Ở những thời điểm lịch sử khác nhau thì xuất hiện những xu hướng tư tưởng tiêu biểu cho thời điểm xã hội lúc đó. Cuối thế kỉ XIX xuất hiện dòng canh tân đất nước mà người đặt vấn đề đầu tiên là Nguyễn Trường Tộ. Đến đầu thế kỷ XX là sự xuất hiện của xu hướng duy tân với người đại diện là Phan Châu Trinh . Giữa hai xu hướng này chúng có những điểm gì tương đồng và dị biệt, chúng ta cùng tìm hiểu.
Trong bối cảnh đất nước khi mà thực dân Pháp xâm lược ngày càng trắng trợn và sự bảo thủ lạc hậu, lún bại của triều đình đương thời, hàng ngũ của giai cấp phong kiến cũng phân hóa sâu sắc. Triều đình phong kiến đã tỏ ra bất lực trước vận mệnh của đất nước. Trước tình hình đó đã có một số sĩ phu đứng về phía nhân dân kiên quyết chống Pháp - bên cạnh xu hướng trên đã có xu hướng muốn hòa với địch để canh tân đất nước. Xu hướng duy tân ấy được đặt ra từ 1861 tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871) - một trí thức công giáo yêu nước. Những đề nghị cải cách của ông và những người cùng thời như một hiện tượng đột biến, rất đặc sắc. Còn đối với Phan Châu Trinh (1872 - 1926) - một nhà nho yêu nước chân chính đã chứng kiến cảnh mục nát hủ bại của quan trường nên sinh ra chán nản. Nhưng đúng vào thời gian này ông giao du với những người có tư tưởng cải cách như Thân Trọng Huề, Đào Nguyên Phổ , được đọc “Thiên hạ đại thế luận” của Nguyễn Lộ Trạch, “Tân thư” giới thiệu tư tưởng duy tân của Khang Hữu Vĩ, Lương Khải Siêu). Từ đó ông dốc lòng vì công cuộc cứu nước. Tuy 2 xu hướng trên diễn ra ở hai thời điểm lịch sử khác nhau, nhưng vẫn nhận thấy được những nét tương đồng giữa dòng duy tân đất nước cuối thế kỷ XIX và xu hướng duy tân đâu thế kỷ XX. Trước hết cả hai dòng này đều vận động cải cách trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự Đặc biệt là đề án cải cách và sách lược của Nguyễn Trường Tộ khá sắc sảo và tỉ mỉ: thường gồm 4 nội dung chính là: chính sách ngoại giao, cải cách kinh tế, văn hóa và giáo dục, quân sự. (Tư duy phản ánh của ông thể hiện tính chất toàn diện: qua 58 bản di thảo ông đều đề cập đến hầu hết mọi vấn đề, lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ chính trị, vó bị, kinh tế, đến văn hóa, học thuyệt ngoại giao, tôn giáo). Trong đề án của hai chính sách này đều nhấn mạnh đến cải cách kinh tế và giáo dục.
6 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1938 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu LỊCH SỬ Việt Nam CẬN ĐẠI ĐI TÌM ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT GIỮA DÒNG CANH TÂN ĐẤT NƯỚC CUỐI THẾ KỶ XIX VÀ XU HƯỚNG DUY TÂN ĐẦU THẾ KỶ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
---------------
BÀI GIỮA KỲ
MÔN: LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN ĐẠI
ĐI TÌM ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT GIỮA DÒNG CANH TÂN ĐẤT NƯỚC CUỐI THẾ KỶ XIX VÀ XU HƯỚNG DUY TÂN ĐẦU THẾ KỶ XX
BÀI LÀM
Ở những thời điểm lịch sử khác nhau thì xuất hiện những xu hướng tư tưởng tiêu biểu cho thời điểm xã hội lúc đó. Cuối thế kỉ XIX xuất hiện dòng canh tân đất nước mà người đặt vấn đề đầu tiên là Nguyễn Trường Tộ. Đến đầu thế kỷ XX là sự xuất hiện của xu hướng duy tân với người đại diện là Phan Châu Trinh . Giữa hai xu hướng này chúng có những điểm gì tương đồng và dị biệt, chúng ta cùng tìm hiểu.
