Thủ đô Hà Nội có tốc độ gia tăng dân số rất nhanh, đặc biệt tại đô thị trung tâm, gây ra áp lực lớn đối với hạ tầng kỹ thuật và xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân. Việc xây dựng các đô thị vệ tinh (ĐTVT) với mục tiêu giảm tải dân số cho đô thị trung tâm, đồng
thời tạo các cực tăng trưởng mới cho Thủ đô là một giải pháp được hoạch định trong Quy hoạch chung
xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tuy nhiên, Hà Nội đang gặp nhiều
khó khăn, thách thức trong việc xây dựng các đô thị vệ tinh, tạo mối liên kết hài hoà giữa đô thị trung
tâm và đô thị vệ tinh.
Thực trạng phát triển đô thị trung tâm của Hà Nội
Thành phố Hà Nội có diện tích khoảng 3.345km2, nằm trong số 17 thủ đô lớn nhất thế giới, với dân
số năm 2017 hơn 7,6 triệu người, chiếm 8% dân số cả nước; gồm 12 quận trung tâm, 17 huyện ngoại
thành và 1 thị xã.
Luật Thủ đô được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII ban hành đã xác định Hà Nội là trung
tâm chính trị - hành chính quốc gia; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ,
kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Hà Nội là nơi đặt trụ sở các cơ quan Trung ương, các tổ chức
chính trị xã hội, đại diện các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế; là nơi có các cơ sở giáo dục lớn
nhất cả nước ở các cấp học phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp (với hơn 100 trường đại học, cao
đẳng); là trung tâm nghiên cứu hàng đầu của cả nước và nơi đặt trụ sở của nhiều doanh nghiệp lớn.
Với các chức năng như vậy, Hà Nội đã và đang thu hút rất nhiều dân cư từ các địa phương về học tập,
làm việc và sinh sống, đặc biệt tại các đô thị trung tâm. Sau 10 năm thay đổi địa giới hành chính, dân
số đô thị tại 12 quận của Hà Nội đã tăng 19,43%, từ 2.897,2 nghìn người năm 2008 lên đến 3.460,3
nghìn người năm 2017. Mật độ dân số trung bình tại các quận nội thành là 10.830 người/km2 (cá biệt
có quận Đống Đa với mật độ là 42.259 người/km2, Thanh Xuân với 31.328 người/km2 và Hai Bà Trưng
với 33.056 người/km2)
6 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Liên kết giữa đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh phục vụ phát triển bền vững thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LIÊN KẾT GIỮA ĐÔ THỊ TRUNG TÂM
VÀ CÁC ĐÔ THỊ VỆ TINH
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
DIỄN ĐÀN
TS. NGUYỄN HỒNG SƠN, TS. NGUYỄN THỊ DIỄM HẰNG, ThS. NGUYỄN NGỌC TIỆP
Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội
Thủ đô Hà Nội có tốc độ gia tăng dân số rất nhanh, đặc biệt tại đô thị trung tâm, gây ra áp lực lớn đối với hạ tầng kỹ thuật và xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân. Việc xây dựng các đô thị vệ tinh (ĐTVT) với mục tiêu giảm tải dân số cho đô thị trung tâm, đồng
thời tạo các cực tăng trưởng mới cho Thủ đô là một giải pháp được hoạch định trong Quy hoạch chung
xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tuy nhiên, Hà Nội đang gặp nhiều
khó khăn, thách thức trong việc xây dựng các đô thị vệ tinh, tạo mối liên kết hài hoà giữa đô thị trung
tâm và đô thị vệ tinh.
Thực trạng phát triển đô thị trung tâm của Hà Nội
Thành phố Hà Nội có diện tích khoảng 3.345km2, nằm trong số 17 thủ đô lớn nhất thế giới, với dân
số năm 2017 hơn 7,6 triệu người, chiếm 8% dân số cả nước; gồm 12 quận trung tâm, 17 huyện ngoại
thành và 1 thị xã.
