Việt Nam đặt mục tiêu đến 01/11/2020 không chỉ hộ, cá nhân kinh doanh quy mô lớn mà cả những hộ, cá nhân kinh doanh có nhu cầu sử dụng hóa đơn điện tử đều có thể sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; việc sử dụng hóa đơn điện tử dễ dàng, phù hợp với đặc điểm loại hình kinh doanh của hộ, cá nhân kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo theo quy
định của pháp luật. Việc triển khai hóa đơn điện tử và thí điểm áp dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực
của cơ quan thuế đã góp phần giảm thời gian, chi phí cho hộ kinh doanh, hạn chế các hành vi gian lận về
hoá đơn. Việc áp dụng và triển khai hóa đơn điện tử đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng thành công
nhưng cũng có nhiều trở ngại. Những thành quả và hạn chế đó chính là bài học mà Việt Nam có thể vận
dụng hay rút kinh nghiệm.
5 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm về triển khai hóa đơn điện tử đối với hộ kinh doanh của một số nước trên thế giới và bài học với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 63Số 144 - tháng 10/2019
kinH ngHieäm veà tRieån kHai Hoùa ñôn ñieän töû
ñoái vôùi Hoä kinH doanH cuûa moät soá nöôùc
tReân tHeá giôùi vaø baøi Hoïc vôùi vieät nam
ThS. HOÀNG THị GIANG*
*Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ
liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ,
được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý
bằng phương tiện điện tử. Đặc biệt là hóa đơn điện
tử phải được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy
tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán
hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính
của các bên theo quy định của pháp luật về giao
dịch điện tử. Hóa đơn điện tử có mã xác thực của
cơ quan Thuế là một loại hóa đơn được cấp mã xác
thực và số xác thực thông qua hệ thống xác thực
của cơ quan Thuế. Việc triển khai hóa đơn điện tử
và thí điểm áp dụng hóa đơn điện tử có mã xác
thực của cơ quan thuế đã góp phần giảm thời gian,
chi phí cho hộ kinh doanh, hạn chế các hành vi
gian lận về hoá đơn. Tuy nhiên, thực tế phần lớn
hộ kinh doanh thường không có hóa đơn chứng từ
mua bán, được tự kê khai đóng thuế nên khó tránh
Việt Nam đặt mục tiêu đến 01/11/2020 không chỉ hộ, cá nhân kinh doanh quy mô lớn mà cả những hộ, cá nhân kinh doanh có nhu cầu sử dụng hóa đơn điện tử đều có thể sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; việc sử dụng hóa đơn điện tử dễ dàng, phù hợp với đặc điểm loại hình kinh doanh của hộ, cá nhân kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo theo quy
định của pháp luật. Việc triển khai hóa đơn điện tử và thí điểm áp dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực
của cơ quan thuế đã góp phần giảm thời gian, chi phí cho hộ kinh doanh, hạn chế các hành vi gian lận về
hoá đơn. Việc áp dụng và triển khai hóa đơn điện tử đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng thành công
nhưng cũng có nhiều trở ngại. Những thành quả và hạn chế đó chính là bài học mà Việt Nam có thể vận
dụng hay rút kinh nghiệm.
Từ khóa: Hóa đơn điện tử.
Experience in implementing e-invoices for business households from countries in the world and
lessons for Vietnam
Vietnam has the target that until November 1, 2020, not only large-scale households and individuals but
also business households and individuals wishing to use electronic invoices can use electronic invoice with
tax authority code; easy use of electronic invoices and suitable to the characteristics of business households
and individuals, but still complies with the provisions of law. The implementation of electronic invoices and
the pilot application of electronic invoices with authentication codes of the tax authorities have contributed
to time and cost reduction for business households, and restricting fraudulent invoices. The application and
deployment of electronic invoices have been successfully applied by many countries around the world but
also have many obstacles. Those achievements and limitations are lessons for Vietnam to learn.
Key words: Electronic invoices.
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN64 Số 144 - tháng 10/2019
khỏi thất thu thuế. Hộ kinh doanh nộp các loại thuế
gần giống doanh nghiệp nhưng theo phương pháp
khoán, không phải thực hiện sổ sách, kế toán, hóa
đơn, chứng từ, đồng thời được sử dụng hóa đơn
của cơ quan thuế nếu có nhu cầu (hóa đơn quyển
hoặc lẻ). Do đó, thực hiện chương trình hành động
triển khai hóa đơn điện tử đối với hộ kinh doanh
cũng là giải pháp chống thất thu thuế, né tránh,
trốn thuế khi núp bóng hộ kinh doanh, đặc biệt là
các hộ kinh doanh quy mô lớn. Đồng thời cũng tạo
thuận lợi cho người mua yên tâm hơn khi sử dụng
hóa đơn điện tử của hộ kinh doanh.
