Kinh tế trí thức ở Việt Nam

Từ những thập kỷ cuối thế kỷ 20 cho tới nay khoa học và công nghệ đã có những bước phát triển kỳ diệu, đặc biệt là đã xuất hiện cách mạng thông tin, cách mạng tri thức và sự bùng nổ công nghệ cao. Thành tựu quan trọng nhất là sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ nanô; đó là những công nghệ cao cơ bản, chúng đang hội tụ lại với nhau để tạo thành nền tảng cho một hệ thống công nghệ mới của thế kỷ 21, công nghệ của nền kinh tế tri thức. Hệ thống công nghệ mới ấy đang làm biến đổi sâu sắc các quá trình sản xuất, cách thức sản xuất kinh doanh và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội loài người. Đây không phải chỉ là cuộc cách mạng trong kỹ thuật, trong kinh tế mà còn là cuộc cách mạng trong các khái niệm, trong tư duy, trong cuộc sống, cách làm việc và trong các quan hệ xã hội .Đi đôi với quá trình biến đổi lực lượng sản xuất, từ kinh tế công nghiệp chuyển lên kinh tế tri thức, là quá trình toàn cầu hóa; và trên thực tế đang hình thành nền kinh tế tri thức toàn cầu. Đó là xu thế phát triển tất yếu khách quan, xu thế ấy lôi cuốn tất cả các quốc gia, không loại trừ ai, kể cả các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, máy móc thay thế lao động cơ bắp con người; còn ngày nay máy tính giúp con người trong lao động trí óc, nhân lên gấp bội sức mạnh trí tuệ, sức sáng tạo của con người. Thông tin, tri thức trở thành yếu tố quyết định nhất của việc tạo ra của cải, việc làm, nâng cao năng lực cạnh tranh.Tri thức trở thành hình thức cơ bản nhất của vốn, quan trọng hơn cả tài nguyên, sức lao động. Lực lượng sản xuất xã hội loài người từ dựa vào tài nguyên thiên nhiên đang chuyển dần sang dựa chủ yếu vào năng lực trí tuệ của con người. Nền kinh tế tri thức, nói đơn giản, đó là nền kinh tế dựa vào tri thức (Knowledge Based Economy). Theo định nghĩa của Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD 1996), kinh tế tri thức là kinh tế được xây dựng trên cơ sở sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức và thông tin. Sự xuất hiện nền kinh tế tri thức là một bước ngoặt có tính cách mạng to lớn đối với sự phát triển nhân loại, không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về mặt xã hội. Có thể coi kinh tế tri thức là kinh tế mà nền tảng của sản xuất dựa vào tri thức, được dẫn dắt bởi tri thức. Tri thức vừa là sản phẩm vừa đồng thời là lực lượng sản xuất trực tiếp.

doc16 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1954 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế trí thức ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khái niệm về nền kinh tế tri thức Từ những thập kỷ cuối thế kỷ 20 cho tới nay khoa học và công nghệ đã có những bước phát triển kỳ diệu, đặc biệt là đã xuất hiện cách mạng thông tin, cách mạng tri thức và sự bùng nổ công nghệ cao. Thành tựu quan trọng nhất là sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ nanô; đó là những công nghệ cao cơ bản, chúng đang hội tụ lại với nhau để tạo thành nền tảng cho một hệ thống công nghệ mới của thế kỷ 21, công nghệ của nền kinh tế tri thức. Hệ thống công nghệ mới ấy đang làm biến đổi sâu sắc các quá trình sản xuất, cách thức sản xuất kinh doanh và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội loài người. Đây không phải chỉ là cuộc cách mạng trong kỹ thuật, trong kinh tế mà còn là cuộc cách mạng trong các khái niệm, trong tư duy, trong cuộc sống, cách làm việc và trong các quan hệ xã hội….