Kỹ thuật trồng một số loại cây rau vitamin

Dân số ngày càng gia tăng do đó nhu cầu về lương thực thực phẩm ngày càng đòi hỏi nhiều, cụ thể là các loại rau cung cấp trong các bữa ăn hằng ngày. Rau xanh không chỉ cung cấp một lượng lớn chất xơ, các sinh tố A, B, C mà còn cung cấp các nguyên tố vi lượng và đa lượng rất cần thiết trong cấu tạo tế bào. Rau xanh còn là một loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, đồng thời cũng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên thất thu hàng năm do các loài dịch hại gây ra cho nông nghiệp chiếm khoảng 35% sản lượng mùa màng (khoảng 75 tỷ đô la); trong đó thiệt hại do sâu là 13,8%; do bệnh cây là 11,6%; do cỏ dại là 9,5% (theo Cramer H.H., 1967). Nếu tính cho diện tích nông nghiệp toàn thế giới là 1,5 tỷ hecta không kể đồng cỏ và bãi hoang thì thiệt hại bình quân là 47-60 đô la trên một hecta. Để tránh thất thu, hiện nay có nhiều biện pháp được áp dụng để phòng trừ các loài dịch hại. Một trong các biện pháp đó là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh những ưu điểm của thuốc bảo vệ thực vật như diệt dịch hại nhanh, có khả năng chặn đứng sự lan tràn phá hoại của sâu, bệnh, cho hiệu quả trực tiếp rõ rệt nó còn có một số nhược điểm, nếu sử dụng không đúng cách (phun quá liều hoặc phun gần ngày thu hoạch) đôi khi thuốc có thể gây độc cho thực vật hoăc còn lưu trong nông sản và gây độc cho người, gia súc ăn phải, gây ô nhiễm môi trường [3] Theo thống kê, hàng năm ở miền Đông – Nam nước ta, tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng lên đến con số 1000 tấn, trong đó thuốc bảo vệ thực vật dùng trên rau rất lớn chiếm từ 50 – 80% tổng lượng thuốc dùng cho các loại cây trồng. Điều đó gây ra những mối nguy cho sức khỏe con người. Một số nơi xảy ra ngày càng nhiều và phổ biến tình trạng ngộ độc do rau xanh. Trên thế giới, hàng năm có trên 40000 người chết vì ngộ độc rau trên tổng số 2 triệu người bị ngộ độc (dựa theo thống kê của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO). Tuy chưa có thống kê chính thức về số người ngộ độc do thuốc trừ sâu ở nước ta, nhưng theo những thông báo từ những năm qua về các trường hợp ngộ độc lẻ tẻ hay hàng loạt ở từng bệnh viện, từng địa phương cho thấy số người bị ngộ độc là một con số đáng kể.

doc58 trang | Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật trồng một số loại cây rau vitamin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Dân số ngày càng gia tăng do đó nhu cầu về lương thực thực phẩm ngày càng đòi hỏi nhiều, cụ thể là các loại rau cung cấp trong các bữa ăn hằng ngày. Rau xanh không chỉ cung cấp một lượng lớn chất xơ, các sinh tố A, B, C … mà còn cung cấp các nguyên tố vi lượng và đa lượng rất cần thiết trong cấu tạo tế bào. Rau xanh còn là một loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, đồng thời