Lịch sử - Văn hóa - Những biểu hiện về phẩm chất đặc trưng thanh lịch của người hà nội hiện nay

1. Đặt vấn đề Một trong những phẩm chất đặc trưng khi nói về người Hà Nội là nét thanh lịch. Cố giáo sư Trần Quốc Vượng đã cho rằng hào hoa, thanh lịch là hằng số lịch sử của người Hà Nội: “Tôi vẫn cho rằng Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội tuy biến di mà cũng có hằng số của lịch sử. Vẫn biết lịch sử là biến đổi không ngừng Vẫn biết dân cư thành phố, thủ đô là dân cư lưu/sinh động, thu hút khách thập phương, người tài tứ xứ để NGƯỜI HÀ NỘI có nhiều quê, nhiều “cựu quán” Nhưng SÔNG - HỒ thành phố rồng bay ở nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm” để kết tinh thành tâm hồn Hà Nội và cái phong cách hay nếp sống hào hoa - thanh lịch”. được đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử là thanh lịch. [Kỷ yếu hội thảo: Người Hà Nội thanh lịch văn minh, 2005]. Bài viết này dựa vào kết quả nghiên cứu của đề tài “Thực trạng và những nhân tố tác động đến phẩm chất nhân cách đặc trưng của người Hà Nội”, thuộc đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu phát huy điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các giá trị lịch sử- văn hoá 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, phục vụ phát triển toàn diện Thủ đô”.1 Trong bài viết này, tác giả xin trình bày những biểu hiện về phẩm chất đặc trưng thanh lịch của người Hà nội hiện nay thông qua các số liệu định lượng được khảo sát trên địa bàn Hà Nộ

pdf17 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 846 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử - Văn hóa - Những biểu hiện về phẩm chất đặc trưng thanh lịch của người hà nội hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 VNH3.TB16.827 NHỮNG BIỂU HIỆN VỀ PHẨM CHẤT ĐẶC TRƯNG THANH LỊCH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI HIỆN NAY TS. Nguyễn Thị Kim Hoa Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội 1. Đặt vấn đề Một trong những phẩm chất đặc trưng khi nói về người Hà Nội là nét thanh lịch. Cố giáo sư Trần Quốc Vượng đã cho rằng hào hoa, thanh lịch là hằng số lịch sử của người Hà Nội: “Tôi vẫn cho rằng Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội tuy biến di mà cũng có hằng số của lịch sử. Vẫn biết lịch sử là biến đổi không ngừng Vẫn biết dân cư thành phố, thủ đô là dân cư lưu/sinh động, thu hút khách thập phương, người tài tứ xứđể NGƯỜI HÀ NỘI có nhiều quê, nhiều “cựu quán” Nhưng SÔNG - HỒ thành phố rồng bay ở nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm” để kết tinh thành tâm hồn Hà Nội và cái phong cách hay nếp sống hào hoa - thanh lịch”. được đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử là thanh lịch. [Kỷ yếu hội thảo: Người Hà Nội thanh lịch văn minh, 2005]. Bài viết này dựa vào kết quả nghiên cứu của đề tài “Thực trạng và những nhân tố tác động đến phẩm chất nhân cách đặc trưng của người Hà Nội”, thuộc đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu phát huy điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các giá trị lịch sử- văn hoá 