1. Nội dung thương lượng
Trong thương mại, nội dung các cuộc thương lượng thường liên
quan đến: Tên hàng, phẩm chất, số lượng, bao bì đóng gói, bao
hàng, giá cả, thanh toán, bảo hiểm, bảo hành, khiếu nại, phạt và
bồi thường thiệt hại, trọng tài, trường hợp bất khả kháng.
2. Các phương thức tiếp cận
• Tiếp cận hợp tác (Cooperative approach)
Theo cách này, các bên tìm cách xích lại gần nhau, cộng tác với
nhau để tìm ra tiếng nói chung, đáp số chung để rồi bên nào
cũng có lợi. Cách tiếp cận này còn gọi là “ Thắng – Thắng”
(win- win).
• Tiếp cận cạnh tranh (Competitive approach)
Theo cách này, một bên lấn át bên kia, áp đặt giải pháp của
mình cho đối tác của mình khiến cho đối tác rơi vào tình trạng
bất lợi. Cách tiếp cận này còn gọi là “ Thắng – thua” (WinLost).
Hiện nay cách tiệp cận hợp tác thường được ưa chuộng hơn
trong đàm phán.
27 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 22/06/2022 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ năng đàm phán giao kết hợp đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ năng đàm phán giao kết hợp đồng
1. Nội dung thương lượng
Trong thương mại, nội dung các cuộc thương lượng thường liên
quan đến: Tên hàng, phẩm chất, số lượng, bao bì đóng gói, bao
hàng, giá cả, thanh toán, bảo hiểm, bảo hành, khiếu nại, phạt và
bồi thường thiệt hại, trọng tài, trường hợp bất khả kháng.
2. Các phương thức tiếp cận
• Tiếp cận hợp tác (Cooperative approach)
Theo cách này, các bên tìm cách xích lại gần nhau, cộng tác với
nhau để tìm ra tiếng nói chung, đáp số chung để rồi bên nào
cũng có lợi. Cách tiếp cận này còn gọi là “ Thắng – Thắng”
(win- win).
• Tiếp cận cạnh tranh (Competitive approach)
Theo cách này, một bên lấn át bên kia, áp đặt giải pháp của
mình cho đối tác của mình khiến cho đối tác rơi vào tình trạng
bất lợi. Cách tiếp cận này còn gọi là “ Thắng – thua” (Win-
Lost).
Hiện nay cách tiệp cận hợp tác thường được ưa chuộng hơn
trong đàm phán.
3.Các giai đoạn đàm phán (áp dụng chủ yếu với đàm phán trực
tiếp).
Giai đoạn chuẩn bị đàm phán
Đây được coi là giai đoạn quan trọng nhất, quyết định 80% kết
quả đàm phán. trong giai đoạn này, nhà đàm phán phải chuẩn bị
kỹ năng về 3 mặt sau:
• Thu thập thông tin về:
- Mục đích của đối phương.
- Đối phương là ai và đại diện cho đối phương là người như thế
nào.
- Những thông tin gì có thể cung cấp cho đối phương.
- Khuynh hướng thị trường ra sao.
- Đối phương biết những thông tin gì về mình, biết đến đâu.
- Và những thông tin cần thiết khác.
• Chuẩn bị chiến lược:
- Xác định tư duy chủ đạo của mình là tư duy chiến lược (
strategic thinking) hay tư duy ứng phó ( ineremental thinking).
- Xác định thái độ của mình sẽ dùng trong thương lượng: Hăng
hái, nhiệt tình hay lãnh đạm, thờ ơ, đơn giản và thúc ép hay lạnh
nhạt và xa lánh.
• Chuẩn bị kế hoạch:
- Xác định mục tiêu của cuộc đàm phán, thương lượng: yêu cầu
tối đa , tối thiểu, giá cả cao nhất và giá cả thấp nhất v.v...
- Xác định những nhượng bộ có thể phải thực hiện và những đòi
hỏi đổi lại cho mỗi nhượng bộ đó v.v...
- Sắp xếp nhân sự cho cuộc đàm phán.
- Bố trí công việc tiếp cận.