cũng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên thất thu hàng năm do các loài dịch hại gây ra cho nông nghiệp chiếm khoảng 35% sản lượng mùa màng (khoảng 75 tỷ đô la); trong đó thiệt hại do sâu là 13,8%; do bệnh cây là 11,6%; do cỏ dại là 9,5% (theo Cramer H.H., 1967). Nếu tính cho diện tích nông nghiệp toàn thế giới là 1,5 tỷ hecta không kể đồng cỏ và bãi hoang thì thiệt hại bình quân là 47-60 đô la trên một hecta. Để tránh thất thu, hiện nay có nhiều biện pháp được áp dụng để phòng trừ các loài dịch hại. Một trong các biện pháp đó là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh những ưu điểm của thuốc bảo vệ thực vật như diệt dịch hại nhanh, có khả năng chặn đứng sự lan tràn phá hoại của sâu, bệnh, cho hiệu quả trực tiếp rõ rệt…nó còn có một số nhược điểm, nếu sử dụng không đúng cách (phun quá liều hoặc phun gần ngày thu hoạch) đôi khi thuốc có thể gây độc cho thực vật hoăïc còn lưu trong nông sản và gây độc cho người, gia súc ăn phải, gây ô nhiễm môi trường…[3] Theo thống kê, hàng năm ở miền Đông – Nam nước ta, tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng lên đến con số 1000 tấn, trong đó thuốc bảo vệ thực vật dùng trên rau rất lớn chiếm từ 50 – 80% tổng lượng thuốc dùng cho các loại cây trồng. Điều đó gây ra những mối nguy cho sức khỏe con người. Một số nơi xảy ra ngày càng nhiều và phổ biến tình trạng ngộ độc do rau xanh. Trên thế giới, hàng năm có trên 40000 người chết vì ngộ độc rau trên tổng số 2 triệu người bị ngộ độc (dựa theo thống kê của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO). Tuy chưa có thống kê chính thức về số người ngộ độc do thuốc trừ sâu ở nước ta, nhưng theo những thông báo từ những năm qua về các trường hợp ngộ độc lẻ tẻ hay hàng loạt ở từng bệnh viện, từng địa phương cho thấy số người bị ngộ độc là một con số đáng kể. Từ năm 1993 đến tháng 6 năm 1998, có đến hàng chục ngàn người bị nhiễm độc do ăn phải rau quả còn dư lượng thuốc trừ sâu, nặng nhất vẫn là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1995, có 13000 người nhiễm độc và trong đó có đến 354 người chết. Trên cơ sở các tài liệu tham khảo tiếp cận được và kết quả khảo sát sơ bộ của khóa trước, luận văn này sẽ khảo sát thực nghiệm quy trình phân tích hàm lượng Carbaryl, Dimethoate trong cải xanh bằng phương pháp HPLC, với mục đích nâng cao hiệu suất thu hồi mẫu các hoạt chất đó từ rau để kết quả phân tích được chính xác hơn, và phù hợp với điều kiện thực tiễn ở PTN Hóa sinh của Bộ môn Công nghệ Thực phẩm CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. CẢI XANH [6] Tên khoa học: Brassia junecea Rau cải có nhiều loại như: cải ngọt, cải đắng, cải bẹ trắng, cải thìa... được trồng quanh năm ở nước ta. Cải xanh (cải đắng) có hàm lượng các hợp chất chứa lưu huỳnh và vitamin C cao. Đặc điểm: Cuống lá hơi nhỏ và tròn, phiến lá nhỏ hẹp. Chịu được nóng và mưa, nhanh cho thu hoạch nên có tác dụng giải quyết rau giáp vụ rất tốt. 1.1.1. Thu hoạch và bảo quản Cải xanh được thu hoặc sau 30 – 50 ngày gieo giống, khi đó lá cải dài khoảng 20 – 30 cm. Trong quá trình vận chuyển và buôn bán nên bảo quản cải xanh ở nhiệt độ lạnh, độ ẩm khoảng 90 – 95%. 