Cách đây khoảng 3000 năm, ở lưu vực sông Hồng đã xuất hiện một nền văn minh rực rỡ - Văn minh Đông Sơn với sự phát triển đỉnh cao của thời đại đồ đồng. Điều này được thể hiện rõ nét ở số lượng và loại hình hiện vật, trong đó trống đồng - được gọi là trống đồng Đông Sơn với công nghệ chế tác thành thạo, thành phần hợp kim khá hợp lý, tỷ lệ tạo hình hài hoà, hoa văn trang trí cực kỳ sống động. Trống đồng Đông Sơn là di vật điển hình của văn hoá Đông Sơn và là một hiện vật tiêu biểu cho trí tuệ, tài năng sáng tạo tuyệt vời của cư dân Văn Lang - Âu Lạc.
Trống đồng là sản phẩm độc đáo của cư dân nông nghiệp ở lưu vực sông Hồng, nó ra đời và tồn tại theo nhu cầu và truyền thống của dân tộc đã sáng tạo ra nó. Vì vậy việc tìm hiểu và nghiên cứu về trống đồng cũng đồng thời là tìm hiểu về lịch sử của dân tộc ta.
Từ trước đến nay trống đồng đã được nhiều nhà khoa học phân loại theo nhiều cách khác nhau, nhưng cách phân loại được nhiều người chấp nhận và được dùng nhiều nhất hiện nay là cách phân loại của Franz Heger - một học giả người Áo. Ông đã chia trống đồng làm bốn loại chính và ba loại trung gian, và trong mỗi loại lại được chia thành nhiều loại nhỏ.
Những hoa văn trên trống đồng được trang trí rất tinh xảo, đẹp mắt, tất cả được cấu trúc liên kết với nhau theo một mục đích, ý nghĩa nào đó mà cho đến nay các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều kiến giải khác nhau. Các họa tiết hoa văn được chia làm 3 loại: Các hoa văn hình học, bao gồm đường tròn, đường thẳng, đường xiên, đường dích dắc, chấm, đường lượn sóng, ; Các hình tượng, bao gồm hình người, hình chim, hươu nai, nhà cửa, thuyền, ; Tượng bao gồm có tượng cóc, tượng voi, Các họa tiết hoa văn đó đã thể hiện một cách sinh động toàn cảnh bức tranh sinh hoạt, sản xuất, chiến đấu cũng như tín ngưỡng của cư dân Việt cổ. Cho đến nay, trống đồng vẫn là đề tài lớn đang được nhiều người tập trung nghiên cứu, và nó còn đang lưu giữ biết bao điều bí mật mà chúng ta chưa khai thác được hết. Để góp phần tìm hiểu về trống đồng tôi xin đi vào tìm hiểu một khía cạnh nhỏ, đó là tìm hiểu chức năng của trống đồng Đông Sơn trong đời sống của cư dân Văn Lang - Âu Lạc.
9 trang |
Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử - Văn hóa - Chức năng của trống đồng Đông Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Cách đây khoảng 3000 năm, ở lưu vực sông Hồng đã xuất hiện một nền văn minh rực rỡ - Văn minh Đông Sơn với sự phát triển đỉnh cao của thời đại đồ đồng. Điều này được thể hiện rõ nét ở số lượng và loại hình hiện vật, trong đó trống đồng - được gọi là trống đồng Đông Sơn với công nghệ chế tác thành thạo, thành phần hợp kim khá hợp lý, tỷ lệ tạo hình hài hoà, hoa văn trang trí cực kỳ sống động. Trống đồng Đông Sơn là di vật điển hình của văn hoá Đông Sơn và là một hiện vật tiêu biểu cho trí tuệ, tài năng sáng tạo tuyệt vời của cư dân Văn Lang - Âu Lạc.
Trống đồng là sản phẩm độc đáo của cư dân nông nghiệp ở lưu vực sông Hồng, nó ra đời và tồn tại theo nhu cầu và truyền thống của dân tộc đã sáng tạo ra nó. Vì vậy việc tìm hiểu và nghiên cứu về trống đồng cũng đồng thời là tìm hiểu về lịch sử của dân tộc ta.
