Thị xã Bình Minh được thành lập theo Nghị quyết số 89/NQ-CP, ngày
28/12/2012 của Chính phủ với 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 03 phường và 05
xã. Thị xã Bình Minh có vị trí chiến lược, là cửa ngõ của tỉnh Vĩnh Long với các tỉnh
phía Nam sông Hậu và nằm kề thành phố Cần Thơ, thuận lợi giao thông thủy bộ lẫn
đường hàng không. Có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển thương mại, dịch vụ,
du lịch và công nghiệp. Song song với đẩy mạnh thực hiện chương trình phát triển
nâng thị xã Bình Minh lên đô thị loại III vào năm 2020 trong thời gian qua, Đảng bộ
và chính quyền thị xã cũng ra sức tập trung đầu tư, phát triển vùng ven của thị xã Bình
Minh để thích ứng với quá trình đô thị hóa, cụ thể là thông qua triển khai thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để tập trung thúc đẩy phát
triển lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp đô thị cho các
vùng ven thị xã.
Theo đó, trên lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: thị xã được tỉnh đầu
tư xây dựng Khu công nghiệp Bình Minh với quy mô 134,82 ha tại xã Mỹ Hòa. Đến
nay có 26 dự án (trong đó: có 18 dự án đang sản xuất kinh doanh, 03 dự án đang xây
dựng cơ bản) với tổng vốn đầu tư thực hiện 471,13/809,98 tỷ đồng, đạt 58,16% và
91,44/151,09 triệu USD, đạt 60,52%. Diện tích đất đã triển khai 26,84/58,59ha, chiếm
45,80%. Thông qua đó đã giải quyết trên 2.500 lao động cho người dân của các xã.
Đồng thời, hiện nay thị xã cũng đang kêu gọi đầu tư khu công nghiệp Đông Bình tại xã
Đông Bình với quy mô 350 ha, cụm công nghiệp Thuận An tại xã Thuận An với quy
mô 79 ha.
Về tiểu thủ công nghiệp trong thời gian qua tiếp tục được duy trì và có bước
phát triển. Nhiều sản phẩm tiểu thủ công nghiệp được sản xuất tại các vùng ven thị xã
được người tiêu dùng trên thị trường tín nhiệm cao như làng nghề truyền thống tàu hủ
ky xã Mỹ Hòa với 34 cơ sở sản xuất, giải quyết cho trên 170 lao động thường xuyên,
sản lượng hàng năm trên 306 tấn; làng nghề làm nhang, cốm dẹp của đồng bào dân tộc
Khmer ấp Phù Ly 2, xã Đông Bình; sản xuất nước chấm, nước mắm tiếp tục được mở
rộng về quy mô.
5 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm từ mô hình xây dựng nông thôn mới vùng ven đô của thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
177
UBND THỊ XẪ BÌNH MINH
TỈNH VĨNH LONG
KINH NGHIỆM TỪ MÔ HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
VÙNG VEN ĐÔ CỦA THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG
Thị xã Bình Minh được thành lập theo Nghị quyết số 89/NQ-CP, ngày
28/12/2012 của Chính phủ với 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 03 phường và 05
xã. Thị xã Bình Minh có vị trí chiến lược, là cửa ngõ của tỉnh Vĩnh Long với các tỉnh
phía Nam sông Hậu và nằm kề thành phố Cần Thơ, thuận lợi giao thông thủy bộ lẫn
đường hàng không. Có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển thương mại, dịch vụ,
du lịch và công nghiệp. Song song với đẩy mạnh thực hiện chương trình phát triển
nâng thị xã Bình Minh lên đô thị loại III vào năm 2020 trong thời gian qua, Đảng bộ
và chính quyền thị xã cũng ra sức tập trung đầu tư, phát triển vùng ven của thị xã Bình
Minh để thích ứng với quá trình đô thị hóa, cụ thể là thông qua triển khai thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để tập trung thúc đẩy phát
triển lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp đô thị cho các
vùng ven thị xã.
Theo đó, trên lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: thị xã được tỉnh đầu
tư xây dựng Khu công nghiệp Bình Minh với quy mô 134,82 ha tại xã Mỹ Hòa. Đến
nay có 26 dự án (trong đó: có 18 dự án đang sản xuất kinh doanh, 03 dự án đang xây
dựng cơ bản) với tổng vốn đầu tư thực hiện 471,13/809,98 tỷ đồng, đạt 58,16% và
91,44/151,09 triệu USD, đạt 60,52%. Diện tích đất đã triển khai 26,84/58,59ha, chiếm
45,80%. Thông qua đó đã giải quyết trên 2.500 lao động cho người dân của các xã.
