I. Khái niệm, mục đích, yêu cầu của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn tuyển dụng
1.Khái niệm của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn tuyển dụng:
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là một quá trình giao tiếp trong đó đối tượng và chủ thể giao tiếp là người được phỏng vấn và phỏng vấn viên cùng trao đổi thông tin với nhau thông qua cuộc hỏi đáp có mục đích nhằm thu nhận hoặc cung cấp thông tin về một chủ đề nào đó đang được quan tâm.
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn tuyển dụng là quá trình hỏi – trả lời giữa nhà tuyển dụng và ứng viên nhằm đạt mục đích của các bên.
2.Mục đích của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn tuyển dụng:
- Để biết quan điểm của một người nào đó.
- Để thấy tầm quan trọng, ý nghĩa xã hội của vấn đề đang được phỏng vấn.
- Để tạo lập các mối quan hệ xã hội.
- Để chọn được người phù hợp với công việc.
5 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 750 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ năng Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn tuyển dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ năng Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn tuyển dụng
I. Khái niệm, mục đích, yêu cầu của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn tuyển dụng
1.Khái niệm của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn tuyển dụng:
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là một quá trình giao tiếp trong đó đối tượng và chủ thể giao tiếp là người được phỏng vấn và phỏng vấn viên cùng trao đổi thông tin với nhau thông qua cuộc hỏi đáp có mục đích nhằm thu nhận hoặc cung cấp thông tin về một chủ đề nào đó đang được quan tâm.
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn tuyển dụng là quá trình hỏi – trả lời giữa nhà tuyển dụng và ứng viên nhằm đạt mục đích của các bên.
2.Mục đích của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn tuyển dụng:
Để biết quan điểm của một người nào đó.
Để thấy tầm quan trọng, ý nghĩa xã hội của vấn đề đang được phỏng vấn.
Để tạo lập các mối quan hệ xã hội.
Để chọn được người phù hợp với công việc.
3.Yêu cầu của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn tuyển dụng:
Yêu cầu đối với người phỏng vấn:
Xác định mục đích phỏng vấn, hiếu biết về chủ đề, đối tượng phỏng vấn để chuẩn bị các câu hỏi.
Khi phỏng vấn phải tôn trọng người phỏng vấn và các quy tắc giao tiếp.
Tránh những câu hỏi quá khó, chung chung.
Cần biết lắng nghe, phân tích câu trả lời để phát triển mạch phỏng vấn.
Biên tập sau phỏng vấn cần khách quan( bên cạnh việc ghi lại lời nói, cần ghi chú ánh mắt, cử chỉ, thái độ người phỏng vấn để tăng độ tin cậy của bài).
Yêu cầu đối với người được phỏng vấn:
Có trách nhiệm đôi với những thông tin mà mình cung cấp.
Chỉ trả lời những gì mình nắm rõ
Có quyền trả lời hoặc khéo léo không trả lời câu hỏi phỏng vấn, phải có thái độ cởi mở, hợp tác trong đối thoại.
Có phản xạ nhanh với tình huống đặt ra, tránh trả lời lan man, dài dòng.
II.Các loại câu hỏi sử dụng trong tuyển dụng: mục đích và yêu cầu
Câu hỏi phỏng vấn về khả năng của bạn.
Trong buổi phỏng vấn tìm việc làm, bạn sẽ được hỏi các câu hỏi về khả năng của bạn. Chìa khóa thành công của câu hỏi này là bạn tập trung vào các kỹ năng cần thiết liên quan trực tiếp đến công việc bạn ứng tuyển. Rà soát lại các câu hỏi phỏng vấn phố biến về khả năng của bạn và mẫu câu trả lời kèm theo.
