Lịch sử - Văn hóa - Văn hóa truyền thông và truyền thông có văn hóa

Mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa có bản sắc riêng. Không phụ thuộc hẳn vào số dân và diện tích, giá trị văn hóa được hình thành và phát triển với nhiều nhân tố, lịch sử nguồn cội dân tộc, dân trí, ngôn ngữ, ý thức thẩm mỹ. Dấu ấn của dân tộc in đậm nét trong bản sắc văn hóa và chính những giá trị văn hóa góp phần trực tiếp làm nên sự bền vững của dân tộc. Văn hóa không tồn tại ở trạng thái đóng kín cho dù phong phú nhưng nếu bị o bế, cấm vận thì không phát triển được. Kinh nghiệm ở nhiều nước phương Đông như Nhật Bản, Việt Nam có những triều đại ngăn cấm việc giao lưu với ngoại bang trong một thời gian dài và kết quả là văn hóa trở nên nghèo nàn, ít màu sắc. Thời kỳ hiện đại mở ra nhiều khả năng giao lưu quốc tế với nhiều phương thức hiện đại mà các bức tường ngăn cách thông thường không dễ ngăn cản được. Giao lưu văn hóa có khả năng bồi đắp, hỗ trợ cho các dân tộc phát triển. Văn hóa nâng cao đời sống tinh thần. Tuy nhiên, cần cảnh giác chống lại những âm mưu xâm lăng văn hóa đồng thời từng bước văn hóa bản địa với ngoại lai.

pdf13 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 979 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử - Văn hóa - Văn hóa truyền thông và truyền thông có văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG VÀ TRUYỀN THÔNG CÓ VĂN HÓA GS. Hà Minh Đức∗ Mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa có bản sắc riêng. Không phụ thuộc hẳn vào số dân và diện tích, giá trị văn hóa được hình thành và phát triển với nhiều nhân tố, lịch sử nguồn cội dân tộc, dân trí, ngôn ngữ, ý thức thẩm mỹ. Dấu ấn của dân tộc in đậm nét trong bản sắc văn hóa và chính những giá trị văn hóa góp phần trực tiếp làm nên sự bền vững của dân tộc. Văn hóa không tồn tại ở trạng thái đóng kín cho dù phong phú nhưng nếu bị o bế, cấm vận thì không phát triển được. Kinh nghiệm ở nhiều nước phương Đông như Nhật Bản, Việt Nam có những triều đại ngăn cấm việc giao lưu với ngoại bang trong một thời gian dài và kết quả là văn hóa trở nên nghèo nàn, ít màu sắc. Thời kỳ hiện đại mở ra nhiều khả năng giao lưu quốc tế với nhiều phương thức hiện đại mà các bức tường ngăn cách thông thường không dễ ngăn cản được. Giao lưu văn hóa có khả năng bồi đắp, hỗ trợ cho các dân tộc phát triển. Văn hóa nâng cao đời sống tinh thần. Tuy nhiên, cần cảnh giác chống lại những âm mưu xâm lăng văn hóa đồng thời từng bước văn hóa bản địa với ngoại lai. Trong nhiệm vụ giao lưu văn hóa, vai trò truyền thông văn hóa có vị trí quyết định. Trong đời sống hiện đại có nhiều kênh giao lưu báo chí, truyền thanh, truyền hình, thông tin mạng Internet. Dù ở lĩnh vực nào, phạm vi nào cũng cần đến vai trò văn hóa, nhân tố góp phần nâng cao giá trị của các hoạt động vật chất, tinh thần. Dân tộc Việt Nam ở vào vị trí thuận lợi cho sự giao lưu văn hóa nhất là văn hóa vùng. Nhà nghiên cứu âm nhạc Trần Văn Khê nhận xét: “Nước Việt Nam là nơi gặp gỡ của nhiều luồng ∗ Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN văn hóa, là nơi hội tụ của nhiều sắc tộc”. Nhà nghiên cứu Phan Ngọc cũng cho rằng Việt Nam “ở ngã ba đường của các nền văn hóa”. Trong quá trình tiếp nhận, Việt hóa những giá trị văn hóa nước ngoài, giáo sư Trần Quốc Vượng nhấn mạnh khái niệm hỗn dung văn hóa (acculturation), Hoàng Ngọc Hiến với khái niệm giao hòa văn hóa của, Hữu Ngọc với tương tác văn hóa và Hà Văn Tấn với khái niệm tiếp biến văn hóa. Tuy có nhiều khái niệm để cùng nói lên một vấn đề mà cái gốc là phải giữ gìn gốc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, tiếp nhận văn hóa nước ngoài. Nhiệm vụ ấy đặt lên vai của truyền thông văn hóa, nhất là trong thời kỳ hiện đại. Văn hóa có “địa chỉ”, “hộ tịch” của một dân tộc và đến lượt mình văn hóa truyền thông có trách nhiệm nặng nề với việc bảo vệ quyền sống thiêng liêng của dân tộc và nền văn hóa của dân tộc. Cần chú ý mấy nguyên tắc sau: 1. Văn hóa truyền thông phải góp phần bảo vệ quyền lợi thiêng liêng của dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc Văn hóa truyền thông Việt Nam quy tụ nhiều phương thức và hoạt động trong truyền thông đặc biệt trong thời kỳ hiện đại qua hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những khẩu hiệu phương châm lớn như “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi, kháng chiến hóa và văn hóa kháng chiến”, “Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận, anh chị em văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do” đã trở thành máu thịt cho hoạt động văn hóa truyền thông. Đó là những vấn đề thiêng liên của dân tộc. Từ hàng ngàn năm lịch sử, nhiều áng văn chương, kinh sách đã tôn vinh lên hàng đầu chủ quyên của dân tộc và mãi mãi những trang văn bất tử ấy tồn tại với dân tộc từ Nam quốc sơn hà; Bình Ngô đại cáo; cho đến Tuyên ngôn độc lập. Xưa đã thế, nay vẫn thế cho đến muôn đời sau. Trong những năm gần đây vấn đề bảo vệ quyền độc lập thiêng liêng và lãnh thổ đất đai của Tổ quốc vẫn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của hoạt động truyền thông và văn hóa truyền thông. Cuốn sách tập hợp những bài viết chủ quyền chính đáng của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa, nhiều tư liệu quý, xác đáng từ thời phong kiến trung đại đến thời Pháp thuộc đề có nhiều văn bản về chủ quyền của dân tộc cho đến 1974 bị Trung Quốc xâm chiếm bất hợp pháp. Văn hóa truyền thông còn có nhiệm vụ bảo vệ những giá trị văn hóa của dân tộc, phê phán khuynh hướng xâm lăng văn hóa kể cả trong lối sống. Nguyễn Trãi đã từng lên tiếng phê phán tình trạng nước ngoài tìm cách lấn sân về văn hóa và truyền bá thứ văn hóa xa lạ, thậm chí còn ở trình độ man di, lạc hậu: ““Vô” là lời cấm chỉ. Tiếng Ngô nói đầu lưỡi, phải dịch rồi mới biết; tiếng Lào nói trong họng; tiếng Xiêm, Chân Lạp nói trong cổ như tiếng chim quyên; nhưng đều không được bắt chước để loạn tiếng nói nước nhà. Người Ngô bị chìm đắm đã lâu ở trong phong tục người Nguyên, bện tóc, răng trắng, áo ngắn có tay dài, mũ, xiêm rực rỡ như từng lớp lá. Người Minh tuy không phục lại lối ăn mặc cũ của thời Hán, thời Đường nhưng phong tục vẫn chưa biến đổi. Người Lào lấy vải lông quấn vào người như áo cà sa nhà Phật. Người Chiêm lấy khăn che đùi mà để lộ hình thể. Người Xiêm La, người Chân Lạp lấy vải bọc tay và gối như bó thây chết. Các tục ấy không nên theo để làm loạn phong tục” (Dư địa chí - Nguyễn Trãi toàn tập – Q.2). 