Luật Thủ đô được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII ban hành đã xác định Hà Nội là trung
tâm chính trị - hành chính quốc gia; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ,
kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Hà Nội là nơi đặt trụ sở các cơ quan Trung ương, các tổ chức
chính trị xã hội, đại diện các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế; là nơi có các cơ sở giáo dục lớn
nhất cả nước ở các cấp học phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp (với hơn 100 trường đại học, cao
đẳng); là trung tâm nghiên cứu hàng đầu của cả nước và nơi đặt trụ sở của nhiều doanh nghiệp lớn.
Với các chức năng như vậy, Hà Nội đã và đang thu hút rất nhiều dân cư từ các địa phương về học tập,
làm việc và sinh sống, đặc biệt tại các đô thị trung tâm. Sau 10 năm thay đổi địa giới hành chính, dân
số đô thị tại 12 quận của Hà Nội đã tăng 19,43%, từ 2.897,2 nghìn người năm 2008 lên đến 3.460,3
nghìn người năm 2017. Mật độ dân số trung bình tại các quận nội thành là 10.830 người/km2 (cá biệt
có quận Đống Đa với mật độ là 42.259 người/km2, Thanh Xuân với 31.328 người/km2 và Hai Bà Trưng
với 33.056 người/km2).
SË 94+95 . 201842
43SË 95+96 . 2018
≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝
Những vấn đề bất cập của đô thị trung
tâm Hà Nội
Mặc dù được đầu tư rất nhiều trong xây
dựng và quản lý đô thị, hướng đến một
thành phố sống tốt, nhưng với áp lực dân
số lớn như vậy, khu vực trung tâm Hà Nội
đang gặp phải những vấn đề bất cập về hạ
tầng và công tác quản lý dân cư. Có thể lấy
một số ví dụ cụ thể sau:
■ Công tác quản lý dân cư, đặc biệt tại các
khu đô thị hóa nhanh gặp nhiều khó khăn
Với khối lượng dân nhập cư khá lớn, trong
đó rất nhiều trường hợp không đăng ký tạm
trú, là một khó khăn lớn cho chính quyền
cơ sở trong việc quản lý dân cư, đảm bảo
trật tự an toàn xã hội ở các quận trung tâm
thành phố.
Bên cạnh đó, trong khoảng 20 năm trở lại
đây, khu vực trung tâm Hà Nội hình thành
nhiều khu đô thị với quy mô lên đến hàng
vạn dân như các khu Linh Đàm (Hoàng
Mai), Việt Hưng (Long Biên), Đặng Xá (Gia
Lâm) Một đặc điểm chung là các khu đô thị
này năm xen kẽ với khu dân cư, làng xóm
cũ. Việc quản lý cư dân tại các khu đô thị
này đang là khó khăn lớn cho chính quyền
cấp cơ sở khi dân số tăng quá nhanh, trong
khi đội ngũ cán bộ cấp phường lại thiếu về
số lượng và chưa mạnh về chất lượng.
■ Việc phát triển hạ tầng giao thông và vận
tải vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế
Có thể thấy trong hàng chục năm qua, hệ
thống hạ tầng giao thông của thành phố
được đầu tư xây dựng, mở rộng khá nhiều,
tiêu biểu là hệ thống đường vành đai 1,2,3;
các tuyến cầu vượt khác cấp tại các nút
giao thông; các tuyến đường nội đô thường
xuyên được cải tạo chỉnh trang Nhưng với
hơn 5 triệu xe máy, 500 nghìn xe ô tô (chủ
yếu tập trung trong đô thị trung tâm), hiện
tượng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy
ra trên địa bàn khu vực nội đô Hà Nội, vừa
gây ô nhiễm môi trường không khí, vừa gây
lãng phí nhiêu liệu rất lớn. Việc quy hoạch
các khu đô thị ở bên ngoài, nhưng các công
sở lại ở trung tâm thành phố làm cho số
lượng phương tiện di chuyển của người dân
giữa nội đô và khu vực ngoại thành rất lớn,
gây ra hiện tượng ùn tắc thường xuyên tại
các tuyến đường cửa ngõ thủ đô như đường
32, đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Văn Cừ...
Trong khi đó, việc di dời các cơ sở sản xuất,
trường học, bệnh viện, cơ quan Nhà nước
ra khỏi nội đô diễn ra rất chậm. Quỹ đất sau
khi di dời lại được thay bằng các khu đô thị,
tòa nhà chung cư cao tầng càng dẫn đến
gia tăng mạnh hơn áp lực giao thông, quá
tải hạ tầng xã hội...