Đi đôi với quá trình biến đổi lực lượng sản xuất, từ kinh tế công nghiệp chuyển lên kinh tế tri thức, là quá trình toàn cầu hóa; và trên thực tế đang hình thành nền kinh tế tri thức toàn cầu. Đó là xu thế phát triển tất yếu khách quan, xu thế ấy lôi cuốn tất cả các quốc gia, không loại trừ ai, kể cả các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, máy móc thay thế lao động cơ bắp con người; còn ngày nay máy tính giúp con người trong lao động trí óc, nhân lên gấp bội sức mạnh trí tuệ, sức sáng tạo của con người. Thông tin, tri thức trở thành yếu tố quyết định nhất của việc tạo ra của cải, việc làm, nâng cao năng lực cạnh tranh.Tri thức trở thành hình thức cơ bản nhất của vốn, quan trọng hơn cả tài nguyên, sức lao động. Lực lượng sản xuất xã hội loài người từ dựa vào tài nguyên thiên nhiên đang chuyển dần sang dựa chủ yếu vào năng lực trí tuệ của con người. Nền kinh tế tri thức, nói đơn giản, đó là nền kinh tế dựa vào tri thức (Knowledge Based Economy). Theo định nghĩa của Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD 1996), kinh tế tri thức là kinh tế được xây dựng trên cơ sở sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức và thông tin. Sự xuất hiện nền kinh tế tri thức là một bước ngoặt có tính cách mạng to lớn đối với sự phát triển nhân loại, không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về mặt xã hội. Có thể coi kinh tế tri thức là kinh tế mà nền tảng của sản xuất dựa vào tri thức, được dẫn dắt bởi tri thức. Tri thức vừa là sản phẩm vừa đồng thời là lực lượng sản xuất trực tiếp. Nền kinh tế tri tri thức còn được biểu thị bằng nhiều tên gọi khác nhau như nền kinh tế thông tin, nền kinh tế mạng, nền kinh tế số… nhưng đều nhằm diễn đạt một nội dung cơ bản là: ngày nay, sản xuất và truyền tải thông tin-tri thức trở nên quan trọng hơn nhiều so với sản xuất và phân phối sản phẩm hàng hóa. Theo một công trình nghiên cứu phát triển của Học viện ngân hàng thế giới do C.J.Dahlman và J.E.Aubert biên soạn, việc sản xuất của cải vật chất và tinh thần của con người bất cứ ở đâu và lúc nào cũng đều phải dựa trên tri thức của chính họ. Tuy nhiên, điều khác biệt căn bản là: trong nền kinh tế tri thức, kinh tế phát triển nhanh chóng căn bản là do dựa vào sự sáng tạo, thu nhập, phân phối và sử dụng tri thức. Nhìn tổng thể, kinh tế tri thức bao gồm 4 trụ cột: Một cơ cấu tổ chức và thể chế kinh tế năng động có thể tạo ra động lực cho việc sử dụng có hiệu quả tri thức hiện có và tạo ra những tri thức cũng như phương pháp quản lý mới. Quần chúng được giáo dục và đào tạo tốt để có thể sáng tạo và sử dụng tri thức mới. Một cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin tốt để có thể đáp ứng được việc chuyển tải, phổ biến và xử lý thông tin một cách hiệu quả. Một hệ thống cải cách bao gồm mạng lưới các doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu, trường đại học, cơ quan tư vấn và các tổ chức khác có thể xâm nhập vào kho tri thức toàn cầu; sau đó có thể chế biến và ứng dụng chúng theo nhu cầu từ phía cơ sở, cũng như có thể tạo ra tri thức và công nghệ mới. Đặc trưng và tác động của nền kinh tế tri thức đối với sự phát triển Đặc trưng của nền kinh tế tri thức Kinh tế tri thức đã tạo ra những biến đổi to lớn về mọi mặt của xã hội loài người. Ta có thể thấy rằng tri thức là sức mạnh, đặc biệt khi tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì sức mạnh của con người đã được nhân lên gấp bội. C.Mac đã nhấn manh: “Các thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chổ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chổ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào”. Nếu như thời đại kinh tế công nghiệp đã làm cho lao động bằng sức người được chuyển sang lao động bằng sức của máy móc thì trong thời đại kinh tế tri thức, cả một phần lao động trí óc cũng được chuyển giao cho máy móc. Người công nhân, người nông dân đã trở thành công nhân-tri tức, nông dân-tri thức. Tri thức là yếu tố quyết định nhất cho sự phát triển. Trong nền kinh tế tri thức, hoạt động chủ yếu nhất là tạo ra tri thức, tìm ra cái chưa biết-tri thức mới. Vì vậy, hàm lượng chất xám trọng sản phẩm càng cao thì giá trị sản phẩm càng cao. Nền kinh tế tri thức càng phát triển, vai trò của của tài nguyên, sức lao động và thiết bị ngày