Lây nhiễm qua tình dục ở những người hành nghề mát-xa tại Thành phố Vũng Tàu 2009

Đặt vấn đề: Những nghiên cứu trước đây về nhiễm qua tình dục thường tập trung vào các đối tượng mại dâm đường phố, nghiện chích ma túy, chưa chú ý nhiều đến một số đối tượng làm những nghề nhạy cảm như mát-xa. Vũng Tàu là thành phố biển rất phát triển về du lịch, và mát-xa là một trong những dịch vụ phát triển nhất, nhưng vẫn chưa có những dữ kiện tin cậy về tỉ lệ nhiễm qua tình dục ở những người nữ hành nghề mát-xa. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nhiễm qua tình dục ở những người nữ hành nghề mát-xa trong năm 2009 Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên toàn bộ những người nữ đang hành nghề mát-xa tại thành phố Vũng Tàu có trong danh sách quản lý trong năm 2009. Các bệnh được khảo sát bao gồm lậu, giang mai, nhiễm C. albicans, T. vaginalis, và HIV, được xác định qua khám lâm sàng và xét nghiệm. Đối tượng được phỏng vấn trực tiếp với bộ câu hỏi dựa theo mẫu phiếu quản lý của chương trình kiểm soát nhiễm qua tình dục. Các số thống kê mô tả gồm tần số và tỉ lệ nhiễm phân bố theo đặc tính mẫu. Xác định mối liên quan giữa tình trạng nhiễm với đặc tính mẫu bằng phép kiểm chi bình phương. Kết quả: Có tất cả 402 người được chọn vào nghiên cứu, đa số <25 tuổi, có thời gian hành nghề <1 năm, hiện không có gia đình, tạm trú, và có 46% có trình độ học vấn dưới cấp 2. Tỉ lệ nhiễm giảm theo thứ tự là C. albicans (18%), T. vaginalis (16%), lậu (12%), giang mai (10%), và chỉ có 1,5% nhiễm HIV. Tỉ lệ nhiễm là cao có ý nghĩa thống kê ở các nhóm có trình độ học vấn thấp, hiện không có gia đình chính thức, có thời gian hành nghề ≥ 1 năm, và đã từng quan hệ tình dục. Kết luận: Những tụ điểm mát-xa tại thành phố Vũng Tàu là nguồn lây quan trọng của nhiễm qua tình dục. Cần tăng cường giám sát ca bệnh để cắt đứt nguồn lây, giáo dục sức khoẻ nâng cao ý thức của người hành nghề mát-xa cũng như của khách hàng để giúp họ có thực hành tốt hơn những biện pháp phòng ngừa.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lây nhiễm qua tình dục ở những người hành nghề mát-xa tại Thành phố Vũng Tàu 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 180 LÂY NHIỄM QUA TÌNH DỤC Ở NHỮNG NGƯỜI HÀNH NGHỀ MÁT-XA TẠI THÀNH PHỐ VŨNG TÀU 2009 Đỗ Ngọc Chấn*, Nguyễn Đỗ Nguyên** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Những nghiên cứu trước đây về nhiễm qua tình dục thường tập trung vào các đối tượng mại dâm đường phố, nghiện chích ma túy, chưa chú ý nhiều đến một số đối tượng làm những nghề nhạy cảm như mát-xa. Vũng Tàu là thành phố biển rất phát triển về du lịch, và mát-xa là một trong những dịch vụ phát triển nhất, nhưng vẫn chưa có những dữ kiện tin cậy về tỉ lệ nhiễm qua tình dục ở những người nữ hành nghề mát-xa. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nhiễm qua tình dục ở những người nữ hành nghề mát-xa trong năm 2009 Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên toàn bộ những người nữ đang hành nghề mát-xa tại thành phố Vũng Tàu có trong danh sách quản lý trong năm 2009. Các bệnh được khảo sát bao gồm lậu, giang mai, nhiễm C. albicans, T. vaginalis, và HIV, được xác định qua khám lâm sàng và xét nghiệm. Đối tượng được phỏng vấn trực tiếp với bộ câu hỏi dựa theo mẫu phiếu quản lý của chương trình kiểm soát nhiễm qua tình dục. Các số thống kê mô tả gồm tần số và tỉ lệ nhiễm phân bố theo đặc tính mẫu. Xác định mối liên quan giữa tình trạng nhiễm với đặc tính mẫu bằng phép kiểm chi bình phương. Kết quả: Có tất cả 402 người được chọn vào nghiên cứu, đa số <25 tuổi, có thời gian hành nghề <1 năm, hiện không có gia đình, tạm trú, và có 46% có trình độ học vấn dưới cấp 2. Tỉ lệ nhiễm giảm theo thứ tự là C. albicans (18%), T. vaginalis (16%), lậu (12%), giang mai (10%), và chỉ có 1,5% nhiễm HIV. Tỉ lệ nhiễm là cao có ý nghĩa thống kê ở các nhóm có trình độ học vấn thấp, hiện không có gia đình chính thức, có thời gian hành nghề ≥ 1 năm, và đã từng quan hệ tình dục. Kết luận: Những tụ điểm mát-xa tại thành phố Vũng Tàu là nguồn lây quan trọng của nhiễm qua tình dục. Cần tăng cường giám sát ca bệnh để cắt đứt nguồn lây, giáo dục sức khoẻ nâng cao ý thức của người hành nghề mát-xa cũng như của khách hàng để giúp họ có thực hành tốt hơn những biện pháp phòng ngừa. Từ khoá: nhiễm qua tình dục, mát-xa, tỉ lệ hiện mắc ABSTRACT SEXUALLY TRANSMITTED INFECTIONS AMONG MASSAGERS AT VUNG TAU CITY IN 2009 Do Ngoc Chan, Nguyen Do Nguyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 178 - 182 Background: Previous studies in sexually transmitted infections focused more on street sex workers, drug users, but less on massagers. Vung Tau is a sea travel city, and massage is one of the most developed services, but no reliable data of sexually transmitted infections among female massagers have been documented. Objectives: To determine the prevalence of sexually transmitted infections among female massagers in 2009 * Trung tâm Phòng Chống Bệnh Xã hội Bà Rịa Vũng Tàu ** Bộ môn Dịch tễ, Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ liên hệ: BS. Đỗ Ngọc Chấn ĐT: 0918020575 Email: dongocchan@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y tế Công cộng 181 Methods: A descriptive cross-sectional study was conducted among the entire population of female massagers registered in 2009. Infections under study included gonorrhea, syphilis, C. albicans or T. vaginalis infections, and HIV, identified by physical check-up and laboratory tests. Direct interview was done with a basic questionnaire of the control of sexually transmitted infections program. Prevalence of infection was distributed by study subject characteristics, and chi square test was used to compare proportions. Results: A total of 402 subjects were included in the study, with a majority of less than 25 years old, less than 1 year working duration, not living with husband, no formal residence, and 46% had an educational level less than junior high school. The infection prevalence of C. albicans, T. vaginalis, gonorrhea, and syphilis was 18%, 16%, 12%, and 10%, respectively. Only 1.5% were HIV positive. Infection prevalence was significantly higher among the groups of low educational level, not living with husband, longer working duration, and ever had sex. Conclusions: Massage parlors at Vung Tau city are curently an important source of sexually transmitted infections. It is necessary to strengthen the surveillance of infected cases to break down the chain of infection, and health education to increase the awareness of female massagers and their customers in practicing properly preventive measures. Key words: sexually transmitted infections, massage, prevalence. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm qua tình dục (NQTD) bao gồm các loại nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn. Tổ Chức Y Tế Thế Giới ước tính hàng năm có ít nhất 10% người ở độ tuổi hoạt động tình dục bị một NQTD (6). NQTD không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân, gây nhiều biến chứng nguy hiểm, mà còn ảnh hưởng đến thế hệ sau, ảnh hưởng đến giống nòi. Mặt khác, mắc NQTD rất dễ lây nhiễm HIV, đặc biệt ở các NQTD có loét nguy cơ nhiễm HIV tăng gấp 9 lần (1). Những nghiên cứu trước đây về NQTD thường tập trung vào các đối tượng mại dâm đường phố, nghiện chích ma túy, chưa chú ý nhiều đến một số đối tượng làm những nghề nhạy cảm, thí dụ mát-xa, là một công việc rất dễ bị biến tướng. Không hiếm những người hành nghề mát-xa, có thể vì lợi nhuận, đã phục vụ nhu cầu tình dục của khách hàng, từ đó có nguy cơ cao để bị NQTD, và trở thành một nguồn lây quan trọng. Vũng Tàu là thành phố biển rất phát triển về du lịch; các dịch vụ vui chơi giải trí đa dạng, trong đó mát-xa là một trong những dịch vụ phát triển nhất. Tuy nhiên Vũng Tàu vẫn chưa có những dữ kiện đáng tin cậy về tỉ lệ NQTD ở những người nữ hành nghề mát- xa. Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích xác định tỉ lệ mắc các NQTD ở những người nữ hành nghề mát-xa trong năm 2009, với mong đợi những kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin hữu ích trong giám sát các NQTD. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Một nghiên cứu cắt ngang mô tả trên toàn bộ những người nữ đang hành nghề mát-xa tại thành phố Vũng Tàu có trong danh sách quản lý trong năm 2009, và đồng ý tham gia sẽ được chọn vào nghiên cứu. Việc chọn một đối tượng được căn cứ vào sổ đăng ký khám sức khỏe có dán ảnh để so sánh khớp với danh sách tên các cá nhân hành nghề mát-xa của mỗi cơ sở tránh trùng tên và chọn nhầm những người không phải là nhân viên làm mát-xa. Các trường hợp đã đi khám và điều trị các bệnh lý đường sinh dục trước đó 2 tuần, hoặc rong kinh sẽ được hẹn khám vào lần sau. Những trường hợp có tên trong danh sách nhưng vắng mặt sẽ được tiếp cận với sự trợ giúp của cơ sở, và chỉ loại nếu sau 3 lần vẫn vắng mặt. Đối tượng nghiên cứu được thông báo kỹ các việc cần phải làm như trả lời câu hỏi, khám lâm sàng, xét nghiệm máu và Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 182 dịch tiết, và tư vấn trước xét nghiệm. Dữ kiện được thu thập bởi những nhân viên chuyên trách làm công tác khám chữa các NQTD, được tập huấn trước nhằm củng cố lại kiến thức về các triệu chứng, biểu hiện lâm sàng, cách lấy mẫu xét nghiệm, và qui trình làm xét nghiệm. Các xét nghiệm soi tươi, nhuộm Gram dịch tiết, xét nghiệm máu tìm kháng thể giang mai (dùng que thử nhanh), tìm kháng thể HIV (dùng xét nghiệm nhanh Determin) được thực