2. Đó là chuyện của ngày qua và ngày hôm nay truyền thống ấy vẫn phải giữ gìn. Thời kỳ hiện đại các mối quan hệ giao lưu văn hóa phát triển. Mỗi nền văn hóa dân tộc để có bản sắc riêng. Mỗi chặng đường lịch sử, các hiện tượng văn hóa đều có giá trị riêng. Từ cây đàn đá đến cây đàn bầu và sau này là các loại đàn vi– ô–lông; pi–a–nô; đều có giá trị riêng. Nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc Pháp bị sốc khi phát hiện cây đàn đá Việt Nam. Thế giới vẫn lắng nghe đằm thắm và sâu thẳm tiếng đàn bầu Việt Nam. Thời gian chọn lọc cái gì còn lại đều có cơ sở và giá trị của nó và có giá trị bền vững. Tại đại hội VIII nghị quyết của Đảng nhấn mạnh phương châm xây dựng nên văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là định hướng đúng đắn cho văn hóa, văn nghệ. Mọi thứ phù hoa, bắt chước nước ngoài với danh nghĩa là hiện đại, đổi mới cũng phải chịu thử thách với thời gian và sự yêu thích của nhân dân. 3. Văn hóa truyền thông phải đề cao những giá trị nhân văn của truyền thống văn hóa Việt Nam trong quá khứ và hiện tại Văn hóa là cái nôi ấp ủ và phát triển giá trị nhân văn, chuẩn mực cao nhất của tâm linh, đạo đức, tình cảm... của con người. Một trong những điểm sáng của chủ nghĩa nhân văn là đề cao trách nhiệm. Thời kỳ lịch sử nào, dân tộc nào mà cải thiện mà cái gốc được đề cao thì xã hội ấy thanh bình. Người ta thường nhắc tới Nghiêu Thuấn nhân từ và một thời tốt đẹp khác và đối lập với Kiệt Trụ tàn ác, hoang dâm. Lịch sử Việt Nam còn nhắc tới với tinh thần trân trọng, cảm phục đức vua, đức Phật Trần Nhân Tông. Trong thời kỳ hiện đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng vì dân vì nước như lời thơ của Tố Hữu: “Bác ơi tim Bác mênh mông thế. Ôm cả non sống mọi kiếp người”. Con người khi sinh ra tính bản thiện như lời thơ của Hồ Chủ tịch: “Ngủ thì ai cũng như lương thiện Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Trong suốt cuộc đời Người lấy chữ đức, chữ nhân, lòng nhân ái, bao dung để tự rèn luyện và giảng dạy cho mọi người. Người chủ trương lấy cái tốt làm gương để loại bỏ cái xấu. Loại sách người tốt việc tốt với hàng trăm, hàng ngàn tám gương tốt từ em thiếu nhi đến người cáo tuổi, anh công nhân, anh bộ đội đã có tác dụng giáo dục mọi người. Truyền thống ấy đang được phát huy trong cuộc sống hôm nay. Phong trào xóa đói giảm nghèo rất nhân ái và có hiệu quả là điểm sáng của Việt Nam mà thế giới công nhận. Nhường cơm sẻ áo, nối vòng tay lớn trở thành một đạo lý lớn của dân tộc. Tuy nhiên, bước vào cơ chế thị trường, cuộc sống cạnh tranh vì lợi ích cá nhân, ích kỷ vì đồng tiền đã phân hóa, gây nhiễu loạn, suy thoái về đạo đức. Vấn đề thiện và ác thực ra tuy mới mà dường như xã hội nào