càng giảm, vai trò của trí tuệ ngày càng tăng. Sự chuyển đổi nhanh cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm và cơ cấu lao động… Trong nền kinh tế tri thức, các ngành kinh tế dựa trên tri thức phát triển nhanh, các ngành kinh tế truyền thống cũng tăng hàm lượng tri thức.Kinh tế tri thức tạo ra nhiều việc làm mới, phát triển nhanh đội ngũ công nhân tri thức, lao động xã hội ngày càng được “tri thức hóa”. Sự kết hợp giữa nghiên cứu-sản xuất-ứng dụng ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả. Công nghệ thông tin-viễn thông trở thành nền tảng phát triển kinh tế-xã hội. Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất. Công nghệ thông tin tác động trực tiếp và gián tiếp đến nền kinh tế. Tác động trực tiếp là tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tác động gián tiếp là thay đổi phương thức hoạt động trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, hình thành những dạng hoạt động mới: thương mại điện tử, chính phủ điện tử, giáo dục điện tử… Hệ thống giáo dục thay đổi, chuyển sang hệ thống học tập suốt đời, hình thành xã hội học tập suốt đời. Trong nền kinh tế tri thức, mỗi người có được tri thức thông qua việc học tập và phát triển năng lực chuyển hóa tri thức cá nhân. Đặc biệt mạng thông tin điện tử là nền tảng cho việc hình thành xã hội học tập. Hệ thống giáo dục hiện đại phải đảm bảo cho mọi người học ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Đầu tư cho giáo dục và khoa học công nghệ chiếm tỷ lệ rất cao. Phát triển con người là nhiệm vụ trung tâp của xã hội. Kinh tế tri thức là nền kinh tế có tính toàn cầu. Cuộc cách mạng thông tin thúc đẩy thi trường thế giới nhanh chóng được toàn cầu hóa. Một sản phẩm sản xuất từ bất cứ đâu cũng có thể nhanh chóng có mặt khắp trên thế giới. Sáng tạo và đổi mới là nền tảng phát triển nền kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế tri thức, công nghệ mới thay đổi rất nhanh, cái mới lien tục thay thế cái cũ. Vì vậy, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn luôn đổi mới công nghệ và sản phẩm. Sáng tạo đã trở thành yếu tố đảm bảo sự tồn tại và khả năng cạnh tranh của mọi doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế. Lao động ngày càng phức tạp và đòi hỏi cao về kỹ năng vượt trội và sự sáng tạo. Những tác động to lớn của nền kinh tế tri thức đối với sự phát triển Những tác động của kinh tế tri thức đối với sự phát triển chung của nhân loại Nền kinh tế tri thức có một đóng góp vô cùng to lớn đối với sự phát triển của nhân loại. Việc tiến lên nền kinh tế tri thức là một xu thế khách quan của sự phát triển. Nó trở thành động lực của sự tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, hiện nay, các nước đều dành sự quan tâm hàng đầu cho việc xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về xây dựng và phát triển đội ngũ tri thức. Ở đâu có nhiều tri thức thì ở đó có nền kinh tế phát triển hơn; nhưng công ty, đơn vị nào có nhiều tri thức sẽ phát triển mạnh hơn; những cá nhân nào có nhiều tri thức, có trình độ sẽ nhận được việc làm tốt hơn, thu nhập cao hơn…. Trong nhiều năm qua, đặc biệt là gần đây, khoa học và công nghệ đã phát triển mạnh mẽ, đội ngũ tri thức là là lực lượng chủ chốt góp phần phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia cũng như của thế giới. Tác động của nền kinh tế tri thức được thể hiện: Đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa. Do kinh tế thức dựa chủ yếu trên việc tạo ra và sử dụng vốn tri thức mang bản chất lan rộng, lan tỏa không biên giới, trong đó phải kể trước hết là khoa học và công nghệ. Đặt biệt là lĩnh vực tri thức, lĩnh vực sản xuất thế giới và các hoạt động kinh tế của con người ngày càng quốc tế hóa và đa phương hóa trên phạm vi toàn cầu. Để phát huy mặt mặt tích cực của toàn cầu hóa ở nhiều nước, nhất là ở các nước phát triển đã sử dụng các khoa học và công nghệ cao trong sản xuất. Các công ty cũng đã nắm bắt tiến bộ khoa học công nghệ để tăng sức cạnh tranh mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Trong những thập niên qua khoa học và công nghệ đã đóng góp tới hơn 60% GDP trong các nước phát triển. Phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc và rộng khắp trên toàn cầu. Trong nền kinh tế tri thức thì sự phân công lao động phát triển theo chiều rộng lẫn chiều sâu. Tri thức chiếm tỷ lệ cao trong mỗi sản phẩm. Các nước có khoa học công nghệ đầu tư phát triển những ngành kinh tế dựa trên tri thức. Ngược lại các nước đang và kém phát triển thì chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức đơn giản. Nếu có tham gia vào các ngành kinh tế công nghệ cao thì cũng không tiếp cận được những bí mật công nghệ có tính chất quyết định với quan hệ sản xuất, quản lý và thường bị các công ty xuyên quốc gia chi phối, làm cho phá sản. Cơ cấu kinh tế thế giới thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ và chiếm ưu thế trong tổng sản phẩm (GDP). Nền kinh tế tri thức đã tác động làm cho cơ cấu kinh tế thế giới thay đổi mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ và giảm các ngành kinh tế nông nghiệp. Thống kê trong những năm 60, các ngành Nông-Lâm-Ngư chiếm 10,4% GDP thế giới; Công nghiệp chiếm 28,4%; Dịch vụ chiếm 50,4%. Đến những năm 90, tỷ lệ các ngành trên theo thứ tự cũng đã có sự thay đổi 4,4%; 21%; 62,4% GDP thế giới. Như vậy các ngành kinh tế tri thức chiếm vị trí chủ chốt trong thương mại quốc tế. Thương mại điện tử là khu vực phát triển nhanh nhất và đóng góp vai trò hàng đầu trong thương mại quốc tế (từ 17 tỷ USD năm 1997 lên 70 tỷ năm 1999 và 10000 tỷ năm 2002). Nền kinh tế tri thức tạo cơ sở cho kinh tế-xã hội phát triển bền vững. Kinh tế tri thức có những đặc điểm khác hơn các nền kinh tế khác, nó không lệ thuộc qua nhiều vào các yếu tố tự nhiên mà chủ yếu dựa vào con người. Chính vì vậy mà nó tạo điều kiện phát triển bền vững. Những thay đổi đa dạng do kinh tế tri thức tác động đặt ra cơ hội và thách thức cho mỗi quốc gia. Nếu các nước đang phát triển không nhận thức vai trò của tri thức trong sự phát triển thì các nước đó sẽ bị tụt hậu so với các nước khác. “Kinh tế tri thức” được xem như là một hành động hiệu quả. Một hành động được xem là hiệu quả tức là nó đã đem lại kết quả như mong muốn.Đối với nhà nước thì đó là các giá trị xã hội được tạo ra, đối với các doanh nghiệp thì đó là giá trị thị trường mong đợi. Các hành động tạo ra giá trị được tổ chức thông qua các hành động kinh doanh hay các quá trình tác nghiệp. Kết quả mà kinh tế tri thức mang lại là giá tri sản phẩm tăng cao. Thu nhập do nền kinh tế này mang lại cũng cho thấy được sự đóng góp của nó. Ví dụ: “ thu nhập bình quân của 20 nước giàu nhất thế giới cao gấp 37 lần so với 20 nước nghèo nhất. Tỷ lệ được tăng gấp hai lần trong vòng 40 năm qua. Lý do chủ yếu là do không có sự tăng trưởng kinh tế đáng kể tại các nước nghèo do thiếu vốn, thiếu các nguồn lực phát triển cần thiết, đặc biệt là khoa học tri thức và công nghệ”- Theo báo cáo của ngân hàng thế giới( WB) năm 2003. Những tác động của nền kinh tế tri thức đối với sự phát triển của Việt Nam Nền kinh tế tri thức đã có những tác động mạnh mẽ đến các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Những tác động đó được thể hiện như sau: Cơ cấu của nền kinh tế đã có sự thay đổi rõ rệt theo hướng hình thành các ngành sản xuất, dich vụ tri thức hóa. Các ngành kinh tế sản xuất, dịch vụ được chú trọng phát triển theo hướng tri thức hóa, mở cửa hội nhập. Xuất phát từ nhưng đặc điểm khác nhau nền kinh tế sản xuất nông nghiệp, nền kinh tế sản xuất công nghiệp và nền kinh tế tri thức. Chính vì điều đó nên cơ cấu kinh tế của nước ta cũng phải có sự thay đổi cho phù hợp với sự phát triển, để tiến lên nền kinh tế tri thức. Các ngành sản xuất, dịch vụ có trình