Trong bối cảnh đất nước khi mà thực dân Pháp xâm lược ngày càng trắng trợn và sự bảo thủ lạc hậu, lún bại của triều đình đương thời, hàng ngũ của giai cấp phong kiến cũng phân hóa sâu sắc. Triều đình phong kiến đã tỏ ra bất lực trước vận mệnh của đất nước. Trước tình hình đó đã có một số sĩ phu đứng về phía nhân dân kiên quyết chống Pháp - bên cạnh xu hướng trên đã có xu hướng muốn hòa với địch để canh tân đất nước. Xu hướng duy tân ấy được đặt ra từ 1861 tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871) - một trí thức công giáo yêu nước. Những đề nghị cải cách của ông và những người cùng thời như một hiện tượng đột biến, rất đặc sắc. Còn đối với Phan Châu Trinh (1872 - 1926) - một nhà nho yêu nước chân chính đã chứng kiến cảnh mục nát hủ bại của quan trường nên sinh ra chán nản. Nhưng đúng vào thời gian này ông giao du với những người có tư tưởng cải cách như Thân Trọng Huề, Đào Nguyên Phổ…, được đọc “Thiên hạ đại thế luận” của Nguyễn Lộ Trạch, “Tân thư” giới thiệu tư tưởng duy tân của Khang Hữu Vĩ, Lương Khải Siêu). Từ đó ông dốc lòng vì công cuộc cứu nước. Tuy 2 xu hướng trên diễn ra ở hai thời điểm lịch sử khác nhau, nhưng vẫn nhận thấy được những nét tương đồng giữa dòng duy tân đất nước cuối thế kỷ XIX và xu hướng duy tân đâu thế kỷ XX. Trước hết cả hai dòng này đều vận động cải cách trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự… Đặc biệt là đề án cải cách và sách lược của Nguyễn Trường Tộ khá sắc sảo và tỉ mỉ: thường gồm 4 nội dung chính là: chính sách ngoại giao, cải cách kinh tế, văn hóa và giáo dục, quân sự. (Tư duy phản ánh của ông thể hiện tính chất toàn diện: qua 58 bản di thảo ông đều đề cập đến hầu hết mọi vấn đề, lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ chính trị, vó bị, kinh tế, đến văn hóa, học thuyệt ngoại giao, tôn giáo). Trong đề án của hai chính sách này đều nhấn mạnh đến cải cách kinh tế và giáo dục.
Trong chính sách của Nguyễn Trường Tộ: về kinh tế: chủ trương mềm dẻo mượn người tài, mời gọi khách du lịch, người bán buôn, khuyến khích công nghiệp, siêng năng công nghiệp, khai khoáng, khai mỏ, tiếp xúc giao thiệp với các nước, cộng điều hay, chung điều lợi, trao đổi công việc. Về văn hóa giáo dục: ông chủ trương thực học. Do đó phải thay vào nền giáo dục vô bổ cũ theo lối từ chương bằng nền giáo dục thực học mà Nguyễn Trường Tộ gọi là “học thực dụng”.
Trong chính sách của Phan Châu Trinh: lập ra các hội buôn (Hội An), kinh doanh hàng dệt vải, lâm sản, nông sản, hải sản… giao thông với người nước ngoài.
- Giữa dòng canh tân đất nước cuối thế kỷ XIX và xu hướng duy tân đầu thế kỉ XX đều hướng tới mô hình kinh tế tư bản chủ nghĩa. Qua các bàn điều trần của Nguyễn Trường Tộ chúng ta thấy rằng ông chủ tưởng xây dựng một hệ thống kinh tế kết hợp được năng lực nội địa với thị trường nước ngoài song song với một hệ thống chính trị vừa đáp ứng được nhu cầu định hướng và tạo điều kiện phát triển sức sản xuất của đất nước từ đó để bảo vệ quyền lợi và địa vị quốc gia trên thế giới. Nguyễn Trường Tộ coi đối tượng của Việt Nam chủ yếu là phương Tây, tư bản nên ông hướng tới mô hình tư bản chủ nghĩa là tất yếu.
Còn Phan Châu Trinh chịu ảnh hưởng của nhiều nhà dân chủ tư sản Pháp, Ấn Độ nên đánh đổ giai cấp phong kiến, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nước ta. Đó là kế ách “ỷ Pháp cầu tiến bộ”, tiến hành song song duy tân, đánh đổ chế độ phong kiến, quan trường.
Không chỉ như vậy mà cả hai xu hướng này đều muốn đi đến kết quả cuối cùng đó là thay đổi tương quan lực lượng với quân xâm lược trên cơ sở đó buộc chúng phải từ bỏ ý đồ đô hộ dân tộc Việt Nam để chúng ta giành được độc lập.
Bên cạnh những gì mà cả hai xu hướng trên đạt được thì hai chính sách trên cũng có những hạn chế.
Nguyễn Trường Tộ muốn nước ta nhanh chóng trở thành nước hùng mạnh. Do đó những đề nghị cải cách của ông không khỏi có những điểm chưa sát với tình hình thực tế nước ta. Ông không thấy cơ sở xã hội nước ta bấy giờ là nước nông nghiệp lạc hậu, một nước kinh tế tiểu nông đang suy sụp thảm hại. Ông còn có những đề nghị gần như không tưởng trong điều kiện nước ta lúc bấy giờ: “Tất cả nhà cửa trong kinh thành bất luận của quan hay của dân đều phải làm bằng gạch”. Về biện pháp đôi khi ông còn quá kì vọng vào sự giúp đỡ của tư bản chủ nghĩa nước ngoài: cùng chia lợi với họ và có thể học hỏi họ được. Hơn nữa Nguyễn Trường Tộ chưa vượt được ra khỏi tư tưởng trung quân một cách mù quáng. ÔNg thấy rõ sự tồi tệ của nhà nước phong kiến nhưng không nhìn thấu bản chất phản động thối nát của chế độ ấy và cả hệ thống quan lại phong kiến đang suy tàn.
