Lịch sử - Bài 6: Văn hóa tổ chức đời sống nông thôn Việt Nam

1. Theo huyết thống: gia đình và gia tộc Gia đình là cơ sở của xã hội. Gia đình truyền thống là đại gia đình nhiều thế hệ (tam đại, tứ đại đồng đường). Người Tây Nguyên còn có nhà sàn dài cho Đại gia đình Gia tộc với người Việt là rất quan trọng. Một người làm quan, cả họ được nhờ Xưa kia, làng là nơi ở của một họ: Đỗ xá, Trần xá, Nguyễn xá v.v

pdf24 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1969 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử - Bài 6: Văn hóa tổ chức đời sống nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6: Văn hóa tổ chức đời sống nông thôn Việt Nam Soạn giảng: TS Phan Quốc Anh 1. Theo huyết thống: gia đình và gia tộc Gia đình là cơ sở của xã hội. Gia đình truyền thống là đại gia đình nhiều thế hệ (tam đại, tứ đại đồng đường). Người Tây Nguyên còn có nhà sàn dài cho Đại gia đình Gia tộc với người Việt là rất quan trọng. Một người làm quan, cả họ được nhờ Xưa kia, làng là nơi ở của một họ: Đỗ xá, Trần xá, Nguyễn xá v.v Tính tôn ty • Quan hệ huyết thống là quan hệ theo hàng dọc (lên đến cửu tộc) Kị/cố Cụ Ông Cha Tôi Con Cháu Chắt Chút Tôn ti gián tiếp (con chú, con bác, anh em họ) cũng được quy định nghiêm ngặt: Xanh đầu con nhà bác, bạc đầu con nhà chú; Bé bằng củ khoai, cứ vai mà gọi Tính tôn ti dẫn đến óc gia trưởng. Tổ chức nông thôn theo huyết thống nhiều khi gây cản trở sự phát triển, nhất là trong giai đoạn hiện nay, cạnh tranh dòng họ “ma làng” 2. Tổ chức theo địa bàn cư trú: Văn hóa làng Điều kiện nông nghiệp lúa nước đòi hỏi mọi người phải liên kết, hợp sức với nhau để vần công, đổi công, để cùng nhau chống lụt bão, chống trộm cướp và chống giặc ngoại xâm. Sự liên kết chặt chẽ: bán anh em xa, mua láng giềng gần; một giọt máu đào Liên kết thành làng tạo nên dân chủ làng xã. Tính chất dân chủ này kéo theo mặt trái là thói dựa dẫm, ỷ lại, thói đố ky, cào bằng. 3. Tổ chức theo nghề nghiệp và sở thích: Phường, hội Phường là tập hợp những người làm cùng một nghề thủ công như phường gốm làm sành sứ; phường nề (xây dựng); phường chài (đánh cá); phường vải (dệt); mộc, đúc đồng v.v Hội là tổ chức của những người cùng sở thích: tư văn (quan văn); Hội văn phả (nhà nho ko làm quan); hội Bô lão (cụ ông); hội chư bà (cụ bà); hội cờ tướng; hội tổ tôm v.v Phường và hội là những tổ chức tự nguyện, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau 4. Tổ chức theo hành chính: thôn, xã • Một làng nhiều khi cũng là một xã, cũng có thể một xã gồm nhiều làng, trong làng lại có thôn, xóm, ở Nam bộ có ấp. Ngày nay, đơn vị hành chính của nước ta là thôn. • Trong văn hóa làng xã, sự phân biệt dân chính cư và dân ngụ cư là rất quan trọng (dẫn đến cục bộ địa phương ngày nay) Dân chính cư xưa chia làm 5 hạng: - Chức sắc gồm những người đỗ đạt hoặc có phẩm hàm - Chức dịch gồm những người đang làm việc trong xã - Lão gồm những người thuộc hạng lão - Đinh gồm con trai trưởng thành - Ti ấu là hạng trẻ con Quan viên hàng xã là 3 hạng đầu. Bộ máy hành chính xưa kia gọn nhẹ. Đứng đầu là lý trưởng, dưới ông là phó lý, đến hương trưởng, đến trương tuần (lo an ninh). Phương tiện quản lý chủ yếu chỉ có hai loại sổ: Sổ đinh và sổ điền (con người và ruộng đất) 5. Tính cộng đồng và tính tự trị • Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau. Do