Phú Yên là một Tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Tỉnh có địa hình núi
xen kẽ cao nguyên, đồng bằng. Núi chủ yếu phân bố ở phía Tây, thuộc địa phận của 3
huyện Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân. Phía Đông là địa phận của 5 huyện – thành phố
có diện tích chủ yếu là đồng bằng, gồm: thành phố Tuy Hòa và các huyện Phú Hòa, Đông
Hòa, Tây Hòa, Tuy An. Phía bắc có thị xã Sông Cầu với diện tích đồng bằng và núi xấp
xỉ nhau. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, phân biệt hai mùa nắng mƣa rõ rệt.(1) Với
điều kiện tự nhiên đó, trong những năm qua Phú Yên chủ yếu phát triển ngành nông
nghiệp. Tuy nhiên, những năm gần đây, Tỉnh đã dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; năm 2010 giá trị công nghiệp- xây dựng
chiếm 34,9% trong cơ cấu GDP, nông- lâm- thuỷ sản chiếm 28,7%, dịch vụ chiếm
36,4%. (2) Có sự chuyển dịch nhƣ vậy, một mặt do xu hƣớng phát triển chung của nền
kinh tế, mặt khác do ảnh hƣởng của các yếu tố tự nhiên, khí hậu đã tác động đến nông
nghiệp, tạo ra nhiều thay đổi trong sản xuất. Hiện nay, dƣới ảnh hƣởng của biến đổi khí
hậu, sản xuất nông-lâm- ngƣ nghiệp của Tỉnh đang phải đối mặt với một số vấn đề nhƣ:
xâm nhập mặn, lũ lụt-ngập úng, hạn hán, mƣa bão, kèm theo các dịch bệnh đối với mùa
màng do thay đổi thời tiết. Để đảm bảo an ninh lƣơng thực và phát triển kinh tế vùng cao,
ngành nông – lâm - ngƣ nghiệp của Tỉnh đã đặt ra yêu cầu cải tiến các mô hình sản xuất.
8 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm từ một số mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở tỉnh Phú Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
66
KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ MÔ HÌNH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở TỈNH PHÖ YÊN
ThS. Nguyễn Thị Cẩm Yến
Viện Tài nguyên và Môi trường ,Đại học Huế
1. MỞ ĐẦU
Phú Yên là một Tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Tỉnh có địa hình núi
xen kẽ cao nguyên, đồng bằng. Núi chủ yếu phân bố ở phía Tây, thuộc địa phận của 3
huyện Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân. Phía Đông là địa phận của 5 huyện – thành phố
có diện tích chủ yếu là đồng bằng, gồm: thành phố Tuy Hòa và các huyện Phú Hòa, Đông
Hòa, Tây Hòa, Tuy An. Phía bắc có thị xã Sông Cầu với diện tích đồng bằng và núi xấp
xỉ nhau. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, phân biệt hai mùa nắng mƣa rõ rệt.(1) Với
điều kiện tự nhiên đó, trong những năm qua Phú Yên chủ yếu phát triển ngành nông
nghiệp. Tuy nhiên, những năm gần đây, Tỉnh đã dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; năm 2010 giá trị công nghiệp- xây dựng
chiếm 34,9% trong cơ cấu GDP, nông- lâm- thuỷ sản chiếm 28,7%, dịch vụ chiếm
36,4%. (2) Có sự chuyển dịch nhƣ vậy, một mặt do xu hƣớng phát triển chung của nền
kinh tế, mặt khác do ảnh hƣởng của các yếu tố tự nhiên, khí hậu đã tác động đến nông
nghiệp, tạo ra nhiều thay đổi trong sản xuất. Hiện nay, dƣới ảnh hƣởng của biến đổi khí
hậu, sản xuất nông-lâm- ngƣ nghiệp của Tỉnh đang phải đối mặt với một số vấn đề nhƣ:
xâm nhập mặn, lũ lụt-ngập úng, hạn hán, mƣa bão,kèm theo các dịch bệnh đối với mùa
màng do thay đổi thời tiết. Để đảm bảo an ninh lƣơng thực và phát triển kinh tế vùng cao,
ngành nông – lâm - ngƣ nghiệp của Tỉnh đã đặt ra yêu cầu cải tiến các mô hình sản xuất.