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, phục vụ phát triển toàn diện Thủ đô”.1 Trong bài viết này, tác giả xin trình bày những biểu hiện về phẩm chất đặc trưng thanh lịch của người Hà nội hiện nay thông qua các số liệu định lượng được khảo sát trên địa bàn Hà Nội. 2. Những biểu hiện về phẩm chất đặc trưng thanh lịch Tìm hiểu đánh giá của người dân về 3 phẩm chất biểu hiện rõ nét nhất trong nhân cách đặc trưng người Hà Nội hiện nay, kết quả nghiên cứu tại Hà Nội như sau: 1 Chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến 1000 người dân ở Hà Nội, 600 người dân ở 4 tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Tây, Hưng Yên, thảo luận 20 nhóm và phỏng vấn sâu 20 trường hợp từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2006 2 58.5 41.8 52.6 42.3 17.7 12.5 10.4 24.7 16.9 19.9 16.9 0 10 20 30 40 50 60 70 Thanh lịch Đoàn kết Yêu nước Yêu chuộng hòa bình Tự lực, tự cường Tiết kiệm Cần cù Hiếu học Lạc quan Sáng tạo Tôn sư trọng đạo Biểu 1. Đánh giá những phẩm chất đặc trưng của người Hà Nội hiện nay (%) Thanh lịch là phẩm chất có tỉ lệ lựa chọn cao nhất (chiếm 58,5%), cho thấy trong quan niệm người Hà Nội, đặc trưng thanh lịch vẫn chiếm một vị trí quan trọng. Thanh lịch được hiểu là văn hóa ứng xử ở trình độ cao. Theo nhà Hà nội học Nguyễn Vinh Phúc “Thanh lịch là chất cơ bản của người Hà Nội. Đó là lối sống văn hóa. Từ trong ăn mặc, đối nhân xử thế, từ cách nói năng cho đến hành động, từ trong gia đình đến ngoài xã hộitất cả phải có văn hóa” (Hà Đình Đức, Kỷ yếu hội thảo Người Hà Nội văn minh thanh lịch, 2005). Như vậy, thanh lịch biểu hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống. Trong bài tham luận này, chúng tôi đưa ra 9 lĩnh vực biểu hiện của nét thanh lịch Hà Nội: ẩm thực, giao tiếp ứng xử, trang phục, nhà ở, lao động sản xuất, thưởng thức văn hóa nghệ thuật, vui chơi giải trí, hoạt động tôn giáo tín ngưỡng và sử dụng phương tiện đi lại. Ở mỗi lĩnh vực đó, nét thanh lịch lại có những biểu hiện cụ thể. Nét thanh lịch của người Hà Nội biểu hiện trong tất cả 9 lĩnh vực trên nhưng ở mức độ khác nhau. 3 51.1 55.7 69.4 83.1 44.3 60.0 84.4 92.5 90.1 0 20 40 60 80 100 Sử dụng phương tiện di lại Tôn giáo, tín ngưỡng Vui chơi, giải trí Thưởng thức văn hóa nghệ thuật Lao động sản xuất Nhà ở Trang phục Giao tiếp ứng xử Ẩm thực Biểu 2. Nhận định về lĩnh vực biểu hiện nét thanh lịch (%) Nhìn biểu trên, ta có thể thấy nhận định của người dân về biểu hiện của nét thanh lịch khác nhau theo các lĩnh vực. Các lĩnh vực có tỉ lệ lựa chọn cao nhất là giao tiếp ứng xử (92,5%), ẩm thực (90,1%). Lĩnh vực có tỉ lệ lựa chọn thấp là nhà ở (60,1%), tôn giáo tín ngưỡng (55,7%), sử dụng phương tiện đi lại (51,1%) và lao động sản xuất (44,3%). 