Các giai đoạn đàm phán
• Các nguyên tắc cần thực hiện:
- Lễ phép , lịch sự.
- Hoà khí và thiện cảm.
- Không xa rời mục đích đã định.
- Chủ động.
• Các cách mở đầu các cuộc đàm phán:
- Mở đầu làm dịu căng thẳng
+ Mở đầu kiếm cớ
+ Mở đầu kích thích trí tưởng tượng của đối phương.
+ Mở đầu trực tiếp ( Nghĩa là nhanh chóng đi vào nội dung).
- Khi đàm phán cần tranh thủ sự đồng tình của đối phương về
từng vấn đề. Các phương pháp thường dùng là:
+ Trình bày lưu loát với vẻ bề ngoài thật thà, tốc độ nói vừa
phải, không nên quá chậm hay quá nhanh.
+ Khéo léo sử dụng chữ “nhưng”.
+ Để nêu ra yêu cầu ban đầu cao rồi chủ động giảm yêu
cầucủamình.
+ Nêu ra những câu hỏi để đối phương trả lời và thuyết phục
chính họ.
+ Đưa ra phương án để đối phương tự chọn.
+ Cuối cùng cần thúc đẩy đối phương đưa ra quyết định bằng
văn bản.
- Thái độ cần có của người đàm phán (Theo kinh nghiệm của
Gavin Kenedy – một nhà thương lượng kinh doanh quốc tế lâu
năm, đồng thời là giảng viên có uy tín của Đại học Statholyde-
Anh và một số nhà thương lượng kinh doanh quốc tế nổi tiếng
khác):
+ Khi bước vào đàm phán phải xác định tư tưởng: cố gắng đạt
được mục đích của mình trên cơ sở không khí đàm phán thân
mật thoải mái cho cả hai bên.
+ Tìm hiểu các phong tục, tập quán, thói quen, sở thích và tư
tưởng của đối tác nước ngoài.
+ Hướng tới bạn hàng với lòng tôn trọng cá nhân lớn nhất.
+ Không nên có nụ cười vô nghĩa ( đặc biệt khi làm việc với các
đoàn Châu Âu).
+ Có sự quan tâm đặc biệt hơn đến các thành viên nữ trong đoàn
đàm phán của đối phương.
+ Phản ứng lịch thiệp đối với các sai trái của đối phương đặc
biệt nếu đánh đó là những thiếu hiểu biết của họ về phong tục
tập quán của ta.
+ Không tham gia tranh luận những vấn đề chính trị, tôn giáo,
đạo đức, lối sống, chủng tộc... trong quá trình đàm phán.
+ Bao giờ cũng có thể nói “ không” với một vấn đề còn đang
nghi vấn.
+ Trong đàm phán, thường xuyên quan sát một cách kín đáo và
tế nhị cách cư xử và hành động của đối tác để có thể điều chỉnh
kịp thời, hợp lý cách cư xử của mình.
+ Cố gắng thích ứng với nhịp độ của đối tác.
+ Hạn chế trao đổi, tranh luận riêng mang tính chất nội bộ, bởi
có thể bị lộ ý định nêu bên đối tác hiểu được tiếng nước mình.
Điều này còn thể thiên sự không nhất quán giữa các thành viên
trong đoàn.
+ Nhận định kịp thời những sơ hở của đối phương.
+ Nhạy bén đánh giá tình hình diễn biến của cuộc đàm phán để
quyết định ở mức nào là vừa phải do việc cương quyết giữ vững
đề nghị của mình với khả năng đối tác chấp nhận được.
+ Cố gắng vận dụng những kỹ năng thương lượng, thuýêt phục
tích luỹ được.
+ Phải phát triển kỹ năng thương lượng để được thế giới thừa
nhận.
+ Phải biết nhượng bộ lúc nào, ở mức độ nào để đảm bảo vừa có
lợi cho ta đồng thời gây được sự thoả mãn của đối phương.
+ Phải luôn cố gắng làm việc hết sức mình để thực hiện những
điều khoản trong hợp đồng mà bạn đã thương lượng và thoả
thuận.
