Lịch sử - Văn hóa - Văn minh ai cập cổ đại

I- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội. 1, Vị trí địa lý. Ai Cập nằm ở vùng đông bắc châu Phi. Thời cổ đại, lãnh thổ của Ai Cập chỉ bao gồm vùng lưu vực sông Nin. Phía tây giáp với sa mạc Libi rộng lớn và khô cằn, phía đông giáp với sa mạc Arập và Biển Đỏ, phía bắc giáp Địa Trung Hải, phía nam giáp với vùng núi trùng điệp Nubi. Chỉ có ở vùng đông bắc, vùng kênh đào Xuy-ê sau này, người Ai Cập mới có thể qua lại với vùng Tây Á. Ai Cập nằm ở vị trí địa lý đặc biệt: là nơi giao nhau của 3 châu lục Á, Phi, Âu; tại đây, 3 châu lục hòa nhập quanh một biển trung gian Địa Trung Hải- nơi có thể nối liền hoặc chia cắt 3 đại dương Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; vị trí đó thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu với các châu lục khác. Tuy nhiên, Ai Cập là một nước tương đối bị đóng kín, giống như một ốc đảo giữa sa mạc khô cằn. Vì vậy nên Ai Cập đã phát triển một nền văn minh cổ đại rực rỡ và độc đáo.

pdf22 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1891 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử - Văn hóa - Văn minh ai cập cổ đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI I- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội. 1, Vị trí địa lý. Ai Cập nằm ở vùng đông bắc châu Phi. Thời cổ đại, lãnh thổ của Ai Cập chỉ bao gồm vùng lưu vực sông Nin. Phía tây giáp với sa mạc Libi rộng lớn và khô cằn, phía đông giáp với sa mạc Arập và Biển Đỏ, phía bắc giáp Địa Trung Hải, phía nam giáp với vùng núi trùng điệp Nubi. Chỉ có ở vùng đông bắc, vùng kênh đào Xuy-ê sau này, người Ai Cập mới có thể qua lại với vùng Tây Á. Ai Cập nằm ở vị trí địa lý đặc biệt: là nơi giao nhau của 3 châu lục Á, Phi, Âu; tại đây, 3 châu lục hòa nhập quanh một biển trung gian Địa Trung Hải- nơi có thể nối liền hoặc chia cắt 3 đại dương Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; vị trí đó thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu với các châu lục khác. Tuy nhiên, Ai Cập là một nước tương đối bị đóng kín, giống như một ốc đảo giữa sa mạc khô cằn. Vì vậy nên Ai Cập đã phát triển một nền văn minh cổ đại rực rỡ và độc đáo. 2, Điều kiện tư nhiên. Ai Cập là vùng đồng bằng dài và hẹp, dọc theo hạ lưu của con sông Nin. Sông Nin là con sông dài nhất trên thế giới, với chiều dài khoảng 6700 km, bắt nguồn từ vùng xích đạo châu Phi, bảy nhánh đổ ra Địa Trung Hải. Con sông này mang lại cho Ai Cập nhiều thuận lợi về mặt điều kiện tự nhiên. Miền đất đai do sông Nin bồi đắp rộng khoảng 15-25 km, ở phía bắc có nơi rộng đến 50 km. Hằng năm, từ khoảng tháng 6 đến tháng 11, nước sông Nin dâng cao đem theo một lượng phù sa phong phú, bồi đắp cho đồng bằng hai bên bờ ngày càng màu mỡ. Chính vì thế, nguời dân Ai Cập đã gọi đất nước của mình là Kemet, nghĩa là “miền đất đen”, vì đất ở đây có màu đen do phù sa sông Nin bồi đắp, khác với đất của sa mạc xung quanh. Mặt khác, con sông Nin còn cung cấp cho người Ai Cập nguồn nước