điều kiện xã hội nông nghiệp lúa nước nên sự cố kết cộng đồng làng xã Việt Nam. • Tính tự trị xuất phát từ văn hóa làng xã có tính chất biệt lập, cũng là sản phẩm của tính cộng đồng làng. Mỗi làng là một “nước’ nhỏ khép kín với nền kinh tế tự cung tự cấp, có “luật lệ” (hương ước) riêng (phép vua thua lệ làng) Làng xã Việt Nam • Toàn quyền Đông Dương Paul Donmer năm 1905 nhận xét: Mỗi Làng xã Việt Nam truyền thống được coi như “một nước cộng hòa nhỏ”, độc lập trong giới hạn những quyền lợi địa phương, được tổ chức chặt chẽ, có tính kỷ luật, có trách nhiệm. • Tính cộng đồng và tính tự trị là 2 đặc trưng bao trùm nhất, quan trọng nhất, tồn tại song song như hai mặt của một vấn đề trong văn hóa làng xã Việt Nam Sân đình – Bến nước – Cây đa Cái đình là biểu tượng tập trung nhất của làng về mọi phương diện • Là “Trung tâm hành chính”, nơi diễn ra những việc quan trọng như hội họp, thu sưu thu thuế, giam giữ xử tội phạm nhân • Là “Trung tâm văn hóa”, nơi tổ chức hội hè, ăn uống (đình đám), nơi biểu diễn chèo tuồng. • Là “Trung tâm sinh hoạt tôn giáo”: Thờ thần hoàng làng, thần “bảo trợ” cho dân làng. • Là “Trung tâm giao lưu tình cảm”: Qua đình ngả nón trông đình” BẾN NƯỚC • Dần dần, do ảnh hưởng văn hóa phụ quyền, đình chỉ còn là nơi của đàn ông. Phụ nữ tụ quần nơi bến (giếng nước) để rửa rau, vo gạo, giặt giũ và chuyện trò, “buôn dưa lê”. CÂY ĐA • Cây đa cổ thụ đầu làng. Ở dưới gốc đa có miếu thờ, khói hương nghi ngút, là nơi hội tụ của thần thánh “Thần cây đa”, “sợ thần sợ cả cây đa”. Quán nước cây đa là nơi nghỉ chân gặp gỡ của nông dân đi làm về, của khách qua đường. Cây đa cũng là cánh cửa sổ liên thông với thế giới bên ngoài. LŨY TRE • Rặng tre bao kín quanh làng như một thành lũy kiên cố bất khả xâm phạm: đốt không cháy, trèo không qua, đào đường hầm ko được (lũy). Hội tụ hình ảnh lũy tre, cây đa, bến nước sân đình chỉ có làng Việt Nam mới có. (làng Trung hoa có tường đất bao bọc) • Tính cộng đồng và tính tự trị là hai đặc trưng gốc rễ, là nguyên nhân sinh ra ưu điểm và nhược điểm về tính cách của người Việt. TÍNH CỘNG ĐỒNG TÍNH TỰ TRỊ Chức năng Liên kết các thành viên Xác định sự độc lập của làng Biểu tượng Sân đình bến nước cây đa Lũy tre xanh Hệ quả tốt - Tinh thần đoàn kết, tương trợ - Tính tập thể, hòa đồng - Nếp sống dân chủ bình đẳng -Tình thần tự lập -Tính cần cù -Nếp sống tự cung tự cấp Hệ quả xấu -Sự thủ tiêu vai trò cá nhân -Thói dựa dẫm, ỷ lại -Thói cào bằng, đố kỵ -Óc tư hữu, ích kỷ -Óc bè phái, địa phường -Óc gia trưởng, tôn ti Tính cộng đồng và tính tự trị của làng xã • Tính cộng đồng nhấn mạnh vào tính đồng nhất: cùng hội, cùng thuyền, cùng cảnh ngộ > sẵn sàng đoàn kết giúp đỡ, coi những người trong làng như anh chị em trong nhà; tay đứt ruột xót, lá lành đùm lá rách, chị ngã em nâng > tính tập thể, hòa đồng, là nguồn gốc của tính dân chủ - bình đẳng theo địa bàn cư trú, theo sở thích, theo giáp • Thủ tiêu ý thức cá nhân: Do hòa tan vào các MQH nên ý thức cá nhân bị thủ tiêu, thường xử theo lối “hòa cả làng”; “đóng cửa bảo nhau” (quan hệ thân tình từ họ hàng đến hàng xóm láng giềng). • Thói dựa dẫm ỷ lại vào tập thể: nước trôi bèo trôi, nước nổi thì thuyền nổi; cha chung ko ai khóc; lắm sãi ko ai đóng cửa chùa, sinh ra tính an phận thủ thường, cả nể, ko muốn dứt dây động rừng; anh ko