Câu hỏi phỏng vấn về việc bạn rời bỏ công việc hiện tại
Khi bạn đang phỏng vấn, bạn có thể được hỏi câu hỏi: tại sao bạn muốn sang ngang hoặc tại sao bạn lại rời bỏ công việc hiện tại. Lời khuyên dành cho bạn đối với câu hỏi này là: Hãy trả lời với thái độ và quan điểm thật tích cực và câu trả lời nên được chuẩn bị trước. Cách trả lời “Tôi rời bỏ công ty cũ vì tôi muốn tìm cơ hội việc làm tốt hơn” sẽ tạo một cảm giác không hay bởi nó mang tính cá nhân. Thay vì vậy, bạn có thể nói: Tôi đang tìm kiếm một môi trường làm việc mà tôi nghĩ sẽ cho tôi nhiều cơ hội vận dụng hết khả năng và kinh nghiệm của mình..Với cách trả lời nay, bạn sẽ có cơ hội thể hiện kỹ năng và kinh nghiệm của bạn cho nhà tuyển dụng biết.
Câu hỏi phỏng vấn về lương
Phỏng vấn về lương là một câu hỏi khó và tế nhị. Khi trả lời câu hỏi này bạn cần trung thực nếu nói về mức lương hay chế độ bạn nhận được từ công ty cũ vì nhà tuyển dụng có thể xác minh lại thông tin này của bạn. Tìm việc làm Bạn muốn thành công với câu hỏi này thì trước tiên bạn cần tìm hiểu kỹ về công việc bạn ứng tuyển. Việc tìm hiểu kỹ về công việc chứng tỏ bạn là người quan tâm đến công việc. Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm đối với nhà tuyển dụng và đó cũng sẽ là lợi thế khi đề cập đến mức lương bạn mong muốn.
Câu hỏi phỏng vấn về điểm mạnh và điểm yếu
Người phỏng vấn luôn luôn muốn biết về điểm mạnh cũng như các vấn đề gặp phải của ứng viên được phỏng vấn. Để chuẩn bị cho câu hỏi này, hãy tập trung vào những kỹ năng phù hợp, đáp ứng tốt cho vị trí bạn ứng tuyển. Bạn nên tham khảo những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và thành tựu và điều chỉnh câu trả lời cho phù hợp hoàn cảnh cá nhân của bạn.
Câu hỏi phỏng vấn về bản thân.
Đặt ra câu hỏi này cho bạn, nhà tuyển dụng đang cố xác định xem bạn có phải là người phù hợp với công ty họ hay không. Tích cách của bạn có phù hợp với văn hóa công ty? Mục tiêu, hoài bão của bạn có phù hợp với chiến lược phát triển của công ty không? Hay bạn sẽ làm thế nào để hòa nhập cùng đội ngũ nhân viên hiện tại?
Câu hỏi phỏng vấn về kinh nghiệm làm việc của bạn.
Trong buổi phỏng vấn, bạn có thể được nhà tuyển dụng yêu cầu cung cấp chi tiết thông tin về kinh nghiệm làm việc của bạn, thông tin bao gồm: các công việc bạn đã làm là gì, ngày kết thúc và bắt đầu công việc đó, chế độ bạn được hưởng, vị trí bạn đảm nhiệm và công ty bạn đã làm việc. Hãy chuẩn bị thật kỹ danh sách các câu trả lời để vượt qua câu hỏi này một cách nhanh chóng và dễ dàng nhé.
Câu hỏi phỏng vấn hành vi
Các câu hỏi phỏng vấn hành vi thường được chú ý hơn các câu hỏi phỏng vấn thông thường. Câu hỏi này tập trung vào cách bạn phản ứng, đối phó và giải quyết các tình huống xảy ra tại nơi làm việc. Việc bạn nên làm với câu hỏi này là xét lại các câu hỏi về phỏng vấn hành vi và suy nghĩ về phương án trả lời cho các câu hỏi đó.
Câu hỏi phỏng vấn về kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp tốt là nhân tố cần thiết cho sự thành công của bạn tại nơi làm việc. Khi bạn đi phỏng vấn ở một vị trí nào đó, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn về các kỹ năng giao tiếp bao gồm: cách bạn xử lý vấn đề, cách xử lý một tình huống khó khăn, bạn mong đợi gì từ việc trao đổi với cấp quản lý và kèm theo đó là các câu hỏi liên quan đến kỹ năng giao tiếp của bạn.
