Là một nhà lãnh đạo, việc đánh giá kết quả làm việc của nhân viên là nhiệm vụ cần
thiết và vô cùng quan trọng. Tuy nhiên có không ít nhà quản lý đã làm không tốt
công tác này vì không biết rằng đây là công việc có tính chất con dao hai lưỡi.
Vậy nhà lãnh đạo cần đánh giá nhân viên theo những nguyên tắc nào? Làm thế nào
để đo lường được hiệu quả làm việc và vẫn nhận được sự tôn trọng và đồng tình từ
nhân viên?
Hãy cùng Góc Kỹ Năng tìm hiểu nào!
Làm thế nào để nhà quản lý có thể tách biệt giữa đánh giá công việc và đánh giá
con người? Làm thế nào để bạn có thể công tư phân minh không để những cảm xúc
riêng tư chi phối công việc đánh giá? Làm thế nào để bạn có thể phát huy được
nguồn lực nội tại, động viên nhân viên của mình tiếp tục cống hiến cho tổ chức?
Câu trả lời sẽ được giải đáp qua những bước sau đây:Ba bước gợi ý sau đây mong rằng sẽ giúp bạn giải đáp phần nào những khó khăn
bạn đang gặp phải.
10 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 151 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lãnh đạo nên đánh giá kết quả nhân viên thế nào?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lãnh đạo nên đánh giá kết
quả nhân viên thế nào?
Là một nhà lãnh đạo, việc đánh giá kết quả làm việc của nhân viên là nhiệm vụ cần
thiết và vô cùng quan trọng. Tuy nhiên có không ít nhà quản lý đã làm không tốt
công tác này vì không biết rằng đây là công việc có tính chất con dao hai lưỡi.
Vậy nhà lãnh đạo cần đánh giá nhân viên theo những nguyên tắc nào? Làm thế nào
để đo lường được hiệu quả làm việc và vẫn nhận được sự tôn trọng và đồng tình từ
nhân viên?
Hãy cùng Góc Kỹ Năng tìm hiểu nào!
Làm thế nào để nhà quản lý có thể tách biệt giữa đánh giá công việc và đánh giá
con người? Làm thế nào để bạn có thể công tư phân minh không để những cảm xúc
riêng tư chi phối công việc đánh giá? Làm thế nào để bạn có thể phát huy được
nguồn lực nội tại, động viên nhân viên của mình tiếp tục cống hiến cho tổ chức?
Câu trả lời sẽ được giải đáp qua những bước sau đây:
Ba bước gợi ý sau đây mong rằng sẽ giúp bạn giải đáp phần nào những khó khăn
bạn đang gặp phải.
Hãy để nhân viên của bạn tự đánh giá về mình:
Nhân viên của bạn dù ở bất cứ vị trí nào họ cũng đều có quyền được đánh giá kết
quả làm việc của mình. Bạn là nhà quản lý, bạn không có quyền áp đặt sự đánh
giá của riêng bạn mà quên đi quyền tự được đánh giá của người lao động. Hãy để
nhân viên của bạn được quyền tự nhìn nhận kết quả công việc mà họ tạo ra theo
một mẫu hướng dẫn chung của công ty trên cơ sở mục tiêu công việc mà họ đã
cam kết. Chính trong quá trình đánh giá đó, bản thân nhân viên sẽ nhìn nhận được
sự cố gắng cũng như những điểm chưa hoàn thiện của mình và chủ động có những
giải pháp thay đổi. Trong bước này, điều quan trọng nhất bạn cần làm là hướng dẫn
cụ thể và tránh áp đặt ý kiến của bạn lên nhân viên về cách thức đánh giá.
Bản đánh giá nhân viên của riêng bạn:
Song song với việc bạn để nhân viên của mình đánh giá kết quả công việc của
chính họ, bạn cũng cần có một bản đánh giá của riêng mình trên góc độ người quản
lý. Bạn hãy cố gắng đừng để cảm xúc và những kỳ vọng ngoài khả năng với nhân
viên ảnh hưởng tới quá trình này. Bạn cần tách biệt giữa đánh giá kết quả công
việc với đánh giá bản chất con người nhân viên bởi đó không phải là công việc của
bạn lúc này. Hãy căn cứ vào mục tiêu mà bạn và nhân viên đã thống nhất, hãy
thẳng thắn nhìn nhận kết quả công việc mà họ tạo ra cho tổ chức. Bạn hãy thực sự
công tâm cho dù mối quan hệ của bạn với nhân viên đó ở bất cứ tình trạng nào.
Mỗi khi đánh giá nhân viên bạn cần nhớ nguyên tắc: ghi nhận kết quả làm việc
trước, đề xuất các giải pháp thay đổi sau.
