc suốt đời (thăng thưởng theo thâm niên), trọng người hơn tuổi, sự gắn kết của những nhóm người có cùng điều kiện xuất thân (tình đồng hương, đồng học, đồng niên v.v.).
Mặc dù vậy, sự đình trệ của nền kinh tế Nhật Bản suốt 2 thập niên vừa qua cũng đang đặt những quan điểm kể trên trước những thách thức nhất định: liệu những giá trị văn hóa của người Nhật thực sự là nền tảng, động lực cho sự phát triển của Nhật hay có thể lại trở thành rào cản đối với sự phát triển của chính xã hội này?
Về hệ thống bảo đảm xã hội, xét từ góc độ lịch sử, bảo đảm xã hội không được coi là trách nhiệm mặc nhiên của nhà nước.[2] Những chứng cứ lịch sử cho thấy, trong thời phong kiến Nhật Bản, chính quyền không thực hiện các hoạt động bảo đảm xã hội một cách hệ thống và quy mô. Chỉ một số lần, chính quyền thực hiện những hoạt động cứu tế xã hội ở quy mô nhỏ[3]. Những hoạt động cứu tế đó thường hướng tới đối tượng là những người quá nghèo khổ, trẻ em mồ côi hoặc được thực hiện cho dân chúng khi gặp thiên tai, hỏa hoạn lớn. Quy tắc cứu trợ trong thời gian này có nội dung chính như sau: tự bản thân người có nhu cầu cứu trợ phải giải quyết vấn đề của mình trước, sau đó gia đình, họ hàng có trách nhiệm giúp đỡ, nếu không có gia đình, họ hàng thì xóm làng, cộng đồng phải giúp đỡ, sau đó mới có thể xin sự trợ giúp của nhà nước.
6 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm Nhật Bản trong xây dựng thể chế xã hội để quản lý phát triển Xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm Nhật Bản trong xây dựng thể chế xã hội để quản lý phát triển Xã hội
Trương Hồng Quang - Bộ Tư pháp
Ở Việt Nam cũng đã có không ít nhà nghiên cứu đưa ra khuyến nghị về việc học tập kinh nghiệm của Nhật Bản và một số nước Đông Á trong việc sử dụng văn hóa truyền thống phục vụ việc phát triển kinh tế thị trường. Chẳng hạn, theo TS. Nguyễn Thị Thường, nhờ biết vận dụng và phát huy những giá trị văn hóa Khổng giáo truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa và phát triển kinh tế thị trường mà người Nhật đã xây dựng được một truyền thống văn hóa mới với một tinh thần khác “ít độc hại hơn, ít cá nhân chủ nghĩa hơn và ít tư lợi hơn”[1]. Cũng theo TS. Nguyễn Thị Thường, những giá trị truyền thống được người Nhật coi trọng chính là truyền thống coi trọng con người, coi trọng giáo dục, trọng dụng người tài, khuyến khích tinh thần hợp tác, đề cao giá trị gia đình – đây là những giá trị không những không mâu thuẫn mà còn rất có lợi trong việc phát triển kinh tế thị trường. Trong thực tế, con người Nhật Bản thời hiện đại vẫn còn mang đậm những dấu vết của con người truyền thống khi đề cao chế độ làm việc suốt đời (thăng thưởng theo thâm niên), trọng người hơn tuổi, sự gắn kết của những nhóm người có cùng điều kiện xuất thân (tình đồng hương, đồng học, đồng niên v.v.).Mặc dù vậy, sự đình trệ của nền kinh tế Nhật Bản suốt 2 thập niên vừa qua cũng đang đặt những quan điểm kể trên trước những thách thức nhất định: liệu những giá trị văn hóa của người Nhật thực sự là nền tảng, động lực cho sự phát triển của Nhật hay có thể lại trở thành rào cản đối với sự phát triển của chính xã hội này?Về hệ thống bảo đảm xã hội, xét từ góc độ lịch sử, bảo đảm xã hội không được coi là trách nhiệm mặc nhiên của nhà nước.