1.1.2. Sử dụng cải xanh Cải xanh có thể dùng để ăn sống, nấu canh, muối mặn, muối chua. Lợi ích: nhuận trường, trị chứng táo bón, ung thư kết ruột. Trong cải xanh có chất albumin, vitamin B1, Coban, iot. Rễ và lá có nhiều chất kiềm thúc đẩy sự tiêu hoá, thúc đẩy cơ thể hấp thu albumin bảo vệ gan, chống mỡ trong gan. Ăn nhiều cải xanh có tác dụng ngăn ngừa ung thư gan và kết hợp điều trị bệnh ung thư và xơ cứng gan. Bảng 1.1 . Thành phần dinh dưỡng trong 100g lá cải xanh Thành phần Hàm lượng Nước 92 Protein (g) 2,4 Lipid (g) 0,4 Cacbonhydrat (g) 4,3 Canxi (mg) 160 Phospho (mg) 48 Sắt (mg) 2,7 Natri (mg) 24 Kali (mg) 227 Caroten (mg) 1,825 Chất xơ (mg) 1 Tro (mg) 1,1 Thiamin (mg) 0,06 Riboflavin (mg) 0,14 Niacin (mg) 0,8 Acid ascorbic (mg) 73 Năng lượng (cal) 24 PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG CAO ÁP [2] 1.2.1. Nguồn gốc, định nghĩa Phép sắc ký do chuyên viên thực vật Nga Tswett (1906) đề xuất năm 1903 khi nghiên cứu về sắc tố thực vật. Ông là người đầu tiên đã tách được sắc tố trong lá cây. Mẫu được trích bằng ether, cho dung dịch qua cột chứa chất hấp phụ CaCO3, trên cột xuất hiện nhiều vùng có màu sắc khác nhau. Do đó phương pháp có tên là sắc ký. Từ đó phương pháp sắc ký trở thành một kỹ thuật tách chất hữu hiệu và được phát triển nhanh. Sắc ký lỏng là một kỹ thuật phân tích sắc ký dùng để tách riêng các ion hay phân tử hòa tan trong một dung môi. Nếu dung dịch mẫu tiếp xúc với một pha tĩnh và một pha động, các cấu tử trong mẫu sẽ tương tác với hai pha đó theo mức độ khác nhau. Mức độ tương tác khác nhau xác định thời gian lưu của các chất khác nhau khi theo pha động qua cột, cho phép tách các cấu tử trong mẫu ban đầu. Pha động là chất lỏng. Pha tĩnh đa dạng tùy thuộc vào kiểu cột sắc ký (cột sắc ký hấp phụ, cột sắc ký phân bố, cột sắc ký lọc gel, cột sắc ký trao đổi ion), vì vậy khả năng ứng dụng rất lớn, đối tượng phân tích đa dạng. Sắc ký lỏng cao áp (HPLC) là một dạng thiết bị sắc ký lỏng hoạt động ở áp suất cao hơn áp suất thông thường. Kích thước hạt vật liệu nhồi làm pha tĩnh rất bé (1 - 4 μm) nên làm tăng số đĩa lý thuyết và do đó tăng khả năng tách chất của thiết bị. Để tăng tốc độ dòng chảy tới khoảng 0,1 – 10 ml/phút, người ta phải dùng áp suất cao (P = 100 – 200 bar). Phương pháp này thực hiện ở nhiệt độ phòng nên phù hợp trong phân tích thực phẩm, vì các thành phần của thực phẩm đa số là các chất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. 