tưới tiêu dồi dào, nguồn thủy hải sản vô vùng phong phú. Ngoài ra, sông Nin còn là một trong những con đường giao thông quan trọng nhất của vùng. Con sông Nin đã giúp cho nền kinh tế Ai Cập cổ đại sớm phát triển về mọi mặt: nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. Từ đó, nó tạo điều kiện cho Ai Cập có thể hình thành thành và phát triển nền văn minh sớm nhất thế giới. Chính vì vậy, nhà sử học Hê-rô-đốt đã nói rằng “Sông Nin là tặng phẩm của Ai Cập”. Theo dòng chảy của sông Nin từ nam lên bắc, Ai Cập đã hình thành 2 miền rõ rệt: Thượng Ai Cập ở phía nam (là một dải lưu vực nhỏ hẹp trải dọc theo sông Nin) và Hạ Ai Cập ở phía bắc (là đồng bằng rộng lớn hình tam giác). Hơn 90% đất đai ở Ai Cập là sa mạc. Khí hậu Ai Cập mùa đông ôn hòa, mùa hạ nóng và khô. Nhờ đất đai màu mỡ, các loài thực vật như đại mạch, tiểu mạch, sen, pa-py-nitsinh sôi nảy nở quanh năm. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, động vật ở Ai Cập rất phong phú và đa dạng: trâu, bò, hươu cao cổ, tê giác, hà mã, các sấu, trâu, bò và các loài thủy sản. Ai Cập còn có nhiều loại đá quý như: đá vôi, đá badan, đá hoa cương, mã não. Kim loại gồm: đồng, vàng, còn sắt thì được đưa từ bên ngoài vào. 3, Điều kiện xã hội. Cư dân chủ yếu của Ai Cập ngày nay là người Ả-rập; nhưng thời cổ đại, cư dân ở đây là người Libi, người da đen và có thể có cả người Xe-mit di cư từ châu Á tới. Con người đã xuất hiện và sinh sống ở lưu vực sông Nin từ thời đồ đá cũ. Những tài liệu khoa học hiện đại đã xác minh rằng người Ai Cập thời cổ là những thổ dân châu Phi, hình thành trên cơ sở hỗn hợp rất nhiều bộ lạc. Những người dân này đi săn bắn trên lục địa, khi đến vùng đồng bằng sông Nin, họ định cư ở đây và trông trọt, chăn nuôi từ rất sớm. Về sau chỉ có một bộ tộc Ha-mit từ Tây Á xâm nhập hạ lưu sông Nin, chinh phục thổ dân châu Phi tại đây. Người Ai Cập chỉ có một ngôn ngữ chính là tiếng Ả-rập. Cấu trúc làng theo chiều dọc. Các thành viên trong xã hội không được bình đẳng. Thức ăn của họ là lúa mì, lúa mạch, đậu, trái cây, thịt gia súc. Người Ai Cập rất cần cù và chăm chỉ. Sống bên cạnh sa mạc và sông Nin nên họ có tính cách chịu đựng, kiên nhẫn và dũng cảm, họ là những người tháo vát và lanh lợi. II- Các thời kỳ lịch sử Ai Cập cổ đại. Vào thời cổ đại, người dân Ai Cập sống thành bộ tộc. Của cải do con người tạo ra là tài sản chung không có tranh chấp, không có sở hữu riêng. Vào khoảng 4000 TCN, chế độ thị tộc ở Ai Cập bắt đầu tan rã, thời đó, các cư dân ở sông Nin sống theo các công xã nhỏ (là tổ chức kinh tế cơ sở của Ai Cập cổ đại). Bên cạnh đó hàng năm, người Ai Cập phải thường xuyên đối phó với các loạt thiên tai khắc nghiệt như hạn hán, lụt lội. Do đó, họ rất chú trọng công tác thủy lợi. Các công xã phân tán không đáp ứng được nhu cầu sản xuất nên nhiều công xã nông thôn đã hợp lại thành một liên minh công xã lớn hơn gọi là nôm. Mỗi nôm đều có thành thị và nông thôn riêng. Có khoảng 40 nôm ở Ai Cập, nằm dọc hai bên bờ sông. Châu ở Ai Cập chính