Liên kết vùng từ lý luận đến thực tiễn

Về phương diện lý thuyết, liên kết phát triển nội vùng và liên vùng dựa trên cơ sở phân công lao động với các lợi thế so sánh khác nhau là tiền đề nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển vùng nói chung và đầu tư công nói riêng. Liên kết phát triển kinh tế là yêu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường với các chuỗi ngành hàng được bố trí trên một không gian lãnh thổ nhất định, tạo nên các cực tăng trưởng. Khi các chủ thể kinh tế cũng như các địa phương được thực thi các quyền hành trong khung khổ thể chế phân quyền, phi tập trung hóa với các lợi ích cụ thể sẽ là tiền đề để thúc đẩy mạnh mẽ hơn các liên kết đầu tư phát triển trên không gian các vùng.

pdf26 trang | Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 793 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Liên kết vùng từ lý luận đến thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
418 LIÊN KẾT VÙNG TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN TS. Nguyễn Văn Huân140 Về phương diện lý thuyết, liên kết phát triển nội vùng và liên vùng dựa trên cơ sở phân công lao động với các lợi thế so sánh khác nhau là tiền đề nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển vùng nói chung và đầu tư công nói riêng. Liên kết phát triển kinh tế là yêu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường với các chuỗi ngành hàng được bố trí trên một không gian lãnh thổ nhất định, tạo nên các cực tăng trưởng. Khi các chủ thể kinh tế cũng như các địa phương được thực thi các quyền hành trong khung khổ thể chế phân quyền, phi tập trung hóa với các lợi ích cụ thể sẽ là tiền đề để thúc đẩy mạnh mẽ hơn các liên kết đầu tư phát triển trên không gian các vùng. Ở Việt Nam, những năm gần đây bắt đầu hướng tới các nghiên cứu phát triển vùng và liên vùng, song chưa thật sự trở thành các luận cứ khoa học cho phân tích chính sách phát triển vùng. Liên kết vùng hiện đang bất cập, chưa chặt chẽ, gây lãng phí đầu tư công trong nhiều năm qua. 1. Một số vấn đề lý luận liên kết vùng Trước hết cần hiểu rõ phân định vùng là gì? Có nhiều quan điểm khác nhau phân định về vùng lãnh thổ phát triển kinh tế – xã hội. Quan điểm cực tăng trưởng (tiêu biểu Gustav Ranis, Strauss, Hall) lưu ý đến tính chất tăng trưởng kinh tế của các vùng có lợi thế so sánh có thể tiến hành công nghiệp hóa nhanh, làm nền tảng cho quá trình công nghiệp hóa trên toàn bộ nền kinh tế. Trong các cực tăng trưởng này tập trung các ngành công nghiệp mũi nhọn và các ngành bổ trợ, các hoạt động dịch vụ phục vụ cho phát triển công nghiệp với một hạ tầng phát triển có thể kết nối với các cảng biển, các đầu mối giao thông. Điểm đúng đắn của quan điểm này là tìm ra các điểm đột phá phát triển và tạo nên các tác động lan tỏa phát triển. Hiện nay, ở các nước đang vận dụng học thuyết này để xây dựng các mô hình phát triển khu chế xuất, vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế. Một số trường phái khác quan niệm vùng thiên về cấu trúc kinh tế, có nghĩa là bố trí cơ cấu kinh tế trên một không gian lãnh thổ nhất định. Quan điểm này thiên lệch về cơ cấu kinh tế, mặc dầu chiến lược cơ cấu vùng là hết sức quan trọng trong phân bố lãnh thổ phát triển. Nhưng một chiến lược kinh tế hợp lý sẽ được vận hành có hiệu quả còn phải tính đến các yếu tố địa chính trị, các nhóm xã hội, thể chế vận hành vùng v.v... 140 Phòng Nghiên cứu phát triển kinh tế vùng,Viện Kinh tế Việt Nam 419 Hệ thống quan điểm khác nhau lại thiên về địa