2 2.1. Biểu hiện của nét thanh lịch trong ẩm thực Là trung tâm chính trị, kinh tế và giao lưu văn hóa, Thăng Long – Hà Nội có điều kiện thuận lợi tiếp thu kinh nghiệm chế biến món ăn từ trong và ngoài nước. Ẩm thực Hà Nội tổng hợp nét tinh túy từ mọi miền cả nước. Có tới 90,1% người dân nhận định nét thanh lịch của người Hà Nội biểu hiện trong lĩnh vực ẩm thực. Ẩm thực của Hà Nội đã đi vào nhiều tác phẩm văn học như “Hà Nội 36 phố phường” của Thạch Lam, “Miếng ngon Hà Nội” (1960) của Vũ Bằng hay “Thương nhớ mười hai” (1971) của Băng Sơn. Những người lên Hà Nội lập nghiệp mang theo những món ăn truyền thống từ quê hương. Sống qua nhiều thế hệ ở Hà Nội, họ góp phần hình thành ẩm thực Hà Nội phong phú. Riêng về bánh, Hà Nội có đến 60 thứ bánh (Vũ Ngọc Khánh, Kỷ yếu hội thảo “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, 2005). Ngoài ra, người Hà Nội còn có nhiều loại bún: bún riêu, bún ốc, bún chả, đặc biệt là bún thang. Có ý kiến cho rằng bún thang là đặc trưng cho ẩm thực Hà Nội. Chế biến bát bún rất cầu kỳ, mất thời gian nhưng chế biến xong thì “đẹp như một bức tranh nhiều màu sắc”. Có lẽ họ cho rằng bún thang là tiêu biểu cho ẩm thực Hà Nội vì nó thể hiện sự cầu kỳ, hình thức trong chế biến món ăn của người Hà Nội. Có ý kiến của người dân trong thảo luận nhóm cho rằng “Những món 2 Có lẽ vì vậy mà chuyên mục bàn tròn “Xây dựng văn hóa người Hà Nội” trên báo Lao động đã được phát động từ tháng 2/2006 không chỉ đề cập đến những nét về tính cách, lối sống, ứng xử mà còn mở rộng ra nhiều vấn đề khác như văn hóa trong công sở, trong trường học, doanh nghiệp, thị trường, Tháng 2/2007, chuyên đề lại được tiếp tục phát động với hai chủ đề là “Văn hóa người Hà Nội với lễ hội, phong tục, tập quán” và “Văn hóa giao thông”. 4 ăn người Hà Nội làm, không đâu có, Sài Gòn không thể có được”. Một món ăn khác của Hà Nội nổi tiếng trong và ngoài nước, đó là phở. Nhà văn Vũ Bằng trong “Miếng ngon Hà Nội” đã gọi phở là “món quà căn bản” (Vũ Bằng, Miếng ngon Hà Nội, 2006). Phở không phải bắt nguồn ở Hà Nội, mà xuất phát từ món ngưu nhục phấn của Trung Quốc. Phở không phải chỉ Hà Nội mới có mà nhiều vùng trong cả nước đều có, nhưng phở Hà Nội có mùi vị đặc biệt riêng. “Ở Sài Gòn, cũng có phở bát, nhưng ăn thế nào ấy, hay là tôi cũng được ở Trung Quốc, cũng có phở, ăn thấy khác! Hay là ở Matxcova cũng có phở Hà Nội nhưng mà ăn càng không ngon. Nhưng mà ở Hà Nội, phở mới đúng nghĩa phở. Người nước ngoài họ đến, họ rất mê món phở ở Hà Nội”. (MS 3, TLN 6, 61 tuổi, Thạc sỹ, cán bộ nghỉ hưu, gốc Hà Nội) Nét đặc trưng của phở Hà Nội là nước phở trong, bánh phở mềm và không nát, thịt thái mỏng và không dai, trang trí hài hòa với hành hoa, rau thơm. Bát phở không cần nhiều bánh mà ngon là chính. Hiện nay, thương hiệu Phở 24 đang mong muốn quảng bá phở Việt Nam ra thế giới. Có thể nói, người Hà Nội kết hợp “nhìn” và “ăn”, bày biện trông ngon mắt hoặc ít nhất là trông sạch sẽ “nhìn cái mâm đồng bị bẩn là không được, phải đánh, lúc nào cũng bóng lộn, đôi đũa, cái bát, sờ phải không dính một tý mỡ, rửa phải thật sạch” (TLN Phường Thành Công, 61 tuổi, thạc sỹ, cán bộ nghỉ hưu, gốc Hà Nội). Nét thanh lịch của người Hà Nội không chỉ biểu hiện trong món ăn (ăn món gì) mà còn thể hiện trong cách thức ăn (ăn như thế nào). Thứ nhất, người Hà Nội không phải ở đâu cũng ăn mà phải ăn đồ ngon. Ăn để thưởng thức, để hưởng thụ hơn là ăn để đáp ứng nhu cầu vật chất, vì thế chuyện ăn uống đã được nâng thành một thứ văn hóa: “văn hóa ẩm thực”. “Ăn