Liken phẳng niêm mạc miệng: Lâm sàng, chẩn đoán và xử trí

Đặt vấn đề: Liken phẳng niêm mạc miệng là một bệnh viêm mạn tính không rõ nguyên nhân. Mặc dù bệnh tương đối phổ biến ở nước ta nhưng ít được nghiên cứu. Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng của liken phẳng niêm mạc miệng và bước đầu xây dựng cách thức chẩn đoán và xử trí bệnh. Đối tượng và phương pháp: 20 bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng là liken phẳng niêm mạc miệng điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM từ 6/2011 đến 10/2012, và theo dõi trong 6 tháng. Các bước chẩn đoán và xử trí gồm: hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, cấy nấm, chải tế bào, đánh giá yếu tố nguy cơ và khả năng hóa ác, giải thích cho bệnh nhân và xử trí, điều trị corticoid, và tái khám theo dõi bệnh. Kết quả: Liken miệng thường xảy ra ở nữ (70%) tuổi trung niên (55%), thường ở hai bên niêm mạc má (47%). Dạng chợt phổ biến nhất (55%). Tỉ lệ cấy nấm dương tính là 35%, trong đó 25% nhiễm Candida albicans. Tế bào học cho thấy có các tế bào viêm. Đánh giá 3 tuần sau điều trị cho kết quả có 3 ca khỏi bệnh và 16 ca thuyên giảm. Sau 6 tuần có 4 ca khỏi bệnh. Tuy nhiên sau 6 tháng có 2 ca tái phát. Kết luận: Việc chẩn đoán và điều trị liken nên tiến hành sớm, cần giải thích và trấn an bệnh nhân, loại bỏ yếu tố kích thích, vệ sinh răng miệng sạch, theo dõi lâu dài. Thuốc điều trị chủ yếu là corticoid tại chỗ. Corticoid toàn thân ngắn ngày dùng cho trường hợp nặng hoặc tái phát. Tuy nhiên, corticoid không hiệu quả cho tất cả bệnh nhân và khó ngăn ngừa tái phát hoàn toàn. Do vậy, cần tiếp tục nghiên cứu nguyên nhân bệnh sinh để điều trị hiệu quả.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Liken phẳng niêm mạc miệng: Lâm sàng, chẩn đoán và xử trí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 186 LIKEN PHẲNG NIÊM MẠC MIỆNG: LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ Trần Ngọc Liên*, Nguyễn Thị Hồng* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Liken phẳng niêm mạc miệng là một bệnh viêm mạn tính không rõ nguyên nhân. Mặc dù bệnh tương đối phổ biến ở nước ta nhưng ít được nghiên cứu. Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng của liken phẳng niêm mạc miệng và bước đầu xây dựng cách thức chẩn đoán và xử trí bệnh. Đối tượng và phương pháp: 20 bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng là liken phẳng niêm mạc miệng điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM từ 6/2011 đến 10/2012, và theo dõi trong 6 tháng. Các bước chẩn đoán và xử trí gồm: hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, cấy nấm, chải tế bào, đánh giá yếu tố nguy cơ và khả năng hóa ác, giải thích cho bệnh nhân và xử trí, điều trị corticoid, và tái khám theo dõi bệnh. Kết quả: Liken miệng thường xảy ra ở nữ (70%) tuổi trung niên (55%), thường ở hai bên niêm mạc má (47%). Dạng chợt phổ biến nhất (55%). Tỉ lệ cấy nấm dương tính là 35%, trong đó 25% nhiễm Candida albicans. Tế bào học cho thấy có các tế bào viêm. Đánh giá 3 tuần sau điều trị cho kết quả có 3 ca khỏi bệnh và 16 ca thuyên giảm. Sau 6 tuần có 4 ca khỏi bệnh. Tuy nhiên sau 6 tháng có 2 ca tái phát. Kết luận: Việc chẩn đoán và điều trị liken nên tiến hành sớm, cần giải thích và trấn an bệnh nhân, loại bỏ yếu tố kích thích, vệ sinh răng miệng sạch, theo dõi lâu dài. Thuốc điều trị chủ yếu là corticoid tại chỗ. Corticoid toàn thân ngắn ngày dùng cho trường hợp