chính trị, xem vùng kinh tế là đặc trưng của các nhóm xã hội có liên quan đến các quá trình kinh doanh của các chủ thể kinh tế. Phái tân cổ điển, trong học thuyết của mình, cũng nêu lên tính chất xã hội của các vùng kinh tế. Họ lưu ý đến khía cạnh các lợi ích thông qua phân chia lợi nhuận của các nhóm xã hội để xem xét các vùng kinh tế. Họ cho rằng sự khác nhau căn bản giữa các vùng kinh tế là sự dôi dư nguồn lợi nhuận có được từ kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc nhóm chính trị xã hội khác nhau. Sự phiến diện trong xem xét vùng kinh tế chỉ coi trọng đến lợi ích kinh tế của các nhóm xã hội sẽ dẫn đến việc hoạch định chiến lược cơ cấu thiên lệch về các ngành có lợi ích kinh tế cao, không tuân thủ lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tế. Mặt khác đặc trưng cấu trúc (cơ cấu) ngành kinh tế, ở một góc độ nào đó, lại là các ưu thế về vị trí địa lý, nguồn lực khác quyết định. Hơn nữa sự phân hóa giai tầng xã hội trong vùng là không thể tránh khỏi khi các nhóm xã hội khác nhau ứng xử với các thế mạnh kinh tế của vùng (bao gồm cả các quan hệ kinh tế đã có của vùng) có sự khác nhau. Qua sự phân tích nhiều quan điểm khác nhau về phân định vùng kinh tế và qua nghiên cứu thực tiễn phát triển kinh tế vùng chúng tôi có thể lưu ý một số điểm khi phân định vùng: - Một lãnh thổ có các điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý tương đồng nhau - Vị trí kinh tế và trình độ phát triển kinh tế tương hợp - Đặc trưng của các nguồn lực phát triển tương đồng nhau - Các quan hệ kinh tế của các nhóm xã hội, của các doanh nghiệp, của các đơn vị hành chính v.v có tác dụng thúc đẩy phát triển hay kìm hãm sự phát triển của các vùng phụ cận. - Đặc trưng khác biệt của vùng so với các vùng khác như thế nào. Hay nói cách khác là lợi thế so sánh của vùng và mỗi địa phương trong vùng. Các quan điểm về liên kết vùng Nghiên cứu phát triển vùng và liên kết vùng khá phát triển trong những năm 1950 của Thế kỷ 20. Nhưng khoa học nghiên cứu vùng được xem xét trở thành một lĩnh vực nghiên cứu chính thức, là một khoa học có hệ lý thuyết, các phương pháp và các công cụ tính toán vào tháng 12/1954. Trong những thập niên 1960 hệ lý thuyết về vùng bắt đầu phát triển mạnh khi trên thực tế, những liên kết phát triển giữa các vùng nông nghiệp và công nghiệp phát triển mạnh, khi sự phân bố không gian lãnh thổ công nghiệp, nông nghiệp vùng được triển khai sâu rộng ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ. Hiệp hội Khoa học nghiên cứu vùng cũng ra đời vào thời gian đó. 420 Trong khoa học vùng, vấn đề liên kết nội vùng và liên vùng, hay gọi tắt là liên kết vùng được chú ý nghiên cứu khá bài bản về lý thuyết cũng như ứng dụng thực tiễn, làm cơ sở để xây dựng các quy hoạch phát triển vùng ở các nước trên thế giới. Phái Kinh tế học cổ điển không tập trung nghiên cứu các vấn đề phát triển vùng một cách bài bài, song những hàm ý về liên kết địa phương trong phát triển vùng đã được nêu lên. David Ricardo (1772-1823) trong cuốn Principles of Political Economy and Taxation (Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khóa – bản tiếng Việt do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2002) đã cổ vũ cho việc phát triển thương mại dựa trên lợi thế so sánh. Dựa trên các lợi thế so sánh về lao động, về nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo nên các trung tâm kinh tế lớn. Richardo cũng cho rằng, các trung tâm kinh tế này sẽ đầu tàu cho sự phát triển kinh tế quốc gia. Trong lý