phở thì các bác ở đây cũng ăn nhiều rồi nhưng không đến số 7 Mạc Đĩnh Chi ăn phở cuốn thì không gọi là biết ăn phở. Ăn một lần, lần sau muốn quay lại ăn tiếp. Người Hà Nội đã ăn thì phải ăn ngon, cái gì không ngon thì cạch đến già. Nhiều khi tôi rất thèm phở, được giới thiệu chỗ A, chỗ B Thành Công có hàng phở ngon nhưng tôi đến ăn được có 2/3 bát là thôi, nó không đúng nghĩa phở gì cả”. (TLN phường Thành Công, cán bộ về hưu, người Hà Nội gốc). Thứ hai, nét thanh lịch trong ẩm thực của người Hà Nội còn được thể hiện ở sự thanh đạm. Nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy đã nhận xét “Ở chốn phồn hoa mà ăn uống vẫn cứ thanh đạm” “ Để nói cái gì là đặc sắc riêng của Hà Nội thì chính là cái thanh cảnh trong cách ăn uống của người Hà Nội gốc. Năm 1959, tôi mới ra Hà Nội, đến nhà người quen, họ 5 mời tôi ăn bữa cơm. Một cái mâm đồng, mấy cái bát sạch, một đĩa trắng tinh có mấy con tôm kho, ăn rất thanh cảnh, tôi cảm thấy rất ngon và sạch. (TLN phường Hàng Bài, cán bộ về hưu, đại học) Người Hà Nội ăn thanh cảnh, ăn thì chỉ xới bát vơi, nhiều khi họ để thừa một chút thức ăn trong bát và quan niệm làm như thế là lịch sự. Ngược lại, khi ăn mà ào ào là xô bồ, thiếu thanh lịch. “Người ở quê ra dù họ hàng thân thích nhưng khi ăn cơm họ vẫn ngại, họ ăn không bao giờ được no. Cách xới cơm người Hà Nội lúc nào cũng dưới miệng bát, vừa ăn vừa nói chuyện không phải ăn một mạch. Tôi đi tất cả các gia đình ở Hà Nội có thể không phải là gốc Hà Nội nhưng người ta sống ở Hà Nội lâu rồi cái cách ăn khác hẳn, cái bát cũng nhỡ nhỡ, đĩa đậu cũng nho nhỏ. Còn về quê đĩa thịt gà đầy lắm” ( TLN 7, cán bộ về hưu, người Hà Nội gốc) Có thể thấy cách ăn uống của người Hà Nội “quý ở tinh, không quý ở nhiều”, coi trọng chất hơn lượng. Khi ăn uống, người Hà Nội cũng từ tốn để thưởng thức hương vị của từng món. “Tôi nhớ mỗi lần mẹ tôi cho cả nhà ăn bún mắm tép là bà lại mất cả nửa buổi sáng để đi chợ, mua cho đủ gần 20 thứ rau các loại. Mắm tép phải do chính tay bà làm, để lên mầu đỏ au, thơm lựng. Chúng tôi gắp đủ các thứ rau, để lên một lát bún lá cắt nhỏ, một lát thịt lợn ba chỉ và rưới mắm tép thơm mùi riềng, mùi thính”. (PVS 1, nam, 60 tuổi, Thạc sỹ, nghiên cứu viên, quê quán Hà Nội) Thứ ba, một biểu hiện rõ nét của chất thanh lịch trong văn hóa ẩm thực của người Hà Nội đó là văn hóa ứng xử ở bàn ăn. “Lời chào cao hơn mâm cỗ” hàm ý đề cao văn hóa ứng xử đó. “Theo tục xưa, trong gia đình Việt Nam, không riêng gì Hà Nội, ngồi vào mâm cơm, người lớn chưa cầm đũa, trẻ con chưa được ăn. Trước khi ăn, trẻ con phải mời ông bà, cha mẹ và các anh, các chị rồi mới cầm đũa” (Nguyễn Xuân Kính, Kỷ yếu hội thảo “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, 2005). Đặc tính trọng nền nếp của người Hà Nội đã đi vào lĩnh vực ăn uống, đặt ra những chuẩn mực cho hành vi này. Thảo luận nhóm cho thấy người cao tuổi ở Hà Nội vẫn coi trọng những chuẩn mực về ăn uống này và muốn tiếp tục duy trì những chuẩn mực đó cho thế hệ sau: “Các cháu tôi, vào bữa ăn, nguyên tắc phải gắp rau trước, rồi mới gắp thịt. Thứ hai, là có canh phải lấy thìa múc chứ không