Câu hỏi phỏng vấn về văn hóa công ty
Văn hóa công ty là tính cách chung của một công ty và cái xác định rõ về công ty nhất, từ góc độ nhân viên cũng như phong cách làm việc. Câu hỏi về văn hóa công ty được sử dụng để kiểm tra xem bạn có phù hợp với tổ chức bạn làm việc hay không.
Câu hỏi phỏng vấn về năng lực
Là câu hỏi yêu cầu ứng viên phải đưa ra được những kỹ năng và kinh nghiệm của mình, để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy ứng viên đó là người đáp ứng được yêu cầu của họ một cách tốt nhất.
III.Các hình thức phỏng vấn tuyển dụng: mục đích và yêu cầu
Hiện nay nhu cầu tuyển dụng rất lớn, mỗi công ty đều có cách phỏng vấn khác nhau nhằm lựa chọn ứng viên phù hợp. Careerlink xin chia sẻ cùng các bạn các hình thức phỏng vấn nhằm giúp các bạn tự tin hơn để giải quyết mọi vấn đề mà nhà tuyển dụng đặt ra.
1. Phỏng vấn qua điện thọai
Hiện nay phỏng vấn qua điện thoại là cách phổ biến nhằm sàn lọc các ứng viên trước cuộc phỏng vấn đầu tiên. Cuộc phỏng vấn này có thể hẹn trước hoặc không. Nếu ở thời điểm đó không thuận tiện bạn có thể cho người ta biết và sắp xếp một cuộc hẹn vào lúc khác.
Trong lúc phỏng vấn qua điện thoại bạn có thể bị out ngay nếu trả lời ấp úng hay không khớp với CV mà bạn đã gửi. Nếu bạn có chất giọng hay hoặc phản xạ nhanh trong cách trả lời sẽ dễ dàng ghi điểm đối với nhà tuyển dụng.
Nếu cuộc phỏng vấn đã được hẹn trước bạn nên chuẩn bị tất cả các tài liệu liên quan như tài liệu về công việc, CV mà bạn đã gửi cho nhà tuyển dụng, tài liệu tham khảo. Bắt đầu cuộc phỏng vấn bạn nên xác nhận lại tên và chức vụ của người phỏng vấn, nhớ rằng phải ghi chú lại. Thông tin này giúp bạn không làm phật lòng người phỏng vấn khi bạn không có sự nhầm lẫn trong quá trình phỏng vấn, mặc khác cũng để sử dụng khi viết thư cảm ơn sau cuộc phỏng vấn. Vì thời gian ít nên bạn cần trả lời các câu hỏi ngắn gọn tập trung và có thể tranh thủ hỏi nhà tuyển dụng thêm thông tin liên quan đến công việc, công ty
2. Phỏng vấn trong bữa ăn
Có thể đây là hình thức phỏng vấn ít được phổ biến tại Việt Nam so với các hình thức khác. Nhà tuyển dụng muốn phỏng vấn theo cách này nhằm đánh giá khả năng giao tiếp của bạn.
Trước khi phỏng vấn như thế này bạn nên tìm hiểu trước nhà hàng mà mình được mời đến và tìm hiểu cách sử dụng các loại dao nĩa trên bàn tiệc.
Trong bữa ăn bạn đừng nên gọi những món ăn đắt tiền, chú ý đến một số món ăn sẽ gây phiền toái cho bạn vì vậy phải chọn những món ăn đơn giản để thuận tiện khi vừa ăn vừa trao đổi. Bạn không nên nói chuyện khi trong miệng còn thức ăn, nên thoải mái trao đổi cỡi mở với nhà tuyển dụng.
Sau bữa ăn bạn nên cảm ơn nhà tuyển dụng và viết thư cảm ơn đồng thời bày tỏ thái độ quan tâm đối công việc khi về tới nhà.