Mặc dù Hà Nội có nhiều cố gắng trong tăng
cường năng lực vận tải hành khách công
cộng như vận hành tuyến buýt nhanh BRT
năm 2016, liên tục mở rộng các tuyến buýt
công cộng lên đến 112 tuyến toàn thành
phố, nhưng cho đến nay mới chỉ đáp ứng
được khoảng 15% nhu cầu vận tải hành
khách công cộng. Con số này thay đổi rất
ít trong 10 năm qua do lượng dân cư ngày
càng lớn trong khu vực nội đô.
■ Sức ép từ bảo vệ môi trường khu vực
trung tâm thành phố
Hà Nội là thành phố có hệ thống hồ phong
phú với hàng trăm hồ, sông lớn nhỏ, góp
phần điều hoà khí hậu và tạo vẻ đẹp đặc
biệt. Bên cạnh đó, hệ thống hồ Hà Nội còn
là một phần của hệ thống thoát nước khu
vực trung tâm thành phố. Tuy nhiên, với áp
lực đô thị hoá nhanh, hệ thống hồ đã bị thu
hẹp lại và làm giảm khả năng thoát nước khi
gặp mưa, gây nên hiện tượng ngập cục bộ.
Nghiêm trọng hơn, với lượng nước thải đô
thị phát sinh khoảng 700.000m3/ngày đêm,
trong đó chỉ hơn 22% được xử lý, đã làm
ô nhiễm rất nhiều hồ, sông như sông Tô
Lịch, các hồ khu vực quận Hoàng Mai, Hai
Bà Trưng
Lượng chất thải rắn sinh hoạt khu vực trung
tâm chiếm hơn 50% toàn thành phố, gây
áp lực rất lớn đến việc thu gom và xử lý.
Bên cạnh đó, lượng chất thải rắn xây dựng
của khu vực trung tâm rất lớn, lên đến hàng
ngàn tấn/ngày do hoạt động xây dựng diễn
ra khắp nơi nhưng việc quản lý, xử lý chưa
hiệu quả, hiện tượng đổ thải không đúng
quy định xảy ra ở hầu khắp địa bàn thành
phố, gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm
môi trường.
Ngoài ra, do hoạt động xây dựng quá
nhiều, số lượng phương tiện giao thông quá
lớn đã làm khu vực trung tâm thành phố xảy
ra hiện tượng ô nhiễm không khí, trong đó
đặc biệt là ô nhiễm bụi và đến nay chưa có
giải pháp xử lý hiệu quả.
■ Hiện tượng quá tải tại cơ sở khám chữa
bệnh, các trường học các cấp trên địa bàn
vẫn ngày càng tăng. Mặc dù trong 5 năm
qua, các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến
Trung ương, địa phương trên địa bàn thành
phố đã đầu tư xây dựng, mở rộng rất nhiều,
nhưng hiện tượng người bệnh phải chờ đợi
lâu, nằm ghép giường, nằm ngoài hành
lang bệnh viện vẫn diễn ra. “Quy hoạch
mạng lưới trường học toàn thành phố đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030”
được phê duyệt năm 2012 với mục tiêu rất
cụ thể về quỹ đất cho mỗi học sinh, quy
mô số học sinh tối đa trên lớp. Nhưng cho
đến năm 2018, hiện tượng quá tải đối với
các trường, đặc biệt khối tiểu học vẫn diễn
ra rất cao (theo Quy hoạch đối với bậc tiểu
học không quá 30 học sinh/lớp, nhưng thực
tế nhiều trường tiểu học thuộc các quận Ba
Đình, Hoàn kiếm, Cầu Giấy, Đống Đa số
học sinh đều lên tới 45-55 học sinh/lớp, cá
biệt lên tới 60-70 học sinh/lớp).