Trên cơ sở pháp lý về triển khai hóa đơn điện
tử với hộ kinh doanh theo các văn bản pháp luật
như: Thực hiện Nghị quyết số 55/2017/QH14
ngày 24/11/2017 của Quốc hội, Nghị quyết số 36a/
NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về việc
triển khai hóa đơn điện tử, đặc biệt là tổ chức và hộ,
cá nhân kinh doan phải lập hóa đơn điện tử và gửi
thông tin trên hóa đơn bằng phương thức điện tử
cho cơ quan thuế để nhận mã xác thực hóa đơn từ
cơ quan thuế; thực hiện nghiêm việc sử dụng hóa
đơn trong mua, bán hàng hóa, xử lý nghiêm việc
không chấp hành pháp luật trong sử dụng hóa đơn.
Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 24/12/2018 về
giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Luật
Quản lý thuế số 38/2019/QH14 thì hộ kinh doanh,
cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao
động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của
doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về
hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế
độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Kinh nghiệm triển khai hóa đơn điện tử ở một
số quốc gia trên thế giới
Kinh nghiệm của Trung Quốc
Tháng 11/2012, Thâm Quyến, Trùng Khánh,
Nam Kinh, Hàng Châu, Thanh Đảo bắt đầu thử
nghiệm triển khai hóa đơn điện tử. Bắc Kinh,
Thượng Hải, Thành Đô cũng triển khai thí điểm
hóa đơn điện tử và lần lượt hoàn thành việc xây
dựng hệ thống ứng dụng hóa đơn điện tử. Tháng
6/2013 các địa phương trên đã cấp thành công hóa
đơn điện tử. Tháng 2/2014, Bắc Kinh đã lập được
4,6 triệu tờ hóa đơn điện tử với giá trị 1,514 tỷ
NDT. Ngoài ra Tổng cục Thuế đã phối hợp với Ủy
ban Phát triển cải cách, Bộ Tài chính, Cục Hồ sơ
Quốc gia ban hành văn bản liên tịch, thí điểm công
tác kế toán và lưu trữ đối với hóa đơn điện tử. Ngày
15/12/2014 Ủy ban Tiêu chuẩn nhà nước ban hành
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 65Số 144 - tháng 10/2019
văn bản “Chuẩn hóa thông tin hóa đơn điện tử”.
Ngày 26/11/2015, Cục Thuế chính thức thông báo
sử dụng hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc.
Trong quá triển khai hóa đơn điện tử, Trung Quốc
đã tiến hành các công việc như sau:
- Hợp nhất thuế nhà nước và thuế địa phương:
Hợp nhất các cơ quan thuế nhà nước và thuế địa
phương cấp tỉnh và dưới cấp tỉnh. Các cơ quan
thuế sẽ chịu trách nhiệm thu và quản lý các khoản
thuế và các khoản thu nhập ngoài thuế trong
phạm vi khu vực mình quản lý. Cơ quan thuế
chịu trách nhiệm thu các khoản bảo hiểm xã hội
gồm: Bảo hiểm dưỡng lão, bảo hiểm y tế cơ bản,
bảo hiểm thất nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả
thu và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội. Các cơ quan
hợp nhất chịu sự quản lý song trùng với vai trò
chính là Tổng cục Thuế Nhà nước và sự kết hợp
với chính quyền các tỉnh, khu tự trị hoặc thành
phố trực thuộc trung ương.
- Hợp nhất 5 loại giấy chứng nhận gồm đăng ký
kinh doanh, chứng nhận mã số cơ quan tổ chức,
chứng nhận thuế, chứng nhận bảo hiểm xã hội,
chứng nhận thống kê của doanh nghiệp và hợp tác
xã nông dân. Đây là sự tiếp nối những công việc đã
triển khai trước đó gồm cải cách chế độ đăng ký
với 1 chứng nhận dùng 1 mã số; ghép đăng ký kinh
doanh và đăng ký thuế, đồng thời thực hiện trên cơ
sở kết hợp tiếp giấy chứng nhận kinh doanh và các
loại giấy chứng nhận có liên quan khác.