thuyết phát triển, thuật ngữ liên kết được sử dụng đầu tiên trong các công trình của Perroux141 (1955) trong tác phẩm "Những nguyên lý kinh tế học", ông đã luận chứng về các liên kết theo cách tiếp cận tính lan tỏa dựa vào lý thuyết về “cực tăng trưởng”. Quan điểm của ông là thiết lập các vùng có các ngành với các doanh nghiệp lớn có sức hút mạnh, tức là tập trung các hoạt động kinh tế ở những khu vực năng động nhất tạo nên "cực tăng trưởng" của vùng. Các cực tăng trưởng này có sức lan tỏa, và sức hút dòng hàng hóa nguyên liệu và lao động trong các khu vực khác của vùng và ngoài vùng. Sự tác động lan tỏa này sẽ thúc đẩy hình thành không gian liên kết kinh tế và mạng lưới buôn bán, và hình thành một tập hợp các liên kết kinh tế giữa cực tăng trưởng và các vùng xung quanh. Mỗi cực tăng trưởng như vậy có một vai trò nhất định, dần dần sẽ phát triển và lan tỏa kéo theo các khu vực khác theo vết dầu loang. Ông minh chứng rằng, tăng trưởng và phát triển không thể xuất hiện đồng đều ở mọi nơi với một nguồn lực tới hạn mà trước hết tập trung ở một số điểm có lợi thế phát triển hơn và sau đó sẽ lan tỏa qua các kênh khác nhau với những hiệu ứng khác nhau đối với nền kinh tế. Chúng tôi cho rằng, lý thuyết liên kết phát triển theo quan điểm của ông là hình thành các không gian kinh tế để thúc đẩy sự phát triển với lựa chọn các cực phát triển đầu tiên. Nó sẽ xóa bỏ ranh giới địa lý hành chính. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, quan điểm của ông về liên kết phát triển vùng là hợp lý. Jacques Raoul Boudeville (1966)142, trong tác phẩm "Problem of regional Economic planing" đã phân tích các vấn đề quy hoạch phát triển vùng dựa trên nguyên lý 141 François Perroux (1903-1987), là nhà kinh tế học lớn của Pháp; xem chi tiết về giới thiệu lý thuyết kinh tế của ông qua tác phẩm THE “NEW” ECONOMIC THEORIES của Helena Marques; www.fep.up.pt. 142Jacques Raoul Boudeville (1919) nhà kinh tế học của Pháp, học có nhiều tác phẩm nghiên cứu về Phát triển vùng phát triển lý thuyết của Perroux. Tác phẩn (5) trên đây do nhà xuất bản Edinburgh University Press, xuất bản lần thứ 8, năm 1974. 421 phân tích các lợi thế phát triển và cực tăng trưởng trong các vùng cụ thể. Ông cho rằng, những phân tích về các nguồn lực phát triển, năng lực thương mại và chỉ ra được những lợi thế so sánh trong việc định hình phát triển vùng là cần thiết trong việc hoạch định kế hoạch phát triển vùng. Các liên kết sẽ được hình thành trong từng vùng với những lợi thế khác nhau của các địa phương sẽ tạo nên phân công lao động. Nó sẽ hình thành các trung tâm phát triển. Quan điểm nghiên cứu của ông dựa trên quan điểm của Perroux. Song ông đã cố gắng nhấn mạnh yếu tố địa lý trong lý thuyết cực tăng trưởng bằng cách đưa ra các ranh giới rõ ràng về mặt địa lý của các hiệu ứng phát triển. Ông nhấn mạnh, các yếu tố lợi thế so sánh trong phát triển được khai thác dựa trên hệ thống các doanh nghiệp. Tính phụ thuộc lẫn nhau của các ngành trong việc phát triển thương mại và sản xuất sẽ thúc đẩy liên kết vùng phát triển. Để có thể thúc đẩy phát triển vùng cả về quy mô kinh tế và không gian phát triển không chỉ phân tích các quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của các nhóm doanh nghiệp mà cần nghiên cứu các vấn đề của tập trung không gian sản xuất. Lợi thế quy mô kinh tế sẽ tăng được năng lực cạnh tranh của vùng và đồng thời tăng sự lan tỏa phát triển. Đi xa hơn Perroux, ông đã khẳng định rằng, sự tập trung kinh tế và công nghiệp đó sẽ hình