nặng hoặc tái phát. Tuy nhiên, corticoid không hiệu quả cho tất cả bệnh nhân và khó ngăn ngừa tái phát hoàn toàn. Do vậy, cần tiếp tục nghiên cứu nguyên nhân bệnh sinh để điều trị hiệu quả. Từ khoá: Liken phẳng niêm mạc miệng, đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán, xử trí. ABSTRACT ORAL LICHEN PLANUS: CLINICAL FEATURES, DIAGNOSIS AND MANAGEMENT Tran Ngoc Lien, Nguyen Thi Hong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 186 - 192 Background: Oral lichen planus (OLP) is a chronic inflammatory disease of uncertain etiology. Although OLP is a relatively common disorder, there are very few published studies in our country. Objectives: To investigate the clinical features of OLP, and to initially establish the process of diagnosis and management of OLP patients. Subjects and methods: 20 patients with clinical diagnosis of OLP were examined and treated at the Faculty of Odonto-Stomatology, HCM City University of Medicine and Pharmacy from June 2011 to October 2012, and followed up in 6 months. The approach to assessment, diagnosis and treatment for all OLP patients in this study included: History, examination and diagnosis, fungus culture, brush cytology, assessment of causative/exacerbating factors, associated diseases and oral cancer risk, patient education and management, corticosteroid treatment, and long-term review. Results: OLP most commonly occurred in women (70%) at the middle age (55%), usually in a bilaterally * Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM Tác giả liên lạc: BS. Trần Ngọc Liên ĐT: 0918347375 Email: petitelien@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 187 symmetrical pattern, involving buccal mucosa (47%). The erosive form was the predominant type in 55% of patients at initial presentation. Precipitating factors were systemic illness (hypertension, heart disease, diabetes, hepatitis C, asthma, arthritis) (9 cases), dental procedures (4 cases), stress (1 case), dental trauma (1 case), cheek biting (1 case). Fungal infection was detected in 35%, among which 25% infected with Candida albicans. Brush cytology showed inflammatory cells. Three weeks after treatment, 3 cases completely resolved and 16 cases partly decreased. After 6 weeks, 4 cases completely responded. However, after 6 months, 2 cases were recurrent. Conclusion: OLP should be identified precisely and treated properly at the earliest. Patient education, avoidance of potential local precipitating factors and strict oral hygiene and long-term follow up are essential. Topical corticosteroids are the treatment of choice. Systemic steroids should be limited to the short-term cure of severe refractory OLP. However, corticosteroids are inadequate in treating all patients and preventing recurrences. Further clarity on the pathogenesis is needed to modify therapeutic interventions. Key words: Oral lichen planus, clinical features, diagnosis, management. ĐẶT VẤN ĐỀ Liken phẳng là một bệnh tự miễn gây viêm mạn tính ở da và niêm mạc không rõ nguyên nhân(5,7). Liken phẳng niêm mạc miệng xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, tổn thương có thể đau, khó chịu và thường làm bệnh nhân lo lắng. Liken miệng cũng dễ bị bội nhiễm nấm Candida. Có nhiều phương pháp điều trị liken khác nhau, chủ yếu là sử dụng thuốc kháng viêm corticoid. Điều trị liken là sự thách thức đối với cả bác sĩ lẫn bệnh nhân, do bệnh thường diễn tiến dai dẳng