Vai trò của đô thị vệ tinh trong
tổng thể định hướng phát triển
của Hà Nội
Nhằm giảm áp lực cho đô thị trung tâm, tạo
Hình 1. Dân số tại một số quận có tốc độ đô thị hóa nhanh (nghìn dân)
SË 95+96 . 201844
động lực mới cho phát triển thủ đô, Đồ án “Quy hoạch chung xây
dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” được
Chính phủ phê duyệt năm 2011 đã định hướng Hà Nội sẽ phát triển
theo mô hình chùm đô thị gồm đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh và
các thị trấn sinh thái. Khu vực đô thị trung tâm được phân cách với
các ĐTVT và thị trấn bằng hành lang xanh, chiếm 70% diện tích đất
tự nhiên của thành phố.
1. Giới thiệu chung về đô thị vệ tinh của Hà Nội
Năm đô thị vệ tinh gồm: Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên
và Sóc Sơn, ở cự li khoảng 25-30km tính từ trung tâm thành phố.
(1) Đô thị vệ tinh Hòa Lạc: Nằm ở phía Tây của đô thị trung tâm,
có dân số dự kiến là 600 ngàn người. Trong quy hoạch, Hòa Lạc
được xác định là đô thị khoa học công nghệ và đào tạo. Mục tiêu
chính là khuyến khích phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và
thu hút di dân;
(2) Đô thị vệ tinh Xuân Mai: Cũng nằm ở phía Tây của đô thị trung
tâm, có dân số dự kiến là 220 ngàn người. Trong quy hoạch, Xuân
Mai được xác định là đô thị dịch vụ - công nghiệp. Trong đó, phát
triển các trung tâm dịch vụ gắn với cụm công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, làng nghề truyền thống; và phát triển các dịch vụ thương
mại đầu mối nối kết Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc đất nước;
(3) Đô thị vệ tinh Phú Xuyên: Nằm ở phía Nam của đô thị trung tâm,
với dân số dự kiến khoảng 127 ngàn người. Trong quy hoạch, Phú
Xuyên được xác định là đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông và
trung tâm trung chuyển hàng hóa. Trong đó, đầu tư xây dựng các
cơ sở kinh tế về công nghiệp, y tế, giáo dục, vui chơi giải trí, thể dục
thể thao nhằm thu hút và cung cấp nguồn lực tại chỗ và các vùng
hoạt động kinh tế lân cận.
(4) Đô thị vệ tinh Sơn Tây: Nằm ở phía Tây Bắc đô thị trung tâm, có
dân số dự kiến khoảng 186 ngàn người. Trong quy hoạch, Sơn Tây
được xác định là đô thị văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng.
(5) Đô thị vệ tinh Sóc Sơn: nằm ở phía Bắc đô thị trung tâm, có
dân số dự kiến khoảng 250 ngàn người. Trong quy hoạch, Sóc
Sơn được xác định là đô thị dịch vụ và đô thị sinh thái. Trong đó,
Sóc Sơn sẽ được phát triển dựa trên cơ sở trung tâm dịch vụ cảng
hàng không, dịch vụ thương mại, logistics và trung chuyển hàng
hóa quốc tế, trung tâm dịch vụ du lịch thương mại nghỉ dưỡng cấp
vùng và thành phố, phát triển công nghiệp sạch, trung tâm dịch vụ
đào tạo cấp vùng.
2. Vai trò của các đô thị vệ tinh Hà Nội
■ Giải quyết bất cập giữa việc gia tăng tỷ lệ đô thị hóa, tỷ lệ dân
thành thị nhưng phải đảm bảo kiểm soát dân số đô thị trung tâm,
hạn chế phát triển dân số khu vực nội đô.
Việc xây dựng các đô thị vệ tinh với quy mô tổng dân số khoảng
1,3 triệu người, cùng với hàng chục khu đô thị mới, là một giải pháp
cần thiết và hiệu quả để thực hiện mục tiêu kiểm soát dân số khu
vực nội đô, phát triển dân số tại các đô thị vệ tinh theo Quy hoạch
chung xây dựng thủ đô Hà Nội. Khi các đô thị này được xây dựng
đáp ứng được yêu cầu là đô thị hoàn chỉnh, độc lập một cách tương
đối so với đô thị trung tâm (chỉ phụ thuộc về mặt hành chính), có
chất lượng cuộc sống tốt, hạ tầng giao thông kết nối với khu vực
trung tâm tốt thì việc thu hút dân cư từ nội đô là việc khả thi. Có thể
nhìn thấy rất rõ sự dịch chuyển của các trường đại học, các cơ sở
y tế và các cơ sở công nghiệp về các đô thị vệ tinh sẽ kéo theo số
lượng lớn dân cư và sinh viên hiện có tại khu vực trung tâm Hà Nội.