Từ trước đến nay trống đồng đã được nhiều nhà khoa học phân loại theo nhiều cách khác nhau, nhưng cách phân loại được nhiều người chấp nhận và được dùng nhiều nhất hiện nay là cách phân loại của Franz Heger - một học giả người Áo. Ông đã chia trống đồng làm bốn loại chính và ba loại trung gian, và trong mỗi loại lại được chia thành nhiều loại nhỏ.
Những hoa văn trên trống đồng được trang trí rất tinh xảo, đẹp mắt, tất cả được cấu trúc liên kết với nhau theo một mục đích, ý nghĩa nào đó mà cho đến nay các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều kiến giải khác nhau. Các họa tiết hoa văn được chia làm 3 loại: Các hoa văn hình học, bao gồm đường tròn, đường thẳng, đường xiên, đường dích dắc, chấm, đường lượn sóng,; Các hình tượng, bao gồm hình người, hình chim, hươu nai, nhà cửa, thuyền,; Tượng bao gồm có tượng cóc, tượng voi, Các họa tiết hoa văn đó đã thể hiện một cách sinh động toàn cảnh bức tranh sinh hoạt, sản xuất, chiến đấu cũng như tín ngưỡng của cư dân Việt cổ. Cho đến nay, trống đồng vẫn là đề tài lớn đang được nhiều người tập trung nghiên cứu, và nó còn đang lưu giữ biết bao điều bí mật mà chúng ta chưa khai thác được hết. Để góp phần tìm hiểu về trống đồng tôi xin đi vào tìm hiểu một khía cạnh nhỏ, đó là tìm hiểu chức năng của trống đồng Đông Sơn trong đời sống của cư dân Văn Lang - Âu Lạc.
Với thời gian không nhiều, bên cạnh đó do kinh nghiệm và khả năng của người viết còn hạn chế nên dù cố gắng nhưng bài viết này chắc không tránh khỏi những hạn chế và thiếu xót. Rất mong nhận được sự góp ý và bổ sung của mọi người!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
CHỨC NĂNG CỦA TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
Là sản phẩm của cư dân nông nghiệp lúa nước, với lối tư duy tổng hợp biện chứng, có cách ứng xử linh hoạt cho nên bản thân trống đồng cũng là một hiện vật mang tính chất tổng hợp. Cho nên bàn về công dụng của trống đồng Đông Sơn ta phải tìm hiểu dưới những góc độ và từ nhiều khía cạnh khác nhau.
Đầu tiên và dễ nhạn thấy nhất của trống đồng đó là chức năng nhạc khí. Đây là một sự thật hiển nhiên đã được chứng minh qua một số thư tịch cổ cùng với những tư liệu dân tộc học ở Đông Nam Á, Việt Nam và ở vùng Hoa Nam (Trung Quốc); Và với hình dáng cùng với những hoa văn trang trí trên trống đồng đã nói lên trống đồng trước hết là một nhạc khí. Người Đông Sơn đặt trống đồng trên một cái giá, bày thành hàng và ngồi trên sàn đánh trống như hoa văn trên trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Cổ Loa,; Người Điền ở Tấn Ninh treo trống nằm ngang trên một cái đòn, gác lên hai cái cọc rồi cầm dùi đánh vào mặt trống; Có cảnh hai người khiêng đứng một cái trống, còn hai người khác nhảy múa cầm dùi đánh xuống mặt trống; Hiện nay người Mường cũng có cách đánh trống tương tự như cách đánh trống này, có khác chỉ là ở chỗ trống được để trên một cái hố ở trên mặt đất, hố này vừa với đáy trống, khi đánh tiếng trống sẽ vọng từ đáy hố lên. Tư thế đánh trống có thể ngồi hoặc đứng, cầm dùi (chày gỗ) đâm thẳng vào mặt trống (giống như giã gạo). Và ở nhiều trống trên mặt còn giữ lại "dấu ấn" của việc đánh trống này, nhất là ở vị trí hoa văn hinh mặt trời ở giữa trống.
Trống đồng Đông Sơn có cấu tạo hết sức hài hoà, cân xứng. Mặt trống tròn, phần tang phình, thân thon và chân loe không chỉ có tác dụng thẩm mỹ mà còn làm cho trống có âm thanh vang xa và có sức cộng hưởng, từ những âm ban đầu được nhân lên về cường độ. Bên cạnh đó việc lựa chọn hợp kim khi đúc đã giúp người Đông Sơn tạo nên những âm sắc trầm hùng cho trống, ấm mà không đục, trong mà không rè.
