Kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ

KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG NẤM MỠ I. ĐẶC TÍNH SINH HỌC 1.1. Tên khoa học Nấm mỡ có tên khoa học: Agaricus. Có nhiều loài khác nhau như: Agaricus. bisporus, Agaricus. blazei, Agaricus. bitorquis. 1.2. Đặc điểm hình thái Nấm mỡ có quả thể rắn, chắc bao gồm phần mũ và cuống rõ rệt. Đến giai đoạn trưởng thành màng bao bị rách phát tán bào tử và nấm nở như ô dù. Nấm mỡ có màu sắc khác nhau như màu trắng, màu nâu. 1.3. Nhiệt độ phát triển thích hợp Giai đoạn hệ sợi phát triển nhiệt độ thích hợp là từ 24 - 25°C. Giai đoạn hình thành và phát triển quả thể nhiệt độ thích hợp từ 15 - 20°C 1.4. Độ ẩm - Độ ẩm Compost (nguyên liệu đã được chế biến) thích hợp cho sợi nấm phát triển từ 65-70%. - Độ ẩm không khí thích hợp cho quả thể nấm phát triển từ 85 - 90%. 1.5. Dinh dưỡng Nấm mỡ không sử dụng nguồn Xenlulo trực tiếp mà phải được chế biến từ Xenlulo, phân hữu cơ, phân vô cơ tạo thành môi trường thích hợp cho sợi nấm phát triển gọi là Compost. Hàm lượng dinh dưỡng có trong Compost cụ thể như sau: N: 2,2 - 2,5%; P: 1,2 - 2,5%; Ca: 2,5 - 3%; Tỷ lệ C/N: 14 - 16/1; pH = 7 - 8; Lượng NH3 < 0,1%. Thời vụ ủ nguyên liệu từ 15/10-15/11.

doc4 trang | Chia sẻ: thuychi11 | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG NẤM MỠ I. ĐẶC TÍNH SINH HỌC 1.1. Tên khoa học Nấm mỡ có tên khoa học: Agaricus. Có nhiều loài khác nhau như: Agaricus. bisporus, Agaricus. blazei, Agaricus. bitorquis.... 1.2. Đặc điểm hình thái Nấm mỡ có quả thể rắn, chắc bao gồm phần mũ và cuống rõ rệt. Đến giai đoạn trưởng thành màng bao bị rách phát tán bào tử và nấm nở như ô dù. Nấm mỡ có màu sắc khác nhau như màu trắng, màu nâu. 1.3. Nhiệt độ phát triển thích hợp Giai đoạn hệ sợi phát triển nhiệt độ thích hợp là từ 24 - 25°C. Giai đoạn hình thành và phát triển quả thể nhiệt độ thích hợp từ 15 - 20°C 1.4. Độ ẩm - Độ ẩm Compost (nguyên liệu đã được chế biến) thích hợp cho sợi nấm phát triển từ 65-70%. - Độ ẩm không khí thích hợp cho quả thể nấm phát triển từ 85 - 90%. 1.5. Dinh dưỡng Nấm mỡ không sử dụng nguồn Xenlulo trực tiếp mà phải được chế biến từ Xenlulo, phân hữu cơ, phân vô cơ tạo thành môi trường thích hợp cho sợi nấm phát triển gọi là Compost. Hàm lượng dinh dưỡng có trong Compost cụ thể như sau: N: 2,2 - 2,5%; P: 1,2 - 2,5%; Ca: 2,5 - 3%; Tỷ lệ C/N: 14 - 16/1; pH = 7 - 8; Lượng NH3 < 0,1%. Thời vụ ủ nguyên liệu từ 15/10-15/11. Công thức: Rơm rạ khô: 1.000kg: + Đạm Urea: 5kg. Đạm Sulfatamoni: 20kg + Bột nhẹ CaCO3: 30kg. Lân K2PO4: 30kg Nhiệt độ xuống 280 C cấy giống II. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 2.1. Sơ đồ quy trình Vào giàn, vào luống Rơm rạ khô xử lý bằng nước vôi loãng Cấy giống 12-15 ngày 1 ngày Lên men phụ 7 - 8 ngày Ủ đống, bổ sung đạm Phủ đất 3 ngày 3 ngày 12-15 ngày Chăm sóc, thu hái Đảo lần 4 Đảo lần 1 3 ngày 3 ngày Đảo lần 3, bổ sung lân Đảo lần 2, bổ sung bột nhẹ Chế biến nấm 3 ngày 2.2. Giải thích các công đoạn của quy trình 2.2.1. Rơm rạ khô làm ướt bằng nước vôi loãng - Tỷ lệ: 1 tấn rơm rạ khô cần 10kg vôi đã tôi. - Số lượng rơm rạ khô đưa vào xử lý cho 1 đống ủ tối thiểu từ 500kg trở lên. Số lượng rơm rạ phải tương đối chính xác. - Rơm rạ khô cho vào nước vôi ngâm và dẫm cho kỹ từ 7 - 10 phút để cho rơm rạ thẩm thấu nước đủ (vệ sinh rơm rạ). Sau đó mới vớt lên để ráo 12 - 16h đưa vào ủ đống. - Lưu ý: + Để rơm rạ ngậm đủ nước sẽ thuận lợi cho quá trình lên men sau này và nguyên liệu sẽ được chín đều. + Trong quá trình làm ướt rơm rạ bằng nước vôi loãng có thể thay nước nếu như số lượng rơm rạ nhiều. Nhìn vào lượng nước thấy màu nâu đậm đặc thì phải thay nước 2.2.2. Ủ đống phối trộn thêm 5kg đạm Urê CO(NH2)2 và 20kg đạm sunfat (NH4)2SO4 cho 1 tấn rơm rạ khô - Chuẩn bị ủ đống gồm: địa điểm đống ủ (cao, dễ thoát nước), có kệ lót đống ủ, có 1-2 cọc thông khí (Ø= 10cm, dài 1,7- 2m) che bằng nilon có dây buộc chặt xung quanh đống ủ. - Kích thước đống ủ: Chiều rộng: 1,5m, chiều cao 1,5m, chiều dài tuỳ thuộc vào nguyên liệu. Cứ 1,5m đặt 1 cọc thông khí. - Bổ sung hoá chất (đạm hỗn hợp Urê và Sulfat). Hai loại đạm này được trộn đều theo tỷ lệ; đập nhỏ tơi. Cứ 1 lớp rơm rạ đã được làm ẩm bằng nước vôi cho lên kệ đống ủ có độ dày từ 25 - 30cm thì rắc 1 lớp đạm hỗn hợp. Cứ làm như vậy cho đến hết đống ủ. Quá trình ủ đống có thể nén chặt và kiểm tra lại nguyên liệu đưa vào ủ bằng cách đo thể tích của đống ủ để biết được số lượng rơm rạ: tấn rơm rạ khô đưa vào ủ đống đo được khoảng 13,5m3 (1,5m x 1,8m x 5m). - Sau khi ủ đống xong dùng nilon quây chặt đống ủ xung quanh để hở phía trên đống ủ và che chắn không để nước mưa vào. 2.2.3. Đảo lần 1 (đảo không) - Sau thời gian 3 ngày kiểm tra nhiệt độ đống ủ, nhiệt độ đạt từ 75 - 800C ổn định trong ngày không tăng lên nữa thì tiến hành đảo đống ủ. - Giũ toàn bộ đống ủ ra cho bay hết hơi nóng và phân ra 2 phần: + Phần 1: Gồm toàn bộ phần ngoài và phần trên của đống ủ (kiểm tra lại độ ẩm nếu khô bổ sung thêm nước, nếu ướt quá thì cần để ráo bớt). + Phần 2: Gồm toàn bộ phần bên trong của đống ủ (kiểm tra và chỉnh độ ẩm). Kiểm tra độ ẩm của nguyên liệu: vắt 1 nắm rơm rạ thấy nước chảy ra liên tục là độ ẩm đạt 65-70%. - Đưa nguyên liệu vào