cũng phải đối mặt với nó. Trung Hoa cổ đại đã có những ý kiến đối lập giữa Mạnh Tử thiên về cái thiện và Tuân Tử nhấn mạnh cái ác. Tuân Tử cho rằng lòng hám lợi dẫn đến sự căm ghét và sự tranh cái cưỡng đoạt vốn như bản tính của con người. Khổng Tử trong Luận ngữ có bốn điều lỗi: “vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã”. Ông Đoàn Trung còn dịch ý như sau: “Vô ý, ngài không có ý riêng, không có lòng tư dục Vô tất, ngài không có kỳ tất, tức ngài tùy cảnh mà sửa đổi Vô cố, ngài không cố chấp, tức ngài có lòng dung thứ Vô ngã, ngài chằng có lòng ích kỷ vì mình mà bỏ người” Học thuyết của Khổng Tử rộng lớn nhiều đạo lý, nguyên tắc và khuôn phép, có chỗ gò bó nhưng trong phạm vi rèn luyện tu thân Khổng Tử có nhiều ý chân thực sâu xa về đạo lý làm người. Đạo lý phong kiến xây dựng mẫu hình người quân tử nhưng trong thực chất mang nhiều tính lý tưởng, ảo tưởng vì cơ sở xã hội xây dựng trên thể chế bất công, nhiều biểu hiện vô đạo đức ở chốn vua quan, kẻ giàu có tàn bạo. Xã hội tư bản khi đồng tiền lên ngôi, cạnh tranh xuất hiện và chay đua theo lợi nhuận thì tội ác phát triển đến mức có nhà lý luận tư sản cho rằng tội ác là động lực cho sự phát triển của xã hội. Xã hội Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám tuy có trải qua hai cuộc chiến tranh nhưng vẫn ổn định trên cái nền của công bằng dân chủ và bác ái. Hàng trăm, hàng ngàn tấm gương con người mới sống có đạo lý, tình nghĩa, vị tha. Tuy nhiên khi xã hội bước vào cơ chế thị trường theo quy luật phát triển thì nhiều vấn đề thị trường, văn hóa, đạo lý đặt ra. Hiện tượng suy thoái về đạo đức khá trầm trọng không chỉ ở một bộ phận mà ở toàn xã hội. Đồng chí Lê Khả Phiêu nhận xét trong bài viết: “Suy thoái về chính trị tư tưởng tổ chức, đạo đức-lối sống là suy thoái về văn hóa”1. “Những biểu hiện suy thoái về chính trị, suy thoái về văn hóa, phai nhạt lý tưởng xã hội chủ nghĩa có ở cấp chiến lược”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 1 Bài nói tại Hội thảo về Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa 12-2011 cũng có lần nói về sự sa sút lý tưởng qua những khái niệm “Khó Đảng, Khó Đoàn”. Đi vào cụ thể trong nhiều bình diện sinh hoạt xã hội là hiện tượng cái xấu, cái ác nổi lên không thể che đậy, không nên che đậy. Nhớ và liên hệ đến bài thơ “Ở Lai Tân” của Hồ chủ tịch như có gì tương đồng nhiều mặt với cuộc sống hôm nay. “Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh Chong đèn, huyện trưởng bàn công việc Trời đất Lai Tân vẫn thái bình” (Trích Nhật ký trong tù) Vấn đề đặt ra cho báo chí truyền thông là nên phản ánh cái xấu, cái ác trong cuộc sống hiện nay như thế nào? Trong xã hội thời kỳ đổi mới, cái tốt, cái hay vẫn nổi trội về chính trị, kinh tế với những thành tựu lớn lao. Còn văn hóa, đạo đức lại như phải gánh chịu mặt trái của kinh tế thị trường. Phản ánh cái xấu, cái ác ở mức độ nào, nhằm mục đích gì và phương thức giải quyết đó là vấn đề khá cơ bản của văn hóa truyền thông. Trong khoảng những năm gần đây xuất hiện nhiều tờ báo khổ lớn như Đang