độ chuyên môn cao, vốn đầu tư nhiều, kỹ năng làm việc tốt, tạo ra sản phẩm hàng hóa có hàm lượng chất xám cao, được ưu tiên phát triển hơn hẳn các ngành có trình độ chuyên môn thấp, vốn đầu tư ít,tạo ra những sản phẩm đơn giản. Như chú trọng phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, các ngành công nghiệp chế tạo… Đẩy nhanh hình thành các khu công nghệ cao, công nghệ phần mềm, các khu công nghiệp dựa trên lợi thế giữa các vùng của đất nước. Đòi hỏi có khoa học công nghệ là lực lượng sản xuất trực tiếp, tạo nền cho các ngành kinh tế khác phát triển theo. Nền kinh tế tri thức phát triển tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng không gian kinh tế đẩy mạnh hội nhập. Trong thời đại mới, khi tri thức hóa, toàn cầu hóa đã trở thành xu thế phát triển không thể cưỡng lại được thì Việt Nam phải tạo cho mình mọi cách mở rộng không gian kinh tế của mình. Kinh tế tri thức tạo cơ sở kinh tế-xã hội cho nước ta quan hệ bình đẳng với các quốc gia. Sức cạnh tranh của nền kinh tế chủ yếu dựa trên sự thông minh và sáng tạo chứ không phải có sẳn trong tự nhiên. Kinh tế tri thức buộc Việt Nam phải đẩy nhanh phát triển kinh tế, tạo cơ hội hội nhập vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam trở thành các chủ đầu tư trong nghiên cứu và phát triển sản xuất kinh doanh. Nền kinh tế tri thức buộc Việt Nam phải đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục và đào tạo. Bên cạnh phát triển nhanh các ngành công nghiệp mũi nhọn, mở rộng không gian kinh tế thì cần phải đổi mới toàn bộ hệ thống giáo dục và đào tạo theo hướng coi trọng đào tạo kỹ năng của người lao động theo yêu cầu của sự phát triển kinh tế tri thức, phải có chính sách và cơ chế khuyến khích nhân tài, gắn giáo dục với thực tế, gắn trường học với viện nghiên cứu và với các doanh nghiệp. Kinh tế tri thức tác động đến việc đổi mới tư duy phát triển kinh tế, vừa có các bước đi tuần tự, vừa có các bước đi tắt đoán đầu. Đòi hỏi chúng ta phải có những chính sách kinh tế hợp lý, bao gồm các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội,các chính sách kinh tế cụ thể…. Cho phù hợp với nền kinh tế tri thức nhằm để tạo ra tiền đề hiệu quả cho sự tác động của nền kinh tế tri thức. Để tiến lên kinh tế tri thức Việt Nam cần xác định rõ các ngành kinh trế phát triển tuần tự, các ngành cần đi tắt, đón đầu để rút ngắn con đường tiến lên kinh tế tri thức. Nền kinh tế tri thức thúc đẩy mạnh phân công lại lao động xã hội, tạo ra các ngành nghề mới, việc làm mới theo hướng tri thức hóa ở VN. Điều này thể hiện rõ trong cơ cấu các ngành kinh tế vì tri thức đã tạo ra nhiều ngành nghề mới với trinh độ tri thức cao, cũng từ đó tạo ra việc làm. Ví dụ năm 1973 đến 1997 hệ thống đổi mới quốc gia Mỹ đã tạo ra 43 triệu việc làm mới cùng với sự phát triển của kinh tế tri thức. Vấn đề phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam Thời cơ và thách thức của Việt Nam để phát triển kinh tế tri thức Thời cơ phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam: Quá trình của các nền kinh tế phát triển tiến tới kinh tế tri thức là một quá trình tự nhiên, hợp quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người. Trước xu thế phát triển nền kinh tế tri thức toàn cầu, các nước đang phát triển ý thức ưu thế vượt trội của kinh tế tri thức so với kinh tế công nghiệp; họ chủ động chuyển khai các công trình, chiến lược, kế hoạch hành động đi vào kinh tế tri thức. Hội nhập quốc tế , khai thác những ưu thế của kinh tế tri thức toàn cầu để phát triển đất nước, đó là sự chọn lựa khả quan di nhất đối với các nước đang phát triển. Tự do hóa thị trường đang tạo tiền đề thuận lợi cho kinh tế thế giới, đặt biệt là thông tin, viễn thông vận tải, từ đó hình thành một kết cấu hạ tầng toàn cầu thúc đẩy rất mạnh việc điều chỉnh các ngành cũ và phát triển các ngành mới. Hệ thống thông tin toàn cầu tạo cơ hội cho nhiều nước đang phát triển có thể truy cập, khai thác kho tri thức toàn cầu để phát triển nhanh, thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển, nhưng đồng thời cũng làm tăng sự lệ thuộc vào các siêu cường. Các công ty xuyên quốc gia phát triển một nền kỹ thuật tiên tiến hơn,vừa đem đến cho các nước đang phát triển những sản phẩm có giá thành thấp hơn nhờ nguồn tài nguyên dồi dào và sức lao động rẻ của các nước đang phát triển. Các nước đi sau trong đó có Việt Nam phải có đủ điều kiện và bản lĩnh tiến kịp các nước đi trước, nếu không đủ bản lĩnh, không chớp lấy thời cơ thì đất nước sẽ bị tụt hậu ngày càng xa hơn, và bị gạt ra ngoài lề. Thách thức của Việt Nam khi tiến lên kinh tế tri thức: Khó khăn lớn nhất đối với nước ta hiện nay là trình độ chung về hiện đại hóa nông nghiệp còn thấp, thiếu công nghiệp hiện đại, năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp tương đối thấp. Toàn cầu hóa cũng đặt cho Việt Nam những thách thức tưởng chừng không thể vượt qua được, gia nhập AFTA và WTO, chúng ta phải đương đầu với sự cạnh tranh quốc tế do toàn cầu hóa mậu dịch đem lại. Tri thức là của nhân loại, các thành tựu khoa học chủ yếu được các nước giàu có tạo ra, để chuyển giao công nghệ các nước nghèo như Việt Nam phải tốn rất nhiều của cải, nhưng để ứng dụng công nghệ này thì cũng kho khăn vì thiếu trình độ chuyên môn. Khía cạnh khác: Trong khi kêu gọi thương mại tự do, thì các cường quốc lại gia tăng bảo hộ mậu dịch; với những khoản bảo hộ hàng trăm tỷ USD cho nông nghiệp và một số ngành công nghiệp đang kìm hãm sự phát triển sản xuất ở các nước đang phát triển. Thiết chế toàn cầu hóa hiện nay chắc chắn sẽ đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam trong việc chia sẻ tri thức toàn cầu vì sự phát triển của mình. Để vượt qua thách thức này phải phát huy năng lực nội sinh, đầu tư mạnh cho phát triển nguồn nhân lực, năng lực khoa học công nghệ, sức sáng tạo của toàn dân tộc, chọn lựa chiến lược thích hợp, đi tắt, rút ngắn, vượt qua trở ngại. Thực trạng phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay Qua 20 năm đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, tốc độ tăng trưởng thuộc loại tăng trưởng cao nhất trên thế giới, kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; là nước có thành tích giảm nghèo được thế giới khen ngợi, đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt. Tuy vậy tốc độ tăng trưởng, hiệu quả và tính cạnh tranh của nền kinh tế còn rất thấp, còn chứa đựng nhiều yếu tố phát triển không bền vững, và đặc biệt là đang có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước khác, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang chuyển tiếp từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin và tri thức. Nền kinh tế Việt Nam còn nhiều hạn chế trong quá trình tiến lên kinh tế tri thức. Thực trạng cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay: Toàn nền kinh tế chia làm 3 ngành lớn là: Nông, lâm, ngư nghiệp, gọi tắc là nông nghiệp; Công nghiệp, xây dựng, gọi tắc là công nghiệp; Dịch vụ. Cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay chưa hợp lý, chưa thúc đẩy được sự phát triển của nền kinh tế tri thức.Cơ cấu kinh tế vẫn còn nặng về nông nghiệp và khai thác tài nguyên, trong GDP tỷ lệ nông nghiệp còn chiếm khoảng 20%, dịch vụ chỉ đạt 38%,còn lại công nghiệp chiếm 42%.(Trong khi đó, tính bình quân trên toàn thế giới tỷ lệ nông nghiệp trong GDP là 5%, dịch vụ là 65%). Dịch vụ kém như thế đã nói lên sự kém hiệu quả của nền kinh tế. Giá trị xuất khẩu tuy khá cao, nhưng hiệu quả thấp. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô và nông sản ít qua chế biến; sản phẩm công nghệ cao không đáng kể. Khái quát lại, nền kinh tế Việt Nam còn là nền kinh tế dựa chủ yếu vào tài nguyên và lao động, hiệu quả và chất lượng tăng trưởng thấp,
Tài liệu liên quan