hiện tại Trung Tâm Y Tế thành phố Vũng Tàu. Mẫu xét nghiệm HIV dương tính được gửi tới Trung Tâm Dự Phòng tỉnh để tiến hành các xét nghiệm khác theo hướng dẫn của Bộ Y Tế để khẳng định tình trạng nhiễm (với các xét nghiệm Gens V2 và Uniform II). Bộ câu hỏi phỏng vấn dựa theo mẫu phiếu quản lý của chương trình kiểm soát NQTD, có thêm một số câu hỏi để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu. Các bệnh được khảo sát bao gồm lậu, giang mai, nhiễm C. albicans, T. vaginalis, và HIV. Biến số nền của đối tượng nghiên cứu bao gồm nhóm tuổi (<25 và ≥25), tình trạng cư trú (thường trú và tạm trú), trình độ học vấn (mù chữ-cấp 1, và từ cấp 2 trở lên), tình trạng hôn nhân (độc thân, có gia đình, sống chung không hôn nhân, và ly hôn hoặc ly thân), thời gian hành nghề (<1 năm và ≥1 năm), và đã từng quan hệ tình dục. Dữ kiện được phân tích bằng phần mềm STATA 10. Các số thống kê mô tả gồm tần số và tỉ lệ nhiễm phân bố theo đặc tính mẫu. Xác định mối liên quan giữa tình trạng nhiễm và đặc tính mẫu bằng phép kiểm chi bình phương. Đề cương nghiên cứu được thông qua bởi hội đồng duyệt đề cương của Khoa Y Tế Công Cộng, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Các đối tượng nghiên cứu được giải thích và tự nguyện tham gia. Thông tin cá nhân được giữ bí mật. Những đối tượng được phát hiện nhiễm được điều trị miễn phí, và được tư vấn về các biện pháp phòng ngừa. KẾT QUẢ Bảng 1: Đặc tính mẫu nghiên cứu, tần số và (%) (N= 402) Đặc tính Tần số (%) Tuổi <25 244 (61) Tạm trú 381 (95) Trình độ học vấn mù chữ- cấp 1 185 (46) Tình trạng hôn nhân Độc thân 176 (44) Có gia đình 77 (19) Sống chung 60 (15) Ly hôn, ly thân 88 (22) Thời gian hành nghề < 1 năm 205 (51) Đã từng quan hệ tình dục 366 (91) Bảng 2: Tỉ lệ NQTD, tần số và (%) (N=402) Loại NQTD Tần số (%) C. albicans âm đạo 74 (18) T. vaginalis âm đạo 66 (16) Lậu 47 (12) Giang mai 42 (10) HIV/AIDS 6 (1,5) Bảng 3: Tỉ lệ NQTD phân bố theo đặc tính mẫu, tần số và (%) (N=402) Đặc tính C. albicans T. vaginalis Lậu Giang mai HIV Nhóm tuổi ≥25 23 (16) 20 (14) 32 (13) 12 (8) 1 (1) <25 50 (21) 45 (19) 15 (10) 29 (12) 4 (2) Nơi cư trú Tạm trú 71 (19) 60 (16) 44 (12) 37 (10) 6 (2) Thường trú 1 (14) 2 (29) 0 (0) 2 (29) 0 (0) Trình độ học vấn Mù chữ-cấp 1 38 (21) 39 (22)* 24 (13) 28 (15) 4 (2) Cấp 2-cấp 3 36 (17) 27 (13) 23 (11) 14 (7) 2 (1) Tình trạng hôn nhân Độc thân 20 (12) 20 (12) 13 (8) 14 (8) 2 (1) Có gia đình 9 (13) 6 (8) 3 (4) 3 (4) 1 (1) Sống chung không hôn nhân 16 (27)* 13 (22) 11 (18)* 13 (22) 1 (2) Ly hôn, ly thân 29 (33)§ 27 (31)§ 20 (23)§ 12 (14) 2 (3) Thời gian hành nghề ≥1 năm 52 (27)§ 44 (23) 33 (17) 29 (15) 4 (2) < 1 năm 22 (11) 22 (11) 14 (7) 13 (7) 2 (1) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y tế Công cộng 183 Đặc tính C. albicans T. vaginalis Lậu Giang mai HIV Quan hệ tình dục Đã từng 74 (21) 66 (18) 47 (13)* 41 (11) 6 (2) Chưa 0 (0) 0 (0) 0 (0) 1 (3) 0 (0) * p<0,05,  p<0,01, § p<0,001 Có tất cả 402 người được chọn vào nghiên cứu. Đa số những người nữ hành nghề mát-xa là <25 tuổi, có thời gian hành nghề <1 năm, hiện không có gia đình, tạm trú, và có 46% có trình độ học vấn dưới cấp 2 (bảng 1). Tỉ lệ nhiễm giảm theo