1.2.2. Hệ thống thiết bị HPLC Hệ thống HPLC bao gồm 1 nguồn cung cấp pha động, một bơm, bộ phận nhập mẫu, cột sắc ký, và một đầu dò. Hình 1.1. Mô hình hệ thống HPLC Cột sắc ký Cột HPLC thường ngắn, vào khoảng 10 – 25 cm và được nhồi pha tĩnh thích hợp. Các hạt pha tĩnh nhồi cột HPLC thường có kích thước rất nhỏ (3, 5, 10 μm). Đường kính trong của cột trong khoảng 2 – 4 mm. Các cột đều đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. Hình1.2. Cột sắc ký Bơm Là bộ phận quan trọng trong hệ thống HPLC. Bơm áp lực cao được sử dụng để đẩy dung môi đi xuyên qua pha tĩnh. Kích thước hạt của pha tĩnh nhồi cột càng nhỏ thì áp suất bơm chịu được phải càng cao. Yêu cầu đối với bơm HPLC là tạo được dòng pha động liên tục, ổn định và không có xung. Có thể bố trí nhiều bơm lệch pha hoặc trước khi bơm vào cột, pha động phải được bơm qua một đường nối ống đủ dài (> 1m). Dây nối phải chịu được áp lực. Bơm thường sử dụng là bơm pittông. Các loại bơm HPLC hiện nay có thể cho vận tốc dòng: 0,1 – 10 ml/phút với mức dao động không lớn hơn 1%, áp lực lớn nhất lên đến 5000psi. Đầu dò Đầu dò sử dụng trong thiết bị HPLC rất đa dạng. Các loại đầu dò thông dụng là đầu dò UV – VIS, đầu dò huỳnh quang, đầu dò dẫn nhiệt, đầu dò khúc xạ kế vi sai (RI), … Sự thay đổi về cường độ ánh sáng do sự hấp thu tia UV, sự phát xạ huỳnh quang, … sẽ được ghi nhận lại dưới sự thay đổi của điện thế đầu ra, biểu diễn trên một đồ thị theo thời gian chạy sắc ký – sắc ký đồ. Thời gian lưu và diện tích peak là hai thông số đo quan trọng trong các phép sắc ký. Máy ghi: Vừa có khả năng vẽ đồ thị, xác định thời gian lưu, tính diện tích peak, ghi lại phương pháp xác định, đồng thời có thể sử dụng máy ghi để điều khiển, chương trình hóa quá trình chạy sắc ký. Bộ phận nhập mẫu ( injector ): Có thể nhập mẫu vào thiết bị HPLC một cách thủ công bằng xilanh. Cũng có bộ phận nhập mẫu tự động hoàn toàn, chương trình hóa từ thể tích mẫu bơm vào, thời gian thay đổi mẫu, thời gian rửa bộ phận nhập mẫu, nhiệt độ bơm mẫu, áp suất bơm mẫu. Thường áp suất bơm mẫu nhỏ hơn 70 bar. Lúc đó mẫu mới tập trung vào đầu cột, đạt hiệu quả phân tích tốt. Bình chứa pha động: Thông thường là chai thủy tinh, được nối với bộ phận bài khí và nối với đầu vào của bơm. 1.2.3. Nguyên tắc hoạt động Bơm cao áp bơm pha động vào cột. Pha động được lọc trước bằng màng lọc với kích thước lỗ xốp thích hợp. Có thể tiến hành phân tích ở nhiệt độ phòng, hoặc dùng lò điều nhiệt hiệu chỉnh nhiệt độ cột khoảng 40 – 50OC mẫu được bơm vào hệ thống thông qua bộ phận nhập mẫu. Sau đó mẫu được pha động đưa qua cột bảo vệ rồi cột phân tích. Trong cột phân tích, cấu tử nào của mẫu có ái lực mạnh với pha động sẽ theo pha động đi ra trước, cấu tử nào có ái lực yếu hơn sẽ đi ra sau. Pha động ra khỏi cột sẽ được đưa tới đầu dò. Sắc ký đồ, thời cũng như diện tích các peak sẽ được thể hiện trên máy ghi dữ liệu. 1.3. THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (BVTV)[3] 