Nhờ những mô hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu tại từng xã, huyện,
ngƣời dân nơi đây đã cải thiện đời sống; tỷ lệ hộ nghèo của toàn Tỉnh giảm đáng kể còn
15,69% (2012), tỷ lệ hộ giàu gia tăng. Bên cạnh đó, Tỉnh còn thực hiện một số mô hình
quản lý cộng đồng để phòng tránh lũ cho các hộ nghèo và cộng đồng ở các vùng thấp
trũng. Những mô hình này đã góp phần an sinh, ổn định cuộc sống cho ngƣời dân.
2. MỘT SỐ MÔ HÌNH THÍCH ỨNG VỚI BĐKH Ở PHÚ YÊN
2.1. Một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng núi
Ở các xã huyện miền núi của Tỉnh Phú Yên, đất có đặc điểm khô cằn, nhiều đá, chỉ
trồng cây công nghiệp và cây ngắn ngày. Nhiều năm qua, ngƣời dân nơi đây đã phát triển
một số cây nhƣ cà phê, cao su, mía, sắn, bắp, lúa rẫynhƣng nhìn chung năng suất thấp,
hiệu quả kinh tế không cao. Thêm vào đó, ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu càng làm gia
tăng tác động từ các loại thời tiết cực đoan (hạn hán, mƣa bão,...). Những năm gần đây,
nhờ áp dụng những tiến bộ về kỹ thuật canh tác, các loại giống mới chịu hạn, các loại
máy móc cơ giới cải tạo đất, đã giúp ngƣời dân cải tạo các mô hình trồng trọt, đem lại
những thành quả về năng suất và cải thiện đáng kể thu nhập.
Mô hình trồng mía thâm canh
Xuất phát của mô hình trồng mía thâm canh là từ chƣơng trình mía đƣờng của Tỉnh
Phú Yên bắt đầu từ năm 2001. Trƣớc đây, các mô hình trồng mía trong dân gặp nhiều
khó khăn nhƣ: giống xấu, năng suất thấp, chịu hạn kém, sâu bệnh, giá thu mua đầu ra
thấp.Sau khi nhà nƣớc có chủ trƣơng phát triển mía đƣờng trở thành ngành công
67
nghiệp mũi nhọn của Tỉnh, chƣơng trình mía đƣờng đã đƣợc hình thành nhằm tăng diện
tích, sản lƣợng và hiệu quả kinh tế của cây mía để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn. Các vùng chuyên canh mía tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi, gồm các huyện
Sông Hinh, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Phú Hoà. Từ diện tích mía năm 2001 vào khoảng
15000-17000 ha, đến nay diện tích trồng mía trên toàn Tỉnh lên tới hơn 23000 ha.(3)
Trồng mía thâm canh mang lại lãi suất vào khoảng 25 triệu/ha.năm (4), năng suất trồng
mía trung bình đạt khoảng 60 tấn/ha (3), có những vùng chuyên canh tốt, năng suất mía
lên tới 100- 120 tấn/ha (5), mang lại lãi suất cho ngƣời trồng đến vài trăm triệu đồng.
Nghề trồng mía thâm canh đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 8000 hộ nông dân miền
núi và thu hút hàng nghìn lao động thời vụ khi đến mùa thu hoạch; góp phần gia tăng tỷ
lệ hộ thoát nghèo trên toàn Tỉnh và tỷ lệ hộ giàu đƣợc nâng cao.