+ Khi quyết định đường lối kinh doanh ở nước ngoài, đặc biệt là
ở những nơi mà kỷ cương xã hội nơi lỏng hơn nơi khác, hãy làm
theo cái mà bạn cảm thấy tiện lợi hơn là cái mà bạn cảm thấy
đúng sai.
Để đạt được những kỹ năng trên, điều quan trọng là phải hiểu
biết văn hoá đặc biệt là văn hoá kinh doanh của đối phương. Các
nhà thương lượng có thể tìm hiểu các vấn đề này ở trang web
sau:
Trang Web này cho biết rất rõ tập quán, lễ tiết kinh doanh của
hầu hết các nước trên thế giới và sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong
việc hiểu biết đối tác để đàm phán thành công.
Giai đoạn sau đàm phán
• Cần tỏ rõ thiện chí thực hiện những gì đã đạt được trong cuộc
đàm phán. Tuy nhiên cũng cần phải tỏ ra rất sẵn sàng xem xét
lại những điều khoản thoả thuận đó.
• Việc theo dõi thực hiện cần phải có sổ sách và phải đối chiếu
kiểm điểm cùng đối phương hàng kỳ.
• Rút ra bài học để tự hoàn thiện mình.
4. Các hình thức đàm phán
Đàm phán giao dịch qua thư tín
Khi sử dụng thư tín để đàm phán, giao dịch cần phải nhớ rằng
thư từ là “ sứ giả của mình” đến với đối tác, người ta sẽ đánh
giá, phê phán mình qua những thư từ mình đã gửi đến. Do vây,
cần phải lưu ý hết sức trong việc viết thư và gửi thư. Pahỉ đảm
bảo những yêu cầu lịch sự, chính xác, khẩn trương và kiên nhẫn.
• Lịch sự về hình thức:
- Giấy viết thư cần chuẩn bị chu đáo. Chú ý màu của giấy viết vì
mỗi nơi có những màu giấy được coi là sang trọng và lịch sự
khác nhau.
- Tiêu đề phải in rõ ràng và đầy đủ tên, địa chỉ, điện tín của
doanh nghiệp.
- Thư chỉ nên viết trên một mặt giấy.
- Mỗi thư chỉ nên đề cập đến một vấn đề kinh doanh.
- Lời lẽ trong thư cần lịch sự, đúng mức, phù hợp với cách xưng
hô, chào hỏi của mỗi nước, mỗi thứ tiếng, tránh cộc lốc nhưng
cũng tránh cầu kỳ.
- Nên sử dụng thứ tiếng đối phương quen dùng để viết thư.
• Chính xác về nội dung: Nội dung thư cần chính xác, rõ ràng,
khúc chiết, đầy đủ nhưng không rườm rà. Cần nhớ rằng mỗi
nước có từng cách hiểu khác nhau về từng vấn đề liên quan đến
buôn bán như đơn vị đo lường, cách bao gói, cách trả tiền, sự
phân chia các chi phí trong giao nhận bốc dỡ... Bởi vậy, khi đề
cập đến mỗi vấn đề, cần phải thật chi tiết, rõ ràng, cụ thể về
quan niệm của mình và những yêu cầu do mình đặt ra. Không
bao giờ nên nghĩ rằng chắc đối phương cũng hiểu vấn đề này
như mình hiểu.
• Khẩn trương trả lời thư: Việc chậm hoặc quên trả lời thư sẽ
gây ấn tượng xầu cho đối tác, từ đó ảnh hưởng đến việc mở rộng
quan hệ với nhiều đối tác của công ty.
• Kiên nhẫn: Kiên nhẫn trả lời khách hàng về mọi vấn đề. Kiên
nhẫn theo đuổi khách hàng bằng nhiều thư liên tiếp và quan hệ
trong thời gian dài.
Giao dịch đàm phán qua điện thoại
Chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết, thật khẩn trương, sợ lỡ
thời cơ hoặc trong những trường hợp mà mọi điều kiện đã thoả
thuận xong, chỉ còn chờ xác nhận một vài chi tiết v.v...
Cần chuẩn bị thật chu đáo để có thể trả lời ngay mọi vấn đề
được nêu lên một cách chính xác.