■ Tạo động lực mới trong phát triển kinh tế thành phố nói chung,
khu vực ngoại thành nói riêng.
Nguồn lực đất đai là một trong những nguồn lực quan trọng trong
phát triển của thành phố Hà Nội. Hiện nay, quỹ đất trong khu vực
nội đô không đủ để phục vụ cho các dự án phát triển với quy mô
lớn, trong đó bao gồm cả các dự án về bất động sản, sản xuất công
nghiệp Việc phát triển các đô thị vệ tinh để chia sẻ các chức năng
của đô thị trung tâm với lợi thế quỹ đất còn nhiều sẽ tạo nên động
lực mới cho phát triển kinh tế của thành phố, đặc biệt khi các đô thị
vệ tinh được quy hoạch hợp lý, chuẩn bị hệ thống hạ tầng kỹ thuật
khung hiện đại.
Khi các khu đô thị mới được xây dựng, việc gia tăng dân số tại các
khu vực này sẽ tạo điều kiện cho hệ thống dịch vụ - thương mại
(các trung tâm thương mại, siêu thị) tại các khu vực này nói riêng
và toàn thành phố nói chung phát triển, góp phần thực hiện tốt quy
hoạch hệ thống bán lẻ của thành phố.
Việc phát triển đô thị vệ tinh tạo cơ hội có quỹ đất dành cho đầu tư
phát triển rất lớn, đây là nguồn lực quan trọng bậc nhất của Hà Nội
để phát triển. Theo quy hoạch, đến 2030, 05 đô thị vệ tinh với hơn
8.701ha đất ở mới, hơn 1.369ha đất công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp (riêng đô thị vệ tinh Hòa Lạc bố trí 1.272ha phục vụ phát
triển các khu công nghệ cao), hàng nghìn ha đất dành cho các loại
hình dịch vụ như y tế, nghỉ dưỡng Nếu quỹ đất này được huy động
tốt sẽ tạo thành nguồn vốn lớn cho thành phố để đầu tư phát triển.
Bên cạnh đó sẽ giúp phát triển thị trường bất động sản, thị trường
nhà ở trên địa bàn.
■ Giảm áp lực về hạ tầng và giảm ô nhiễm môi trường đối với khu
vực nội đô thành phố Hà Nội.
Việc xây dựng các đô thị vệ tinh với các chức năng đô thị rất rõ nét
được kỳ vọng sẽ thu hút được lượng lớn dân cư từ đô thị trung tâm đến
làm việc và sinh sống. Từ đó sẽ giảm dân số đô thị trung tâm, đồng
thời làm giảm áp lực đến hạ tầng kỹ thuật, giảm ô nhiễm môi trường.
■ Việc xây dựng các ĐTVT góp phần thúc đẩy các khu phát triển
sáng tạo mới, các mô hình đô thị thông minh, giúp Hà Nội có thể
phát triển nhanh, theo mô hình hiện đại một cách nhanh chóng.
Quá trình xây dựng các đô thị vệ tinh cũng sẽ tạo cơ hội cho ngành
công nghiệp xây dựng phát triển, có cơ hội thử nghiệm trong phát
Quy hoạch sử dụng một số loại đất của các đô thị vệ tinh
Nguồn: Quy hoạch chung xây dựng các đô thị vệ tinh Xuân Mai,
Sóc Sơn, Ba Vì, Sơn Tây năm 2015 và dự thảo Quy hoạch chung xây
dựng Đô thị vệ tinh Hòa Lạc.
≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝
triển những sản phẩm mới phục vụ đô thị xanh, thông minh Đây
là cơ hội tốt để triển khai các kết quả nghiên cứu trong cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 với những thành tựu nổi bật về giao thông
thông minh, tiêu dùng thông minh, công trình thông minh, IOT
(internet kết nối vạn vật) cho các đô thị được xây dựng mới, với cơ
sở hạ tầng hiện đại. Việc xây dựng mô hình đô thị thông minh với
quy mô nhỏ gọn, phát triển mới hoàn toàn như các ĐTVT của Hà
Nội sẽ khả thi hơn rất nhiều so với xây dựng đô thị thông minh tại
đô thị trung tâm thành phố.
Những khó khăn, bất cập đối với việc phát triển
ĐTVT để đạt được các mục tiêu phát triển bền
vững toàn thành phố
Hiện nay, Quy hoạch chung xây dựng của 4/5 đô thị vệ tinh là Xuân
Mai, Phú Xuyên, Sơn Tây và Sóc Sơn đã được phê duyệt; với tính
chất đặc thù, đô thị vệ tinh Hòa Lạc đã được thành phố Hà Nội
thông qua và Bộ Xây dựng thẩm định để trình Thủ tướng phê duyệt,
làm cơ sở cho việc xây dựng và triển khai các quy hoạch tiếp theo
và tạo cơ hội thu hút đầu tư cho các đô thị vệ tinh.
Mặc dù Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội được phê duyệt
từ năm 2011, nhưng cho đến nay, việc xây dựng các đô thị vệ tinh
vẫn gặp nhiều khó khăn, chưa có kết quả rõ rệt. Có thể kể đến một
số nguyên nhân chủ yếu sau:
■ Kết nối giao thông giữa các đô thị vệ tinh với đô thị trung tâm Hà
Nội và giữa các đô thị vệ tinh với nhau còn đang trong quá trình
hoàn thiện và chưa đồng bộ.
Hệ thống hạ tầng giao thông, vận tải kết nối giữa đô thị vệ tinh với
các đô thị trung tâm đang trong quá trình hoàn thiện. Trừ đô thị vệ
tinh Hoà Lạc có tuyến đại lộ Thăng Long chạy qua rất tiện lợi, các
tuyến đường nối đô thị trung tâm đến 4 đô thị vệ tinh còn lại chưa
được đầu tư nâng cấp, mở rộng hoàn chỉnh, hạn chế thời gian di
chuyển của các phương tiện. Bên cạnh đó, hiện chưa có nhiều hình
thức vận tải để người dân lựa chọn (chủ yếu là xe buýt với mật độ
xe rất hạn chế, xe khách liên tỉnh và xe cá nhân).
■ Việc thu hút dân cư về sinh sống tại các đô thị vệ tinh, giảm tải và
góp phần giãn mật độ tập trung tại đô thị trung tâm còn gặp nhiều
khó khăn.
Hiện nay, các dự án phát triển nhà ở và xây dựng đồng bộ các hạ
tầng xã hội, hạ tầng dịch vụ tại các đô thị này còn chậm nên người
dân chưa nhận thấy được sự hấp dẫn, đảm bảo cho cuộc sống, an
sinh xã hội để chuyển về các vùng này sinh sống. Nguyên nhân
chính do hoạt động kêu gọi và thu hút các dự án đầu tư vào các đô
thị vệ tinh còn chậm triển khai, các nhà đầu chưa nhận thấy tiềm
năng khi đầu tư vào các khu vực này do hạ tầng khung còn chưa
hoàn chỉnh; quỹ đất sạch thiếu nên phải mất nhiều thời gian cho
công tác giải phóng mặt bằng dẫn đến quá trình triển khai chậm
Bên cạnh đó, do chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư đến kinh
doanh tại các đô thị vệ tinh nên các đô thị này cũng chưa có nguồn
lực để phát triển kinh tế, tạo việc làm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn
đến việc không thu hút được dân số tại các đô thị vệ tinh.
■ Vấn đề khó khăn trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư để
phát triển cơ sở hạ tầng vào các đô thị vệ tinh còn chưa mang lại
hiệu quả đầu tư cao.
Trong bối cảnh thành phố Hà Nội còn rất nhiều lĩnh vực cần ưu tiên
đầu tư từ nguồn ngân sách như giáo dục, y tế, hạ tầng kỹ thuật,
việc bố trí ngân sách Nhà nước cho xây dựng, phát triển các đô thị
vệ tinh là rất khó thực hiện và đến nay hầu như chưa được quan
tâm. Hơn nữa, do khu vực đô thị trung tâm hệ thống hạ tầng liên
45SË 94+95 . 2018
tục quá tải, cần