Kỹ năng giao tiếp: Quy tắc quan trọng nhất trong việc nói chuyện trước đám
đông là bạn phải biết mình nói gì. Điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng thông
thường các “diễn giả” không hề có một ý niệm rõ ràng về những gì họ truyền
đạt đến người nghe
Bí quyết nói chuyện trước đám đông
Phần lớn mọi người xem việc phải nói chuyện trước đám đông là nỗi sợ hãi kinh
khủng nhất. Nỗi sợ đó còn hơn cả sợ rắn, sợ đi máy bay, hoặc ngay cả sợ cái chết.
Nhưng chúng ta không thể trốn tránh nó mãi. Nhiều người trong chúng ta có thể
được mời ra trình bày một báo cáo, phát biểu trong buổi họp phụ huynh học sinh,
nói lời chúc mừng trong lễ cưới. Làm sao để bạn có thể vượt qua những thử thách
đó. Thật đơn giản chỉ với một chút thời gian luyện tập.
10 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ năng giao tiếp & Quy tắc nói chuyện trước đám đông?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ năng giao tiếp & Quy tắc nói
chuyện trước đám đông?
Quản lý được cảm xúc sẽ giúp bạn giao
tiếp tốt hơn
Kỹ năng giao tiếp: Quy tắc quan trọng nhất trong việc nói chuyện trước đám
đông là bạn phải biết mình nói gì. Điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng thông
thường các “diễn giả” không hề có một ý niệm rõ ràng về những gì họ truyền
đạt đến người nghe
Bí quyết nói chuyện trước đám đông
Phần lớn mọi người xem việc phải nói chuyện trước đám đông là nỗi sợ hãi kinh
khủng nhất. Nỗi sợ đó còn hơn cả sợ rắn, sợ đi máy bay, hoặc ngay cả sợ cái chết.
Nhưng chúng ta không thể trốn tránh nó mãi. Nhiều người trong chúng ta có thể
được mời ra trình bày một báo cáo, phát biểu trong buổi họp phụ huynh học sinh,
nói lời chúc mừng trong lễ cưới. Làm sao để bạn có thể vượt qua những thử thách
đó. Thật đơn giản chỉ với một chút thời gian luyện tập. Xem thêm: Các phương
pháp học kỹ năng mềm
Kỹ năng giao tiếp & Quy tắc nói chuyện trước đám đông?
- Quy tắc quan trọng nhất trong việc nói chuyện trước đám đông là bạn phải biết
mình nói gì. Điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng thông thường các “diễn giả”
không hề có một ý niệm rõ ràng về những gì họ truyền đạt đến người nghe. Bạn
cần phải biết chính xác bạn sẽ đưa người nghe đến đâu. Một khi đã biết, hãy liệt kê
nó thành 3 hay 4 điểm chính và soạn bài nói của mình tập trung vào những điểm
này thôi. Bạn không phải là một cuốn từ điển sống, việc đưa ra quá nhiều thông tin
hay không đủ thông tin cũng đều dở như nhau.
Thực hành kỹ năng giao tiếp trước đám đông
Thực hành, nhưng không cần quá nhiều: Liệt kê ra những gì bạn sẽ nói và tập
nói 1 hay 2 lần. Sẽ rất hay nếu như bạn canh thời gian trong khi tập, việc đó sẽ
giúp bạn kiểm soát được thời gian nói mà không sợ bị lố. Có thể sẽ có những phút
ngẫu hứng tình cờ xảy ra làm bạn bất ngờ và làm khán giả thích thú. Bạn sẽ không
còn muốn xuất hiện trước đám đông nếu bạn đã nói về một đề tài cả ngàn lần rồi,
bạn sẽ cảm thấy chán và chẳng thèm để ý tới khán giả nữa. Bạn cũng nên lập kế
hoạch sẽ mặc những gì. Chú ý rằng đó phải là bộ đồ mà bạn cảm thấy thoải mái khi
mặc vào. Và điều quan trọng nhất, đó phải là bộ đồ mà bạn biết sẽ làm mình nổi
bật. Quyết định trước việc mình sẽ mặc gì trong ngày diễn thuyết sẽ làm bạn bớt lo
lắng hơn. Xem thêm: Kỹ năng thuyết trình trước đám đông
Kỹ năng nói chuyện trước đông người: Hãy là chính mình
Hãy là chính mình! Nhiều người cảm thấy cần phải rập khuôn theo phong cách
của ai đó khi nói trước đám đông, đó là vì họ cảm thấy họ không đủ tự tin để lôi
cuốn sự chú ý của khán giả. Một số cảm thấy bị “khớp” và nghiêm túc quá mức và
quên rằng tính hài hước cũng là một công cụ quan trọng của diễn giả. Đừng nên
chỉ tập trung vào vấn đề chính, đôi khi những giai thoại cá nhân hay những mẩu
chuyện nhỏ cũng là một cách rất tốt để hòa nhập với khán giả.