đống ủ mới: Phần 1 cho vào giữa đống ủ, phần 2 cho ra phía ngoài đống ủ. Quá trình đưa nguyên liệu vào đống ủ dùng tay nén nhẹ (không được dẫm lên đống ủ, dễ bị yếm khí). - Lần đảo này không bổ sung hoá chất nhưng cần lưu ý là để toàn bộ hơi nóng (Khí NH3) của đống ủ phải bay hết mới được đưa nguyên liệu vào đống ủ mới. 2.2.4. Đảo lần 2 (Bổ sung 30kg bột nhẹ CaCO3/ 1 tấn nguyên liệu) - Sau 3 ngày kiểm tra nhiệt độ của đống ủ và tiến hành đảo Lần 2. Chuẩn bị bột nhẹ theo tỷ lệ 30kg/ 1 tấn rơm rạ khô. - Giũ tung đống ủ cho bay hết hơi nóng, cách làm như đảo Lần 1. Giũ rơm đến đâu rắc bột nhẹ đến đó làm cho hết đống ủ. - Xếp rơm vào kệ đống ủ (kệ đống ủ rút ngắn chiều dài, chiều rộng và chiều cao vẫn giữ nguyên). Đống ủ sẽ nhỏ lại theo chiều dài 2.2.5. Đảo lần 3 (Bổ sung 30kg Lân Supephotphat/ 1 tấn nguyên liệu). - Chuẩn bị làm theo tỷ lệ, đập tơi nhỏ và mịn. - Cách đảo và bổ sung giống như cách ủ. Cứ 1 lớp nguyên liệu rắc một lớp Lân Supe. Cứ làm như vậy cho đến hết đống ủ. 2.2.6. Đảo lần 4: Cách đảo giống như đảo lần 1 - Kiểm tra độ ẩm, màu sắc, mùi vị và độ ẩm nguyên liệu. vắt 1 nắm rơm rạ thấy nước chảy rỉ qua kẽ tay không tạo giọt là độ ẩm 65-70%. - Toàn bộ quá trình từ Xử lý nguyên liệu cho đến kết thúc đảo lần 4 gọi là quá trình lên men chính. Kết thúc quá trình lên men chính Compost phải đạt được các yêu cầu sau: + Độ ẩm 65- 70%, pH= 7 - 7,5. + Có mùi thơm đặc trưng dễ chịu, màu hạt dẻ. + Không có mùi Amoniac và mùi hôi yếm khí. 2.2.7. Lên men phụ ngoài trời Sau 3 ngày đảo lần 4 nguyên liệu đạt yêu cầu đưa vào lên men phụ. Chuẩn bị địa điểm và kệ, cho compost lên kệ có chiều rộng 1,5m, chiều cao 0,7-0,8m. Chiều dài tuỳ theo khối lượng đống ủ. Cứ 1,5m cho 1 cọc thông khí. Thời gian lên men phụ ngoài trời từ 7-8 ngày. Nhiệt độ duy trì đạt từ 55- 650C. Đây là thời kỳ lên men phụ tạo xạ khuẩn làm thức ăn tốt nhất cho sợi nấm phát triển. 2.2.8. Vào giàn, vào luống - Chuẩn bị luống hoặc giàn với diện tích từ 30-32m2/1 tấn nguyên liệu. - Nguyên liệu được giũ tơi hết hơi nóng cuộn hoặc vò rối theo từng bó chặt tay có chiều cao 15cm. Xếp vào luống hoặc giàn. Vỗ mặt luống phẳng. - Sau khi vào giàn, luống xong theo dõi nhiệt độ trong luống. Nhiệt độ trong luống giảm xuống còn 280C. Kiểm tra độ ẩm tốt và mùi amoniac trong nguyên liệu hết thì tiến hành cấy giống. 