Trống đồng được sử dụng như một loại nhạc cụ tạo tiết tấu chủ yếu trong "dàn nhạc". Người xưa không chỉ sử dụng một chiếc trống mà còn sử dụng cả một dàn trống gồm nhiều chiếc, mỗi chiếc có một thang âm khác nhau như hoa văn trên trống đồng Đông Sơn có cảnh sử dụng dàn trống đồng từ 2-4 chiếc, dàn cồng chiêng từ 6-8 chiếc và một tốp người vừa múa vừa sử dụng những nhạc khí khác nhau như chuông, khèn, sênh, và trống đã được buộc vào cọc, cắm trong nhà sàn mái cong dùng để gõ đệm nhịp cho trai gái hát đối đáp (trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ); Hoặc được đặt giữa thuyền để giữ nhịp chèo (trên trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Sông Đà).
Là một nhạc khí quan trọng, trống đồng được dùng trong việc cúng tế quỷ thần, tổ tiên và dùng trong lễ hội, lễ tết, dùng để cúng tế khi đau ốm, như trong Tống sử có đoạn viết về việc đánh trống đồng và thanh la tế thần chữa bệnh trong các tộc Tây Nam Di ở Tường Kha (khu vực tỉnh Vân Nam). Đây là tư liệu đầu tiên nói lên việc đánh trống đồng để tế thần chữa bệnh. Việc dúng trống đồng trong việc cúng tế cũng được thể hiện trong một số câu thơ Đường:
Đồng cổ dữ Man ca
Nam nhân kỳ trại đa
- Trống đồng và bài hát Man
Người Nam cầu cúng nhiều.
(Đền bồ tất người Man - Tôn Quang Hiến)
Đồng Cổ trại thần lai
Mãn đình phan cái bồi hồi.
- Trống đồng cầu cúng thần
Đầy sân cờ lọng bồi hồi.
(Đền thần bên sông - Ôn Đình Quân)
Ngõa tôn lưu hải khách
Đồng Cổ lại giang thần.
- Chén sành lưu khách biển
Trống đồng cúng thần sông.
(Thơ tiễn khách trở về Nam - Hứa Hồn)
Có nhiều người cho rằng trống đồng là vật thiêng, có vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh của người Việt cổ. Trống đồng là trung gian giữa cõi sống và cõi chết, là cầu nối giữa con người và thần linh. Trong tâm thức của nhân dân, đền thờ trống đồng bảo hộ cho dân tộc. Như sách Đại Nam nhất thống chí cho biiết ở xã Đan Nê, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa có đền thờ thần trống đồng - thần Đồng cổ đã có công giúp các vua Hùng, vua nhà Lý đánh giặc nên được phong chức Đồng cổ đại vương. Và triều Lý đã có sắc phong thần Đồng cổ, lập đền thờ thần Đồng cổ tại kinh thành Thăng Long và hàng năm tổ chức hội thề Đồng cổ vô cùng long trọng để thần Đồng cổ chứng giám cho lời thề trung thành với sơn hà xã tắc. Ngoài ra trống đồng còn được đặt trong đình để tế Thành hoàng, tổ tiên, đặt trong chùa để tế phật. Ở vùng Hoà Bình hiện nay, trống đồng còn là thứ đồ thờ tổ tiên quan trọng. Và các trống đồng như Ngọc Lũ, Thượng Lâm, đều tìm được trong các đền thờ, được nhân dân bảo quản cẩn thận. Hiện nay ở miền núi, trống đồng thường được các thầy mo cất giữ. Và trống đồng còn được dùng trong tang lễ, ở nước ta thời Trần vẫn còn tục lệ khi vua chết thì khua chiêng, trống lên để báo cho mọi người biết.
Là một sản phẩm của cư dân nông nghiệp lúa nước, trống đồng cũng gắn liền với những lễ tiết nông nghiệp. Là cư dân nông nghiệp lúa nước có truyền thống từ lâu đời, cha ông ta đã đúc rút ra những kinh nghiệm, những bài học quý báu mà vấn đề quan trọng hàng đầu là "nước". "Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống", mong muốn lớn nhất của họ là mưa thuận gió hoà để mùa màng được bội thu. Nhưng khi cuộc sống của con người còn phụ thuộc vào tự nhiên thì họ cầu khẩn, nhờ thần linh làm, và phương tiện giao tiếp - thông dịch viên của họ chính là chiếc trống đồng cùng với những âm thanh của nó.