là hình thái nhà nước phôi thai. Đứng đầu mỗi châu là một chúa châu, đồng thời cũng là thủ lĩnh quân sự, thẩm phán và tăng lữ tối cao của châu. Do yêu cầu thống nhất việc quản lý công tác thủy lợi trên phạm vi ngày càng rộng lớn, cùng với nguyện vọng chấm dứt các cuộc chiến tranh chấp lâu dài và tàn khốc nhằm thôn tính đất đai của nhau, nên dần dần các châu hợp thành một quốc gia thống nhất. Các châu ở phía bắc thống nhất thành vương quốc Hạ Ai Cập, miền nam thống nhất thành Thượng Ai Cập. Vào khoảng 3200 TCN, Thượng và Hạ Ai Cập đã hợp lại thành một quốc gia, ông vua đầu tiên là Menes, kinh thành đầu tiên là Memphis. 1, Thời kỳ Tảo Vương Quốc (3200-3000 TCN). Đứng đầu nhà nước là một ông vua chuyên chế, gọi là Pha-ra-ông. Thời kỳ này bao gồm vương triều I và II. Vị vua đầu tiên của vương triều I là Menes. Lúc đầu, Menes chọn đất Tebơ làm kinh đô nên vương triều do ông dựng nên còn được gọi là vương triều Tebơ. Sau đó ông xây dựng kinh đo mới ở Memphis. Sự thống nhất của Ai Cập trong thời kỳ này đã tạo điều kiện cho Ai Cập phát triển về mọi mặt. Người Ai Cập đã biết sử dụng công cụ bằng đồng đỏ, biết dùng cày và dùng súc vật để kéo cày. Nông nghiệp và chăn nuôi đều phát triển do những điều kiện tự nhiên và kỹ thuật canh tác. Về văn hóa, văn tự đã hình thành và xuất hiện những mầm mống của tri thức. Tuy nhiên, sự thống nhất của Ai Cập thời kỳ này vẫn chưa thực sự vũng chắc. Cuộc đấu tranh giữa người Hạ và Thượng Ai Cập vẫn thường xuyên diễn ra trong suốt thời kỳ này. 2, Thời kỳ Cổ Vương Quốc (3000-2300 TCN). Thời kỳ này bao gồm 8 vương triều, từ vương triều III đến vương triều X. Đây là thời kỳ thịnh đạt đầu tiên của Ai Cập về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Nhà nước Ai Cập được củng cố, hoàn thiện và trở thành một nhà nước quân chủ chuyên chế. Pha-ra-ông không chỉ là người nắm quyền lực nhà nước tối cao mà còn là tăng lữ tối cao và là người sở hữu tất cả đất đai và thần dân trong nước. Tập hợp xung quanh Pha-ra-ông là một bộ máy quan lại gồm các quan lại cấp cao và đông đảo các thư lại (scri-be). Bộ máy này giúp Pha-ra-ông lo việc thu thuế, xây dựng các công trình công cộng, xây dựng quân đội Kinh tế thời này có sự phát triển mạnh mẽ. Trong nông nghiệp, sử dụng cây gỗ có bò kéo để sới đất, những chiếc liềm có lưỡi bằng đồng hoặc đá được tra vào các gỗ để cắt lúa. Các nghề thủ công nghiệp như đục đá, gia công kim loại, làm giấy pa-py-rutrất được chú trọng và đạt trình độ khá cao. Các hoạt động buôn bán trong nước cũng như với các vùng lân cận cũng được phát triển. Đặc biệt, thời kỳ này, các Pha-ra-ông đã huy động rất nhiều của cải và sức người để xây dựng cho mình những lăng mộ (kim tự tháp) khổng lồ, đền đài, cung điện. Đồng thời các Pha-ra-ông còn tiến hành các cuộc xâm lược ra bên ngoài. Chính vì thế, nhân dân rơi vào cảnh bần cùng. Từ vương triều V đến khi kết thúc thời kỳ Cổ Vương Quốc, thế lực của các quý tộc địa phương mạnh lên. Ai Cập bị chia cắt thành nhiều vùng độc lập, xã hội rối ren. 