thành các đô thị và sẽ có sự tương tác giữa cực tăng trưởng/ đô thị với các vùng kề cận chịu ảnh hưởng lan tỏa của nó. John Friedmann (1966)143 , trong tác phẩm Regional development policy: A case study of Venezuela; Cambridge, Mass: MIT Press đã đưa ra một cách tiếp cận về liên kết không gian trong phát triển vùng tương đối giống lý thuyết cực tăng trưởng của Perroux là mô hình trung tâm - ngoại vi. Quan điểm của ông nhấn mạnh về tổ chức không gian vùng với các liên kết sản xuất và thương mại trong một trung tâm có sự dồi dào về các nguồn lực, trong đó có nguồn lực con người có chất lượng tay nghề cao. Ở những trung tâm này, vì vậy có sự phát triển và đổi mổi liên tục dẫn đến ảnh hưởng lan tỏa thu hút sự phát triển ở các vùng ngoại vi. Các vùng ngoại vi có nhiều lao động ở một trình độ thấp hơn và sự phát triển lại phụ thuộc vùng trung tâm. Với cách tiếp cận nghiên cứu về đầu vào – đầu ra, trong tác phẩm The strategy of economic development, GS Hirschman144 (1958) khi đề cập đến liên kết kinh tế vùng ông đã sử dụng khái niệm liên kết ngược (backward linkages, upstream linkages) và liên kết xuôi (forward linkages, downstream linkages) để nghiên cứu các mối quan hệ ngành và liên ngành. Ông cho rằng các hiệu ứng liên kết ngược (backward linkage effects) nảy sinh 143John Friedmann (sinh 1926): Giáo sư Khoa Community and Regional Planning at University of British Columbia, Vancuver, Canada. 144 Albert Otto Hirschman (1915 – người Đức) là GS.TS về kinh tế học phát triển tại nhiều trường nổi tiếng trên thế giới như Yale University, Harvard University v.vHiện ông đang làm việc tại Professor of Social Science at the Institute for Advanced Studies in Princeton. 422 từ nhu cầu cung ứng đầu vào của một ngành nào đó mới được thiết lập; còn hiệu ứng liên kết xuôi phát sinh từ việc sử dụng đầu ra của ngành đó như là đầu vào của các ngành khác đi theo. Nói cách khác bất kỳ một ngành nào mới được thiết lập cũng kéo theo các hoạt động sản xuất khác nhằm cung cấp đầu vào cho nó; và mọi ngành, trừ các ngành sản xuất hàng hóa cuối cùng, đều kéo theo các hoạt động khác sử dụng đầu ra của nó như đầu vào của mình. Hiệu ứng liên kết được xem như các xung lực tạo ra các khoản đầu tư mới thông qua sự vận động của các mối quan hệ đầu vào - đầu ra. Đây chính là điểm mấu chốt trong lý thuyết phát triển kinh tế của Hirschman khi ông khuyến nghị cần tập trung đầu tư vào những ngành có các mối liên kết mạnh, lan tỏa phát triển mạnh để thông qua sức lan tỏa của chúng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (tăng trưởng không cân đối). Ngoài kiểu liên kết trong sản xuất nêu trên, Hirschman cũng đề cập đến liên kết tiêu dùng, nhưng cho rằng không như liên kết trong sản xuất liên kết tiêu dùng có thể mang lại hiệu ứng tiêu cực ví dụ như sự suy tàn của các nghề thủ công khi thu nhập tăng lên, do có sự chuyển hướng trong tiêu dùng (Hirschman, 1977). Xét về thực chất, để phân biệt loại liên kết theo cách tiếp cận của Hirschman thì liên kết ngược là loại quan hệ được tạo ra khi các doanh nghiệp/hộ gia đình có nhu cầu được cung cấp đầu vào như nguyên vật liệu, sản phẩm trung gian và dịch vụ từ các doanh nghiệp/hộ gia đình khác, hay mối quan hệ cầu đầu vào của sản xuất. Liên kết xuôi được tạo ra khi các doanh nghiệp/hộ gia đình bán sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp/hộ gia đình khác, hay quan hệ cung đầu ra của sản xuất. Các liên kết xuôi và ngược luôn hòa quyện, gắn bó chặt chẽ và thực chất là hai mặt của quá trình