Tiếng trống đồng phát ra gần như tiếng sấm, tượng trưng cho tiếng sấm, vì vậy không ít người cho rằng trống đồng là trống sấm. Ở nhiều nơi, như vùng hải đảo Đông Nam Á, trống đồng còn được gọi là "trống mưa" - trống cầu mưa. Trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, bên cạnh nhà sàn có một nhà sàn không mái, chạm khắc cảnh đánh trống đồng và rất nhiều nét khắc thẳng chạy nối nhau theo chiều dọc, tượng trưng những giọt mưa rơi, có thể gọi là "cảnh cầu mưa".
Ngoài âm thanh, cư dân Văn Lang - Âu Lạc còn nhờ đến một nhân vật rất đặc biệt đó là con cóc - "cậu ông Trời" để cầu mưa. Bởi vì nhân dân ta tin rằng: Con cóc tuy xấu xí nhưng có quyền lực to lớn đối với ông trời, nó là cậu của ông trời, mà cậu thuộc bên ngoại - phía bà trời, "lệnh ông không bằng cồng bà" nên mỗi lần "cậu cóc" nghiến răng thì ông trời phải tôn trọng quyền của "cậu" mà cho mưa xuống. Và trong thực tế cóc là một con vật khá nhạy cảm với những biến động của thời tiết, nó thường nghiến răng khi trời sắp mưa. Và do là một sinh vật sống gần người nên có trở thành "phong vũ biểu" báo tín hiệu mùa vụ cho cư dân nông nghiệp. Có lẽ vì vậy nên trên một số trống muộn hơn có gắn tượng cóc trên trống đồng để biểu hiện tiếng cóc gọi mưa. Phần lớn mỗi trống có gắn 4 tượng, nhưng cũng có trường hợp chỉ có 3 con, chúng được gắn quay đầu về hướng ngược chiều kim đồng hồ, cùng chiều vận động với các hình trang trí khác. Có tượng cóc một và đặc biệt là tượng cóc cõng nhau.
Ngoài ra ở Trung Quốc cổ còn có quan niệm tiếng trống gọi rồng - một con vật ở nước và giữ bầu nước của trời, chịu trách nhiệm phân phối nước mưa cho trời đất. Đồng thời trống đồng còn gắn với tục đua thuyền (thể hiện ở hoa văn trang trí trên trống đồng Đông Sơn) cùng với những hội nước cầu mưa, cầu nước. Vì vậy trống đồng được sử dụng đắc lực trong các nghi lễ cầu mưa.
Và trống đồng còn được dùng trong những ngày lễ lớn, ngày tết, trong lúc yến tiệc, thiết khách. Hay để dùng để mua vui như Từ Tùng Thạch cho biết người Chàng ở Quảng Tây khi cày bừa, gặt hái còn đánh trống đồng để đệm nhịp vừa làm vừa hát, vừa giải trí vừa phục vụ sản xuất.
Ngoài ra trống đồng Đông Sơn còn có công dụng là một vật biểu thị tín ngưỡng thờ thần mặt trời của cư dân Việt cổ với hình ngôi sao - mặt trời ở vị trí trung tâm (quan trọng nhất) của trống đồng, chi phối tất cả các sự vật và hiện tượng trong đời sống. Đây là tín ngưỡng của cư dân Việt cổ và cũng là tín ngưỡng phổ biến của những cư dân nông nghiệp ở vùng Đông Nam Á hay ở Ai Cập. Và rất có thể trống đồng cũng là một nhạc khí để thờ cúng mặt trời.