[2] Những chứng cứ lịch sử cho thấy, trong thời phong kiến Nhật Bản, chính quyền không thực hiện các hoạt động bảo đảm xã hội một cách hệ thống và quy mô. Chỉ một số lần, chính quyền thực hiện những hoạt động cứu tế xã hội ở quy mô nhỏ[3]. Những hoạt động cứu tế đó thường hướng tới đối tượng là những người quá nghèo khổ, trẻ em mồ côi hoặc được thực hiện cho dân chúng khi gặp thiên tai, hỏa hoạn lớn. Quy tắc cứu trợ trong thời gian này có nội dung chính như sau: tự bản thân người có nhu cầu cứu trợ phải giải quyết vấn đề của mình trước, sau đó gia đình, họ hàng có trách nhiệm giúp đỡ, nếu không có gia đình, họ hàng thì xóm làng, cộng đồng phải giúp đỡ, sau đó mới có thể xin sự trợ giúp của nhà nước.Tuy nhiên, quan niệm truyền thống đó đã dần bị thay đổi và hiện nay, theo quy định của Hiến pháp Nhật Bản (Điều 25) (ban hành năm 1946), nhà nước có trách nhiệm đảm bảo cho người dân quyền được có cuộc sống lành mạnh ở mức tối thiểu.[4]Định hướng chính sách có tính hiến định trên được đưa ra ngay trong bối cảnh nước Nhật vừa bị thua trận sau thế chiến thứ II với những hậu quả rất nặng nề cả về kinh tế và xã hội. Thất nghiệp trở nên rất trầm trọng, người bị thương tổn từ cuộc chiến tranh thế giới thứ II và những người Nhật ở nước ngoài phải hồi hương về lại Nhật Bản càng khiến cho nhiều người rơi vào tình trạng khốn cùng, cần có sự giúp đỡ. Trong bối cảnh đó, chính quyền mới của Nhật đã ban hành nhiều đạo luật quan trọng thể chế hóa tinh thần của Hiến pháp, cam kết trách nhiệm xã hội lớn hơn từ phía chính quyền như: Luật trợ giúp quốc gia năm 1946 (mở rộng tiêu chuẩn và đối tượng được nhận trợ cấp nghèo khổ), Luật phúc lợi trẻ em năm 1947, Luật phúc lợi dành cho người tàn tật năm 1948, Luật chuẩn mực lao động năm 1947, Luật Bảo hiểm việc làm năm 1947 và Luật đền bù cho người lao động năm 1947.[5] Cùng với sự hồi phục kinh tế vào những năm 1950 và 1960, chế độ phúc lợi ở Nhật Bản ngày càng được mở rộng. Các đạo luật mới về chế độ đảm bảo xã hội cũng được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung trong giai đoạn này như: Luật Bảo hiểm y tế quốc gia năm 1958, Luật hưu trí quốc gia năm 1959 (hai luật này quy định theo hướng mọi người dân Nhật đều được quyền tham gia chương trình bảo hiểm y tế quốc gia và bảo hiểm hưu trí quốc gia). Nói cách khác, nhờ quy định của hai đạo luật này, chế độ bảo hiểm toàn dân về y tế và hưu trí đã được thiết lập. Cũng trong thời gian đầu thập niên 1960, Nhật Bản đã ban hành Luật phúc lợi đối với người mắc bệnh tâm thần (năm 1960), Luật phúc lợi cho người già năm 1963, Luật phúc lợi cho bà mẹ và trẻ em năm 1964, Luật trợ cấp nuôi trẻ em do cha mẹ ly hôn hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (chẳng hạn bị khuyết tật) năm 1964 v.v. [6]Tỷ lệ chi tiêu cho các chương trình phúc lợi xã hội ở Nhật Bản cũng đã tăng đáng kể trong những năm 1970 và 1980 từ mức 6% tổng thu nhập quốc dân năm 1970 lên mức 18% vào năm 1989.[7] Năm 2000, tổng chi phí cho các chương trình bảo đảm xã hội ở Nhật lên tới 78,127 ngàn tỷ Yên (tương đương khoảng 800 tỷ USD) và con số ngày của năm 2004 là 85,647 ngàn tỷ Yên (tương đương khoảng 850 tỷ USD).[8] Trong số này, chi phí cho việc trả lương hưu chiếm khoảng 53,1%, chi phí cho các dịch vụ chăm sóc y tế chiếm khoảng 31,7% và các khoản mục khác (như bảo hiểm tai nạn lao động, trợ cấp cho các gia đình nuôi con, chi bảo hiểm thất nghiệp v.v.) chỉ chiếm 15,1%.[9]