Đồng thời, hiện nay thị xã cũng đang kêu gọi đầu tư khu công nghiệp Đông Bình tại xã
Đông Bình với quy mô 350 ha, cụm công nghiệp Thuận An tại xã Thuận An với quy
mô 79 ha.
Về tiểu thủ công nghiệp trong thời gian qua tiếp tục được duy trì và có bước
phát triển. Nhiều sản phẩm tiểu thủ công nghiệp được sản xuất tại các vùng ven thị xã
được người tiêu dùng trên thị trường tín nhiệm cao như làng nghề truyền thống tàu hủ
ky xã Mỹ Hòa với 34 cơ sở sản xuất, giải quyết cho trên 170 lao động thường xuyên,
sản lượng hàng năm trên 306 tấn; làng nghề làm nhang, cốm dẹp của đồng bào dân tộc
Khmer ấp Phù Ly 2, xã Đông Bình; sản xuất nước chấm, nước mắm tiếp tục được mở
rộng về quy mô.
Trên lĩnh vực phát triển nông nghiệp đô thị các vùng ven: để thích nghi với tình
hình đất nông nghiệp các vùng ven ngày càng giảm, nhiều mô hình nông nghiệp đô thị
được hình thành trên địa bàn phù hợp với quá trình đô thị hóa ngày càng gia tăng. Cụ
thể đã hình thành làng nghề chuyên ươm, cung ứng cây giống hoa màu của nông dân
xã Đông Thành, Đông Thạnh, Đông Thuận với 24 hộ tham gia sản xuất. Cây giống của
làng nghề được cung ứng rộng rãi cho nông dân trong và ngoài tỉnh; mô hình sản xuất
hoa, cây cảnh, bonsai của nông dân xã Đông Thành, Đông Bình, cung ứng cho thành
phố Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ và các tỉnh, thành khác. Đồng thời, nhiều mô hình
về sản xuất giống mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, phục vụ cho yêu
cầu chuyển đổi cây trồng, vật nuôi tăng chất lượng và sức cạnh tranh cho nông sản
hàng hoá trên địa bàn thị xã như đưa vào sản xuất các giống lúa chất lượng cao OM
5451, OM 4900, OM 6976, vịt siêu thịt, gà lông màu... Triển khai xây dựng các mô
178
hình cánh đồng mẫu lớn 350 ha trong sản xuất lúa áp dụng quy trình ”3 giảm – 3
tăng”, kỹ thuật ”1 phải – 5 giảm”, ứng dụng cơ giới hóa trong làm đất và thu hoạch;
sản xuất rau màu an toàn trong nhà lưới; mô hình trồng nấm rơm trong nhà; mô hình
tưới phun trên rau màu, bưởi 5 roi; mô hình ứng dụng công nghệ sinh thái trong sản
xuất lúa, cây ăn trái; mô hình sản xuất bưởi 5 roi đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP,
sản xuất xà lách xoong an toàn theo VietGAP... Đối với chăn nuôi, do địa bàn là các
vùng ven đô nên chăn nuôi được thị xã định hướng là phát triển theo hướng bảo vệ
môi trường gắn với an toàn sinh học. Theo hướng đó, đã triển khai hỗ trợ xây dựng
trên 100 công trình khí sinh học biogas nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong
chăn nuôi. Việc ứng dụng các chế phẩm sinh học trong chăn nuôiđược ứng dụng rộng
rãi nhằm tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng, tạo sức đề kháng cho vật nuôi; nhiều mô
hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học; chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học cũng
được triển khai thực hiện trên địa bàn
Đối với mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hiện tại trên địa bàn có
trên 2.000 ha trồng trọt ứng dụng công nghệ tưới phun, tưới tự động, trong đó có 2.050
ha ứng dụng cho trồng cây ăn trái, trong đó có gần 150 ha được sản xuất theo tiêu
chuẩn VietGAP, GlobalGAP (bưởi 5 roi), 150 ha ứng dụng trồng màu (xà lách xoong,
rau diếp cá), thu nhập bình quân của nông dân trên 400 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra,
tại các xã vùng ven cũng đã bước đầu hình thành trên 15 mô hình sản xuất nông
nghiệp trong nhà màng, nhà lưới, ứng dụng công nghệ trồng trên giá thể không cần đất
kết hợp tưới nhỏ giọt của Israel, 12 mô hình nuôi lươn không bùn
Bên cạnh những mặt đạt được, việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại các
địa bàn vùng ven của thị xã cũng tồn tại những hạn chế là giá cả nông sản trên thị
trường bấp bênh, giá vật tư nông nghiệp có chiều hướng tăng cao, thu nhập nông dân
không ổn định; tính cạnh tranh của một số sản phẩm tiểu thủ công nghiệp về mẩu mã,
bao bì, giá cả bị giảm, thị phần thu hẹp; lao động nông nghiệp ngày càng bị thiếu;
nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao có giá trị đầu tư lớn, vượt quá khả năng đầu
tư của nông dân.