Và trên mặt trống đồng Ngọc Lũ người ta đã đọc được, nhận ra được hình tượng cặp âm vật - dương vật được khắc chìm và ít nhiều biến điệu, cách điệu hoá hay nói cách khác là đã được hình học hoá. Cùng với nó là những hình tượng khác như hình chim giao phối, tượng có cõng nhau, Và ngay cả ở cách đánh trống, cầm dùi - tượng trưng cho linga đâm thẳng vào giữa trống - tượng trưng cho yoni. Điều này thể hiện tín ngưỡng phồn thực của cư dân Đông Sơn, mong cho trời đất giao hoà, mọi vật sinh sôi nảy nở. Đồng thời trống đồng còn là biểu tượng của tô tem giáo với hình ảnh xuyên suốt là con chim Lạc, thể hiện vật tổ của người Việt cổ là con chim đi từ hình tượng con rồng cháu lạc. Và đó là con chim gắn liền với nước cũng như chính cư dân Đông Sơn vậy.
Một chức năng quan trọng nữa của trống đồng Đông Sơn là biểu tượng của quyền uy xã hội, điều này được thể hiện rõ trong thư tịch cổ ở các đời sau. Như Tùng Thư - Địa dư chí chép: "Các người Lão đều đúc đồng làm trống lớn Người có trống được gọi là Đô Lão, được quần chúng suy phục"; Minh sử thì viết: Ai có 2,3 cái trống đồng thì có thể "tiếm hiệu xưng vương"; Và theo Tấn thư - Thực hoả chí, quyền uy chính trị, xã hội và sức mạnh kinh tế của các cừ soái (thủ lĩnh dân tộc) ở Giao Châu được biểu hiện bằng số lượng trống đồng, sản vật quý và đầy tớ hầu hạ; Cũng theo Quảng Châu ký của Bùi Uyên thì khi tù trưởng gióng trống đồng là hiệu lệnh tập trung quần chúng, dân kéo đến như mây, sẵn sàng đợi lệnh ra quân. Như vậy trống đồng là biểu tượng của quyền uy và cũng là vật dùng trong chiến trận để thị uy, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân mình, làm nhụt nhuệ khí của địch. Qua đó thấy trống đồng là biểu tượng cho sức mạnh và quyền lực của người thủ lĩnh, chỉ có thủ lĩnh - người có trống mới có quyền, có thể tập hợp mọi người, là biểu tượng sức mạnh tập thể của cả bộ tộc, sức mạnh của sự đoàn kết cả dân tộc, và trong tâm thức của người Việt, thần Đồng cổ là vị thần bảo hộ của dân tộc.
Hiểu được vai trò và chức năng to lớn của trống đồng đối với cư dân Lạc Việt nên bọn Phong kiến phương Bắc khi chinh phục phương Nam đều tịch thu trống đồng nhằm thủ tiêu tinh thần dân tộc, với âm mưu thâm độc là đồng hoá nhân dân ta. Như trong Hậu Hán thư có nói về Mã Viện sang xâm lược nước ta, muốn nhổ tận gốc rễ các thế lực chống đối đã bắt hơn 300 cừ soái Lạc tướng đày sang Linh Lăng và thu huỷ trống đồng đúc ngựa và vũ khí. Thủ đoạn này cũng giống như thủ đoạn của Tần Thuỷ Hoàng sau khi thống nhất Trung Hoa đã đày các quý tộc 6 nước bị chinh phục, và thu toàn bộ vũ khí của 6 nước đúc thành tượng. Và đến Gia Cát Lượng ở thời Tam Quốc khi đánh phương Nam đã thu nhiều trống đồng; Đến Lan Khâm thời Lục Triều cũng làm như thế bởi vì theo chúng thì "Đồng cổ triệt, Giao Chỉ diệt".