và dễ tái phát, nhất là dạng chợt hay loét. Hơn nữa, liken được xem là một tổn thương tiền ung thư do có nguy cơ hóa ác (1,6-4,1%)(2,7). Mặc dù đây là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh ngoài da có biểu hiện ở miệng nhưng một số bác sĩ Răng Hàm Mặt (RHM) đã không chẩn đoán được. Tại Phòng khám Khoa RHM, Đại học Y Dược Tp.HCM có những bệnh nhân đến khám hay từ nơi khác chuyển đến với chẩn đoán và/hoặc điều trị chưa phù hợp. Do đó, thực hiện nghiên cứu này chúng tôi mong muốn ghi nhận những đặc điểm dịch tễ của liken miệng (về tuổi, giới tính, nghề nghiệp, yếu tố thuận lợi), xác định các đặc điểm lâm sàng của liken về tổn thương ở miệng (số lượng, vị trí, dạng lâm sàng, triệu chứng), mô tả đặc điểm tế bào học, và bước đầu xây dựng phác đồ chẩn đoán và xử trí liken miệng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu Gồm 20 bệnh nhân liken phẳng niêm mạc miệng tại phòng khám Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM từ tháng 6/2011 đến tháng 10/2012. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu báo cáo loạt ca. Các bước tiền hành Hỏi bệnh sử Cảm giác đau (theo 3 mức độ: không đau, đau ít, đau nhiều), ghi nhận bệnh toàn thân kèm theo. Khám lâm sàng Xác định vị trí, số lượng và dạng tổn thương, kích thích tại chỗ. Xét nghiệm cận lâm sàng Cấy nấm, chải tế bào niêm mạc miệng, các xét nghiệm bổ túc nếu cần (sinh thiết để có chẩn đoán giải phẫu bệnh, xét nghiệm miễn dịch để loại trừ các bệnh tự miễn khác như lupus đỏ, pemphigus). Xử trí Theo Sơ đồ 1 (chủ yếu dựa theo qui trình xử Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 188 trí của Lavanya năm 2011(7)): - Loại bỏ kích thích tại chỗ: lấy vôi răng; kiểm tra miếng trám, phục hình và thay thế bằng vật liệu khác khi cần thiết; giải quyết các răng mọc lệch, răng bén nhọn gây chấn thương, cọ xát. - Kiểm soát yếu tố toàn thân: bệnh toàn thân, tình trạng căng thẳng, phối hợp điều trị chuyên khoa nếu cần. - Nếu tổn thương dạng lưới, không có triệu chứng: giải thích và trấn an bệnh nhân, hẹn tái khám để theo dõi. - Điều trị thuốc gồm thuốc kháng nấm (khi cấy nấm dương tính): ngậm dung dịch Fungizone (Amphotericine B) 3 lần mỗi ngày, trong khoảng 2 tuần; Corticoid tại chỗ: Fluocinolone acetonide oitment 0,025% thoa 3 lần/ngày. Nếu liken ở nướu răng, nên làm máng phủ răng và nướu để mang thuốc lâu hơn; Corticoid toàn thân nếu có dạng chợt loét, đau nhiều hoặc không đáp ứng điều trị corticoid tại chỗ: Solupred 20mg dạng viên nén uống, 1mg/kg/ngày. Nếu không đáp ứng điều trị hoặc chống chỉ định corticoid sẽ chuyển bệnh viện Da liễu. Tái khám Sau mỗi tuần, giảm liều và ngưng corticoid toàn thân khi triệu chứng hết hoặc giảm rõ. Đánh giá kết quả điều trị sau 3 tuần, 6 tuần, 6 tháng Khỏi hẳn: hết đau, hết viêm, niêm mạc trơn láng, hồng. Giảm một phần: hết đau hay từ đau nhiều chuyển sang đau ít; niêm mạc chuyển từ dạng teo chợt sang dạng lưới, sần Không giảm: vẫn đau, tổn thương không bớt. Chẩn ñoán Liken Không chợt Không triệu chứng Chợt / Có triệu chứng Theo dõi Không chống chỉ ñịnh corticoid toàn thân Theo dõiTacrolimus hoặc pimecrolimus ðiều trị loạn sản /ung thư Corticoid tại chỗ ± kháng nấm Loạn sản/ ác tính Chống chỉ ñịnh corticoid toàn thân Retinoid/PUVA Không ñáp ứngðáp ứng hoàn toàn Theo dõi Corticoid toàn thân ± corticoid tại chỗ ± kháng nấm Không ñáp ứng ðáp ứng hoàn toàn Tr.chứng nặng Tr.chứng nhẹ Không ñáp ứng Sơ đồ 1: Qui trình xử trí liken phẳng niêm mạc