yêu; Hôn nhân và Pháp luật; Pháp luật và Cuộc sống; Cảnh sát toàn cầu... Các tờ báo trên có sức hấp dẫn với nhiều loại độc giả vì cái lạ, cái ly kỳ của các câu chuyện như Nữ chúa thơ tình: yêu bằng thơ và ghen cũng bằng thơ (Pháp luật và Cuộc sống, 12/2011), Gia đình nghệ sĩ Văn Vượng và chuyện đàn tình run bần bật (Hôn nhân và Pháp luật, 3/2011); Nhà văn Tô Hoài và những mối tình vào văn chương (Pháp luật và cuộc sống 1/2011); Khuyết cả hai mắt và đôi tai vẫn trở thành giáo sư giỏi (Pháp luật và cuộc sống 3/2011); Chuyện lạ về người đàn bà đẻ ra kim loại (Pháp luật và cuộc sống 3/2011); Chuyện tái hôn của ông trưởng tạp chí Playboy ở tuổi 85; Chuyện ngoại tình của hoàng hậu có dung nhan ma chê quỷ hờn; Chuyện cô vợ trẻ được cưng chiều nhất của Bin-la-den; Nữ giám đốc sập bẫy của siêu lừa...Ngoài những chuyện lạ, li kỳ các tờ báo trên cũng giới thiệu đời tư của các nhân vật thành danh như: Những câu chuyện nhỏ về cuộc đời Trung tướng Đổng Sĩ Nguyên; Chuyện gia đình vị anh hùng trời xanh Phạm Tuân (Đang yêu); rồi Chuyện tình bất tử của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn và nữ giáo sư Nga Nonna Stankevich, Chuyện tình của trung tướng Cư và phó giáo sư Đặng Thị Hạnh... Và tiếp theo là vô vàn bi kịch, thảm kịch được báo chí phơi bày đến nản lòng và xót xa cho thân phận con người2 Thực chất hiện tượng cái xấu, cái ác có nơi lộng hành và sự ngăn cấm không có hiệu quả. Vấn đề là ở chỗ con người luôn ở thế bất an, khó tự bảo vệ mình và trong nhiều trường hợp bị sỉ nhục, hành hạ. Tình trạng như đã xảy ra về hiện tượng người trông trẻ hành hạ trẻ em ba, bốn tuổi, rồi hai nữ sinh viên ngây thơ nhận quà rong chơi với kẻ du đãng bị vợ hắn bắt về hành hạ, cắt tóc, đánh vào mặt bắt mút chim con cái mình, chuyện trả thù người vị thành niên bắt ăn phân người... Tàn ác vượt xa những chuyện ngày xưa. Alexandre Dumas viết truyện Những tội ác trứ danh kể đã nặng nề, cay đắng, cứa vào lương tâm con người nhưng ngày nay các hiện tượng trứ danh không thua kém nếu không nói là nặng nề hơn. Từ đó đặt ra một vấn đề nên hay không nên miêu tả, phản ánh cái xấu, cái ác như các hoạt động văn hóa truyền thông hiện nay hay hạn chế hơn qua một số tờ báo. Cần nhắc lại chuyện đã qua về trường hợp Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan. Trong một cuộc họp tại Viện Văn học trong thời kỳ chống Mỹ, nhà văn Nguyễn Công Hoan tâm sự: “Ngày nay cuộc sống tốt đẹp lên nhiều, thanh niên không biết đo là một điều tốt đẹp của xã hội mới, tôi muốn kể lại cái xấu của xã hội cũ để càng yêu 2 Các bài như: Người con rể xuống tay hại bố vợ; Vụ án hổ dữ vẫn ăn thịt con; Nỗi sợ hãi của người đàn bà sát hại chồng (Cảnh sát toàn cầu 5/5/2011); Cái chết mang tên lá ngón và bộ mặt người đàn bà ngoại tình (Hôn nhân và Pháp luật 3/2011); Chuyện đâm vợ cũ rồi tự sát (Hôn nhân và Pháp luật); Chuyện ba nghịch tử thi nhau bạo hành một mẹ già (Hôn nhân và Pháp luật, 16/03/2011), Chuyện trả nợ casino bằng nội tạng ở miền Tây Nam Bộ; Bi kịch của người mẹ trẻ ném con xuống sông (Hôn nhân và Pháp