Nhưng đâu có dễ dàng như thế, văn hoá Đông Sơn mà hiện vật tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn đã thẩm thấu vào máu, vào từng thớ thịt của người dân Lạc Việt. Trống đồng không chỉ là biểu tượng quyền uy của các thủ lĩnh người Việt mà còn là biểu tượng của tinh thần dân tộc, là vật thiêng trong tâm thức của nhân dân, được nhân dân gìn giữ bảo vệ. Nhưng mặt khác cũng chính trống đồng đã bảo vệ truyền thống văn hoá dân tộc, làm thất bại âm mưu đồng hoá của kẻ thù, gìn giữ bản sắc văn hoá của dân tộc qua hàng ngàn năm Bắc thuộc. Để trả đũa lại việc bọn xâm l][cjphas trống đồng đúc ngựa, các thủ lĩnh người Việt thời Bắc thuộc đã phá tiền đồng của nhà Tấn để đúc trống đồng. Phải chăng đây là sự thể hiện sự đôí kháng giữa uy quyền của thủ lĩnh đối với quền uy của Thiên Triều? Theo tiến trình lịch sử, nếu cột đồng trở thành biểu tượng của chủ nghĩa bành trướng bá quyền của kẻ chinh phục thì trống đồng trở thành biểu tượng của chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Trống đồng còn là vật đưa đường dẫn lối cho người chết sang thế giới bên kia. Nhiều người thường gắn trống đồng với những nghi lễ quanh cái chết, thư tịch xưa cũng cho thấy mỗi khi nhà có người chết thì đánh trống để xua đuổi tà ma, dân tộc học cũng cho thấy trống đồng nhiều khi là cái cầu nối giữa con người và thần thánh, ma quỷ. Từ cõi sống, trống đồng cũng đi theo chủ nhân của chúng về thế giới bên kia, là vật tuỳ táng quan trọng biểu hiện qua các kết quả khai quật khảo cổ học ở mộ quan tài hình thuyền ở Việt Khê, mộ lợp đá làng Vạc và những ngôi mộ huyệt đất ở Đông Sơn, Định Công, Do xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu phổ cập ngày càng bức thiết, một loại trống đồng minh khí đã ra đời để phục vụ cho mục đích này, nó tồn tại bên cạnh những chiếc trống đồng thật hoặc thay những chiếc trống đồng thật để làm đồ tuỳ táng. Đặc điểm chung của những chiếc trống minh khí này là có kích thước nhỏ, được chế tác sơ sài, trang trí đơn giản. Đó là những vật mô phỏng theo kiểu dáng và hoa văn trang trí của các trống đồng lớn, trung bình. Nó đã được phát hiện trong các cuộc khai quật ở các khu mộ táng như Đông Sơn, Thiệu Dương, Núi Nấp (Thanh Hoá), làng Vạc (Nghệ An), Qua đó ta thaaystd đã trở nên phổ biến, nó không chỉ có trong các ngôi mộ của những người giàu có hay có địa vị cao trong xã hội mà nó đã được phổ cập rộng rãi trong nhân dân. Nó được chôn theo để phục vụ chủ nhân của chúng ở thế giới bên kia.
Và ngoài việc dùng trống đồng làm vật tuỳ táng, còn có hiện tượng dùng trống đồng làm quan tài để chôn người chết như trống đồng Đào Thịnh (Yên Bái). Và gần đây, vào tháng 12/1999 ở thôn NgaVăn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã phát hiện được một trống đồng bên trong có sọ người, một đoạn xương cánh tay và một cán giáo đồng. Trong khi moi đất còn nhét đầy trong hốc mắt đã phát hiện ở mỗi hốc mắt được đặt ngay ngắn một đồng tiền đồng. Qua đó ta thấy đây là di cốt đã được cải táng và đặc biệt lại có hiện tượng người cổ khi cải táng đã đặt tiền vào hốc mắt của người quá cố như ở trống Nga Văn. Cũng vào cuối năm 1999 đã phát hiện được một chiếc trống đồng còn khá nguyên vẹn có di cốt người gồm mảnh sọ và một số chiếc răng cùng một số đồ tuỳ táng. Cho tới nay chỉ mới tìm thấy được vài trống đồng có di cốt người ở bên trong. đây là một táng thức khá đặc biệt, khi cải táng người cổ đã dùng trống đồng làm quan tài.
Là một vật thiêng biểu thị của quyền uy xã hội nên trống đồng có giá trị rất cao. Như trong Minh sử có chép: Mỗi trống có trị giá hàng trăm, thậm chí hàng nghìn trâu bò. Và đến thời nhà Thanh, giá của trống đồng vẫn còn rất đắt, Chi Đoàn Viên tác giả "Dị lâm" cho biết: Người hào phú tranh nhau mua với giá 100 trâu cũng không tiếc. Quảng Lộ trong "Xích nhã" lại cho rằng giá rất cao, đổi đến 1000 trâu cũng tìm mua. Vì chúng có giá trị như vậy nên chúng là một thứ tài sản quý giá được xếp hàng đầu trong số những chiến lợi phẩm mà kẻ chiến thắng quan tâm đến trước tiên. Đó cũng là một trong những lý do khiến cho các viên quan cai trị Hán tộc tìm mọi cách cướp trống đồng của nhân dân ta.