miệng. KẾT QUẢ Trong 20 trường hợp liken miệng, có 14 nữ (70%) và 6 nam (30%)(Bảng 1). Độ tuổi thường gặp nhất ở nam là 40-50 tuổi, và ở nữ từ 50-60 tuổi. Bệnh nhân nhỏ nhất 39 tuổi và lớn nhất 75 tuổi. Bảng 1: Tuổi và giới tính của bệnh nhân liken miệng. Tuổi Nam Số ca (%) Nữ Số ca (%) Tổng Số ca (%) <40 40-49 50-59 ≥60 0 (0) 3 (15) 1 (5) 2 (10) 1 (5) 4 (20) 7 (35) 2 (10) 1 (5) 7 (35) 8 (40) 4 (20) Tổng 6 (30) 14 (70) 20 (100) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 189 30% bệnh nhân đã nghỉ hưu, các bệnh nhân nữ hầu hết là buôn bán hay nội trợ. Các nghề khác như luật sư, kỹ sư, công an, nông dân ít gặp hơn (Bảng 2). Bảng 2: Nghề nghiệp của bệnh nhân liken miệng. Nghề Nam Số ca (%) Nữ Số ca (%) Tổng Số ca (%) Buôn bán Nội trợ Về hưu Nghề khác 0 (0) 0 (0) 2 (10) 4 (20) 4 (20) 4 (20) 4 (20) 2 (10) 4 (20) 4 (20) 6 (30) 6 (30) Tổng 6 (30) 14(70) 20 (100) Trong số 14 bệnh nhân nữ, có 8 người (chiếm 40%) đang bị căng thẳng và bệnh toàn thân như cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, viêm gan siêu vi C, suyển, viêm khớp. Trong 6 bệnh nhân nam, chỉ có 1 người bị cao huyết áp. Bảng 3: Tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân liken miệng. Bệnh sử Nam Số ca (%) Nữ Số ca (%) Tổng Số ca (%) Cao huyết áp Tim mạch ðái tháo ñường Viêm gan siêu vi C Suyển Viêm khớp Căng thẳng 1 (5) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 1 (5) 1 (5) 1 (5) 1 (5) 2 (10) 1 (5) 1 (5) 2 (10) 1 (5) 1 (5) 1 (5) 2 (10) 1 (5) 1 (5) Tổng 1 (5) 8 (40) 9 (45) Ghi nhận 8 trường hợp có kích thích tại chỗ, chiếm 40%; trong đó 3 trường hợp có miếng trám amalgam, 2 trường hợp phục hình răng, 2 trường hợp chân răng bén nhọn và 1 trường hợp cắn má (Bảng 4). Bảng 4: Các kích thích tại chỗ tổn thương liken miệng. Nghề N.mạc má Số ca (%) ðáy hành lang Số ca (%) Tổng Số ca (%) Trám Amalgam Phục hình răng Chân răng bén Cắn má 3 (15) 1 (5) 1 (5) 1 (5) 0 (0) 1 (20) 1 (20) 0 (0) 3 (15) 2 (10) 2 (10) 1 (5) Tổng 6 (30) 2 (10) 8 (40) Liken miệng thường xảy ra ở niêm mạc má 47% và thường có cả hai bên, kế đến là nướu răng 17%, đáy hành lang 14%, lưỡi 11%, môi 8% và khẩu cái 3%. Dạng lâm sàng phổ biến nhất là dạng chợt, chiếm 55% (Bảng 5). Bảng 5: Vị trí và dạng tổn thương liken miệng Vị trí Dạng tổn thương (số ca, %) Tổng Lưới Mảng Chợt Teo N.mạc má 4 (11) 0 (0) 11 (30) 2 (5) 17 (47) Nướu 1 (3) 0 (0) 4 (11) 1 (3) 6 (17) Hành lang 2 (6) 0 (0) 3 (8) 0 (0) 5 (14) Lưỡi 1 (3) 2 (6) 1 (3) 0 (0) 4 (11) Môi 3 (8) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 3 (8) Khẩu cái 0 (0) 0 (0) 1 (3) 0 (0) 1 (3) Tổng 11(31) 2 (6) 20 (55) 3 (8) 36 (100) Xét nghiệm cấy nấm cho kết quả dương tính trong 7 trường hợp, chiếm tỉ lệ 35%, trong đó có 5 trường hợp(25%) là Candida albicans. Tế bào học cho thấy các tế bào biểu mô có hình dạng bình thường, phân bố rời rạc, bào tương bắt màu cam hay hồng nhạt, một số tế bào có nhân bị vỡ thành các hạt nhỏ rải rác trong bào tương, có bạch cầu đa nhân hình múi và tương bào. Điều trị theo một phác đồ thống nhất nêu trên. Sau khi loại bỏ kích thích tại chỗ, không có trường hợp nào khỏi hoàn toàn, chỉ có 3 trường hợp giảm đau, giảm viêm. Vào thời điểm sau ba tuần điều trị, ghi nhận có 3 trường hợp khỏi hẳn và 16 trường hợp giảm một phần. Sau sáu tuần điều trị có 4 trường hợp khỏi hẳn (Bảng 6). Không có trường hợp nào chống chỉ định corticoid, tuy nhiên sau 3 tuần và sau 6 tuần điều trị chỉ còn 1 trường hợp không giảm và được chuyển bệnh