Quy tắc giao tiếp trước đám đông: Coi khán giả là bạn bè
Khán giả là bạn bè! Khán giả luôn ở đó, bởi vì họ quan tâm tới những gì bạn sẽ
nói và muốn nghe bạn nói về vấn đề đó. Họ muốn bạn phải làm tốt. Đừng nghĩ
khán giả như là một khối người thù địch, hãy xem họ chỉ là một nhóm cá nhân
riêng lẻ. Hãy cố gắng nhìn vào một ai đó một lúc. Khi nói chuyện với khán giả,
tiếp thu những ý kiến phản hồi của họ để hoàn thành bài nói chuyện của mình. ==>
Nghệ thuật tạo thiện cảm khi giao tiếp ứng xử
Kỹ năng giao tiếp thông minh và tự tin sẽ giúp bạn giao tiếp tốt hơn
Bạn sẽ vượt qua thôi mà! Tôi chưa bao giờ từng nghe thấy có ai chết trên bục
diễn thuyết cả. Bạn cũng không bị thở dốc, hụt hơi, quên mất tên mình hay bị nổi
nóng. Đấy là những chuyện gây ám ảnh cho bất cứ ai phải đứng trước đám đông.
Người ta gọi đó là cơn ác mộng của diễn viên. Việc đó hoàn toàn bình thường. Sử
dụng một số kỹ thuật thư giãn trước khi bắt đầu. Bạn có thể tìm một nơi để nhảy
lên nhảy xuống hoặc dậm chân thật manh, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy vững
vàng và giảm bớt căng thẳng. ==> Cải thiện kỹ năng giao tiếp trong công việc và
cuộc sống hàng ngày
Lắc bàn tay và co duỗi nắm tay. Điều này sẽ làm tay bạn bớt run. Nếu run tay thực
sự là một vấn đề thì hãy nắm lấy một tấm danh thiếp hay nắm vào bục diễn thuyết
khi nói chyện. Lè lưỡi ra, trợn mắt và há miệng to hết cỡ, sau đó nhăn tít mặt lại.
Việc này sẽ làn thư giãn các cơ mặt của bạn. Hít thật sâu và thở mạnh ra tiếng để
làm ấm giọng của bạn. Tưởng tượng như bạn đang ở trên một đám mây, không gì
có thể làm hại đến bạn khi bạn đang ở trong đó. Hãy cố gắng giữ hình ảnh ấy trong
đầu khi bạn đang đứng trên diễn đàn. Sẽ trở nên dễ dàng hơn! Nói chuyện trước
công chúng càng nhiều, việc đó càng trở nên dễ dàng hơn. Có khi bạn còn cảm
thấy thích nữa ấy chứ! ==> Làm sao để tự tin?
Quản lý được cảm xúc sẽ giúp bạn giao tiếp tốt hơn
Kỹ năng sống: Quản lý được cảm xúc sẽ giúp bạn giao tiếp tốt hơn. Cảm xúc
tiêu cực lây lan từ người này sang người khác nhanh như virus vậy. Bên cạnh
trí tuệ và cái lý trí khôn ngoan, ta còn đem những cảm xúc tự nhiên vào công
ty. Cảm xúc thể hiện qua cách làm việc, cách ứng xử ...
Ngày nay áp lực trong công việc xảy ra khá thường xuyên và nhiều người phải
gánh chịu áp lực công việc khá nặng nề. Vừa bước chân vào văn phòng là cả khối
công việc chờ đợi họ. Và thế là, hễ có ai đó hỏi han gì về công việc, họ lại có dịp
trút ra để cảm thấy “nhẹ bớt”. Liệu điều đó có tốt hơn cho họ không?