Qua triển khai mô hình xây dựng nông thôn mới vùng ven đô thị của thị xã
Bình Minh,địa phương đúc kết một số kinh nghiệm như sau:
Một là,trên lĩnh vực nông nghiệp, phải phát huy những thế mạnh hiện có của
vùng, phù hợp với tập quán sản xuất, văn hóa bản địa và khả năng tiếp cận, đầu tư của
người dân. Có cơ chế đặc thù để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, đặc
biệt ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực sơ chế, chế biến nâng cao giá trị các
nông sản chủ lực trên địa bàn.Đẩy mạnh thực hiện Chương trình quốc gia mỗi xã một sản
phẩm gắn với phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các hoạt động thương mại, dịch vụ
trong nông thôn để tăng thu nhập cho người dân.
Hai là,tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang
công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Với quan điểm “ly nông nhưng không ly hương”.
Muốn làm tốt công tác này phải có bước chuẩn bị trước từ khâu dự báo, rà soát cơ cấu
lao động, trình độ, chuyên môn để thực hiện tốt bước tiếp theo là đào tạo nghề và giải
quyết việc làm, xuất khẩu lao động. Tránh tình trạng kêu gọi đầu tư nhưng không có
đủ lao động có tay nghề để tham gia.
Ba là, chủ động, phối hợp chặt chẽ với tỉnh trong công tác kêu gọi, thu hút đầu
tư dự án tại các khu công nghiệp. Trong đó, tập trung đẩy mạnh công tác cải cách hành
chính, nâng cao đạo đức công vụ, năng lực chuyên môn cho lực lượng công chức,
giảm thiểu thủ tục, thời gian trong việc cấp phép đầu tư cho các doanh nghiệp.
179
UBND HUYỆN TIỂU CẦN,
TỈNH TRÀ VINH
KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÙNG ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH
Sau hơn 9 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn
mới, với sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền các cấp, các lực lượng xã hội và sự
hưởng ứng, chung tay, góp sức của nhân dân, Chương trình xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn Tỉnh đã đạt được những kết quả toàn diện, tích cực: Đến tháng 8/2019, toàn
tỉnh đã có 42/85 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 49,41% số xã; 02 đơn vị cấp
huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; ấp nông thôn mới đạt 319/682 ấp,
chiếm tỷ lệ 46,8%; hộ NTM có 176.964/223.323 hộ đạt chuẩn hộ gia đình văn hóa
NTM, chiếm tỷ lệ 79,2%, nhiều tiêu chí có tỷ lệ đạt cao (trên 70-80%), như: thủy lợi,
điện, chợ nông thôn, thông tin và truyền thông, lao động có việc làm, giáo dục, y tế, văn
hóa, Có nhiều mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao;
nhiều địa phương đã xây dựng xã NTM nâng cao, ấp NTM kiểu mẫu, đường hoa nông
thôn, các mô hình bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống Đặc biệt, huyện
Tiểu Cần, Thị xã Duyên Hải đã vươn lên dẫn đầu trong XD nông thôn mới. Theo tiến
độ như hiện nay, dự kiến hết năm 2019, có 57/85 xã đạt chuẩn NTM, chiếm tỷ lệ
67% và 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, sớm đạt chỉ tiêu Trung ương
giao (51% số xã và 01 đơn vị cấp huyện)
Đây thực sự là một thành quả to lớn, cho thấy xây dựng nông thôn mới là một
chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, đã thực sự trở thành một phong trào cách mạng
mạnh mẽ, rộng khắp, được cả hệ thống chính trị và đông đảo nhân dân cả nước nhiệt
tình hưởng ứng, tích cực tham gia.
Đối với huyện Tiểu Cần, Toàn huyện có 09 xã, 02 thị trấn. Tổng diện tích đất
tự nhiên là 22.723 ha, dân số 112.008 người. Huyện có địa hình đa dạng, khí hậu, thời
tiết, đất đai... phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi, phát triển.