3, Thời kỳ Trung Vương Quốc (2300-1570 TCN). Sau thời kỳ chia cắt, Ai Cập lại được thống nhất và bắt đầu một thời kỳ mới, kéo dài từ vương triều XI đến vương triều XVII. Trong thời kỳ này, Ai Cập củng cố và thi hành nhiều biện pháp để phát triển nền kinh tế của đất nước. Việc xây dựng và sử dụng một cách phổ biến những công cụ đồng thau đã làm thay đổi căn bản kỹ thuật sản xuất. Ngành chăn nuôi cũng được coi trọng. Các hoạt động buôn bán với bên ngoài được mở rộng với Xy-ri, Phê-ni-xi, Pa-lex-tin, Ba-by-lon Sự phát triển kinh tế gắn liền với sự bóc lột tàn khốc của giai cấp thống trị đối với người lao động, làm cho mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt. Nhiều cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo đã sảy ra. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa vào năm 1750 TCN. Vào cuối thời kỳ Trung Vương Quốc, một số bộ lạc du mục người Hyksos từ Tây Á xâm nhập vào lãnh thổ Ai Cập rồi dần dần chiếm đóng Ai Cập và thiết lập sự thống trị ở đây trong khoảng hơn một thế kỷ. 4, Thời kỳ Tân Vương Quốc (1570-1085 TCN). Thời kỳ Tân Vương Quốc được bắt đầu từ khi Ai Cập dưới triều vua Ac-mốt đánh đuổi được người Hyksos ra khỏi Ai Cập. Thời kỳ này bao gồm 3 vương triều, từ vương triều XVIII đến vương triều XX. Chính những cuộc chiến tranh xâm lược tới các vùng Xy-ri, Pa-lex-tin, Li-bi, Na-bi và Ba-by-lon đã làm cho lãnh thổ Ai Cập được mở rộng, phía bắc tới giáp ranh Tiểu Á, phía nam tới thác ghềnh thứ tư của sông Nin. Ai Cập trở thành đế chế mạnh ở cùng Bắc Phi và Tây Á. Chiến tranh mang lại cho Ai Cập nhiều của cải và nô lệ. Trong thời kỳ này, Ai Cập đem các mặt hàng nông nghiệp, thủ công, đồ mỹ nghệ bằng đá hay ngà voi đến bán ở các vùng lân cận như Nu-bi, Xy-ri, Lưỡng Hà, rồi mua từ những vùng này về cá mặt hàng như gỗ, ngựa sắt nhằm thỏa mãn nhu cầu trong nước. Chiến tranh và sự phát triển kinh tế làm cho thế lực của tầng lớp quý tộc và tăng lữ tăng dần. Tầng lớp này một mặt tăng cường bóc lột nhân dân, mặt khác đấu tranh để chia sẻ quyền lực với Pha-ra-ông. Cuộc đấu tranh đó kéo dài làm cho chính quyền trung ương và đất nước Ai Cập bị suy yếu. Năm 1085, một tăng lữ đến thờ thần A-môn ở Te-bơ đã cướp được chính quyền, lập nên vương triều XXI, kết thúc thời kỳ Tân Vương Quốc. 5, Thời kỳ Hậu Vương Quốc (1085-30 TCN). Bao gồm 11 vương triều, từ vương triều XXI đến vương triều XXXI. Từ thời kỳ này, quyền lực của chính quyền trung ương Ai Cập bị suy giảm, các Pha-ra-ông không còn đặt được sự cai trị của mình trên toàn quốc nữa. Trong khi đó, các địa phương tìm mọi cách tăng cường tiềm lực của mình. Quần chúng lao động bị bóc lột nặng nề. Nạn nô dịch nợ nần và nạn cho vay nặng lãi phát triển. Lợi dụng tình hình đó, các thế lực bên ngoài liên tiếp xâm lược và thống trị Ai Cập. Vào thế kỷ X TCN, quân đội đánh thuê người Li-bi bành trướng thế lực của họ khắp vùng châu thổ sông Nin. Sau đó, thủ lĩnh quân đội đánh thuê Li-bi đã cướp ngôi Pha-ra-ông, lập ra vương triều XXII (vương triều Li-bi). Năm 