Mô hình trồng sắn xen canh
Bên cạnh các mô hình trồng mía, cây sắn cũng là một lựa chọn kinh tế của nhiều bà
con nông dân ở các huyện vùng cao. Diện tích trồng sắn năm 2012 đạt hơn 18000 ha,
năng suất và sản lƣợng đều tăng so với những năm trƣớc. Lãi suất trồng sắn thâm canh
đạt trung bình khoảng 20 triệu/ha.(4) Tuy nhiên mô hình trồng sắn thuần ngày càng có xu
hƣớng giảm năng suất, lợi nhuận thu hẹp dần. Do đó, Tỉnh đã triển khai thực hiện dự án
mô hình trồng sắn xen cây họ đậu thí điểm ở huyện Đồng Xuân. Sau 3 năm, dự án đã thu
đƣợc những kết quả khả quan, đáp ứng các mục tiêu đề ra nhƣ: tăng hiệu quả kinh tế, sử
dụng hợp lý tài nguyên đất, tăng hệ số sử dụng đất và phát triển bền vững vùng canh tác
sắn tại địa phƣơng (6). Mô hình trồng lạc xen trong sắn đƣợc thực hiện trên đất dốc với
quy mô 5,8 ha/2 năm, năng suất bình quân của mô hình là 29,4 tấn củ tƣơi/ha và năng
suất lạc bình quân của mô hình là 14,1 tạ/ha. Lãi ròng của mô hình là 47,103 triệu
đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận 1,8; lãi ròng gấp 2,35 lần so với sắn trồng thuần.(6)
Mô hình trồng cao su
Cùng với mía và sắn, cao su đƣợc xem là cây trồng chủ lực ở vùng miền núi Tỉnh
Phú Yên, tập trung tại hai huyện Sông Hinh và Sơn Hòa. Trồng cao su cũng đã giúp
nhiều ngƣời dân các xã, huyện miền núi của Tỉnh thoát nghèo, có cuộc sống và thu nhập
ổn định. Thu nhập bình quân do cây cao su mang lại cho ngƣời trồng đạt khoảng 24 - 30
triệu/năm.(4) Đến nay diện tích cao su ở Phú Yên đã đạt 3.590 ha, trong đó gần 36% diện
tích đã cho mủ.(3) Để tăng hiệu quả kinh tế của mô hình này, nhiều hộ dân đã tiến hành
trồng xen canh cây cao su với cà phê, xà cừ hoặc xen canh cây cao su với các loại cây
ngắn ngày trong 3 năm đầu nhƣ bắp, mè, đậu phộng, dƣa hấu, sắn
2.2. Một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ở đồng bằng
Mô hình trồng lúa
Hiện nay , Phú Yên vẫn có điều kiện đáp ứng đƣợc an ninh lƣơng thực , song biến
đổi khí hậu đang ngày một tác động xấu đến diện tích trồng lúa của Tỉnh . Theo Sở NN -
PTNT, toàn Tỉnh hiện có gần 600 ha đất lúa bi ̣ nhiêm̃ măṇ tâp̣ trung taị các huyêṇ Tuy
An, Đông Hòa, TX Sông Cầu và TP Tuy Hòa . Năng suất lúa tại một số khu vực giảm rõ
rệt do ảnh hƣởng của ngập lụt và nhiễm mặn; điển hình nhƣ huyện Tuy An có 300 ha lúa
nhiễm mặn, năng suất chỉ đạt từ 10- 20 tạ/ha, thậm chí mất trắng. Ảnh hưởng biến đổi khí
hậu cũng thể hiện rõ trong đầu vụ sản xuất hè thu 2013. Các đợt không khí lạnh tăng
cường gây mưa kéo dài làm 3.000 ha lúa bị ngập úng phải gieo sạ lại và cấy dặm nhiều
lần. Năm 2012, toàn Tỉnh cũng đã có 4.000 ha lúa bị hư hại do mưa lũ trái mùa.