- Về dân tộc: Toàn huyện có gần 40.000 người dân tộc Khmer, chiếm trên 30%
dân số chung của huyện (còn lại là chủ yếu là dân tộc kinh), là một trong những địa
phương có đông đồng bào dân tộc Khmer của tỉnh. Đời sống văn hóa của đồng bào
Khmer trên địa bàn huyện cũng đa dạng và phong phú, trong những năm qua, đồng bào
Khmer trên địa bàn huyện đã cùng nhau chung sức xây dựng nông thôn mới, tập trung
phát triển kinh tế, giảm nghèo cùng với sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước góp phần làm cho
đời sống kinh tế trong đồng bào dân tộc Khmer ngày một nâng lên. Cụ thể năm 2011
tổng số hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer là 2.646 hộ, chiếm tỷ lệ 36,96% nhưng
đến năm 2018 tổng số hộ nghèo trong đồng bào dân tộc đã giảm xuống hiện còn 300 hộ,
tỷ lệ 3,32% so với tổng số hộ trong đồng bào dân tộc Khmer, từ khi triển khai xây dựng
nông thôn mới đến nay số hộ nghèo trong đồng bào Khmer giảm 2.346 hộ, tương đương
tỷ lệ giảm 33,64%. Năm 2011, toàn huyện có tới 07 xã đặc biệt khó khăn thuộc
Chương trình 135 của Chính phủ, Trong có 03/09 xã đạt từ 10 đến 12 tiêu chí, các xã
còn lại đạt dưới 06 tiêu chí (theo Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 14/4/2009 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM).
180
Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn tỉnh nói chung và
huyện Tiểu Cần nói riêng đã rất quan tâm đến công tác dân tộc của tỉnh, cụ thể tỉnh đã
ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành và ban hành các chính sách gắn với Chương
trình xây dựng nông thôn mới trong vùng dân tộc thiểu số như: Tỉnh ủy, HĐND và
UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 10/9/2014 của Thủ
tướng Chính phủ về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc;
Quyết định 2196/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành kế
hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ, cán bộ, công chức, viên chức người dân
tộc thiểu số trong thời kỳ mới và Kết luận số 01-KL/TU ngày 16/6/2016 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03 của Tỉnh ủy (Khóa IX) về
phát triển toàn diện vùng dân tộc Khmer giai đọn 2011-2015; Quyết định số 2594/QĐ-
UBND ngày 05/12/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị
quyết số 52/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc
thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh;
Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/01/2018 của BCHTW Đảng về tăng cường công tác ở
vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới; Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày
07/01/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh về việc ban hành kế hoạch hành động
thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về nhiệm vụ giải
pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà
nước năm 2019. Song song đó tỉnh cũng ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển
vúng dân tộc thiểu số như Chương trình 135; Vốn viện trợ của Chính phủ Ailen, chính
sách đối với người có uy tín và một số chính sách khác. Từ đó giúp đồng bào dân tộc
có sự nỗ lực, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tích đáng
tự hào, đóng góp quan trọng vào thành tích chung của tỉnh và cả nước. Huyện Tiểu
Cần đã huy động, lồng ghép và sử dụng các nguồn vốn xây dựng nông thôn mới hiệu
quả; tổ chức cho cộng đồng dân cư cùng nhau tự quản, tự làm đường giao thông, kênh
mương theo quy chuẩn; các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức tuyên truyền, vận động
nhân dân phát huy truyền thống, tích cực tham gia “hiến đất mở đường, xây dựng
đường đẹp, ngõ đẹp”. Trong sản xuất nông nghiệp, do thực hiện tốt việc ứng dụng
khoa học kỹ thuật mới, công nghệ cao, nên các mô hình cho thu nhập từ 100 triệu
đồng đến vài trăm triệu đồng/ha xuất hiện ngày càng nhiều, điển hình như: Mô hình
cánh đồng lớn về sản xuất lúa; mô hình sản xuất lúa sử dụng phân bón thông minh; mô
hình trồng thanh long ruột đỏ; mô hình trồng bưởi da xanh; mô hình nuôi cá lóc, cá tra
thâm canh; mô hình nuôi bò thịt, bò sinh sản; mô hình nuôi gà thả vườn,..Chính nhờ tổ
chức tốt sản xuất, nên giá trị bình quân/ha đất trồng trọt của huyện đã đạt trên 150
triệu đồng/ha/năm.