Sau khi trao đổi bằng điện thoại cần có thư xác nhận nội dung
đã đàm phán thoả thuận (trao đổi qua điện thoại là trao đổi bằng
miệng, không có gì làm bằng chứng cho những thoả thuận,
quyết định đã đưa ra trong trao đổi).
Giao dịch đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp.
(Xem phần 3: “Các giai đoạn đàm phán” trình bày ở trên).
5. Nghệ thuật đàm phán
Đàm phán theo phong cách Á Đông
Các kỹ năng cần chú ý:
• Khi chưa thể đàm phán bằng tiếng nước ngoài hãy rèn luyện
cách nói đối thoại hiệu quả thông qua phiên dịch.
• Đừng xem câu nói “Yes” là sự cam kết xác nhận. Những cử
chỉ gật đầu kèm theo tiếng đệm như “ Yes, yes, yes”( tiếng
Anh); “ Hais, hais, hais” ( tiếng Nhật) hay “ Tuay, tuay, tuay” (
tiếng Trung quốc) hoặc “ Vâng, vâng” (Tiếng Việt Nam) chỉ là
sự thông hiểu, sự lịch thiệp đối với người bạn nói và để cuộc nói
chuyện thêm dễ dàng chứ không hề có nghĩa là đối phương hoàn
toàn đồng ý với mình.
• Phải tạo được cuộc đối thoại hai chiều một cách thoải mái
bằng cách: Chú ý lắng nghe một cách tích cực, biết đệm bằng
những câu hỏi hợp lý; nói chậm vừa phải sử dụng những lời từ
chối nhẹ nhàng, lịch thiệp,; biết khen ngợi và chúc mừng cả
nhóm ( không nên khen riêng một ai và không nên buộc tội,
trách cứ một ai); tránh huyênh hoang tự ca ngợi mình; phải biết
xin lỗi khi cần thiết và đừng tỏ ra tức giận một cách công khai
v.v...
• Khi đàm phán nên dùng những từ rõ ràng, trực tiếp, tránh dùng
thành ngữ và tiếng lóng.
• Cố gắng tạo niềm tin và gây dựng bầu không khí thân mật khi
bước vào đàm phán bằng cách: Tìm hiểu trước về nước chủ nhà;
Gặp gỡ, nói chuyện riêng với các đối tác; Biết xen vào những
câu thăm hỏi gia đình v.v... đúng lúc, đúng chỗ.
Đàm phán theo phong cách Âu – Mỹ
Đặc điểm đặc trưng của người Âu – Mỹ là tính cách mạnh mẽ,
tự tin, thẳng thắn và đề cao chủ nghĩa cá nhân.
Dưới đây xin giới thiệu một vài đặc điểm phong cách của người
Mỹ để tham khảo:
- “ Tôi có thể làm một mình”: Nhiều người Mỹ tin rằng họ có
thể giải quyết các tình huống đàm phán một mình nên loại đàm
phán này chiếm tỷ trọng lớn trong các cuộc đàm phán.
- “ Cứ gọi tôi là John”: Người Mỹ đánh giá cao sự thân mật và
bình đẳng trong quan hệ giữa người với người. Vì vậy họ cố
gắng làm cho mọi người cảm thấy thoải mái bằng cách hạ thấp
sự phân biệt chức vụ.
- “ Xin ý kiến cấp trên”: Các nhà đàm phán Mỹ rất khó chịu khi
giữa cuộc đàm phán bên kia nói “ Tôi còn phải xin ý kiến cấp
trên” Điều này có nghĩa người ra quyết định không hiện diện.
- “ Đi thẳng vào vấn đề”: Người Mỹ rất quý thời gian nên không
thích nói quanh co mà muốn đi thẳng vào trung tâm vấn đề một
cách nhanh chóng.
- “ Đặt danh thiếp của bạn lên bàn”: Người Mỹ mong đợi thông
tin trung thực ở bàn đàm phán.
- “ Đừng ngồi đó im lặng, hãy nói đi”: Người Mỹ không thể làm
việc tốt khi đối phương im lặng trong đàm phán.