2.2.9. Cấy giống - Chuẩn bị giống nấm theo tỷ lệ 12 - 15kg giống/ 1 tấn nguyên liệu. Giấy báo hoặc giấy dễ thấm nước phủ kín bề mặt luống. - Kiểm tra độ ẩm bề mặt luống (nếu khô tưới phun nhẹ bề mặt). Lấy tay hoặc cào giữ nhẹ compost bề mặt luống có độ sâu từ 3 - 5cm. Rắc hạt giống lên bề mặt theo tỷ lệ 1m2 khoảng 350 - 400g giống nấm. Rồi dùng tay lắc nhẹ bề mặt để hạt giống lọt xuống dưới compost. Làm phẳng bề mặt, lấy giấy báo đậy kín toàn bộ bề mặt luống nấm. - Hàng ngày tưới vừa đủ ướt lớp giấy báo giữ nguyên độ ẩm của luống nấm để cho sợi nấm phát triển. Thời gian khoảng 12 - 15 ngày. 2.2.10. Đất phủ và phủ đất. - Đất phủ có kết cấu viên, giàu chất hữu cơ (thường lấy ở tầng canh tác lúa, rau màu), có pH=7. Kích thước hạt từ 0,3cm - 1cm. Lượng đất phủ chuẩn bị 0,6m3/1 tấn rơm rạ. Đất phủ được phơi khô và trộn thêm bột nhẹ hoặc khử trùng trước khi đưa vào phủ. - Giỡ giấy báo, kiểm tra giống nấm ăn sâu vào nguyên liệu (màu trắng bạc), bề mặt luống khô thì tưới nhẹ lên toàn bộ bề mặt luống rồi cho đất phủ lên mặt luống có độ dày từ 2,5 - 3cm. - Sau khi phủ đất xong chăm sóc tưới hàng ngày cho thấm nước vào đất phủ (Thời gian từ 3 - 4 ngày đầu). Kiểm tra đất phủ đã thấm đủ nước, ta bẻ viên đất ra xem phần trong có màu thẫm như phần ngoài viên đất là được. - Duy trì độ ẩm của đất như vậy cho đến lúc nấm mọc lên khoảng 12 - 15 ngày 2.2.11. Chăm sóc và thu hái - Chuẩn bị dụng cụ thu hái nấm như dao, rổ nhựa, túi nilon,... - Sau thời gian phủ đất 12 - 15 ngày gặp điều kiện thời tiết thuận lợi nấm bắt đầu mọc lên, xuất hiện các chấm nhỏ màu trắng lớn dần bằng hạt ngô, cúc áo. - Điều chỉnh lượng nước tưới hàng ngày theo mật độ và độ lớn của cây nấm (nấm mọc nhiều thì tưới nhiều, mọc ít thì tưới ít). Tuỳ thuộc vào thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió) để điều chỉnh hệ thống cửa ra vào và hệ thống tưới cho phù hợp. Trước khi thu hái 4 tiếng không tưới nước. - Hái nấm ở giai đoạn trước khi rách màng bao, dùng tay xoáy quả nấm lấy hết phần gốc và cuống nấm lên, dùng dao cắt phần gốc và đất dính cho nấm vào túi nilon hoặc rổ nhựa sạch đưa ngay đến nơi tiêu thụ. Quá trình thu hái chăm sóc kéo dài 2,5 - 3 tháng thì kết thúc một chu kỳ sản xuất nấm (chân nấm nhô khỏi mặt đất 1-1,5cm thì thu hái, sau đó cắt chân để lại 0,5cm). - Năng suất đạt 20 - 30% nấm tươi/ nguyên liệu khô. 2.2.12. Chế biến nấm - Nấm muối: Nấm thu hái xong cho vào nước lạnh rửa sạch. Đun nước sôi thả nấm vào cho sôi lại khoảng 5 - 7 phút (nấm luôn phải chìm trong nước). Sau khi kiểm tra nấm chín thì vớt nấm ra thả ngay vào nước lạnh (làm lạnh 1- 2 lần). Cho nấm làm lạnh vào dụng cụ muối (can nhựa, chum vại,...), cứ 1kg nấm đã luộc cho thêm 0,2 lít dung dịch muối bão hoà, 0,3kg muối khô, 3g axit Citric. Để nấm muối ổn định khoảng 15 - 20 ngày, kiểm tra nồng độ muối 22%, pH= 3,5 - 4. Nấm có mùi thơm, dung dịch nước trong suốt.