- Thực hiện đăng ký điện tử: Thúc đẩy việc đăng
ký điện tử hoàn toàn triển khai nghiệp vụ đăng
ký, xét duyệt cấp chứng chỉ qua mạng. Các doanh
nghiệp không cần phải tự đi làm các thủ tục, cũng
không cần cấp các giấy tờ đăng ký thuế bằng giấy
cho người nộp thuế.
- Tiếp tục đơn giản cải cách hành chính và phân
quyền: Kiên trì việc phân quyền một cách có trình
tự và triệt để, hủy bỏ các thủ tục phê duyệt hành
chính về thuế và các thủ tục phê duyệt tiền kỳ.
Giảm thiểu các hồ sơ mà người nộp thuế phải nộp,
thực sự chịu trách nhiệm đối với người nộp thuế.
- Tiếp tục đổi mới công tác thực thi pháp luật
trong thuế: Kiên trì tư tưởng pháp trị, chuẩn hóa
việc thực thi quyền lực pháp luật, bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của người nộp thuế, tạo khung pháp lý
công khai, công bằng, văn minh, thúc đẩy sự cạnh
tranh công bằng của chủ thể thị trường. Chuẩn hóa
việc xử lý hành chính về thuế. Các cơ quan thuế
ban hành và thực hiện các mức tính trong xử phạt
hành chính về thuế, triển khai việc thẩm định tập
thể đối với các trường hợp xử phạt có mức phạt
cao, nghiêm trọng, thu hẹp khoảng cách giữa các
mức phạt. Hoàn thiện quy trình, đơn giản hóa thủ
tục trong xử phạt.
Kinh nghiệm của Hungary
Hungary sử dụng các máy POS, máy tính tiền
được chuẩn hóa và tích hợp với card xác thực.
Card này do Nhà nước quản lý, khi sử dụng phải
đăng ký với cơ quan Thuế. Khi thanh toán trên các
thiết bị máy tính tiền, máy POS thì thông tin từ
máy tính tiền sẽ gửi cho card xác thực, card này
sẽ sinh ra một mã riêng biệt và trả lại cho chủ cửa
hàng để khi in hóa đơn ra sẽ có mã này. Card sau
khi nhận thông tin sẽ ký số (hệ thống chữ ký số
này là hệ thống của cơ quan Thuế không phải hệ
thống của các nhà public CA, chữ ký số này đã
được gắn vào card ngay khi sản xuất) và chuyển
cơ quan Thuế thông qua một SIM điện thoại. Mỗi
card sẽ sử dụng một SIM khác nhau.
Tại cơ quan Thuế có hệ thống tiếp nhận, tổng
hợp và cung cấp thông tin hóa đơn ra website, vì
vậy người mua có thể tra cứu trên cổng của cơ
quan Thuế.
Để triển khai được theo phương pháp này thì
yêu cầu cơ quan thuế cần ban hành văn bản quy
phạm pháp luật quy định rõ về việc bắt buộc sử
dụng máy tính tiền, máy POS có kết nối với cơ
quan Thuế và các yêu cầu kỹ thuật của máy tính
tiền, máy POS để các nhà cung cấp tuân thủ trước
khi cung cấp cho khách hàng; phải có cơ quan chịu
trách nhiệm kiểm định, cấp phép sản xuất card xác
thực; xây dựng hệ thống để tiếp nhận, lưu trữ và
cung cấp thông tin ra website; có chính sách để
hỗ trợ việc lắp đặt như trợ giá thiết bị, cho doanh
nghiệp nợ để trừ dần vào thuế. Đối với Hộ kinh
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN66 Số 144 - tháng 10/2019
doanh/Doanh nghiệp cần nâng cấp hoặc thay thế
máy tính tiền, máy POS cũ để tích hợp card kết nối
với cơ quan thuế.
Triển khai hóa đơn điện tử bằng giải pháp về
tích hợp thẻ card có ưu điểm là bất cứ hóa đơn nào
in ra từ máy tính tiền gắn card đều được chuyển
về cơ quan thuế và các hóa đơn này đều được coi
là hóa đơn hợp pháp. Tuy nhiên lại có nhược điểm
là: Doanh nghiệp/ Hộ kinh doanh cần phải tốn chi
phí nâng cấp hoặc thay thế máy tính tiền, máy POS,
thiết bị thanh toán cầm tay để tích hợp card kết nối
với Cơ quan Thuế. Việc nâng cấp phần cứng sẽ khó
khăn hơn so với nâng cấp phần mềm. Bên cạnh
đó, các đơn vị kinh doanh còn mất thêm chi phí
về SIM và chi phí bảo trì card kết nối hàng tháng;
do card được thiết kế tích hợp với các máy tính
tiền đặt tại cơ sở bán hàng của người nộp thuế nên
có thể người nộp thuế chống đối không sử dụng
bằng cách làm hỏng card hoặc báo lỗi không kết
nối hoặc in hóa đơn từ máy tính tiền không kết nối
với cơ quan Thuế. Hệ thống cơ quan Thuế phải xây
dựng riêng một hệ thống chữ ký số để phục vụ cho
việc quản lý các card xác thực này.