Phan Châu Trinh: theo ông chúng ta phải dựa vào Pháp. Đó là sự ảo tưởng, chúng ta không thể dựa vào kẻ thù để cải cách trong khi nước ta mất độc lập, nhân dân ta là nô lệ. Như vậy sẽ không có một kết cục tốt đẹp.
Bên cạnh những nét tương đồng của dòng canh tân đất nước cuối thế kỷ 19 và xu hướng duy tân đầu thế kỷ 20 thì chúng ta vẫn thấy giữa hai xu hướng đó có những nét dị biệt, đặc trưng của mỗi xu hướng.
Đầu tiên chúng khác nhau về mục đích: “Lòng yêu nước thiết tha và muốn canh tân, thay đổi xã hội cho phù hợp với trào lưu tiến hóa của thế giới thời bấy giờ, tạo cho đất nước có đủ thế và lực để đương đầu một cách có hiệu quả cuộc xâm lăng của thực dân Pháp”. Đó là mục đích của những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ. Còn mục đích của Phan Châu Trinh là: “chấn dân khí, khai dân khí, hậu dân sinh”.
Trong cách thực hiện cải cách về kinh tế ở mỗi xu hướng cũng khác nhau. Nguyễn Trường Tộ đặc biệt chú trọng về tình hình suy đốn của nông nghiệp nước ta và theo ông chính là vì kĩ thuật canh tác còn lạc hậu, nhân dân ta chưa biết tận dụng thiên thời địa lợi nhân hòa. Muốn phát triển nông nghiệp thì triều đình phải chú trọng đến nông chính. Phan Châu Trinh rất quan tâm phát triển các hội buôn, thông qua buôn bán để tập hợp nhau lại, tiền kiếm được để mở trường học.
Nét nổi bật trong hai xu hướng này đó là về lực lượng tham gia. Đối với dòng canh tân đất nước cuối thế kỷ 19 chỉ có Nguyễn Trường Tộ nhận ra tình hình đất nước đồng thời để rồi ông viết ra các bản điều trần gửi đến vua Tự Đức nhưng đều bị từ chối để rồi trước khi mất ông đã đọc hai câu thơ:
“Nhất thất túc thành thiên cổ hận
Tái hồi đầu thị bách niên thân”
(Một bước sa chân ngàn thuở hận
Quay đầu nhìn lại đã trăm năm).
Phan Châu Trinh thực hiện với sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân và bằng nhiều hình thức phong phú: những phong trào chống thuế kháng thuế của nhân dân ở Hội An, Phú Yên, Hà Tĩnh, Thanh Hóa lập ra những công ty Liên Thành buôn nước mắm ở Phan Thiết, ở trường dạy chữ Quốc ngữ; xuất bản tờ báo “Lục tỉnh tân văn”. Ở miền Trung được sự ủng hộ đông đảo của nho sĩ và dân chúng.
Mức độ diễn ra cải cách cảu Phan Châu Trinh không đồng đều. Có thể nói phong trào duy tân ở Nam kì có những yêu cầu và hình thức tổ chức ở mức độ cao hơn so với Bắc và Trung kì.
Lực lượng nâng đỡ của hai xu hướng này cũng khác nhau:
Nguyễn Trường Tộ: bắt buộc phải dựa vào chính quyền để sử dụng lực lượng ấy, đồng thời từng bước phát triển và hình thành nó. Ông đều hướng tới việc thuyết phục triều đình nhà Nguyễn nghĩa là tập trung tranh thủ sự ủng hộ từ bên trên. Ông đã đứng ở vị trí bên ngoài không thuộc biên chế cán bộ - quan lại của triều đình nên gặp khó khăn. Chính vì thiếu một lực lượng xã hội làm hậu thuẫn chính trị trong đời thường nên khi không thành công trong việc tạo ra những tiền đề chính trị làm cơ sở xã hội bằng cung đình, tư tưởng của họ chỉ là ước mơ và lý tưởng của họ chỉ còn là ảo tưởng.
Còn Phan Châu Trinh dựa và Pháp để đánh đổ chế độ phong kiến đương thời nghĩa là dựa vào sức mạnh của lực lượng bên ngoài.
Có thể nói mỗi xu hướng đã để lại trong tâm trí chúng ta những dấu ấn đậm nét. Nguyễn Trường Tộ đã là người tiên phong và tiêu biểu cho xu hướng duy tân nửa cuối thế kỷ 19. Xu hướng duy tân đầu thế kỷ XX tuy không bắt nguồn trực tiếp từ những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ, xuất hiện trước đó nửa thế kỷ như là sự mở đầu cho tư tưởng duy tân ở nước ta. Phan Châu Trinh sẽ mãi là tấm gương sáng trong phong trào duy tân đầu thế kỷ XX.