được lấy đũa gắp. Tôi nhớ là thằng cháu đích tôn của tôi bây giờ 14 tuổi, cách đây 2 năm nó bảo: “Ông ạ, cháu cám ơn ông vì cháu đi ăn cơm ở nhà một bạn được bố mẹ bạn ấy khen, cháu là con nhà gia giáo. Cho nên tôi nói, người Hà Nội bất kỳ người nào, tỉnh nào không bao giờ trọng hình thức 6 bằng người Hà Nội, không bao giờ cẩn thận bằng người Hà Nội, không bao giờ giữ nề nếp, gia giáo, lễ phép bằng người Hà Nội”. (MS 3, TLN 6, 61 tuổi, Thạc sỹ, cán bộ nghỉ hưu, gốc Hà Nội) Văn hóa ẩm thực của Thăng Long - Hà Nội không chỉ thể hiện ở chỗ chế biến thức ăn ngon mà còn ở một trình độ cao về nghệ thuật tổ chức bữa ăn và cách thưởng thức món ăn. Hiện nay ở Hà Nội có trên 10 khu phố được coi như khu phố ăn uống phát triển khá mạnh ở Hà Nội: Tống Duy Tân, Tạ Hiền, Bát Đàn, Lương Ngọc Quyến, Nam Ngư, Mai Hắc Đế, Cầu Gỗ, Lê Văn Hưu, Trần Nhật Duật, Tô Ngọc Vân, Đường LángTuy nhiên, chỉ có phố Tống Duy Tân (Cấm Chỉ) hội tương đối đầy đủ những điều kiện để trở thành phố ẩm thực và đã được công nhận là phố ẩm thực Việt Nam đầu tiên. Để có thể giới thiệu với khách trong và ngoài nước về văn hoá ẩm thực Việt Nam với khoảng 50 món ăn đặc sắc, phố ẩm thực phải có những chuyên gia chế biến những món đặc sản, tạo không khí mang tính truyền thống, đảm bảo an toàn về vệ sinh thực phẩm, quan tâm đến cách bài trí và cung cách phục vụ 2.2. Biểu hiện của đặc trưng thanh lịch trong giao tiếp, ứng xử Người Thăng Long - Hà Nội không chỉ thanh lịch trong cách “ăn uống” mà còn thanh lịch trong “ăn nói” (giao tiếp, ứng xử). Về giao tiếp ứng xử, người Thăng Long xưa và người Hà Nội ngày nay đều rất trọng lễ nghĩa. Thăng Long xưa chủ yếu là đầu mối hành chính, chính trị, văn hóa, học thuật hơn là trung tâm kinh tế, sản xuất, buôn bán. Thị dân với phần nhiều là những văn nhân, nho sĩ thời xưa đã hình thành nên những chuẩn mực ứng xử tao nhã, chú trọng lễ nghĩa. Giao tiếp, ứng xử được coi là lĩnh vực biểu hiện nét thanh lịch của người Hà Nội với tỉ lệ cao nhất 92,5%. Giao tiếp, ứng xử trước hết thể hiện qua lời ăn tiếng nói. Đó là chất giọng của người Hà Nội “người thanh tiếng nói cũng thanh”. Qua tiếng nói người ta nhận ra người Hà Nội “nghe tiếng nói thì người ta biết ngay mình là người Hà Nội” (MS 9, TLN 2, 62 tuổi, học vấn PTTH, nghỉ hưu). Cái thanh, cái đẹp của tiếng nói Hà Nội là ở sự chuẩn xác, phát âm đúng, mẫu mực cho cả nước. Qua thảo luận nhóm, nhiều lần người dân cũng cho rằng giọng nói của người Hà Nội là giọng chuẩn “tiếng nói của họ rất chuẩn không có lẫn vào đâu được” (MS 2, TLN 5, 70 tuổi, đại học, bộ đội, sống ở Hà Nội 50 năm, quê Nam Định). Tiếng nói của người Hà Nội đã được nhận xét như sau: “Tiếng nói phát ra từ người Hà Nội là tiếng nói tự trọng, tôn trọng người nghe. Mềm mỏng mà không yếu ớt, tự tin mà không kiêu ngạo, trí tuệ mà không khoe khoang, chắt lọc mà không kiêu kỳ, nhanh nhạy mà không nôn nãng, giản dị mà không đơn giản, kính trọng mà không nịnh 7 bợ” (Nguyễn Chí Mỳ, Kỷ yếu các giải pháp xây dựng, gìn giữ và phát huy các phẩm chất nhân cách đặc trưng của người Thăng Long – Hà Nội trong sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập quốc tế của thủ đô, 2006). Lời ăn, tiếng nói không chỉ là chất giọng mà còn là cách ăn nói “có thưa, có gửi”, “dạ, vâng” lễ phép hay tác phong khi nói. Những đặc điểm này được hình thành qua quá trình xã hội hóa từ trong gia đình và ngoài xã hội. “Mọi gia đình Hà Nội xưa, không kể sang hèn đều ngày đêm răn dạy con em mình điều hay, lẽ phải, em trai học tài, em gái học nữ công gia chánh, ra đường không thể cười hò hét ẫm ĩ thoải mái như bây giờ” (PVS 1, nam, 60 tuổi, nghiên cứu viên, ThS, quê quán Hà Nội). “Ra đường người nhỏ tuổi phải chào hỏi người trên, phải thưa gửi, dạ vâng. Trong cùng một ngõ phố thì người này trông thấy người kia thì chào, người dưới trông thấy người trên phải chào hỏi, vâng dạ rất lễ phép, như cháu chào ông ạ, chữ ạ rất dài, nghe rất trìu mến”. (MS 2, TLN 3, 64 tuổi, bộ đội nghỉ hưu, sống ở Hà Nội từ nhỏ) “Về cách ăn nói, người Hà Nội bao giờ cũng nhu mì, giản dị, nhẹ nhàng. Phần lớn dân Nghệ An và dân Nam Bộ nói hay gồng, dùng tay chém không khí, giơ tay; nhưng người Hà Nội gốc không bao giờ như thế, lúc nào cũng nhẹ nhàng, thậm chí có phụ nữ bảo: “nghe các anh người Hà Nội nói chúng em mê lắm, nó nhẹ nhàng, thu hút”. (MS 3, TLN 6, 61 tuổi, thạc sỹ, cán bộ nghỉ hưu, gốc Hà Nội) Về lễ nghĩa trong giao tiếp ứng xử, nhà văn Vũ Ngọc Phan có viết “Dân Hà Nội xưa cũng có người đẹp, người xấu, người trang nhã, người thô tục như các nơi khác thời bấy giờ, nhưng người ta nhận thấy trong sự giao tiếp giữa con người với con người, ít khi người Hà Nội xưa có những thói thô bạo, tục tằn” (Nguyễn Xuân Kính, Kỷ yếu hội thảo “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, 2005). Qua đó, có thể thấy hình ảnh người Hà Nội trong tâm trí mọi người rất thanh lịch trong cách ứng xử thể hiện ở sự nhẹ nhàng, tế nhị. Nét thanh lịch trong giao tiếp, ứng xử của người Hà Nội còn thể hiện ở hành vi tiếp khách - một hoạt động giao tiếp đặc trưng. Khách đến nhà chủ nhà thường thay quần áo cho ngay ngắn, mời khách những món ngon nhất và thậm chí còn nhường cho khách ăn. “Trong mâm cơm, dù có bao nhiêu món, người chủ bao giờ cũng cầm đũa chấm như thế để nhường cho khách, bao giờ khách ¨n xong rồi, dẹp rồi, thế nên hay có chuyện mâm ăn trong nhà vì sau khi khách ra về, ông chủ mới vào ăn, nét ấy tôi nghĩ là hay. Tức 8 là quý trọng khách, chỉ có Hà Nội, dân Sài Gòn không có đâu, mà người Sài Gòn thanh lịch chuyện khác, chứ còn chuyện ăn thì họ ăn đến cuối cùng”. (MS 2, TLN 6, công an về hưu, sống ở Hà Nội 51 năm, quê Nam Định). Chính các chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử đó là biểu hiện rõ nét nhất đặc trưng thanh lịch của người Hà Nội. Nét thanh lịch trong giao tiếp ứng xử đã trở thành một đặc trưng nhân cách người Hà Nội. Văn hóa của người Hà Nội, trong đó có văn hóa trong giao tiếp, ứng xử đã và đang là mối quan tâm của các cấp lãnh đạo, các tổ chức và của cả người dân. Xây dựng “văn hóa người Hà Nội” được xem là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong việc tổ chức, thực hiện các nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, bắt đầu từ “nói lời hay, làm