671 TCN, Ai Cập bị quân đội Assyri đánh chiếm. Năm 525 TCN, Ai Cập bị Ba Tư xâm lược. Năm 332 TCN, Ai Cập bị A-lếch-xan-đơ xứ Mac-xê-đô-nia chinh phục. Sau khi đế quốc này bị tan rã, Ai Cập thuộc quyền thống trị của một vương triều Hy Lạp gọi là vương triều Pto-le-my. Năm 30 TCN, Ai Cập trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã. III-Thành tựu. 1, Thể chế chính trị. Như mọi nhà nước cổ đại phương Đông khác, nhà nước Ai Cập cổ đại là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Đứng đầu nhà nước Ai Cập là một ông vua chuyên chế mà người Ai Cập gọi là Pha-ra-ông, có nghĩa là “kẻ ngự trị trong cung điện”. Nhà vua có quyền thế tập và vô hạn. Ở Ai Cập cổ đại, người ta cho rằng, tất cả mọi thứ đều thuộc về Pha-ra-ông: đất, nước, con người. Tất cả mọi người đều phải nghe lời và phục tùng Pha-ra-ông. Là người đứng đầu nhà nước, Pha-ra-ông có quyền sở hữu tối cao đối với toàn bộ đất đai và thần dân trong nước. Pha-ra-ông là một vị thần sống, người Ai Cập gọi Pha-ra-ông là “con của thần Ra” (Thần Mặt Trời). Ngoài chức năng cai trị thần dân, các Pha-ra-ông còn kiêm chức tăng lữ tối cao, chỉ huy quân sự tối cao, đồng thời lại là thẩm phán tối cao. Thời Cổ Vương Quốc, Ai Cập chưa có luật pháp hoàn chỉnh, hàng ngày, vua tùy tiện đặt ra luật lệ, cái gì vua yêu là hợp pháp, cái gì vua ghét là bất hợp pháp. Để giúp Pha-ra-ông cai trị thần dân, ở trung ương có một triều đình gồm nhiều quan lại, tướng lĩnh quân đội, các tăng lữ cao cấp và đông đảo các thư lại (Scribơ) là tầng lớp có học thức thời bấy giờ. Đứng đầu bộ máy quan lại là viên Thừa tướng gọi là Vi-dia, vị đại thần thân tín nhất của nhà vua. Ở thời Tân Vương Quốc, do chính sách mở rộng chiến tranh xâm lược của các Pha-ra-ông vương triều thứ XVIII, Ai Cập trở thành một đế quốc rộng lớn. Trước đây, các Pha-ra-ông chỉ cần có một Vi-dia giúp việc, nay phải đặt hai Vi-dia, một cai quản ở miền Bắc, một cai quản ở miền Nam. Mặc dù chưa có sự phân công rành mạch giữa các cơ quan trong chính quyền nhà nước, nhưng dưới vương triều nào cũng có ba bộ phận quan lại thực hiện ba chức năng của nhà nước chuyên chế cổ đại phương đông: quan phụ trách tài chính, coi sóc kho tàng, giữ quốc khố, lo việc trưng thu thuế má, giữ sổ sách địa bạ; quan phụ trách các vấn đề kinh tế, xã hội, trông nom công việc sản xuất, đắp đường sá, đê điều, xây dựng các công trình công cộng và quan chăm lo việc binh bị. Ở các địa phương, chính quyền nằm trong tay các chúa nôm. Chúa nôm giống như một ông vua con ở các địa phương, thay mặt vua để cai trị các nôm của mình. Chúa nôm cũng là thẩm phán, chỉ huy quân sự và tăng lữ cao nhất của địa phương. Tầng lớp tăng lữ ở Ai Cập có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội và đối với vương quyền, nó là chỗ dựa tinh thần cho giai cấp quý tộc và nhà vua, nó thần thánh hóa nhà vua và chính quyền nhà nước. Quân đội cũng là một chỗ dựa và là công cụ đắc lực bảo vệ chính quyền hoàng đế. Tuy nhiên, ở Ai Cập thời Cổ Vương Quốc vẫn chưa có quân