68
(7)Trƣớc tình hình đó, Tỉnh đã triển khai một số mô hình trồng luá trên các địa hình khác
nhau, không chỉ tập trung ở vùng đồng bằng mà còn cả những huyện vùng núi. Điển hình
có mô hình trồng lúa thâm canh 2 vụ thay cho lúa 3 vụ để tăng năng suất, giảm thiệt hại
do bão lũ; mô hình cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa chất lƣợng để tạo điều kiện cho
bà con nông dân học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật trồng trọt. Kết quả, mô hình trồng lúa 2
vụ với các giống lúa mới đã cho năng suất khá cao, từ 80-90 tạ/ha/vụ; thu nhập tăng bình
quân đạt từ 22 đến 25 triệu/ha/năm, tăng 6 triệu/ha/năm so với trồng lúa 3 vụ/năm.(4),(8)
Mô hình cánh đồng mẫu lớn trồng lúa chất lƣợng cao đƣợc triển khai ở hầu hết các huyện
trong Tỉnh nhƣ Đồng Xuân, Sông Hinh, Tuy An, Tuy Hoà, Đông Hoà, cũng đã cho kết
quả khả quan: tại Đồng Xuân, tổng kết mô hình cho thấy năng suất lúa đạt bình quân 75
tạ/ha, cao hơn 15 tạ/ha so với các giống lúa thƣờng (9); tại Tuy An các giống lúa thuần
chủng cho năng suất 69 tạ/ha, thu nhập bình quân 50 triệu đồng/ha, tăng 50% so với sản
xuất lúa thịt (9); tại Tuy Hoà, mô hình đạt năng suất 75-80 tạ/ha, cao hơn lúa đối chứng
5-10 tạ/ha, Tại huyện Đông Hoà năng suất ruộng mô hình đạt 85 tạ/ha, trong khi đó lúa
sản xuất đại trà chỉ đạt 78 tạ/ha. (10)
Nuôi trồng thuỷ sản
Hiện diện tích nuôi trồng thủy sản toàn Tỉnh Phú Yên đạt 3.000 ha và gần 32.000
lồng nuôi tôm hùm, cá biển với sản lƣợng năm 2011 đạt hơn 9.800 tấn. (11) Thị xã Sông
Cầu là địa phƣơng có vùng đất ngập nƣớc ven biển lớn nhất, đồng thời là địa bàn có nghề
nuôi trồng thủy sản lớn nhất Tỉnh, với khoảng 775 ha vào đầu năm 2013. Trong đó, diện
tích nuôi tôm sú khoảng 70 ha, tôm thẻ chân trắng 320 ha và các đối tƣợng thủy sản khác
nhƣ cá mú, cá chẽm, ốc hƣơng, cua, rong câu khoảng 385 ha. Số lồng nuôi tôm hùm
thịt khoảng 12.000 lồng, tôm hùm ƣơm khoảng 2.000 lồng, cá mú hơn 4.400 lồng và ốc
hƣơng nuôi chắn đăng khoảng 10 ha.(12)Tuy nhiên vừa qua thời tiết nắng nóng bất
thƣờng làm nhiệt độ nƣớc vùng nuôi tăng cao, nƣớc dễ bị ô nhiễm và gây thiệt hại lớn đối
với các loại hình nuôi trồng: tỉ lệ cá mú bị chết khoảng 80% so với tổng số lƣợng cá nuôi,
tỷ lệ tôm thẻ chân trắng và tôm sú dịch bệnh 60%. (12) Theo các nhà chuyên môn, các
loại tôm thẻ chân trắng, tôm sú nuôi ao, đìa bị bệnh chết là do sự thay đổi đột ngột về
thời tiết dẫn đến khí độc tích tụ tại nhiều ao nuôi, lƣợng ôxy trong nƣớc giảm làm cho
mang tôm bị sƣng, đen và chết hàng loạt. Vì vậy, Tỉnh đã triển khai các giải pháp làm
giảm mật độ các vùng nuôi tôm, phân vùng nuôi trồng thuỷ sản và giao cấp mặt nƣớc cho
các tổ quản lý cộng đồng nuôi trồng thủy sản. Mô hình tổ quản lý cộng đồng đã góp phần
hiệu quả vào việc giám sát môi trƣờng các ao nuôi, các vùng nuôi quy hoạch và ngăn
chặn kịp thời sự lây lan dịch bệnh giữa các vùng nuôi. Bên cạnh đó, mô hình này cũng là
nơi để bà con ngƣ dân học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
2.2. Các mô hình quản lý thích ứng với biến đổi khí hậu
2.2.1. Mô hình nhà chòi tránh lũ
Từ chƣơng trình nhà chòi tránh lũ của thủ tƣớng chính phủ phê duyệt theo Quyết
định số 716/QĐ-TTg, Phú Yên đã thực hiện xây dựng 100 nhà chòi tránh lũ cho các hộ
dân nghèo ở hai huyện Đồng Xuân và Tuy An. Nhà chòi đƣợc xây dựng 2 tầng , có sàn
sử dụng cao hơn mức ngập lụt từ 1,5 -3,6m, với diện tích từ 12 -15 m2. Mỗi hộ nghèo
đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ 10 triệu đồng, vốn vay ngân hàng chính sách 10 triệu đồng (lãi suất
3%/năm) trong 10 năm, ngoài ra mỗi hộ còn đƣợc Tỉnh hỗ trợ thêm 8 triệu đồng từ quỹ
phòng chống thiên tai và một số tổ chức cá nhân tài trợ, phần còn lại do hộ dân tự đóng
góp, trung bình từ 20- 70 triêụ đồng/hộ. Sau gần một năm triển khai thực hiện, chƣơng
69
trình giúp ngƣời dân nghèo vùng lũ có đƣợc nhà ở khang trang, bảo đảm an toàn tính
mạng, tài sản trong mùa mƣa bão.