sản xuất. Để xem xét đâu là liên kết ngược và đâu là liên kết xuôi thì phải xuất phát từ một chủ thể cụ thể (hộ gia đình, doanh nghiệp, ngành) vì bất kỳ một chủ thể nào cũng luôn trong mối quan hệ song trùng giữa hai loại liên kết. Theo quan điểm của chúng tôi, các luận điểm của Hishmann là đúng, khi ông đề cập đến liên kết ngược và liên kết xuôi đã có những hiệu ứng lan tỏa của nó trong liên kết đơn vùng. Ông không phân tích các hiệu ứng khác của các nhân tố chính sách, môi trường chính sách như GS. Kristiansen. Trong các tác phẩm sau của Hishmann, ông đã phân tích các liên kết đó trong các hiệu ứng chính sách và hội nhập kinh tế quốc tế. Quan điểm nghiên cứu liên kết ngược và liên kết xuôi của ông ít nhiều cũng đã dựa trên nguyên lý mô hình cân đối liên ngành mà Wassily Leontief đã đưa ra trong khi nghiên cứu cấu trúc nền kinh tế Mỹ. Trong nghiên cứu liên kết ngược, liên kết xuôi và toàn diện hơn là nghiên cứu đầu ra - đầu vào, Ronal E. Miller145 trong cuốn "Các phương pháp phân tích vùng và liên 145 Ronal. E. Miller : GS.TS, Department of Regional Science (Khoa khao học vùng) Đại học of Pennsylvania –Mỹ. Hiện ông tham gia Hiệp Hội Khoa học vùng của Mỹ. 423 vùng"146 đã trình bày phương pháp nghiên cứu định lượng về hạch toán vùng, kế toán vùng và bảng IO cho vùng đơn lẻ và liên vùng. Qua đó ông nêu lên rằng, các quan hệ liên vùng trong một vùng phải tối ưu hóa giá trị gia tăng cho vùng. Chính vì thế phân bố không gian vùng với các cluster phải dựa trên cơ sở chi phí giao thông và chi phí sản xuất hợp lý nhất. Ông cùng với Cappelo (1988)147 , Isard Walter (1989)148 là các học giả khoa học vùng có cùng quan điểm về xây dựng nguyên tắc phân bố lãnh thổ công nghiệp, thương mại để đạt tối ưu hóa giá trị gia tăng cho vùng. Nguyên tắc phân bố vùng và liên kết vùng Khi xác định các yếu tố quyết định đến phân bố lãnh thổ của các ngành công nghiệp hay chuỗi ngành hàng, người ta dựa vào nhiều yếu tố tác động khác nhau trong đó cần xem xét đến khả năng tiếp cận và các chi phí các loại đầu vào như nguyên liệu thô, vùng nguyên liệu, những dịch vụ khác nhau và các loại vốn, năng lượng v.v...). Tiếp đến phải tính đến việc tiếp cận và chi phí phân phối đến thị trường tiêu thụ sản phẩm. Những yếu tố nêu trên ít nhiều đã có sẵn hoặc có điều kiện để hình thành. Các nghiên cứu của các nhà học giả vùng về liên kết vùng đã nêu lên các nguyên tắc liên kết vùng cơ bản là: - Nguyên tắc thứ nhất: Phân bố lãnh thổ các ngành và phân bố vùng phải dựa trên các lợi thế so sánh mà có thể làm cho tổng chi phí sản xuất và phân phối sản phẩm đến thị trường thấp nhất. Các yếu tố tài nguyên có sẵn, hệ thống hạ tầng tốt v.v... sẽ tạo điều kiện cho ngành công nghiệp được lựa chọn có chi phí so sánh thấp. Chi phí so sánh thấp cũng là yếu tố để lựa chọn phân bố vùng công nghiệp. Trong công nghiệp chế biến việc gắn phân bố công nghiệp với vùng nông nghiệp làm đầu vào cho công nghiệp sẽ làm giảm chi phí so sánh và tăng giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp. Dựa trên lợi thế so sánh tĩnh và động để phân công các địa phương trong một vùng và giữa các vùng trong một quốc gia nhằn tăng hiệu quả đầu tư, tránh làm vụn nền kinh tế, tạo lợi thế quy mô và tính khác biệt hàng hóa, từ đó tạo ra các liên kết phát triển trong chuỗi ngành hàng có sức cạnh tranh vùng. - Nguyên tắc thứ hai là sự song hành sử dụng nguyên liệu cho nhiều nơi sẽ làm giảm hiệu suất sử dụng nguồn lợi và làm mất đi các lực liên kết vùng. Do vậy, nguyên tắc tối ưu hóa sử dụng nguồn lợi được nêu lên như là chỉ tiêu quan trọng cần được lưu ý khi phân bố lãnh thổ phát triển. 