Kinh nghiệm của Hàn Quốc về sử dụng hệ
thống biên lai tiền mặt
Cơ quan thuế quốc gia (NTS) của Hàn Quốc
đã triển khai hệ thống thu tiền mặt vào năm 2005
dựa trên hệ thống thanh toán của Ngân hàng. Theo
đó, các thiết bị thanh toán của Ngân hàng sẽ được
gắn thêm một con chip nhỏ để phục vụ việc quản
lý thanh toán tiền mặt của các cửa hàng và người
kinh doanh tự do. Khi một người tiêu dùng trả tiền
mặt tại một cửa hàng, người tiêu dùng sẽ đưa ra
một thẻ card định danh để giúp thiết bị thanh toán
nhanh chóng xác định ra người mua hàng (thẻ card
định danh này do cơ quan Thuế cung cấp khi người
mua hàng đăng ký mã số thuế của mình). Sau khi
đã xác định được người mua, người bán hàng sẽ
nhập thông tin số tiền vào thiết bị thanh toán. Thiết
bị thanh toán sẽ chuyển thông tin cho Ngân hàng,
hệ thống Ngân hàng sinh một số xác nhận trả lại để
người bán in ra cho người mua. Cuối ngày, Ngân
hàng tổng hợp để chuyển cơ quan Thuế. Hệ thống
cơ quan Thuế sẽ có hệ thống tiếp nhận và chuyển
lên website.
Để triển khai hóa đơn điện tử theo giải pháp này
thì cơ quan thuế cần: Xây dựng các quy định trong
việc bắt buộc triển khai hệ thống quản lý tiền mặt
với các cửa hàng; làm việc với hệ thống các Ngân
hàng để nâng cấp hệ thống đáp ứng việc triển khai;
xây dựng hệ thống thuộc cơ quan Thuế tiếp nhận hệ
thống hóa đơn tiền mặt từ Ngân hàng. Về phía hộ
kinh doanh/Doanh nghiệp cần trang bị các thiết bị
thanh toán và các khoản chi phí duy trì thiết bị này.
Khi áp dụng giải pháp này có ưu điểm là bất
cứ hóa đơn nào in ra từ thiết bị thanh toán đều
được chuyển về cơ quan thuế và các hóa đơn này
đều được coi là hóa đơn hợp pháp. Bên cạnh đó,
có hạn chế là thông tin chuyển cho cơ quan Thuế
không thể đầy đủ như một hóa đơn do truyền qua
hệ thống thanh toán bị hạn chế về số lượng ký tự;
thiết bị đặt tại cửa hàng nên hoàn toàn phụ thuộc
vào ý thức của người bán hàng trong việc có nhập
thông tin hay không.
Bài học rút ra cho việc triển khai hóa đơn điện
tử đối với hộ kinh doanh ở Việt Nam
Một là, Hoàn thiện về mặt pháp lý, thể chế chính
sách pháp luật trong quản lý thuế, hóa đơn điện
tử. Hiện nay, đã có Nghị định số 119/2018/NĐ-CP
ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa
đơn điện tử khi bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
Cần phải có thêm Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài
chính. Trên cơ sở đó, Tổng cục Thuế sẽ ban hành
Quy trình quản lý hóa đơn điện tử có mã của cơ
quan thuế đối với hộ kinh doanh.
Cơ quan Thuế xây dựng được cơ sở dữ liệu hóa
đơn tập trung và thống nhất để phục vụ công tác
quản lý thuế của Nhà nước, trong đó có việc thanh
tra, kiểm tra, hoàn thuế; trên cơ sở đó sẽ giảm thiểu
được các rủi ro cho cơ quan Thuế và doanh nghiệp
sử dụng hóa đơn, góp phần tạo lập môi trường
kinh doanh bình đẳng, minh bạch giữa các thành
phần kinh tế.