- Người Mỹ đánh giá cao sự bền bỉ, kiên định. Vì vậy bạn đừng
bỏ cuộc giữa chừng, hãy cố gắng theo đuổi công việc đến cùng.
- Trong đàm phán, người Mỹ thường tách vấn đề ra nhiều phần
nhỏ rồi tiến hành tấn công từng phần một.
- Với người Mỹ công việc là công việc.
Muốn hiểu thêm chi tiết về phong cách đàm phán của giới kinh
doanh các nước trên thế giới, doanh nghiệp có thể tham khảo
các điạ chỉ sau:
CÁC ĐIỀU KHOẢN CHÍNH CỦA HỢP ĐỒNG NGOẠI
THƯƠNG
1. Điều khoản tên hàng (Commodity)
Dưới đây là các cách quy định điều khoản tên hàng thường dùng
trong hợp đồng mua bán quốc tế:
• Ghi tên thương mại kèm theo tên thông thường và tên khoa
học của hàng hoá.
• Ghi tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra nó. Ví dụ:
nước mắm Phú Quốc.
• Ghi tên hàng kèm theo tên hãng sản xuất ra nó. Ví dụ : xe máy
Honda.
• Ghi tên hàng kèm theo quy cách chính của hàng hoá đó. Ví dụ:
xe tải 10 tấn.
• Ghi tên hàng kèm theo công dụng của hàng hóa. Ví dụ: Lưỡi
cưa để cưa gỗ có đầu.
• Ghi tên hàng kèm theo mã số của hàng đó trong danh mục
hàng hoá thống nhất. Ví dụ: Mô tô điện, mục 100.01.
Thông thường khi quy định tên hàng, người ta kết hợp các cách
ghi trên đây sao cho có thể nói lên chính xác đối tượng mua bán,
trao đổi.
2. Điều khoản phẩm chất (Quality or Specification)
Các cách quy định điều khoản phẩm chất thường dùng trong hợp
đồng mua bán quốc tế:
• Quy định phẩm chất theo mẫu: Theo tập quán quốc tế, người ta
ký và đóng dấu vào 3 mẫu hàng, một giao cho người bán lưu,
một giao cho người mua và một giao cho người thứ ba được hai
bên thoả thuận chỉ định giữ mẫu để phân xử khi cần thiết.
Trong hợp đồng có hai cách ghi:
- Y hệt như mẫu: As per sample
- Khoảng như mẫu : About as per sample.
• Quy định theo tiêu chuẩn hoặc phẩm cấp: Cần ghi chính xác số
hiệu tiêu chuẩn và năm ban hành tiêu chuẩn hoặc phẩm cấp đó.
Ví dụ: Xi măng Việt Nam mác P.400 theo TCNN 2235/77.
• Quy định theo quy cách hàng hoá.
• Quy định theo hàm lượng chất chủ yếu trong hàng hoá.
• Quy định theo số lượng thành phần có thể thu được từ hàng
hoá đó.
• Quy định dựa vào hiện trạng hàng hoá.
• Quy định dựa vào sự xem hàng trứơc (còn gọi là phương pháp
“ đã xem và đồng ý”- Inspected, Approved).
• Quy định theo dung trọng hàng hoá (Dung trọng là trọng lượng
tự nhiên của một đơn vị dung tích). Ví dụ: Hạt tiêu trắng dung
trọng 550g/ml.
• Quy định dựa vào tài liệu kỹ thuật: Người ta thường ký và
đóng dấu vào tài liệu kỹ thuật và quy định rằng tài liệu kỹ thuật
đó là bộ phận không tách rời hợpđồng.
• Quy định dựa vào nhãn hiệu hàng hoá: Ngoài tên hàng + nhãn
hiệu cần ghi rõ năm sản xuất và series sản xuất của loại hàng có
nhãn hiệu đó.
• Quy định dựa vào mô tả hàng hoá.
• Thông thường phẩm chất hàng hoá đựơc quy định theo cách
kết hợp các quy định trên với nhau để nói lên chính xác mặt chất
của đối tượng – hàng hoá mua bán.