3. Phỏng vấn nhiều người một lúc
Đây là hình thức phỏng vấn mà tuyển dụng sẽ gọi từ 2,3 ứng viên trở lên vào phỏng vấn cùng một lúc, họ đặt cùng một câu hỏi như nhau và để các ứng viên cùng trả lời.Trong trường hợp này thường thì các câu hỏi không phải trả lời đúng hay sai mà vấn đề ở chỗ nhà tuyển dụng khả năng phản ứng nhanh nhạy của các ứng viên. Vì thế bạn cần bình tĩnh trả lời nhanh, tuy nhiên cũng đừng hấp tấp giành trả lời khi chưa nghĩ ngay ra phương án hay. Nếu đối thủ của bạn đã trả lời rồi thì bạn cũng không được ngắt lời của người ta mà hãy chờ người ta nói xong đã. Khi mình trả lời cũng không được chê bai câu trả lời của người trước. Nếu lúc nào bạn cũng trả lời “Tôi đồng ý với phương án của chị A” thì chắc chắn bạn sẽ không được chọn vì rằng nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên rất chậm chạp, hoặc anh ta chỉ là người ba phải ăn theo. Vì thế nếu trả lời sau mà vẫn không có phương cách trả lời khác thì bạn nên bổ sung nâng cao phương án đó theo cách tối ưu hơn, khả năng thuyết phục cao và kỹ năng tổ chức nhóm chắc chắn bạn sẽ ghi điểm ở nhà tuyển dụng. Dạng câu hỏi tình huống đòi hỏi ứng viên phải sáng tạo, có khả năng suy luận logic để đưa ra giải pháp thích hợp nhất.
4. Phỏng vấn trực tiếp
Tùy theo qui mô và qui chế của công ty mà quá trình phỏng vấn trực tiếp có thể tiến hành một lần hay nhiều lần.
- Phỏng vấn trực tiếp lần đầu: nhân viên nhân sự sẽ phỏng vấn nhằm đánh giá năng lực và chuyên môn của bạn có phù hợp với công việc hay không? Vì thế bạn cần nghiên cứu kỹ mô tả công việc mà họ đã đưa ra, chú ý cách trả lời không được khác so với CV mà bạn đã gửi cho họ.
- Phỏng vấn trực tiếp lần 2: Trưởng phòng nhân sự hoặc có thể có trưởng phòng của vị trí mà bạn ứng tuyển, giám đốc. Đây là cuộc phỏng vấn chính thức nhằm kiểm tra năng lực và chuyên môn của bạn. Những người tham gia phỏng vấn đều có quyền ra quyết định chọn bạn hay không? Vì thế đừng quên là bạn phải trả lời cho tất cả nhóm thay vì trả lời với người đặt câu hỏi cho bạn và đừng quên chú ý đến người đặt câu hỏi cho mình. Thông thường có một người chính điều khiển cuộc phỏng vấn. Người này có thể là giám đốc trực tiếp của bạn hoặc là người ra quyết định, vì vậy hãy đặc biệt chú ý đến họ.
- Phỏng vấn lần cuối: Thông thường ở vòng cuối cùng này bạn dường như đã được chấp nhận làm việc và họ chỉ gặp bạn để thương lượng mức lương và chế độ làm việc. Đây có thể xem là vòng phỏng vấn căng thẳng nhất giữa một bên muốn trả lương thấp và một bên muốn nhận mức lương cao. Vì thế bạn phải khéo léo linh hoạt trong thương lượng. Nên hỏi rõ về công việc mà mình sẽ làm, các chế độ đãi ngộ của công ty.
Việc hiểu rõ đặc điểm cơ bản của mỗi vòng phỏng vấn sẽ giúp bạn loại bỏ cảm giác hồi hộp, căng thẳng và chuẩn bị thật chu đáo câu trả lời và những giải pháp dự bị để đối phó với nhà tuyển dụng.
IV.Các ví dụ minh họa về buổi phỏng vấn và trả lời phỏng vấn:
Là video phỏng vấn trên youtube nha.