đội thường trực. Khi có chiến tranh, nhà nước huy động nông dân công xã, quân địa phương của các chúa nôm tham gia. Quân đội Ai Cập thời Trung Vương Quốc được hình thành từ việc huy động của nhà nước khi cần và chủ yếu là lính bộ binh. Đến thời Tân Vương Quốc, do học tập được kỹ thuật dùng chiến xa của người Hyksos, trong quân đội Ai Cập, ngoài bộ binh ra còn có lính chiến xa. Nhờ có bộ máy quan lại từ trung ương đến địa phương và lực lượng quân đội, các Pha-ra-ông đã tiến hành bóc lột nhân dân trong nước bằng tô thuế và lao dịch, đàn áp dã man mọi sự phản kháng của họ và đem quân đi xâm lược nước ngoài. Các Pha-ra-ông thời Trung Vương Quốc đã đem quân đi đánh chiếm Nu-bi và bán đảo Xi-nai. Ở thời Tân Vương Quốc, các Pha-ra-ông thuộc vương triều XVIII đã theo đuổi chính sách bành trướng bằng vũ lực, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh cướp bóc các nước láng giềng như Xi-ri, Pa-lex-tin, Nu-bi. Do việc chiếm cứ được nhiều đất đai, cướp đoạt được nhiều nô lệ và vô số của cải, vàng bạc của các vùng bị chinh phục, Ai Cập trở nên giàu có. Dưới thời Tút-mét III, Ai Cập trở thành một đế quốc rộng lớn, có chiều dài biên giới Nam-Bắc là 3200 km, kéo từ Nu-bi đến Tiểu Á. Chính sách bành trướng bằng vũ lực và chính sách cai trị chuyên chế hà khắc của các Pha-ra-ông Ai Cập là nguyên nhân dẫn đến các phong trào khởi nghĩa và binh biến ở trong nước và phong trào đấu tranh giải phóng của nhân dân các miền bị Ai Cập chinh phục. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của quốc gia Ai Cập cổ đại. **Quan hệ xã hội: cũng như mọi quốc gia cổ đại phương đông khác, xã hội Ai Cập cổ đại cũng bị phân hóa thành hai giai cấp đối kháng nhau: giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. a, Giai cấp thống trị gồm toàn bộ giai cấp quý tộc, đứng đầu là Pha-ra-ông, một ông vua chuyên chế, có quyền lực tuyệt đối và vô hạn. Dưới Pha-ra-ông là một đội ngũ đông đảo bọn quan lại quý tộc, chủ ruộng đất, các tướng lĩnh quân đội và tầng lớp quý tộc tăng lữ. Các Pha-ra-ông sống trong những cung điện vô cùng nguy nga tráng lệ, giữa đông đảo những thân nhân trong hoàng tộc và đám đình thần thân tín nhất. Với ước vọng lưu lại đời đời tiếng tăm lừng lẫy và quyền uy bất diệt của mình, ngay từ khi còn sống, các Pha-ra-ông thuộc các vương triều Cổ Vương Quốc đã lo xây dựng cho mình những lăng mộ cực kỳ kiên cố và đồ sộ. Kim tự tháp, một mặt thể hiện quyền uy vô hạn, tính chất chuyên chế của các Pha-ra-ông Ai Cập; mặt khác, cũng phản ánh địa vị thấp kém và đời sống cơ cực của người dân cổ Ai Cập đã phải hi sinh biết bao mồ hôi, xương máu để bảo tồn xác chết của chính kẻ khi còn sống đã áp bức, bóc lột họ hết sức tàn nhẫn. Bọn quý tộc, quan lại, chúa đất và tầng lớp tăng lữ cũng sống xa hoa. Cuộc sống đầy đủ, sung sướng của chúng dựa trên sự bóc lột tô thuế của nông dân và sự lao động của nô lệ, đồng thời chúng nhận bổng lộc của nhà nước dưới dạng quyền thu tô thuế hoặc ban thưởng của vua hay quan lại cấp trên. b, Giai cấp