3. Điều khoản số lượng (Quantity)
Điều khoản số lượng thường gồm các nội dung: Đơn vị tính; Số
lượng; Địa điểm xác định số lượng; Tỷ lệ miễn trừ (nếu có);
Cách xác định trọng lượng.
• Đơn vị tính số lượng:
- Số lượng hàng hoá có thể tính bằng:
+ Cái, con, chiếc, hòm, kiện....
+ Đơn vị đo chiều dài, trọng lượng, thể tích và dung tích.
Cần hiểu rõ các hệ thống đo lường thường dùng trong buôn bán
quốc tế. Ngoài các đơn vị thuộc mét hệ còn có hệ thống đo
lường của Anh, Mỹ...
- Ví dụ:
+ Đơn vị đo chiều dài : inch ( 2,54 cm); foot ( 12 icnh = 0,34
m); Yard ( 3 feed = 0,914 m); Mile ( 1,609 km). Đơn vị đo dung
tích: Gallon ( Anh: 4,546 lít; Mỹ 3,785 lít); Bushel ( Anh: 3,637
decalit. Mỹ: 3,523 lít); Barrel ( 158.98 lit).
+ Đơn vị đo khối lượng ( trọng lượng): Grain ( 0,1648 gram) ;
Dram ( 1,772 gram); ounce (28,350 gram trong buôn bán hàng
thông thường và 31,1035 gram trong buôn bán vàng bạc); short
ton (1,016,047 kg); pound ( 453,59 gram)...
+ Đơn vị tính số lượng tập hợp : Tá (12 cái); Gross (12 tá)...
• Số lượng:
- Các cách quy định số lượng bằng mua bán trong hợp đồng mua
bán quốc tế:
+ Quy định số lượng cụ thể.
+ Quy định số lượng phòng chừng: Các bên có thể giao nhận
hàng hoá theo một số lượng cao hoặc thấp hơn số lượng quy
định trong hợp đồng. Khoảng chênh lệch đó gọi là dung sai.
Các chữ cái thường dùng “ khoảng chừng” (about), “xấp xỉ” (
approximately), “hơn kém” ( more less ), “ cộng trừ” (plus,
minus) “ hoặc từ....đến...”
Hợp đồng quy định rõ ai có quyền lựa chọn dung sai, giá dung
sai tính theo giá thị trường khi giao hàng hay tính theo giá hợp
đồng.
• Địa điểm xác định số lượngvà trọng lượng:
Hợp đồng có thểquy định:
+ Trọng lượng được xác định ở nơi gửi hàng ( trong lúc bốc –
shipped weight). Mọi rủi ro về lượng đối với hàng hoá trong quá
trình chuyên chở do người mua phải chịu. Giấy chứng nhận
trọng lượng do .... ( tên cơ quan giám định) cấp ở cảng đi có giá
trị pháp lý cuối cùng ràng buộc các bên.
+ Hoặc trọng lượng được xác định ở nơi hàng đến ( trọng lượng
dỡ – landed weight). Mọi rủi ro về lượng đối với hàng hoá trong
quá trình chuyên chở do ngườibán chịu. Giấy chứng nhận trọng
lượng do .....( tên cơ quan giám định ) cấp ở cảng đến có giá trị
pháp lý cuối cùng ràng buộc các bên.
+ Tỷ lệ miễn trừ ( franchise): chỉ quy định trong hợp đồng đối
với một số loại hàng nhất định.
+ Ý nghĩa của tỷ lệ miễn trừ: Người bán được miễn trách nhiệm
nếu mức hao hụt tự nhiên thấp hơn tỷ lệ miễn trừ đã được quy
định.
• Cách xác định trọng lượng:
- Có hai cách xác định trọng lượng hàng hoá mua bán thường
được quy định trong hợp đồng:
+ Trọng lượng cả bì: Trọng lượng của hàng hoá cùng với trọng
lượng các loại bao bì hàng hoáđó.
+ Trọng lượng tịnh: Trọng lượng thực tế của hàng hoá, bằng
trọng lượng cả bì trừ đi trọng lượng bao bì. Hợp đồng mua bán
có thể quy định cụ thể hơn trọng lượng tịnh là:
Trọng lượng tịnh thuần tuý (net net weight): Chỉ bao gồm trọng
lượng của bản thân hàng hoá, không có bất kỳ loại bao bì nào.