luật (3/2011); Thân gái nõn nường đi giết đàn ông (Tuổi trẻ và Đời sống 12/2011; Ma men nhập xác đến huynh đệ cũng tương tàn bằng ba phát súng (Đời sống và Pháp luật 12/2011); Bi kịch con hạ thủ cha ở Hà Nội (Hôn nhân và Pháp luật 24/12/2011); Chuyện bắt tên sát thủ giết hại cả gia đình để cướp tài sản (Pháp luật và Cuộc sống); Phỏng vấn kẻ giải quyết mâu thuẫn trong vũ trường bằng súng (Pháp luật và cuộc sống 12/2011). Chỉ trong khoảng năm 2011 đã có bao nhiêu vụ án giết người mà một số tờ báo chọn đăng. mến chế độ mới hơn”. Ý định tốt đẹp là thế nhưng Đống rác cũ đã bị phê phán nặng nề. Nguyên nhân là do tác giả miêu tả quá kỹ, quá nhiều cái xấu, cái tầm thường tạo nên những phản cảm đặc biệt chi tiết Albert Thừa phục thù viên quản đốc bằng cách gói một cục phân tươi và nấp ở cổng nhà máy chờ buổi sáng viên quản đốc đi làm, Thừa chạy ra nhét thẳng vào miệng. Một độc giả phàn nàn “cuốn sách tả “bẩn” quá, đọc đoạn này xong tôi phải bỏ cơm”. Thực ra Đống rác cũ có nhiều ưu điểm ở chỗ vạch trần xã hội cũ nhưng đống rác ông vun quá to lại nhiều chất ô uế làm ô nhiễm người đọc. Nên chăng phải chú ý đến giới hạn khi tả cái xấu, cái ác, chú ý đến sự tiếp nhận của độc giả, nhất là lớp thanh niên. Một vấn đề đặt ra nữa là trang viết về cái xấu, cái ác không nên buông lỏng, xuôi dòng theo diễn biến của sự việc mà phải kiềm chế, ngăn chặn xu hướng đồng lõa và tha hóa trước cái xấu. Bước vào nền kinh tế thị trường xu hướng cạnh tranh phát triển về nhiều mặt. Riêng về văn hóa có hiện tượng chạy theo sự hưởng thụ vật chất cũng phát triển về nhiều mặt. Người có tiền được thoải mái hưởng thụ, người có chức quyền được hâm mộ, vây quanh bằng nhiều hình thức chiều chuộng, con người dễ bị tha hóa, quên trách nhiệm... Ở một quận một tỉnh miền Nam, quan toà xử một vụ ở chùa bán dâm lại bị bắt vì mua dâm ở một quận khác. Kiểm lâm có nhiều tấm gương quên mình bảo vệ lợi ích của nhà nước nhưng cũng có một phân số thành lâm tặc, rồi thủ kho mở khóa cho kẻ gian vào trộm cướp. Ở ngành nào cũng có khả năng nảy sinh và đồng lõa với cái xấu. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, khi làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất từ ngữ nói không với tiêu cực, nói không với thành tích và hiện nay từ ngữ đó đã sinh sôi nảy nở để chống lại các thứ xấu xa, tiêu cực khác. Ngành giao thông với lái xe thì nói không với rượu bia, ngành y tế nói không với phong bì, với thanh niên thì nói không với thuốc lá, rồi nói không với học thêm, cơ quan nhà nước thì nói không với tham nhũng, chuyện thi cử thì nói không với quay cóp... Cái xấu, cái ác phải tránh nhưng khó khăn chính là đầu mối ở sự ham muốn hưởng thụ. Ngày xưa Tú Xương chỉ nêu lên ba thứ hấp dẫn: “Một trà, một rượu, một đàn bà. Ba cái lăng nhăng nó hại ta”. Bây giờ thì không phải ba mà là gấp nhiều nhiều lần, chỉ riêng rượu đã có sâm-panh; cô-nhắc; Jôn; Uýt-xki; Hen-net- xy; Mao đài; rượu rắn hổ mang, kỳ đà, hổ cốt, dương hoàn... Thực đơn mở rộng không chỉ gia súc, gia cầm thông thường mà là ba ba, cá sấu, bạch tuộc, gà chọi, gà Lào; rắn hổ...