2.2.2. Mô hình nhà tránh lũ cộng đồng
Nhà tránh lũ cộng đồng còn có tên gọi là “công trình cộng đồng phòng, chống thiên
tai" do Quỹ Hỗ trợ phòng, tránh thiên tai miền Trung (QMT) phối hợp với các doanh
nghiệp, đơn vị giúp đỡ, hỗ trợ kinh phí xây dựng. Tại Phú Yên, công trình này đƣợc xây
dựng tại Tây Hoà, kết hợp 2 chức năng vừa là trƣờng tiểu học vừa là nơi tránh bão lụt
cho cộng đồng. Công trình có sức chứa khoảng 500 ngƣời và đƣợc đánh giá rất hữu ích
cho ngƣời dân.
3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐÚC RÚT TỪ CÁC MÔ HÌNH THÍCH ỨNG DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG Ở TỈNH PHÚ YÊN
Các mô hình trồng trọt của Tỉnh đều đƣợc hình thành dựa trên sự thích ứng với đặc
điểm khí hậu và thổ nhƣỡng tại từng địa phƣơng. Trong đó, miền núi là nơi tập trung
nhiều mô hình trồng các loại cây chủ lực nhƣ mía, sắn, cao su, cà phê... Trƣớc khi triển
khai, nhân rộng các mô hình sản xuất trong dân, Tỉnh đều tiến hành nghiên cứu, thí điểm
ứng dụng và đánh giá hiệu quả kinh tế cũng nhƣ đúc rút các kinh nghiệm sản xuất, kỹ
thuật trồng trọt thông qua các dự án, mô hình mẫu. Nhờ vậy, những loại cây trồng chủ
lực hiện nay của Tỉnh đều thích ứng tốt với khí hậu và thổ nhƣỡng của từng vùng, mang
lại hiệu quả kinh tế cao và tƣơng đối bền vững.
Qua thời gian canh tác lâu năm, các biểu hiện suy thoái đất màu, suy thoái giống,
ảnh hƣởng thời tiết xấu, sâu bệnh, hạn hán, xâm nhập mặn đã làm giảm năng suất trồng
trọt, ảnh hƣởng đáng kể đến thu nhập của nông dân. Cây lúa là đối tƣợng chịu ảnh hƣởng
nặng nhất của hiện tƣợng xâm nhập mặn và mƣa bão trái mùa. Các vùng trũng thấp ở
đồng bằng không còn là vựa lúa duy nhất của Tỉnh. Thực trạng này đã thúc đẩy các thành
viên trong cộng đồng từ ngƣời dân, chính quyền, các nhà chuyên môn, các nhà khoa học
nghiên cứu tìm tòi và áp dụng các giống cây trồng vật nuôi mới để thích ứng với hoàn
cảnh mới.
Song song các mô hình sinh kế là các mô hình quản lý, tiểu biểu có mô hình nhà
chòi tránh lũ cho ngƣời nghèo và nhà tránh lũ cộng đồng cho dân vùng thấp trũng. Nhìn
chung, những mô hình này đều đƣợc nhân dân nhiệt liệt hƣởng ứng bởi tính tích cực của
các mô hình cũng nhƣ các chính sách hỗ trợ tối ƣu của nhà nƣớc và địa phƣơng.
Để có đƣợc sự thành công của các mô hình sinh kế và quản lý trên toàn tỉnh, mỗi
thành phần trong cộng đồng đều đóng vai trò nhất định, góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ
xây dựng nông thôn mới.