1.3.1. Định nghĩa: thuốc BVTV hay nông dược là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các nhân tố khác. 1.2.2. Các nhóm thuốc BVTV Thuốc BVTV được chia thành nhiều nhóm dựa trên đối tượng sinh vật gây hại: Thuốc trừ bệnh Thuốc trừ sâu Thuốc trừ cỏ Thuốc trừ ốc Thuốc trừ nhện Thuốc trừ tuyến trùng Thuốc điều hòa sinh trưởng Thuốc trừ chuột Phân loại theo tính độc như sau: Vạch màu đỏ trên nhãn là thuốc độc nhóm I, rất nguy hiểm. Vạch màu vàng là thuốc độc nhóm II, cảnh báo có hại. Vạch màu xanh da trời là thuốc độc nhóm III, lưu ý cẩn thận. Vạch màu xanh lá cây là thuốc độc nhóm IV, ít độc. Bảng 1.2. Phân loại thuốc BVTV theo tính độc Nhóm LD50 qua miệng LD50 qua da LC50 qua hô hấp I < 50mg/kg <200mg/kg <0.05mg/L II 50 -500mg/kg 200 – 2000 mg/kg 0.05 – 0.5 mg/L III 500 - 5000 mg/kg 2000 – 5000 mg/kg 0.5 – 2 mg/L IV >5000mg/kg >5000 mg/kg >2 mg/L 1.3.3. Các dạng thuốc BVTV Nhũ dầu (ND, EC): thuốc ở thể lỏng, trong suốt. Dễ bắt lửa, cháy nổ. Dung dịch (DD, SL, L, AS): hoà tan đều trong nước, không chứa chất hoá sữa. Bột hoà nước (BTN, BHN, WP, DF, WDG, SP): dạng bột mịn, phân tán trong nước thành dung dịch huyền phù) Huyền phù (HP, FL, SC): phải lắc đều trước khi sử dụng. Hạt (H, G, GR): chủ yếu được sử dụng để rải vào đất Viên (P): chủ yếu được rải vào đất làm bả mồi. Thuốc phun bột (BR, D): dạng bột mịn, không tan trong nước, rắc trực tiếp. Giải thích một số thuật ngữ Tên thuốc: Tên thương mại: do công ty sản xuất hoặc phân phối thuốc đặt ra để phân biệt sản phẩm giữa công ty này và công ty khác. Tên thương mại gồm 3 phần: tên thuốc, hàm lượng hoạt chất và dạng thuốc. Tên hoạt chất: là thành phần chủ yếu trong thuốc có tác dụng tiêu diệt dịch hại. Độ độc: LD50: chỉ số biểu thị độ độc cấp tính của một loại thuốc BVTV đối với động vật máu nóng (đơn vị tính là mg chất độc/kg trọng lượng chuột). Chỉ số LD50 chính là lượng chất độc gây chết 50% cá thể chuột trong thí nghiệm. LD50 càng thấp thì độ độc càng cao. LC50: độ độc của một hoạt chất có trong không khí hoặc nước (đơn vị tính là mg chất độc/thể tích không khí hoặc nước). Chỉ số LC50 càng thấp thì độ độc càng cao. Thời gian cách ly: Là khoảng thời gian từ khi phun thuốc lần cuối đến khi thu hoạch nông sản nhằm bảo đảm cho thuốc BVTV có đủ thời gian phân huỷ đến mức không còn có thể gây ra những tác động xấu đến cơ thể của con người và gia súc khi tiêu thụ nông sản đó. Dư lượng: Là lượng chất độc còn lưu lại trong nông sản hoặc môi trường sau khi phun thuốc BVTV. Dư lượng được tính bằng microgram hoặc miligram lượng chất độc trong 1kg nông sản hoặc thể tích không khí, nước. MRL (Maximum Residue Limit): mức dư lượng tối đa cho phép lưu tồn trong nông sản mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, vật nuôi. ADI (Acceptable Daily Intake): lượng chất độc chấp nhận hấp thu vào cơ thể, không gây hại cho người và vật nuôi trong một ngày, được tính bằng microgram hoặc miligram hợp chất độc trên 1 đơn vị thể trọng. 