Đó chỉ là chuyện ăn uống, còn biết bao khoái lạc hấp dẫn con người. Tình trạng tha hóa dễ xảy ra, kể cả với những người thường được xem như là nghiêm minh, liêm khiết. Khổng Tử nói “Vô khả vô bất khả” - chẳng có gì là có thể và chẳng có gì là không thể. Câu nói của người xưa mang tính biện chứng và cũng có thể liên hệ đến con người hôm nay trước sự xô đẩy của hoàn cảnh. Phải cảnh giác với những tình huống xấu, tự rèn luyện để bảo vệ mình. 4. Văn hóa truyền thông xã hội chủ nghĩa: Truyền thông văn hóa đảm bảo tính trung thực không bịa đặt Nguyên tắc trên phù hợp với bản thân cuộc sống đang vận động, phát triển vượt qua những thử thách. Chưa bao giờ dư luận xã hội chính thống nhiễu loạn như hôm nay trong nền kinh tế thị trường. Bọn đầu cơ tư sản, gian thương luôn tìm cách phao tin đồn nhảm đề kiếm lợi nhuận không chỉ phạm vi trong một tỉnh, một vùng mà có khi lan rộng cả một khu vực và nhiều quốc gia. Thông tin mạng phát triển như một tất yếu nhưng cũng gây nhiều sự hỗn loạn nhất là dư luận từ phía kẻ địch. Những chuyện xấu bịa đặt về chính trị như nhà nước ta hạn chế về tôn giáo, chèn ép người vùng cao, rêu rao về tình trạng thiếu nhân quyền vẫn là chuyện thường xuyên. Về phía nội bộ nhiều khi truyền thông văn hóa thiếu trung thực, thổi phồng thành tích, che giấu khuyết điểm. Đã có nhiều tiến bộ và tạo được từng bước sự tin cậy nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu chính xác như trường hợp gia đình văn hóa, khu phố văn hóa, làng văn hóa đều thiếu được kiểm chứng và nhiều phần thiếu chính xác. Vấn đề xây dựng nông thôn mới cũng có hiện tượng mơ hồ, ảo tưởng, thiếu chính xác về chuẩn mực và cách xác nhận. Về giáo dục cũng có nhiều khuyết đỉêm trong vấn đề đánh giá chất lượng. Số lượng còn lấn át chất lượng, các tiêu chuẩn bị xóa nhòa và mơ mộng trong những con số ảo tưởng hàng vạn tiến sĩ được gấp rút đào tạo, hàng trăm trường đại học mở ra bất chấp điều kiện về thầy giáo, trường lớp. Không thày đố mày làm nên”, câu nói ấy bị phủ định với những người kinh doanh giáo dục với quan điểm “không mày đố thầy làm nên”. Truyền thông văn hóa nhiều khi đã tiếp sức cho các hiện tượng xấu còn tồn tại, phát triển. 5. Văn hóa truyền thông phải tránh khuynh hướng thực dụng, thương mại hóa Những giá trị văn hóa thể hiện sức sáng tạo trong toàn bộ hoạt động vật chất, tinh thần của xã hội. Tuy nhiên, văn hóa văn nghệ thuộc thượng tầng kiến trúc của xã hội. Đời sống tinh thần, những giá trị nhân văn, trí tuệ sắc sảo và tâm hồn mẫn cảm của dân tộc đều thuộc về phạm trù ý thức tinh thần của xã hội khác biệt với hoạt động sản xuất vật chất, hàng hóa, nhu yếu phẩm trong đời sống. Cũng vì thế tuy có những mối liên hệ chặt chẽ nhưng không thể đánh đồng giữa hoạt động vật chất và tinh thần của xã hội. Quá trình chuyển hóa từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản các chuẩn mực giá trị cũng thay đổi. Trong tuyên ngôn Đảng Cộng sản Mác-Ăng-ghen đã chỉ ra tình trạng mất thiêng, tiền trao cháo múc khi đồng tiền lên ngôi. Mác phê phán