Trọng lượng tịnh nửa bì : Bao gồm trọng lượng của bản thân
hàng hoá cộng với trọng lượng của những bao bì vật liệu trực
tiếp.
- Cách xác định trọng lượng bì:
+ Trọng lượng bì thực tế ( actual tare): Đem cân tất cả bao bì rồi
tính tổng số lượng bao bì.
+ Trọng lượng bì quen dùng ( customary tare): Trong số toàn bộ
bao bì, người ta rút ra một số bao bì nhất định để cân lên tính
bình quân.
+ Trọng lượng bao bì ước tính ( estimated tare) :Tính trọng
lượng bao bì bằng cách ước lượng không qua cân thực tế.
+ Trọng lượng bao bì ghi trên hoá đơn ( invoiced tare): Trọng
lượng bao bì được xác định căn cứ vào lời khai của người bán,
không kiểm tra.
4. Điều khoản giao hàng (Shipment or Delivery)
Có 3 kiểu quy định thời hạn giao hàng trong buôn bán quốc tế.
• Thời hạn giao hàng
- Thời hạn giao hàng có định kỳ:
Có thể quy định thời hạn giao hàng:
+ Hoặc vào một ngày cố định, ví dụ: vào ngày 31/01/2007.
+ Hoặc vào một ngày được coi là ngày cuối cùng của thời hạn
giao hàng, ví dụ: không chậm quá ngày 31/01/2007.
+ Hoặc bằng một khoảng thời gian như: quý 1 năm 2007, tháng
4 năm 2007.
+ Hoặc bằng một khoảng thời gian nhất định tuỳ theo sự lựa
chọn của một trong hai bên, ví dụ: trong vòng 6 tháng sau khi ký
hợp đồng tuỳ theo sự lựa chọn của người bán ( within 06 months
after concluding, at seller’s option) hay từ tháng 2 đến tháng 7
tuỳ người mua lựa chọn (delivery Feb/ July at Buyer’s option).
- Thời hạn giao hàng ngay:
+ Giao nhanh ( prompt)
+ Giao ngay lập tức ( immidiately).
+ Giao càng sớm càng tốt ( as soon as possible- ASAP).
+ v.v.
Các thuật ngữ trên được hiểu theo các cách khác nhau ở từng n
ơi, từng vùng. Theo UCP 500, giao ngay ( tất cả các thuật ngữ
trên) là “ yêu cầu gửi hàng trong thời gian 30 ngày kể từ ngày
mở thư tín dụng). Vì vậy, tốt nhất nên quy định rõ cách hiểu
thống nhất giữa các bên khi sử dụng một thuật ngữ nào đó trong
hợp đồng.
- Thời hạn giao hàng không có định kỳ ( ít dùng)
Có thể quy định là:
+ Giao hàng cho chuyến tàu đầu tiên (Shipment by first
available steamer).
+ Giao hàng khi nào có khoang tàu (Subject to shipping space
available).
+ Giao hàng sau khi nhận được L/C (Subject to the opening of
L/C).
+ Giao hàng khi nào xin được giấy phép xuất khẩu (Subject to
export licence).
• Địa điểm giao hàng
Có các cách quy định địa điểm giao hàng thường dùng trong
hợp đồng mua bán quốc tế sau:
-Quy định chính xác cảng (ga) giao hàng, cảng (ga) đến, cảng
(ga) thông qua.
- Quy định nhiều cảng (ga) gửi hàng và nhiều cảng (ga) đến.
• Phương thức giao hàng
Hợp đồng cần quy định rõ giao hàng là:
- Giao hàng toàn bộ (Total shipment).
- Giao hàng từng phần (Partial shipment): Cần quy định rõ
lượng hàng mỗi chuyến và thời gian mỗi chuyến hàng giao.
Hợp đồng còn phải quy định việc giao nhận được tiến hành tại
một địa điểm nào đó là giao nhận về chất lượng hay số lượn