đụng đến tôi thì tôi ko đụng đến anh” • Thói cào bằng, đố kỵ: Ko muốn cho ai hơn mình (để cho tất cả đều đồng nhất, giống nhau: “xấu đều hơn tốt lỏi; khôn độc ngốc đàn, chết một đống còn hơn sống một người; toét mắt là tại hướng đình” • Làng Việt Nam ‘tự cung tự cấp”, tự đáp ứng mọi nhu cầu cho cuộc sống làng mình; mỗi nhà có vườn rau, chuồng gà; ao cá, tự đảm bảo nhu cầu về ăn. Làm nhà thì đã có tre, xoan, rơm rạ lợp nhà • Óc tư hữu, ích kỷ: bè ai người nấy chống, ruộng nhà ai nhà nấy đắp bờ; ai có thân người ấy lo, ai có bò người ấy giữ; thân trâu trâu lo, thân bò bò giữ; của mình thì giữ bo bo, của người thì để cho bò nó ăn • Óc bè phái, cục bộ địa phương, làng nào biết làng ấy: trống làng nào làng nấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ; trâu ta ăn cỏ đồng ta; ta về ta tắm ao tatrai làng ta quyết giữ gái làng ta. • Óc gia trưởng, tôn ti: Tôn ti là tổ chức nông thôn theo huyết thống là truyền thống văn hóa tốt đẹp nhưng khi gắn với óc gia trưởng thì lại sinh ra quyền huynh thế phụ, áp đặt, sống lâu nên lão làng; áo mặc ko qua khỏi đầu> trở thành lực cản rất đáng sợ của sự phát triển (gia đình chủ nghĩa, dòng họ chủ nghĩa) • Với lối tư duy tổng hợp, biện chứng của nguyên lý âm dương dẫn đến sự ứng xử nước đôi; vừa là, vừa làvừa có tinh thần đoàn kết tương trợ vừa có óc tư hữu, ích kỷ và thói cào bằng; vừa có tính tập thể hòa đồng vừa bè phái, địa phương; vừa có tính tự lập vừa coi nhẹ vai trò cá nhân; vừa cần cù vừa dựa dẫm ỷ lại..Tùy lúc tùy nơi mà mặt tốt hay mặt xấu sẽ được phát huyhòa bình thì cạnh tranh khốc liệt, cục bộ địa phương, nhưng mỗi khi đất nước bị xâm lăng thì cả nước sát cánh cùng đứng dậy Làng nam bộ • Hình thành cách nay hơn 300 năm, làng Nam bộ là dân Bắc bộ vào khai khẩn. Làng Nam bộ được hình thành dọc theo bờ sông và bờ kinh rạch, trên những giồng đất cao (miệt giồng). Bờ tre chỉ còn là một biểu tượng đánh dấu ranh giới giữa các ấp, thôn. Thành phần cư dân của Nam bộ thường hay biến động, không bị gắn chặt với làng rễ cội như ở Bắc bộ. Tính cách người Nam bộ do vậy cũng phóng khoáng hơn; làm bao nhiêu ăn nhậu bấy nhiêu, ko cần biết đến ngày mai “xả láng, sáng dậy sớm”. • Thành phần cư dân không ổn định, vì nơi đây còn quá nhiều vùng đất chưa khai phá, nông dân hay tá điền có thể đi tới đâu cũng được. Làng trải dài theo các dòng kinh, giao thông nước thuận lợi, nhất là khi kinh tế hàng hóa bắt đầu phát triển. Địa văn hóa Nam bộ tạo nên tính cách người Nam bộ; phóng khoáng, văn hóa mở, vì vậy dễ tiếp nhận văn hóa mới từ các luồng văn hóa. Nam bộ là nơi tiếp nhận văn hóa phương Tây như Pháp – Mỹ. • Tuy nhiên, dù hay biến động, người Nam bộ vẫn sống thành làng với thấp thoáng bóng tre, mỗi làng vẫn có một ngôi đình với tín ngưỡng thờ thành hoàng làng. Hàng năm cư dân vẫn tụ họp nhau ở lễ hội. Dù thuận lợi trong canh tác nông nghiệp, nhưng vẫn giữ nếp cần cù, coi trọng tính cộng đồng. Hàng xóm, láng giềng vẫn là quan trọng: “nhất cận thị, nhị cận lân, tam cận giang, tứ cận lộ, ngũ cận điền”. • Bức tranh của làng Nam bộ đã góp phần làm nên tính thống nhất của dân tộc Việt Nam, văn hóa Việt Nam. • Văn hóa khu vực Nam bộ còn giữ nhiều yếu tố văn hóa người Việt, trong khi đó ở Bắc bộ đã mất đi. Ví dụ như đàn ông ở Nam bộ còn búi tó v.vĐó là thuyết ngoại vi trên biên trong văn hóa học