1.4. THUỐC TRỪ SÂU CARBARYL [10,15] Carbaryl thuộc nhóm thuốc trừ sâu Carbamate. Carbaryl là tên gọi thông dụng của 1-napthyl N-methylCarbamate. Công thức hóa học: CH3NHCOOC10H7 Công thức cấu tạo: Hình 1.3. Carbaryl 1.4.1. Tính chất vật lý Carbaryl ở dạng tinh khiết là tinh thể rắn, màu trắng, có mùi nhẹ, độ hoà tan trong nước ở 20oC là dưới 0.1%, nhưng dễ hòa tan trong nhiều dung môi hữu cơ. Nhiệt độ nóng chảy 138oC, nhiệt độ hóa hơi 193oC. Bảng 1.3. Độ tan của Carbaryl trong một số dung môi Dung môi Độ tan (g/kg) Acetone 200 - 300 Methanol 79,6 Dicloromethan 242,6 Hexan 0,214 Tính chất hoá học Bền trong môi trường acid, phân huỷ trong môi trường kiềm tạo thành 1-napthol. Ổn định với nhiệt độ lên đến 70oC và ánh sáng. Khi bị gia nhiệt nó sẽ phân huỷ tạo khói độc NOx. 1.4.3. Tính độc Đối với người Carbaryl dễ dàng được hấp thụ qua đường hô hấp và đường miệng, nhưng ít bị hấp thụ hơn qua tiếp xúc với da. Khi tiếp xúc trực tiếp có thể gây bỏng da hoặc mắt. Hít vào hay nuốt phải Carbaryl với lượng nhất định có thể gây ngộ độc cho hệ thần kinh, hệ hô hấp, gây ra các triệu chứng nôn mửa, co thắt dạ dày, đau đầu, hôn mê, rối loạn thần kinh, suy hô hấp. Dấu hiệu nhiễm độc tăng nhanh sau khi hấp thụ và cũng nhanh chóng kết thúc sau khi không còn tiếp xúc nữa. Khi bị hấp thụ vào cơ thể người, nó sẽ nhanh chóng được bài tiết ra theo nước tiểu (bài tiết khoảng 91.5% trong vòng 24h). LD50 qua miệng = 614 mg/kg thể trọng, LD50 qua da > 5000 mg/kg thể trọng. LC50 = 2.43 mg/l. ADI = 0.00-0.01mg/kg thể trọng. Đối với động vật [3] LD50(chuột) = 560 mg/kg thể trọng 1.4.4. Giới hạn dư lượng trên rau quả Dư lượng tối đa cho phép của Carbaryl trong cải xanh là 10mg/kg rau. Bảng 1.4. Giới hạn dư lượng tối đa của Carbaryl trên rau theo FAO/WHO (1994) Sản phẩm MRL (mg/kg) Dưa leo 3 Cải bắp 5 Cải xanh 10 Sử dụng[3] Carbaryl là loại thuốc có tác dụng tiếp xúc và vị độc, có phổ phòng trị rộng hiệu lực lâu dài. Tính độc của thuốc đối với sâu hại tăng lên khi nhiệt độ môi trường tăng cao. Carbaryl thường được dùng để trị nhiều loài sâu hại lúa (rầy xanh, rầy nâu), hại cây ăn quả, rau (sâu cuốn lá, rệp vải, rệp…), sâu hại cây công nghiệp (bông, thuốc lá…), bọ rầy dưa… Chế phẩm 15ND thường được dùng ở nồng độ 0,125 – 0,33%, chế phẩm 50BHN dùng ở nồng độ 0,05 – 0,2%; thuốc bột, thuốc hạt hàm lượng 2% được phun với lượng 20 – 25 kg/ha. 1.4.6. Phân tích dư lượng Carbaryl 1.4.6.1. Phương pháp quang phổ so màu:[11] Carbaryl được trích trong methylen chloride (CH2Cl2), tiến hành loại pha nước bằng Natri sulfate (Na2SO4) dạng bột khan. Sau đó, mẫu được cho phản ứng tạo màu với KOH 0.1N trong Methanol, Acid acetic (CH3COOH), đồng thời cùng với thuốc thử màu p-nitrobenzen