thứ tự là C. albicans, T. vaginalis, lậu, giang mai, và chỉ có 1,5% nhiễm HIV (bảng 2). Tỉ lệ nhiễm là cao có ý nghĩa thống kê ở các nhóm có trình độ học vấn thấp, hiện không có gia đình chính thức, có thời gian hành nghề ≥ 1 năm, và đã từng quan hệ tình dục (bảng 3). BÀN LUẬN Đặc tính của những người nữ hành nghề mát-xa tại thành phố Vũng Tàu Nhóm tuổi gặp nhiều nhất là dưới 25 tuổi; đây là lứa tuổi mà người hành nghề còn trẻ đẹp đáp ứng được những đòi hỏi của hoạt động mát-xa. Có nhiều người hành nghề massage có trình độ học vấn thấp, do đó, công tác tuyên truyền các kiến thức phòng chống NQTD cho họ gặp rất nhiều khó khăn. Các kiến thức muốn tuyên truyền đều phải bằng cách nói chuyện hoặc bằng hình ảnh, nếu bằng các bài viết thì họ không hiểu được. Như vậy công tác tuyên truyền phòng tránh lây nhiễm NQTD cần đầu tư nhiều hơn về mọi mặt để có những biện pháp tuyên truyền hữu hiệu. Đa số các đối tượng không bị ràng buộc bởi gia đình, có thể khi có gia đình riêng họ khó hoặc không thể hành nghề mát-xa. Tỉ lệ đã ly hôn, ly thân là 22%, có thể cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc là lý do đưa họ đến với nghề mát-xa. Hầu hết đối tượng là tạm trú cho thấy người hành nghề mát-xa rất ít hoặc hầu như không dám hành nghề tại địa phương của mình. Đa số nhân viên mát-xa có thời gian hành nghề < 1 năm, có thể do tính đào thải của nghề khi người hành nghề không còn sức trẻ và sắc đẹp. Có đến 91% nhân viên mát-xa đã có hoạt động tình dục, và nếu thiếu hiểu biết về những biện pháp phòng ngừa thì nguy cơ NQTD và lây cho cộng đồng là rất lớn. Tỉ lệ NQTD Tỉ lệ nhiễm Candida albicans là cao nhất (18%), tiếp theo là Trichomonas vaginalis (16%), bệnh lậu (12%), giang mai (10%), và thấp nhất là HIV (1,5%). Nghiên cứu cắt ngang trên những phụ nữ mại dâm năm 2002-2003 ở năm tỉnh biên giới Việt Nam (Lai Châu, Quảng Trị, Đồng Tháp, An Giang, và Kiên Giang) cho thấy tỉ lệ nhiễm chung của giang mai, lậu, chlamydia, lậu/chlamydia ở 5 tỉnh lần lượt là 10,7%, 10,7%, 11,9%, và 19,9% (3). Ở những phụ nữ mại dâm dọc một con đường buôn ma tuý ở Tây Nam Trung Quốc (2004-2005), tỉ lệ nhiễm giang mai là 15,7%, HIV là 2%, và lậu là 1,5%(4). Nghiên cứu cắt ngang ở nữ mại dâm ở những khu mỏ thành phố Gejiu Trung Quốc cho thấy tỉ lệ nhiễm HIV 8,3%, giang mai 12,5%, lậu 36,8%, và Chlamydia trachomatis 46,3%, Trichomonas vaginalis 22,1%; và tỉ lệ của một NQTD bất kỳ là 90,6%(7). Sự khác biệt của tỉ lệ nhiễm theo địa phương có thể do những khác biệt của hành vi phòng ngừa, điều trị của đối tượng bị nhiễm và của bạn tình, cũng như những chăm sóc y tế trong chẩn đoán và điều trị. Những yếu tố liên quan với NQTD Tỉ lệ nhiễm là cao có ý nghĩa thống kê ở các nhóm có trình độ học vấn thấp, hiện không có gia đình chính thức, có thời gian hành nghề ≥ 1 năm, và đã từng quan hệ tình dục. Kết quả này là tương tự với một nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy thời gian hành nghề lâu có liên quan đến nhiễm giang mai (4). Tuy nhiên, trong nghiên cứu ở 5 tỉnh biên giới của Việt Nam thì thời gian hành nghề dưới 6 tháng có liên quan với nhiễm lậu/chlamydia (3). Thời gian hành nghề càng lâu năm càng tăng nguy