Kỹ năng sống: Quản lý được cảm xúc sẽ giúp bạn giao tiếp tốt hơn
Thực tế cho thấy cảm xúc tác động trực tiếp đến thành tích và hiệu quả làm việc
của nhân viên. Vì vậy bạn phải quản lý được cảm xúc của mình để cộng tác ăn ý
với đồng nghiệp. Sếp của bạn không những đánh giá bạn về năng lực chuyên môn
mà cả thái độ làm việc của bạn nữa.
Kỹ năng mềm: Cảm xúc tiêu cực lây lan rất nhanh
Có hai sự kiện quan trọng diễn ra cùng ngày tại một công ty: Trưởng phòng Nhân
Sự xin từ chức vì một lỗi lầm gì đó và công ty vừa ký hợp đồng mới. Đến cuối
ngày, người ta chỉ nghe các đồng nghiệp kháo nhau về sự kiện thứ nhất. Đọc
thêm các bài viết về kỹ năng sống.
Trên thực tế, nhân viên ít có khuynh hướng bàn chuyện lạc quan về công ty mình.
Giáo sư tâm lý học Sigal Barsade (ĐH Fairfield, Mỹ) cho rằng: “Cảm xúc tiêu cực
lây lan từ người này sang người khác nhanh như virus vậy. Bên cạnh trí tuệ và cái
lý trí khôn ngoan, ta còn đem những cảm xúc tự nhiên vào công ty. Cảm xúc thể
hiện qua cách làm việc, cách ứng xử của mỗi người. Chính vì thế, quản lý được
cảm xúc nơi công sở đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta.”
Đôi khi, bạn nghĩ rằng mình không hề biểu lộ cảm xúc. Nhưng trên thực tế, bạn
đang thể hiện điều đó ngay trên gương mặt và cử chỉ của mình đấy thôi. Chính
những cảm xúc mà bạn không nhận ra sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của bạn
nơi công sở.
Hãy lạc quan và thể hiện cảm xúc tích cực để làm việc hiệu quả hơn
Qua các cuộc nghiên cứu của mình, giáo sư Sigal Barsade khẳng định những người
lạc quan có khuynh hướng làm việc tốt hơn. Không những họ được đồng nghiệp
yêu mến hơn những kẻ thích “bàn lui” công việc, mà sự lạc quan giúp họ xử lý và
nhận thức vấn đề hiệu quả và chính xác hơn. Nhờ cảm xúc tích cực, họ sẽ biết cách
“mở lòng” để cùng mọi người thảo luận và xử lý vấn đề hiệu quả hơn. Trái lại, khi
mang cảm xúc tiêu cực, họ có khuynh hướng “bi quan hóa” mọi chuyện. ==>
Nghệ thuật biểu cảm qua khuôn mặt
Chân thành thể hiện sự đồng cảm
Một công ty hàng không đã nghiên cứu khái niệm “cảm xúc trong lao động” qua
một khảo sát tình huống cụ thể trong nhóm nhân viên chăm sóc khách hàng.
Nhiệm vụ của nhóm 1, nhóm “biểu lộ cảm xúc qua khuôn mặt”, là phải quên đi sự
mệt mỏi và căng thẳng để luôn tươi cười và thân thiện với những hành khách bị
thất lạc hành lý nhằm giúp họ vơi đi nỗi muộn phiền. Nhiệm vụ của nhóm 2, nhóm
“biểu lộ cảm xúc bằng nội tâm” là ngồi trò chuyện, chia sẻ để thấu hiểu nỗi buồn
và tìm sự đồng cảm với những hành khách không được may mắn này.
Kết quả: Nhóm thứ 2 đạt hiệu quả cao hơn hẳn. Nguyên nhân nằm ở chỗ: những
nhân viên này đã biết cách áp dụng những cảm xúc đời thường vào đúng những
tình huống cần thiết trong giao tiếp với khách hàng, điều này làm họ trở nên gần
gũi và đồng cảm hơn với các vị khách đang bị thất lạc hành lý. ==> Kỹ năng
mềm giúp bạn tự tin trong công việc và cuộc sống
Cuộc nghiên cứu trên đây là một bài học về việc thể hiện cảm xúc đúng cách. Thay
vì cứ phải “bằng mặt mà không bằng lòng”, hãy trải lòng ra với các đồng nghiệp
trong mọi tình huống khó khăn để cùng nhau sẻ chia, đồng cảm và vượt qua những
trở ngại.