Hệ thống các chính sách, pháp luật của Nhật Bản[10] giải quyết các vấn đề xã hội gồm[11]:- Chế độ lương hưu: Nhật Bản có quy định về chế độ lương hưu dành cho người lao động kể từ năm 1941. Quy định này được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1954, 1959, 1985 và năm 2001.[12] Theo quy định hiện hành, những người lao động trong độ tuổi từ 20 đến 59 đang cư trú tại Nhật đều phải đóng vào quỹ lương hưu bắt buộc. Người trong độ tuổi từ 60 đến 64 hoặc người Nhật cư trú ở ngoài lãnh thổ Nhật cũng có thể tham gia theo chương trình lương hưu tự nguyện.- Chương trình bảo hiểm thất nghiệp, chương trình hỗ trợ việc nuôi dưỡng trẻ em, chương trình bảo trợ người tàn tật, chương trình bảo trợ người già cả.[13]- Về chế độ bảo hiểm y tế[14]: nói chung, mọi người dân sống ở Nhật Bản đều phải tham gia chương trình bảo hiểm y tế bắt buộc (với mức phí bảo hiểm do chính phủ ấn định). Theo pháp luật về bảo hiểm y tế, bệnh nhân được chọn lựa bác sỹ và cơ sở khám chữa bệnh. Hiện tại, Nhật Bản có trên 9.700 bệnh viện đa khoa và khoảng 1.000 bệnh viện tâm thần với sức chứa khoảng 1,5 triệu giường bệnh. Bên cạnh đó, nước này cũng có khoảng 79 ngàn bệnh viện nhỏ chuyên chữa bệnh cho các bệnh nhân ngoại trú và 48 ngàn trung tâm nha khoa. Số bác sỹ làm việc trong hệ thống y tế ở Nhật Bản vào khoảng gần 200 ngàn người. Đó là chưa kể khoảng gần 70 ngàn nha sỹ, hơn 300 ngàn y tá và khoảng 200 ngàn người được cấp phép hành nghề vật lý trị liệu, châm cứu hoặc thực hành Đông y. Chi tiêu khám chữa bệnh cho người dân đã tăng từ mức 1 ngàn tỷ Yên vào năm 1965 lên tới 20 ngàn tỷ Yên vào năm 1989 (tương đương khoảng 6% tổng thu nhập quốc dân của Nhật Bản).Một trong những nét đặc trưng trong hệ thống phúc lợi của Nhật Bản đó là vai trò to lớn của gia đình, cộng đồng và doanh nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động liên quan tới việc đảm bảo phúc lợi cho các thành viên trong xã hội. Với chế độ làm việc suốt đời còn rất phổ biến trong các công ty ở Nhật, các công ty có trách nhiệm rất lớn trong việc chăm lo phúc lợi cho người lao động trong công ty. Tinh thần hoạt động thiện nguyện trong cộng đồng (dựa trên nền tảng và triết lý phật giáo trong quốc gia có tới hơn 90% dân số theo đạo phật này) giúp giải quyết các vấn đề xã hội được chính phủ Nhật công nhận và khuyến khích. Một trong những ví dụ điển hình là việc nước Nhật hiện tại có tới hơn 200 ngàn thiện nguyện viên vốn là những người có tư cách đạo đức tốt nay đã nghỉ hưu (thường trong độ tuổi trên 60) thường xuyên thực hiện các công việc giám sát, hỗ trợ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, những trẻ em phạm pháp, hoặc các thành viên khác trong cộng đồng có nhu cầu trợ giúp đặc biệt, làm cầu nối liên lạc với các cơ quan phúc lợi của Nhật Bản để trợ giúp cho những trẻ em hoặc thành viên cộng đồng có hoàn cảnh đặc biệt này, góp phần giúp cộng đồng giải quyết các vấn đề này. Chính nhờ sự hiện diện của đội ngũ các thiện nguyện viên này mà cho tới nay, hoạt động bảo trợ xã hội với tư cách là một nghề nghiệp có trả lương hầu như không tồn tại và phát triển ở Nhật (điều khác biệt hoàn toàn với các nước phát triển ở phương Tây).