Để đạt được thành quả nêu trên, tỉnh Trà Vinh rút ra có một số kinh nghiệm xây
dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Tiểu Cần, như sau:
- Một là, làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng
viên, người dân trong xây dựng nông thôn mới (tập trung nhiều hơn đối với ấp xã có
đông đồng bào dân tộc) và phải tuyên truyền đến tận nhà của người dân, cán bộ, đảng
viên xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, trên cơ sở đó, phát huy dân chủ và
vai trò làm chủ của các cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, tổ
chức tuyên truyền cho người dân vùng dân tộc thiểu số bằng các tờ bướm và Pano
bằng tiếng Khmer và các hình ảnh rất gần gũi với người dân tộc, giúp người dân dễ
181
hiểu, dễ tiếp thu, từ đó nâng cao nhận thức về xây dựng đời sống gia đình văn hóa,
nông thôn mới trong vùng dân tộc thiểu số.
- Hai là, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng dân tộc như: giao thông, điện,
thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ, thông tin truyền thông,để tạo điều
kiện thuận lợi cho người dân đồng bào dân tộc phát triển kinh tế và tiếp cận các thông
tin về các chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước, các công tác về xây dựng nông
thôn mới một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
- Ba là: Cần tranh thủ sự hỗ trợ, giúp sức của những người có uy tín trong
vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer cho chương trình xây dựng nông thôn mới.
Nhất là các vị Sư cả, Trụ trì trong các chùa Khmer, những người trong thời gian qua
đã chuyển tải các nội dung, phần việc liên quan đến chức sắc, bà con phật tử và nhân
dân trong thực hiện các tiêu chí nông thôn mới rất thành công như: Vào các ngày sinh
hoạt tôn giáo Ban chỉ đạo xã tranh thủ phối hợp với Sư cả Trụ trì chùa ngoài việc
thuyết pháp, cầu an Sư còn dành thời gian để thông tin cho bà con phật tử về tình hình
phát triển kinh tế - xã hội, về công tác xây dựng nông thôn mới của xã, huyện; các giải
pháp, kế hoạch định hướng thực hiện trong thời gian tới để bà con phật tử nắm cùng
tham gia thực hiện với chính quyền địa phương liên quan đến phần việc thực hiện của
gia đình. Mặc khác xã còn phối hợp với Ban quản trị và chư tăng trong chùa thành lập
và xây dựng mô hình vận động bà con phật tử chấp hành nghiêm đường lối, chủ
trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, thành lập chi hội liên hiệp Thanh
niên việt nam trong nhà chùa, mô hình trong nhà có mõ, ngoài ngõ có đènngoài ra
Ban quản trị và Sư cả cũng thường xuyên nhắc nhở bà con phật tử phải chấp hành
nghiêm pháp luật, không tham gia vào các tệ nạn xã hội, giữ gin trật tự xóm ấp. Tích
cực cải thiện cảnh quan môi trường, trồng cây xanh, hoa kiển quanh nhà, đóng góp
kinh phí xây dựng tuyến đường sáng , xanh, sạch, đẹp. Thường xuyên nhắc nhỡ bà con
phải biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, tham gia các
lớp học chữ Khmer. Từ những việc làm cụ thể đó đã đem lại hiệu quả tích cực và
góp phần quan trọng trong xây dựng thành công xã nông thôn mới.
- Bốn là: Yếu tố con người là khâu then chốt, quyết định hiệu quả của công việc
nói chung, xây dựng nông thôn mới nói riêng, do đó phải coi trọng công tác xây dựng và
đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt, nhất là đội ngũ cán bộ dân tộc, cán bộ nữ, phát huy vai
trò gương mẫu, đi đầu của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên các đoàn thể, người có
uy tín trong cộng đồng, các chức sắc, chức việc trong xây dựng nông thôn mới.
- Năm là: Phát huy dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác quy hoạch, tạo
sự đồng thuận và ủng hộ của Nhân dân, nhất là những người có uy tín trong đồng bào
dân tộc đối với việc triển khai thực hiện, quản lý các quy hoạch và đề án nông thôn mới
đã được thông qua và phê duyệt; niêm yết công khai tại các khu vực công cộng, thường
xuyên thông tin, hướng dẫn Nhân dân thực hiện và giám sát các hoạt động xây dựng
nông thôn mới...
- Sáu là: hằng năm tại các kỳ hội nghị sơ, tổng kết chương trình xây dựng
nông thôn mới, BCĐ Chương trình xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh, cấp huyện điều
biểu dương, khen thưởng, khích lệ đối với những việc làm thiết thực, tinh thần cống
hiến, sức sáng tạo của các cá nhân và tập thể vùng đồng bào dân tộc thiểu số, để tạo
động lực, phát huy tinh thần và lan tỏa sự chung sức, chung lòng trong xây dựng nông
thôn mới của vùng dân tộc thiểu số./.