Vai trò chính quyền các cấp, các chương trình, chính sách
Để phát triển các mô hình sinh kế của ngƣời nông dân trong bối cảnh biến đổi khí
hậu, chính quyền địa phƣơng các cấp trong toàn Tỉnh Phú Yên đã thực hiện khá tốt vai
trò của mình. Từ khâu nghiên cứu hiện trạng, đề xuất các chƣơng trình, kế hoạch phát
triển cho đến việc triển khai thực hiện trong thực tế, chính quyền đã tích cực giúp bà con
nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển các mô hình mới cho hiệu quả
kinh tế cao, góp phần thúc đẩy phát triển nông thôn mới và đƣa nhiều hộ nông dân thoát
nghèo, ổn định cuộc sống. Những mặt tích cực của công tác chính quyền trong thời gian
qua thể hiện rõ trong từng chính sách, biện pháp, hoạt động cụ thể để giúp dân phát triển
sản xuất theo các mô hình mới, học tập kỹ thuật và phƣơng thức canh tác, chăm sóc cây
70
trồng tiên tiến, đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Chẳng hạn, địa phƣơng đã triển
khai các chƣơng trình nhƣ: xây dựng các vùng chuyên canh mía, cao su,.. triển khai thí
điểm các mô hình cánh đồng mẫu lớn để giúp bà con học hỏi kinh nghiệm, phát động
phong trào xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm với đa dạng các loại cây trồng khác
nhau, các chƣơng trình tài trợ, hỗ trợ vốn, giống,..cho dân nghèo phát triển sản xuất, xây
dựng nhà chòi tránh lũ,Hầu hết các chƣơng trình đều đã mang lại kết quả khả quan.
Bên cạnh đó, Tỉnh còn thực hiện những chính sách tốt trong việc giúp dân tiếp cận với kỹ
thuật mới trong trồng trọt, chăn nuôi thông qua các lớp tập huấn; thiết lập các tổ điều
hành cơ sở do chủ tịch UBND xã làm trƣởng ban, cử các cán bộ kỹ thuật về cơ sở để
hƣớng dẫn bà con kỹ thuật canh tác,Tỉnh còn làm tốt công tác cầu nối giữa dân và
doanh nghiệp với các mô hình quy hoạch vùng chuyên canh gắn với tiêu thụ sản phẩm,
mô hình giao khoán đất, cây trồng, vốn cho dân sản xuất,Điểm nổi bật trong công tác
điều hành cơ sở của Tỉnh đó là sự gắn kết giữa chính quyền và nhân dân. Chính quyền
các cấp đã quan tâm sâu sắc đến đời sống và sản xuất của nhân dân, chung tay với dân
trong giải quyết bài toán sản xuất nông-lâm- ngƣ nghiệp trong bối cảnh chịu ảnh hƣởng
của biến đổi khí hậu. Nhờ đó, những thành quả đem lại đã giúp cho ngƣời dân các huyện
miền núi thoát nghèo, có công ăn việc làm ổn định, nhiều mô hình kinh tế trang trại đã
biến những ngƣời ngƣời dân miền núi trở thành tỷ phú. Ở vùng đồng bằng, sự dịch
chuyển các mô hình trồng lúa độc canh, 3 vụ năng suất thấp sang các mô hình luân canh
lúa với các cây ngắn ngày, thâm canh lúa 2 vụ,đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Việc nghiên cứu, áp dụng các giống lúa chịu mặn cũng đã đƣợc Tỉnh tích cực triển khai
để đảm bảo an ninh lƣơng thực.
Bên cạnh những thành quả đạt đƣợc, chƣơng trình nông thôn mới của Tỉnh cần rút
ra một số bài học kinh nghiệm và khắc phục hạn chế nhƣ:
- Sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp tuy có mặt chuyển biến tích cực, cơ cấu ngành
chuyển dịch đúng hƣớng nhƣng nặng về trồng trọt (chiếm 45,6%, trong khi chăn nuôi
chiếm thấp 14,5% trong cơ cấu ngành).(3) Do đó, Tỉnh cần thêm những chính sách, biện
pháp nhằm thúc đẩy phát triển chăn nuôi nhƣ tăng diện tích các vùng thâm canh cỏ, hoàn
thiện hệ thống giống và dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi đáp ứng nhu cầu con giống, làm tốt
công tác phòng trừ dịch bệnh, làm tốt các công tác kiểm soát giá cả đầu vào và đầu ra cho
chăn nuôi,...