[15] Đối với các trung tâm bảo trợ trẻ em, trên toàn nước Nhật chỉ có 540 trung tâm bảo trợ trẻ em như vậy nhưng có tới 90% số các trung tâm này được thành lập và quản lý bởi khu vực tư nhân, nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ nguồn tài chính khi cần thiết.[16]Mặc dù vậy, do tình trạng đình trệ kinh tế tại Nhật Bản hơn 2 thập niên qua, hệ thống phúc lợi xã hội của Nhật Bản cũng bị đặt trước nhiều thách thức.[17] Trong số những thách thức của hệ thống này phải đối mặt phải kể tới tình trạng tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, chế độ làm việc suốt đời không còn được duy trì tốt như thời gian kinh tế còn thịnh vượng, dân số ngày càng già hóa mà tỷ lệ sinh lại ngày một giảm đi. Đã có những cảnh báo về tình trạng phá sản của hệ thống lương hưu và chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở Nhật Bản nếu như đình trệ kinh tế tiếp tục xảy ra và gánh nặng người già ngày càng lớn. Trong những năm gần đây, Chính phủ Nhật Bản đã có những nỗ lực để đối phó với những thách thức này, trong số đó phải kể tới các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với người lao động, tăng chi tiêu cho các quỹ phúc lợi dành cho người già, khuyến khích phụ nữ sinh con v.v. Chẳng hạn, mặc dù trong bối cảnh ngân sách Chính phủ đã ở tình trạng nợ nần lớn (tổng nợ ngân sách của Chính phủ Nhật đã lên tới 120% tổng GDP của cả nước) nhưng Chính phủ Nhật vẫn bỏ tiền đầu tư cho việc thiết lập các trung tâm hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người lao động, đầu tư vào hệ thống giáo dục và hệ thống trường dạy nghề để cải thiện kỹ năng lao động. Tuổi nghỉ hưu cho người lao động sẽ được dự kiến tăng theo lộ trình bắt đầu từ năm 2013 (vẫn giữ nguyên ở độ tuổi 60) nhưng sẽ tăng lên đến tuổi 65 vào năm 2025. Từ năm 1990, Chính phủ Nhật bắt đầu thực hiện Chương trình hành động vàng (Gold Plan) và chương trình này được tái tục từ năm 1995 với tên Tân chương trình hành động vàng (New Gold Plan) đã góp phần tăng chi tiêu cho hoạt động phúc lợi hướng tới người già ở Nhật Bản từ ngân sách 570 tỷ Yên (tương đương khoảng 6 tỷ USD) lên tới 3570 tỷ Yên (tương đương khoảng 36 tỷ USD) vào năm 2000 (tức là tăng khoảng 6 lần). Chính phủ Nhật cũng đầu tư cho chương trình Thiên thần (Angel Plan) được thực hiện từ năm 1994 để khuyến khích phụ nữ sinh con nhằm tăng suất sinh bằng việc thành lập thêm các trung tâm hỗ trợ, tư vấn chăm sóc trẻ em, tăng ngân sách chi cho việc hỗ trợ chăm sóc trẻ em từ mức 1600 tỷ Yên năm 1990 (tương đương khoảng 16 tỷ USD) lên tới 2740 tỷ Yên (tương đương 27 tỷ USD) vào năm 2000.[18][1] Nguyễn Thị Thường, “Nhân tố văn hóa trong sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường Việt Nam”, trong Phạm Văn Dũng (chủ biên), Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp (sách chuyên khảo), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009 tr. 113-140 tại tr.136.[2] Wihelm Rohl, “Social Law” in Wihelm Rohl (ed.), History of Law in Japan since 1868 (Brill, Boston: Tuta Sub Aegide Pallas, 2005) pp 570-606.