Hai là, Xác định cụ thể đối tượng áp dụng giải
pháp triển khai hóa đơn điện tử.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 67Số 144 - tháng 10/2019
Theo quy định, tất cả các các tổ chức, cá nhân
kinh doanh đều phải sử dụng hóa đơn điện tử, bắt
buộc từ ngày 01/11/2020. Các lĩnh vực, ngành hàng
phải thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử không có
mã của cơ quan thuế là điện lực; xăng dầu; bưu
chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ,
đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài
chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương
mại điện tử; kinh doanh siêu thị... Còn lại đa số các
tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện
tử có mã của cơ quan thuế.
Đối với hộ kinh doanh phải kết nối máy tính
tiền để quản lý doanh thu bán lẻ là cá nhân, hộ kinh
doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, bán lẻ
thuốc tân dược, bán lẻ hàng tiêu dùng, cung cấp
dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng tại một số địa
bàn có điều kiện thuận lợi phải sử dụng hóa đơn
điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy
tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ
quan thuế. Việc định nghĩa thế nào là máy tính tiền
cũng cần làm rõ trong văn bản pháp quy vì hiện
nay trên thị trường có khoảng hơn 100 loại máy
tính tiền chia làm 3 loại chủ yếu: Máy tính tiền chỉ
có phần cứng, không có cổng kết nối mạng; máy
tính tiền chỉ có phần cứng nhưng có cổng kết nối
mạng hoặc có phần mềm nhưng không thể thay
đổi được; máy tính tiền có cả phần cứng và phần
mềm có thể thay đổi tùy theo nhu cầu sử dụng của
người mua, có thể kết nối mạng.
Đối với hộ, cá nhân kinh doanh theo từng
lần phát sinh (buôn chuyến), kinh doanh không
thường xuyên, không có địa điểm kinh doanh cố
định hoặc hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo
phương pháp khoán nếu có nhu cầu sử dụng hóa
đơn thì được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ
quan thuế theo từng lần phát sinh.
Ba là, Chính sách hỗ trợ cho hộ kinh doanh sử
dụng hóa đơn điện tử.
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được miễn
phí tiền sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử. Riêng đối
với trường hợp phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã
của cơ quan thuế được miễn phí tiền sử dụng dịch
vụ hóa đơn điện tử trong vòng 12 tháng kể từ ngày
sử dụng hóa đơn điện tử. Hộ kinh doanh, cá nhân
kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ
quan thuế không phải thực hiện báo cáo tình hình
sử dụng hóa đơn.
Do đặc thù hộ kinh doanh trong một số lĩnh vực
như bán buôn, bán lẻ hàng hoá tại các khu chợ đầu
mối, chợ truyền thống nên yêu cầu về thiết bị để
khởi tạo hoá đơn điện tử cần phải đơn giản như
smartphone hoặc máy tính bảng, không thể sử dụng
các thiết bị máy tính đồng bộ (máy tính, máy in)
như doanh nghiệp. Vì vậy cần có sự hỗ trợ của các
đơn vị cung cấp giải pháp (Viettel, VNPT, đại diện
Bộ Thông tin Truyền thông, Thái Sơn, M-Invoice...)
về khởi tạo hoá đơn điện tử trên smartphone.
Về chữ ký điện tử trên hoá đơn điện tử của
hộ kinh doanh, theo quy định tại Nghị định số
119/2018/NĐ-CP là không bắt buộc phải có chữ
ký số. Tuy nhiên, theo quy định tại Luật Giao dịch
điện tử, Nghị định số 130/2018/ND-CP quy định
về chữ ký số trong giao dịch điện tử thì hiện nay
chỉ có chữ ký số là đảm bảo tính pháp lý cao nhất.
Tuy nhiên, nếu áp dụng chữ ký số đối với hộ kinh
doanh sẽ gặp vướng mắc do chi phí duy trì chữ ký
số hàng năm, trong khi đối với cá nhân, hộ kinh
doanh có thể cả năm, thậm chí chỉ phát sinh một
lần xuất hóa đơn duy nhất, nếu phải duy trì chữ
ký số thường xuyên là không phù hợp. Vì vậy, nên
chăng chữ ký số tích hợp vào sim điện thoại và tính
phí theo từng lần phát sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày
13/6/2019 của Quốc hội;
2. Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày
12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa
đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp
dịch vụ;
3. Báo cáo dữ liệu từ cơ sở dữ liệu của ngành
thuế về hộ, cá nhân kinh doanh;
4. Tài liệu kinh nghiệm triển khai của các nước
về triển khai hóa đơn điện tử và triển khai
kết nối máy tính tiền.