Giàu sang đi liền với quyền uy, người có nhiều trống thì được mọi người quy phục, có thể "tiếm hiệu xưng vương". Cho nên Đường thư cho biết rằng: Dùng trống đồng để thưởng cho người có công lao thì người Man thích thú hơn. Không chỉ vì giá trị của trống đồng mà còn vì có nhiều trống thì chủ nhân của nó có thể có được nhiều quyền lợi chính trị hơn, bảo đảm cho việc phát triển sự giàu có của mình hơn. Vì vậy nên trống đồng trở thành vật ban thưởng cho các tù trưởng. Một minh chứng nữa cho thấy rõ điều đó là trong Cựu Đường thư, trong truyện "Đông tạ Man" ghi: "ai có công thì thưởng trâu ngựa và trống đồng".
Bên cạnh đó trống đồng còn được dùng làm cống phẩm. Như trong Trần thư ghi lại việc khoảng năm 551, Âu Dương Ngỗi đánh Trần Văn Triệt ở Quảng Châu, lấy được nhiều chiến lợi phẩm, dâng lên vua trống đồng lớn chưa từng có. Một số người hiến dâng trống đồng và tù binh. Như vậy việc cống nạp trống đồng được coi như là một biểu hiện của sự thần phục (do trống đồng là bảo vật tượng trưng cho quyền uy của người thủ lĩnh của một cộng đồng).
Và trống đồng còn có một chức năng nữa đó là chức năng trang trí. Chủ nhân của trống đồng rất tự hào được đặt trống đồng ở một vị trí trang trọng nhất trong nhà, bởi ngoài chức năng biểu hiện quyền lực, sự giàu có ra thì trống đồng còn có giá trị thẩm mỹ cao với hình dáng cân đối hài hoà, hoa văn tinh xảo. Như khi khai quật di chỉ khảo cổ học ở Tấn Ninh đã phát hiện được một số vật mang hình dáng trống đồng được đặt ngay trên họng bịt đầu gậy, có loại có quai ngay giữa chính mặt trống.
Trống đồng Đông Sơn từ trung tâm là văn minh Đông Sơn ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã qua quá trình giao lưu, trao đổi buôn bán đã xuất hiện trên một vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm hầu hết các nước Đông Nam Á và cả vùng Vân Nam Trung Quốc (trước đây là địa bàn cư trú của cư dân Bách Việt), phía bắc đến Trường Giang, phía nam đến các vùng hải đảo ở Indonexia, phía tây đến những vùng rộng lớn của Thái Lan, Miến Điện. Ở những nơi này đã phát hiện ra những chiếc trống gióng hệt những trống ở Bắc Bộ nước ta, cả từng mô típ hoa văn như trống Xiandua trên đảo Giava. Chứng tỏ những trống này được mang từ đất liền ra qua con đường giao lưu, trao đổi buôn bán. Và dựa trên những mẫu trống đồng Đông Sơn, những cư dân ở đây đã đúc những mẫu trống mới mang màu sắc địa phương như trống Xa-lây-ơ, các trống Mô-cô,
Một biểu hiện nữa của quá trình giao lưu văn hoá là trong số những trống đồng được phát hiện ở Bình Định thì 6 trống có hiện vật chôn theo mà chất liệu và phong cách mang đậm nét của gốm Sa Huỳnh. Và đáng lưu ý hơn là trong khi đào và kiểm tra trống Vĩnh Hiệp có một khuyên tai hình vành khăn bằng đá ngọc, loại khuyên tai này trong các cuộc khai quật các di chỉ Sa Huỳnh cũng tìm thấy khá nhiều. Sự phát hiện này đã chứng minh rằng từ rất sớm giữa hai cư dân Sa Huỳnh và Đông Sơn đã có mối giao lưu, trao đổi với nhau.
Như vậy ta thấy sự giao lưu, trao đổi buôn bán đã diễn ra mạnh mẽ từ những thế kỷ trước công nguyên, trên một địa bàn rộng lớn. Điều đó cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hoá Đông Sơn mà tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn đối với các nền văn hoá xung quanh.
Ng