bị trị bao gồm những người bình dân và nô lệ. Bình dân gồm có nông dân công xã là tầng lớp đông đảo nhất trong cư dân Ai Cập cổ đại. Họ là những người làm ruộng, kết hợp làm một số nghề phụ như đánh cá, chăn nuôi, làm thêm nghề thủ công; họ sống theo từng gia đình, có tài sản riêng nhưng vẫn gắn bó với công xã, dựa vào công xã để làm thủy lợi và cày cấy. Thông qua công xã, họ đóng thuế cho nhà nước và một phần sản phẩm cho công xã để nuôi bộ máy quan lại địa phương. Ngoài nghĩa vụ nộp thuế, nông dân công xã còn phải làm nghĩa vụ lao dịch, chủ yếu là xây dựng các công trình thủy lợi và các công trình công cộng khác như: xây dựng đường sá, đền miếu, cung điện, lăng mộ cho nhà vua và quý tộc. Họ còn phải thực hiện nghĩa vụ binh dịch như đi lính hoặc vận chuyển lương thực, vũ khímỗi khi có chiến tranh. Thợ thủ công và thương nhân chủ yếu sống ở các thành thị là trung tâm chính trị của Pha-ra-ông và quý tộc địa phương. Đa số thợ thủ công là người tự do, họ có xưởng sản xuất riêng và phải nộp thuế sản phẩm cho nhà nước. Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội Ai Cập cổ đại. Họ xuất thân từ nhiều nguồn gốc khác nhau, nhưng đã số là tù binh bị bắt trong chiến tranh, bị biến thành nô lệ, chủ yếu là người Xi-ri, Pa-lex-tin và Ê-ti-ô-pi. Những người dân nghèo của công xã (nông dân và thợ thủ công) vì mắc nợ của quý tộc không trả được phải gán thân làm nô lệ cho chủ nợ. Ngoài ra, nô lệ còn có nguồn gốc từ các vụ cướp biển hoặc do mua bán, di tặng. Số lượng nô lệ trong xã hội Ai Cập cổ đại cũng khá đông. Người Ai Cập cổ đại gọi nô lệ là “dét” (djet), có nghĩa là con vật. Nô lệ bị coi như súc vật, như một loại hàng hóa hay tài sản riêng của chủ, có thể mua bán hoặc trao đổi. Họ chủ yếu lao động, phục vụ trong cung đình, các gia đình quý tộc và các đền miếu. Họ cũng có thể bị điều động làm những công việc nặng nhọc như xây dựng các công trình thủy lợi, các cung điện hay lăng mộ **Quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội Ai Cập cổ đại: Nhiều người cho rằng phụ nữ cổ đại nắm giữ rất ít quyền lực. Nhưng phụ nữ Ai Cập thời xưa có thể trở thành thầy thuốc phục vụ gia đình hoàng gia, cố vấn chính trị, người viết lịch sử, hoặc thậm chí cai trị đất nước với tầm ảnh hưởng sâu rộng. Người phụ nữ cai trị đầu tiên trong lịch sử Ai Cập cổ đại là Merneith, sống trong Vương triều thứ nhất. Bà là hoàng hậu nhiếp chính vào khoảng năm 2970 trước Công nguyên. Sau hàng nghìn năm tồn tại quyền bình đẳng nam nữ trong xã hội, vua Ptolemy IV cố gắng ngăn chặn truyền thống lâu đời này bằng cách thay đổi luật pháp và hủy bỏ nhiều quyền lợi của phụ nữ. Nhưng phụ nữ Ai Cập không muốn chấp nhận một xã hội gia trưởng, do nam giới kiểm soát. Họ tiếp tục đấu tranh dành quyền lợi, cho đến khi nền văn minh Ai Cập kết thúc. Các nhà khoa học cho rằng, vai trò của người phụ nữ Ai Cập vẫn được giữ vững trong suốt hơn 3.000 năm và mất dần từ năm 415. Hầu như tất cả phụ nữ Ai Cập cổ đại thuộc tầng lớp quý tộc và nhiều t
Tài liệu liên quan