diazonium tetrafluoborate. Tiến hành đo độ hấp thu tại bước sóng 475 nm, lượng Carbaryl trong mẫu tiến hành phân tích từ 0,1 – 1 mg/mẫu và ngưỡng phát hiện (LOD) của phương pháp khoảng 0,03 mg/mẫu. 1.4.6.2. Phương pháp sắc ký khí (GC) Carbaryl được trích bằng CH2Cl2, sau đó được làm sạch bằng cách cho qua cột Florisil sử dụng cloroform/hexan tỉ lệ 1/1 và 100% cloroform làm dung dịch rửa giải. Dư lượng được xác định bằng sắc ký khí đầu dò Nitơ – Phot pho. Độ thu hồi mẫu là 85%, LOD từ 0.3 đến 0.5 ng và LOQ (ngưỡng định lượng) của đầu dò là 0.1 ppm. Dư lượng được trích ra khỏi rau bằng Acetonitrile (CH3CN), dịch trích sau đó được làm sạch bằng petroleum ete và kết tủa bằng dung dịch H3PO4 – NH4Cl. Các tạp chất dạng phenol được tách ra bằng cách: hòa CH2Cl2 vào dịch trích và loại CH2Cl2 bằng cách dùng dung dịch KOH. Dư lượng Carbamate được xử lý với 1-flouro-2,4 dinitrobenzen để hình thành dẫn xuất ete. Sau khi tạo dẫn xuất, tiến hành phân tích Carbaryl được pha trong iso-octan bằng thiết bị sắc ký khí đầu dò khối phổ (GC/MS): cột sắc ký khí có kích thước: 30 m x 0.25 mm (id), cột mao quản phim mỏng bằng thạch anh được phủ lớp silicon. Chế độ vận hành: nhiệt độ cột: 70OC được giữ 1 phút, tăng nhiệt độ 5OOC/1 phút đến 16OOC và giữ ở 16OOC trong 1 phút, và tăng cứ 3,5OC lên đến 270OC và giữ ở 270OC trong 10 phút. Sử dụng khí mang: Heli, độ tinh khiết 99,999%. Tốc độ dòng qua cột: 1.2ml/phút. [12] Dư lượng được trích ra khỏi rau bằng CH2Cl2, tách pha nước bằng dung dịch muối NaCl và muối Na2S04 khan. Dịch trích được cô quay bốc hơi đến khô và tráng lại bằng Hexan, sau đó được cho qua cột làm sạch. Sử dụng cột Florisil được rửa giải với trình tự như sau: 6 ml hỗn hợp Hexan/Aceton (4/1), 5 ml Hexan, dịch trích Carbaryl và sau cùng là 6 ml hỗn hợp Hexan/Aceton (4/1). Thu dịch rửa giải và cô quay đến khô, tráng lại bằng 0.5 ml Hexan. Dư lượng được xác định bằng thiết bị sắc ký khí cột mao quản HP-5 MS (hãng Agilent, USA): kích thước 30 m x 0,25 mm (id) x 0,25 mm lớp phim, sử dụng Heli làm khí mang. Điều kiện vận hành: 70OC trong 2 phút, tăng nhiệt độ cứ 25OC/ph đến 150OC, sau đó tăng cứ 3OC/ph đến 200OC, rồi 8OC/ph đến 280OC, giữ ở nhiệt độ này trong 10 phút. Nhiệt độ injector được giữ ở 220OC. Đầu dò khối phổ MS: nhiệt độ nguồn ion (ion source temperarture): 230OC, nhiệt độ bề mặt (interface temperature): 280OC.[16] 1.4.6.3. Sắc ký lỏng (HPLC) Dư lượng được trích bằng Methanol, làm sạch bằng cột Nuchar Celite và dùng hỗn hợp Toluen – CH3CN (1:3) để rữa giải. Sau khi qua cột, mẫu được pha loãng và tiến hành phân tích bằng sắc ký lỏng cao áp, pha đảo, đầu dò huỳnh quang. Sau khi qua cột sắc ký, Carbaryl được tạo dẫn xuất với o-phthalaldehyde và 2-mercaptoethanol tạo thành chất phát huỳnh quang. Độ thu hồi mẫu ≥ 95%. Sử dụng cột nhồi: cột C8 pha đảo: 25 cm
Tài liệu liên quan