việc tốt, phong cách đẹp” từ trong gia đình đến cộng đồng dân cư và toàn xã hội. Văn hóa ứng xử là tư chất cần có của người Hà Nội thanh lịch, hiện đại. 2.3. Thanh lịch trong trang phục Trang phục cũng là một biểu hiện của văn hóa ứng xử. Cách ăn mặc lịch sự thể hiện thái độ tôn trọng người khác. Theo số liệu điều tra tại Hà Nội, có 84,4% số người được hỏi cho rằng đặc trưng thanh lịch của người Hà Nội được biểu hiện qua trang phục, đứng thứ 3 trong số 9 lĩnh vực. Đây là một bằng chứng cho thấy trong quan niệm của người Hà Nội, trang phục cũng là một biểu hiện rõ nét đặc trưng thanh lịch. Cách ăn mặc của người Hà Nội xưa vẫn được đánh giá là nền nã, kín đáo và chỉnh tề, không cầu kỳ về kiểu dáng và không lòe loẹt về màu sắc. Nhà văn Băng Sơn đã nhận xét về cách ăn mặc của người Hà Nội “Xưa nay người Hà Nội thường có cách ăn mặc riêng rất đẹp, vừa lịch sự nền nã, hào hoa trang nhã, vừa lộng lẫy mà vẫn kín đáo”. Nhận định “Trong ăn mặc, người Hà Nội thường khá “chỉn chu”, có phẩn chải chuốt nhưng không cầu kỳ; có phần đài các nhưng không loè loẹt, đua đòi” được người dân Hà Nội nhất trí cao, chiếm 87,4% người trả lời. “Tôi không am hiểu lắm về thời trang, nhưng theo tôi rút ra từ những người xung quanh thì thấy người Hà Nội ăn mặc rất giản dị, không cầu kỳ nhưng vẫn toát lên vẻ sang trọng, gọn gàng, sạch sẽ. Mọi người thường hay chọn màu nhẹ nhàng như kem, be... và có điểm nhấn trong trang phục như lắc nhỏ hay đồng hồ. Họ rất có gu thẩm mỹ về màu sắc cũng như kiểu dáng”. (PVS 4, nam, 50 tuổi, cán bộ, học vấn PTTH, sống ở Hà Nội 35 năm, quê Hà Nam) “Người thanh lịch là người ăn mặc chỉn chu, không lòe loẹt. Mình có sắm quần áo cho con mình thì sắm cho đẹp, cho gọn gàng, mùa đông ra mùa đông, mùa hè ra mùa hè, đừng có lòe loẹt quá, chỗ này tua, chỗ kia ren” 9 (MS 4, TLN phường Hàng Gai, nam, 77 tuổi, nghỉ hưu, sống ở Hà Nội 50 năm Nhận định cho rằng thanh lịch biểu hiện qua trang phục cũng khác nhau theo số năm sinh sống ở Hà Nội. Những người sống ở Hà Nội trên 15 năm cho rằng trang phục người Hà Nội thể hiện nét thanh lịch nhiều hơn so với những người sống ở Hà Nội từ 15 năm trở xuống. Có lẽ trong thời gian gần đây, trang phục của người Hà Nội đã thay đổi nhiều nên những người mới đến Hà Nội trong vòng 15 năm không lựa chọn trang phục là biểu hiện của nét thanh lịch người Hà Nội nhiều như những người sống lâu năm tại Hà Nội. “Hà Nội coi trọng trang phục cực kỳ, nhất nước Việt Nam. Thắp hương ngày thờ cúng tổ tiên không bao giờ được mặc soóc, phải mặc trang trọng, một bộ quần áo: áo dài, quần dài. Trang phục người Hà Nội rất coi trọng hình thức, tôi nhớ ngày xưa các ông anh tôi chỉ có 2 - 3 bộ quần áo, nhưng mọi ngưòi ở ngoài cứ tưởng là có 5, 6, 7, 8 bộ. Áo sơ mi chỉ có 1 chiếc nhưng một ngày ông ấy thay ba cái cổ áo, mọi người cứ tưởng rằng thay ba cái sơ mi. Hay khi ra đường mặc bộ quần áo nào đó là phải là phẳng phiu rất cẩn thận. Hiện nay, tôi thấy một số người, nhất là phụ nữ, ăn mặc không phải cách ăn mặc của người Hà Nội. Mặc quần áo trong nhà lại ra đường. Thậm chí, ra đường áo lót không chịu mặc, trông nhố nhăng lắm.