146 Bản dịch của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2008. 147 Roberta Capello: Giáo sư của khoa học Kinh tế vùng của Politecnico of Milan là Chủ tịch Hội Khoa học vùng Quốc tế. 148 Ronal. E. Miller : GS.TS, Department of Regional Science (Khoa khao học vùng) Đại học of Pennsylvania –Mỹ. Hiện ông tham gia Hiệp Hội Khoa học vùng của Mỹ. 424 - Nguyên tắc thứ ba là hiệu quả quy mô. Các chi phí trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm khi sản lượng gia tăng. Việc lựa chọn quy mô hợp lý phải dựa trên sự phân tích chi tiết cầu thị trường trong và ngoài nước, phân tích các mối liên kết giữa các nhà máy cùng loại sản phẩm. Tính đa dạng về mẫu mã, chất lượng sản phẩm v.v để có thể đa dạng hóa cấp độ thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước do mức thu nhập khác nhau của những người tiêu dùng quyết định. Các nhà máy cùng loại sản phẩm có thể liên kết với nhau trong một không gian công nghiệp được lựa chọn theo sự phân công của vùng. Trên cơ sở đó có thể sản xuất các loại sản phẩm khác nhau từ một loại nguyên liệu đầu vào để mở rộng quy mô thị trường và đa dạng hóa thị trường, nâng cao hiệu quả đầu tư. Để đo độ tập trung công nghiệp của các lãnh thổ công nghiệp, nông nghiệp cũng như dịch vụ được bố trí trên một lãnh thổ nhất định theo các nguyên tắc nêu trên, người ta sử dụng các chỉ số sau đây: Hệ số tập trung (the coefficient of localization), tỷ số phân bố (the location qoutient) là hai chỉ số có thể dễ thu thập và tính toán trong điều kiện số liệu về vùng có thể nói là "còn lởm khởm" ở Việt Nam. Hai tỷ số này cho biết quy mô tập trung công nghiệp và phân bố công nghiệp trên một địa bàn không gian lãnh thổ của vùng trong quy hoạch phát triển và đánh giá phát triển vùng. Những nguyên tắc này cũng như là các nguyên tắc thiết lập các liên kết phát triển vùng trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, sẽ nâng cao tính cạnh tranh vùng (Capello, 2007). Các điều kiện để thực thi liên kết vùng bền vững Các nhà nghiên cứu vùng và liên kết vùng trên thế giới và khu vực không ngừng bổ sung vào các cơ sở thực tiễn và lý luận cho việc phát triển vùng và liên kết vùng bền vững. Capello, Richard Wave, Isard Walter v.v... đã tổng kết các cơ sở quan trọng tạo lập liên kết nội vùng và liên vùng như sau: i. Các lợi thế so sánh vùng có vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thống phân công lao động và chuyên môn hóa; và do đó hình thành mối liên kết nội vùng và liên vùng. ii. Lợi thế quy mô nhờ chuyên môn hóa. Lợi thế nhờ quy mô tác động lan tỏa đến các vùng khác nhờ sử dụng các nguyên liệu đầu vào và kiến thức, lao động có kỹ năng v.v... Với quy mô thị trường và chi phí giao thông giảm sẽ hình thành nên các cụm trung tâm công nghiệp với các cụm ngành có liên kết chuỗi với nhau, hay là hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp gắn liền với nó là công nghiệp chế biến và cơ khí, dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp của vùng chuyên canh đó. 425 iii. Sự đồng thuận về thể chế và các nhóm xã hội chia sẽ lợi ích chung trong đó có lợi ích phát triển riêng của địa phương. Sự đồng thuận giữa quản lý vĩ mô và các chủ thể kinh tế vi mô khác như doanh nghiệp, hộ gia đình, đồng thuận giữa nội vùng và liên vùng, trong đó có liên vùng quốc tế. iv. Sự đồng bộ về cơ chế chính sách, khung khổ thể và quản trị vùng trên các khía cạnh: (i) đảm b