[3] Chẳng hạn, các tài liệu lịch sử ghi lại rằng, hoàng tử nổi tiếng Shotoku (574-622) đã lập ra một số nhà chữa bệnh miễn phí cho người nghèo và trẻ mồ côi. Nhà chữa bệnh này được quản lý bởi các viên quan lại và các thày thuốc do chính quyền trả tiền. Các hoạt động tương tự cũng được thực hiện bởi các cơ sở tôn giáo. Dưới thời kỳ Tokugawa (1603-1867), chính quyền cũng cho lập 1 bệnh viện ở Edo (Tokyo ngày nay) để trợ giúp cho những người góa bụa, trẻ mồ côi, người nghèo, người vô gia cư. (Xem: Wihelm Rohl, “Social Law” in Wihelm Rohl (ed.), History of Law in Japan since 1868 (Brill, Boston: Tuta Sub Aegide Pallas, 2005) pp. 570-571).[4] Nguyên văn: “Article 25: All people shall have the right to maintain the minimum standards of wholesome and cultured living. 2) In all spheres of life, the State shall use its endeavors for the promotion and extension of social welfare and security, and of public health.”Nguồn: [5] Trần Thị Nhung, Đảm bảo xã hội trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản hiện nay (Hà Nội: NXB Từ điển Bách khoa, 2008) tr. 17-23.[6] Trần Thị Nhung, Đảm bảo xã hội trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản hiện nay (Hà Nội: NXB Từ điển Bách khoa, 2008) tr. 17-23.[7] Xem: “Healthcare and Social Welfare” [8] Trần Thị Nhung, Đảm bảo xã hội trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản hiện nay (Hà Nội: NXB Từ điển Bách khoa, 2008) tr. 22[9] Trần Thị Nhung, Đảm bảo xã hội trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản hiện nay (Hà Nội: NXB Từ điển Bách khoa, 2008) tr. 23[10] Chi tiết hơn về hệ thống chính sách, pháp luật này, có thể tham khảo sát chuyên khảo đã xuất bản ở Việt Nam của Tiến sỹ Trần Thị Nhung đã được trích dẫn ở trên (Trần Thị Nhung, Đảm bảo xã hội trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản hiện nay (Hà Nội: NXB Từ điển Bách khoa, 2008).[11] [12] Trên cơ sở các đạo luật như: Luật bảo hiểm lương hưu của người lao động năm 1954 (Employees' Pension Insurance Act of 1954); Luật về hưu trí quốc gia năm 1959) (National Pension Act of 1959); Luật về chương trình lương hưu tại các doanh nghiệp năm 2001 (Defined Benefit Corporate Pension Plan Act of 2001); Luật về chương trình đóng góp vào quỹ hưu trí năm 2001 (Defined Contribution Pension Plan Act of 2001).[13] Xem thông tin chi tiết tại website của Bộ Y tế, Lao động và phúc lợi Nhật Bản [14] Xem: “Healthcare and Social Welfare” [15] Roger Goodman, “The State of Japanese Welfare, Welfare and the Japanese State” in Martin Seeleib-Kaiser, Welfare State Transformations: Comparative Perspectives (New York: Palgrave Macmillan, 2008) 96-108 at 98.[16] Roger Goodman, “The State of Japanese Welfare, Welfare and the Japanese State” in Martin Seeleib-Kaiser, Welfare State Transformations: Comparative Perspectives (New York: Palgrave Macmillan, 2008) 96-108 at 99.[17] Nhật Bản hiện được coi là quốc gia có nợ quốc gia (do hậu quả của chuỗi thâm thủng ngân sách nhiều thập kỷ) lớn nhất thế giới (lên tới 8 ngàn tỷ USD, tương đương 180% tổng GDP của quốc gia này). Hoa Kỳ cũng có món nợ quốc gia lên tới 12,8 ngàn tỷ USD (bằng khoảng 95% tổng GDP của quốc gia này). Hy Lạp (quốc gia đã bị khủng hoảng nợ gây ra cú sốc lớn cho toàn nền kinh tế châu Âu hiện nay) cũng có tỷ lệ nợ quốc gia lên tới 112% tổng GDP (nguồn The Economist.Com tháng 11/2009).[18] Roger Goodman, “The State of Japanese Welfare, Welfare and the Japanese State” in Martin Seeleib-Kaiser, Welfare State Transformations: Comparative Perspectives (New York: Palgrave Macmillan, 2008) 96-108 at 103.