Hãy đàm phán với nhân viên để có một bản đánh giá công minh:
Chắc chắn khi so sánh 2 bản đánh giá của bạn và nhân viên sẽ có những điểm khác
biệt do sự khác biệt về góc nhìn và những kỳ vọng. Khi đó, nhiệm vụ của bạn là
hãy đàm phán, phân tích để đi đến thống nhất với nhân viên của bạn về những
điểm khác biệt. Trong giai đoạn này thường rất dễ xảy ra xung đột. Bạn cần khéo
léo sử dụng kỹ năng đàm phàn và giao tiếp của mình để đánh giá đúng về kết quả
làm việc của nhân viên cũng như động viên, khích lệ họ trong công việc.
Đánh giá kết quả làm việc chứ không phải bạn đang đánh giá phẩm chất của
nhân viên là nguyên tắc bạn cần nhớ trong công tác này. Hãy khôn ngoan tách biệt
cảm xúc ra khỏi công việc nếu bạn không ưa một nhân viên nào đó. Một kết quả
đánh giá công việc công minh là đòn bẩy giúp bạn phát huy được khả năng đóng
góp của những nhân viên dưới quyền. Nhưng ngược lại nếu bạn không tôn trọng
các nguyên tắc trong đánh giá sẽ khiến nhân viên của bạn bất mãn và dời bỏ bạn
bất cứ khi nào.
2. Không ngừng mơ ước
Hãy cứ ước mơ đi bởi vì chỉ khi có mơ ước bạn mới có động lực để làm nên những
kì tích. Ước mơ của bạn chính là nguồn nhiệt huyết cho bạn sống thật cuồng nhiệt
và say mê. Ước mơ đó càng cụ thể càng tốt. Hãy ước mơ rằng bạn sẽ ở một trong
những vị trí quan trọng của công ty : phó phòng, trưởng phòng, thậm chí là phó
giám đốc, giám đốc hay cao hơn nữa. Hãy hình dung mình đang làm gì, trách
nhiệm ra sao Chi tiết hơn nữa, ở vị trí đó, mình sẽ gặp những ai, nói những gì,
ăn mặc như thế nào, Từng bước như vậy, bạn sẽ hình dung được ước mơ của
bạn và nhận thấy mình đang dần tiến đến vị trí ước mơ.
3. Hãy biết đam mê công việc
Trong mọi việc, niềm đam mê cần được truyền đến mọi bộ phận, mọi hoạt động
của doanh nghiệp, từ trụ sở chính của doanh nghiệp đến các cửa hàng, từ công việc
hành chính, nghiên cứu và phát triển đến hoạt động tiếp thị, bán hàng, bảo hành
sản phẩm Làm sao để mọi bộ phận trong tổ chức thi đua thể hiện lòng nhiệt
huyết trong công việc của mình.Sự đam mê công việc giúp bạn làm việc với sự say
mê và đạt hiệu quả cao nhất. Bạn sẽ cống hiến được cho công ty nhiều nhất và bạn
thực sự muốn cống hiến vì đó là niềm đam mê của bạn. Sự thăng tiến không thể
hiện qua những gì bạn nhận được, mà qua những gì bạn cống hiến. Bạn hãy cống
hiến bằng sự đam mê của mình và chắc chắn rằng mọi người không hề phủ nhận
cống hiến của bạn cũng như những điều bạn sẽ làm được ở vị mà bạn được tín
nhiệm.
4. Đừng tủn mủn
Nếu công việc đòi hỏi bạn làm thêm giờ vào ngày nghỉ thì đừng vội suy tính thiệt
hơn: “Tôi có nhận được tiền phụ trội không?”. Hãy nhớ, ở vị trí càng cao, công
việc càng bận rộn, căng thẳng. Bù lại, bạn sẽ nhận được thu nhập cao và những đãi
ngộ hấp dẫn và để vươn lên vị trí lãnh đạo, người ta cần 80% chăm chỉ, 10% thông
minh, 10% may mắn. Bạn hãy chứng tỏ mình hơn người khác ở chỗ biết vượt ra
phạm vi công việc. Các ông chủ thường đánh giá cao các nhân viên biết vận dụng
mọi lợi thế và cơ hội đóng góp cho công ty.
5. Giải quyết theo thứ tự từ dễ đến khó
Có lúc, bạn gặp phải vấn đề cực kỳ khó “nuốt”. Khi ấy gác lại, chuyển sang việc
khác và sẽ quay trở lại với việc ấy sau. Người thông minh hiểu rằng sự nghiệp của
mình không chỉ là mỗi giải quyết một vấn đề. Một lợi ích khác của việc giải quyết
công việc từ dễ đến khó là sau khi hoàn thành những công việc dễ bạn sẽ dần dần
tăng thêm lòng tự tin và sự phấn khởi làm việc trong bạn. Và với sự tự tin và phấn
chấn được tích lũy dần trong khi bạn làm những công việc dễ, bạn sẽ cảm thấy dễ
dàng hơn khi giải quyết công việc khó.