cơ nhiễm nếu đối tượng không thực hiện tốt những biện pháp phòng ngừa; Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 184 ngược lại nguy cơ nhiễm là cao ở những người có thời gian hành nghề ngắn có thể liên quan đến số lượng bạn tình nhiều ở những người hành nghề còn trẻ tuổi, tuy nhiên vẫn tuỳ thuộc đối tượng có thực hành tốt hay không những biện pháp phòng ngừa. Trong nghiên cứu ở Madagasca những yếu tố liên quan đến nhiễm chlamydia là học vấn trên cấp 1, độc thân, ly hôn, ly dị, hoặc goá(2), trong khi mắc bệnh lậu liên quan với học vấn cấp 1 hoặc thấp hơn. Những đối tượng đang sống chung hợp pháp với chồng có thể sẽ nghiêm nhặt hơn trong thực hành những biện pháp phòng ngừa. Học vấn thấp có thể có liên quan đến kiến thức kém về biện pháp phòng ngừa dẫn đến một thực hành không tốt. Những điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu Nghiên cứu không tránh khỏi bỏ sót những đối tượng hành nghề không đăng ký. Dù đã chọn mẫu toàn bộ nhưng mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn để đánh giá các mối liên quan. Do điều kiện về cơ sở vật chất còn hạn chế nên không triển khai làm xét nghiệm PCR, nuôi cấy, từ đó có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh bị bỏ sót, hoặc dương tính giả. Kết quả nghiên cứu cho thấy những tụ điểm mát-xa tại thành phố Vũng Tàu là nguồn lây quan trọng của NQTD. Ngoài việc tăng cường giám sát ca bệnh để tiến hành điều trị triệt để nhằm cắt đứt nguồn lây tránh lây lan cho cộng đồng, công tác giáo dục sức khoẻ nâng cao ý thức của người hành nghề mát-xa cũng như của khách hàng là quan trọng giúp họ có thực hành tốt hơn những biện pháp phòng ngừa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. AIDS action issue 16 January- March 1995. STD/AIDS congress report. Fighting STDs: Report from an International Congress, 8-9. 2. Behets FM, Van Damme K, Rasamindrakotroka A, Hobbs M, McClamroch K, Rasolofomanana JR, Raharimalala L, Dallabetta G, Andriamiadana J. (2005) Socio-demographic and behavioural factors associated with high incidence of sexually transmitted infections in female sex workers in Madagascar following presumptive therapy. Sex Health. 2(2):77-84. 3. Nguyen VT, Nguyen TL, Nguyen DH, Le TT, Vo TT, Cao TB, O'Farrell N. (2005). Sexually transmitted infections in female sex workers in five border provinces of Vietnam. Sex Transm Dis. 32(9):550-6. 4. Ruan Y, Cao X, Qian HZ, Zhang L, Qin G, Jiang Z, Song B, Hu W, Liang S, Chen K, Yang Y, Li X, Wang J, Chen X, Hao C, Song Y, Xing H, Wang N, Shao Y. (2006). Syphilis among female sex workers in southwestern China: potential for HIV transmission. Sex Transm Dis. 33(12):719-23. 5. World Health Association/Global Program on AIDS (1995). Global prevalence and incidence of selected curable sexually transmitted diseases: overview and estimates. WHO/GPA/STD 95.1, pp 1-26. 6. WHO, Geneva (1986). WHO expert committee on Venereal Diseases and Treponematoses Technical Report Series 763, 5, 6. 7. Xu JJ, Wang N, Lu L, Pu Y, Zhang GL, Wong M, Wu ZL, Zheng XW. (2008). HIV and STIs in clients and female sex workers in mining regions of Gejiu City, China. Sex Transm Dis. 35(6):558-65.