- Nhiều mô hình kinh tế trang trại đang phát triển mạnh ở miền núi, cần đƣợc
khuyến khích và tạo điều kiện nhân rộng, tuy nhiên Tỉnh vẫn còn chậm trễ trong các khâu
cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất. Hiện nay toàn Tỉnh chỉ mới có 170 trang trại,
tƣơng ứng 6,22% trong tổng số trang trại đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất.(13) Tỉnh cần nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch phát triển các vùng trang trại đế hạn
chế các vấn đề về tranh chấp đất giữa các chủ trang trại, đồng thời tạo điều kiện cho các
chủ trang trại tiếp cận với các nguồn vay lớn từ ngân hàng để mở rộng sản xuất.
- Còn tồn tại một số khó khăn trong quản lý rừng dẫn đến hiện tƣợng ngƣời dân phá
rừng để trồng mía, sắn theo phong trào thâm canh. Tình trạng trồng mía, sắn tự phát
ngoài quy hoạch chƣa đƣợc kiểm soát do sự thụ động trong công tác quản lý tại cơ sở.
Tỉnh cần huy động thêm các mô hình quản lý cộng đồng đối với các vùng quy hoạch
trồng rừng, đồng thời tăng cƣờng công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm
phá rừng làm nƣơng rẫy của ngƣời dân.
71
- Cây mía đƣợc xác định là cây trồng chủ lực, tuy nhiên Tỉnh chƣa đáp ứng nhu cầu
về các công trình thủy lợi tƣới tiêu cho các vùng mía; giao thông đến các vùng mía còn
khó khăn.
- Công tác quản lý quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản còn nhiều bất cập, yếu kém
nên để xảy ra sai phạm tại một số địa phƣơng nhƣ: ngƣời dân tự phát phá rừng phòng hộ
ven biển để nuôi trồng thủy sản. Do buông lỏng quản lý nhà nƣớc nhiều năm, tình trạng
nuôi tôm tự phát tại những vùng không quy hoạch ngày càng lan rộng.
- Công tác tham mƣu, chỉ đạo điều hành, năng lực và trình độ của một bộ phận đội
ngũ cán bộ còn chƣa đủ khả năng triển khai các chƣơng trình, dự án trƣớc đòi hỏi cao của
nhiều chủ trƣơng, chính sách đổi mới của Nhà nƣớc, của Tỉnh đã ban hành, ảnh hƣởng sự
phát triển chung, trong đó công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập.
Do đó, Tỉnh cần thực hiện các chƣơng trình tập huấn nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán
bộ, tạo điều kiện cho cán bộ đi học tập, trao đổi chuyên môn với các tỉnh khác lân cận
trong vùng song song với việc theo dõi, kiểm tra chất lƣợng công việc đƣợc giao để đội
ngũ cán bộ nỗ lực chủ động hơn trong công tác.
Vai trò các nhà khoa học
Các nhà khoa học đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần vào thành quả của các
mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu của ngƣời dân. Nhờ những công tác
nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, tìm ra nguyên nhân, giải pháp cũng nhƣ nghiên cứu các
giống cây trồng vật nuôi mới để nhân dân đƣa vào áp dụng trong thực tế trồng trọt sản
xuất, năng suất cây trồng vật nuôi mới đƣợc cải thiện đáng kể. Thực tế tại Tỉnh Phú Yên,
nhờ áp dụng liên tục những giống mía mới chịu hạn tốt hơn, những giống lúa mới chịu
mặn, thay thế những giống cũ bị suy thoái nên năng suất vụ mùa luôn đƣợc đảm bảo,
tạo điều kiện cho ngƣời nông dân làm ăn có lãi và mở rộng sản xuất. Vì vậy, Tỉnh cần có
chính sách khuyến khích, phát huy các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phát triển
giống cây trồng, vật nuôi mới.
Vai trò các tổ chức đoàn thể
Thành quả của các mô hình sản xuất có sự góp sức rõ rệt của các tổ chức đoàn thể
nhƣ: các hội nông dân tại các cơ sở, hội làm vƣờn, trung tâm khuyến nông khuyến ngƣ
của Tỉnh, ...đóng vai trò là những diễn đàn cung cấp, trao đổi thông tin, kinh nghiệm sản
xuất và phổ biến các kiến thức trồng trọt, chăn nuôi đến từng hộ nông dân. Đồng thời, các
tổ chức này cũng là nơi phát động các