6. Chạy đua với thời gian
Chạy đua với thời gian, có nghĩa là sớm có kế hoạch cụ thể, thời gian biểu cụ thể
cho từng công việc của bạn. Nếu bạn không dành buổi sáng của ngày mới để thư
giãn, lấy hứng thú cho công việc bằng một tách cafe, một tờ báo yêu thích mà lại
dùng nó để lập kế hoạch cho ngày hôm ấy, e rằng đã quá trễ để giải quyết những
rắc rối nảy sinh. Hãy dùng thời gian cuối buổi làm việc ngày hôm trước để lập kế
hoạch cho ngày hôm sau, bạn sẽ luôn đón đầu được mọi vấn đề và thời gian sẽ
luôn phải chạy sau lưng bạn.
Nếu bạn có thể cung cấp cho khách hàng lượng sản phẩm mà họ cần trong khoảng
thời gian ngắn hơn so với hợp đồng, mà chất lượng hàng vẫn đảm bảo, thì bạn sẽ
được lợi hai lần: sự hài lòng của khách hàng và lợi nhuận cho công ty (vì đã tiết
kiệm thời gian sản xuất). Vì thế, hãy luôn đặt mình vào tác phong làm việc khẩn
trương.
7. Biết hóng chuyện
Đừng chỉ biết có mỗi việc của mình, trong bộ phận mình. Bạn cần hiểu được mọi
hoạt động của công ty, các bộ phận khác nhau đang làm gì Bằng sự hiểu biết
này, bạn mới nghĩ ra ý tưởng để đóng góp nhiều hơn cho công ty.
Đồng thời, bạn có thể thay thế cho một vị trí nào đó ở bộ phận khác khi cần thiết.
Điều này chứng tỏ bạn có tầm nhìn rộng, đa năng và quan tâm đến mọi bước đi của
công ty mình.
8. Chấp nhận lăn xả
Nếu cần xuống kiểm kê hàng hoá đang bị mối mọt tấn công, mà bạn thì đang mặc
váy dài thướt tha, bạn có ngại không? Nhiều phụ nữ đã sai lầm khi từ chối những
việc mà họ nghĩ không thích hợp với mình.
Thực ra, cần phải chứng tỏ với cách đàn ông (có thể là khách hàng), đồng nghiệp
hoặc là cấp trên rằng bạn có thể làm tất cả những việc tưởng chỉ dành cho họ.
Trong công việc, “tiểu thư” quá thì càng ít được tin cậy. Nếu xác định gắn bó với
nghề này lâu dài bạn nên lăn xả vào công việc, không ngần ngại vất vả, nặng nhọc,
gạt bỏ hết tự ti, mặc cảm để hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất
9. Có chính kiến
Dù đang ở bất kỳ vị trí nào thì bản thân mỗi người đều cần có lập trường vững
vàng và chính kiến riêng của mình. Với ai cũng vậy chúng ta hãy học cách sống là
chính mình và bảo vệ ý kiến nào mà chúng ta cho rằng đó là tốt nhất. Đừng vì nể
nang hay sợ hãi mà đưa ra những quyết định sai lầm.Thay vì luôn đồng ý hoàn
toàn với những điều sếp nói, hãy lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình. Sự phản hồi
cho sếp biết bạn quan tâm đến công việc. Hãy ứng xử linh hoạt với style của cấp
trên. Chẳng hạn, típ lãnh đạo truyền thống chỉ quan tâm đến chi phí và con số, khi
ấy, hãy chứng minh bạn có thể tiết kiệm được chi phí. Không phải lúc nào chúng ta
cũng cần giữ lấy ý kiến của mình mà phải biết lắng nghe những ý kiến khác.
Nhưng nếu không có lập trường và chính kiến riêng rất có thể bạn sẽ trở thành kẻ a
dua và đi ngược lại những điều tốt đẹp bạn đã tự đặt ra ban đầu cho bản thân mình.
10. Khôn ngoan
Có nhiều người khi vào một nơi làm việc mới là họ lôi tất cả những gì mình có ra
để thể hiện, họ đã tỏa sáng, đã thành công. Nhưng cái gì cũng vậy vụt sáng rồi
cũng vội tàn, sau thành công ban đầu ấy thì họ không còn gì để thể hiện, dần dần
nhạt nhòa trong mắt mọi người và ngay cả với bản thân mình. Nhưng một số người
đã nhận ra điều đó và họ thay đổi cách làm việc, cũng cống hiến cũng thể hiện
nhưng họ khai thác bản thân một cách từ từ bền vững, trao dồi học tập song song
với quá trình làm việc. Vì vậy trong mắt mọi người họ luôn luôn là người có năng
lực luôn tỏa sáng, đây chính là mấu chốt giúp họ luôn ổn định phong độ trong công
việc và cuộc sống.