viện Da liễu. Theo dõi sau 6 tháng có 2 trường hợp tái phát. Bảng 6: Kết quả điều trị 20 bệnh nhân liken. Lần ñánh giá Khỏi hẳn Số ca (%) Giảm một phần Số ca (%) Không giảm Số ca (%) Sau khi loại kích thích 0 (0) 3 (15) 17 (85) Sau ba tuần ñiều trị 3 (15) 16 (80) 1 (5) Sau sáu tuần ñiều trị 4 (20) 15 (75) 1 (5) BÀN LUẬN Về đặc điểm dịch tễ lâm sàng Liken phẳng niêm mạc miệng là một bệnh tự miễn, chiếm tỉ lệ 1-2% trong dân số(9). Bệnh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 190 thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên. Kết quả nghiên cứu 20 trường hợp liken miệng cũng cho thấy nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới, chiếm tỉ lệ 70%. Ở nữ giới, bệnh tập trung ở nhóm tuổi từ 40-60 tuổi (55%), chỉ có 5% dưới 40 tuổi và 10% trên 60 tuổi. Độ tuổi thường gặp nhất ở nam cũng là tuổi trung niên (40-49 tuổi) nhưng sớm hơn nữ giới (50-59 tuổi). Nhìn chung cả hai giới, 75% liken xảy ra ở tuổi trung niên (40-60 tuổi), chỉ có 1 trường hợp ở người nữ trẻ dưới 40 tuổi. Các nghiên cứu đều công nhận sự chênh lệnh rõ giữa nam và nữ trong số bệnh nhân liken miệng(1,2,14), mặc dù tỉ lệ nam:nữ có thể khác nhau tùy dân số nghiên cứu. Tỉ lệ nam:nữ trong nghiên cứu này là 1:2,3; trong nghiên cứu của Xue và cs ở Trung Quốc (2005)(14) là 1:1,19, trong nghiên cứu của Eisen và cs ở Mỹ (2002)(5) là 1:3. Nguyên nhân của liken phẳng còn chưa rõ và khá phức tạp, tuy nhiên đến nay đã tìm thấy một số yếu tố thuận lợi có thể làm khởi phát những đợt tiến triển nhanh của bệnh như bệnh toàn thân, điều trị nha khoa, dị ứng, căng thẳng, lo âu, suy sụp tinh thần, vệ sinh răng miệng kém(3,5,9). Nghiên cứu này cũng ghi nhận 8 bệnh nhân (40%) có những bệnh lý toàn thân đi kèm như cao huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, viêm gan siêu vi C, suyển, viêm khớp; và họ hầu như phải dùng thuốc lâu dài. Nghiên cứu chỉ ghi nhận được 1 trường hợp có căng thẳng thường xuyên trong cuốc sống, sự căng thẳng này có thể từ cuộc sống hằng ngày nhưng cũng có thể là sự lo âu quá mức về bệnh. Liken miệng xảy ra ở mọi vị trí trong niêm mạc miệng với xuất độ khác nhau, tuy nhiên tỉ lệ xuất hiện cao ở niêm mạc má hơn các vị trí khác và thường đối xứng ở cả hai bên, nhất là phía sau của niêm mạc má(6). Mặc dù khảo sát trên số lượng ít nhưng kết quả ghi nhận được cũng tương tự với các nghiên cứu khác(1,13,14). Bên cạnh 47% biểu hiện ở niêm mạc má, chúng tôi cũng ghi nhận các trường hợp biểu hiện ở nướu răng 17%, niêm mạc hành lang 14%, lưỡi 11%, môi 8% và khẩu cái 3%. Chúng tôi không ghi nhận được trường hợp nào có biểu hiện ngoài da đi kèm trong khi nhiều tác giả ghi nhận 15- 40% trường hợp có tổn thương ngoài da(1,3,8,13). Sự khác biệt này có thể do bệnh nhân có bệnh lý ngoài da thường khám ở chuyên khoa da liễu hơn là răng hàm mặt, trong khi chúng tôi chỉ khảo sát ở Phòng khám của Khoa Răng Hàm Mặt. Liken phẳng có 6 dạng lâm sàng: lưới, chợt, teo, mảng, sần và bóng nước(3), trong đó dạng lưới phổ biến nhất, với những đường mảnh trắng đan nhau (được gọi là sọc Wickham). Tuy nhiên, chúng tôi ghi nhận phổ biến nhất là dạng chợt (55%). Ở dạng này, bệnh nhân thường đau nhiều, trong khi dạng lưới và dạng mảng không hoặc rất ít triệu chứng nên ít khi bệnh nhân biết và đi khám. Đau là lý do chính khiến bệnh nhân phải đi khám và phát hiện bệnh, do vậy thường gặp dạng chợt ở nhóm bệnh nhân đến khám. Dạng này xảy ra chủ yếu ở niêm mạc má, nướu răng và đáy hành lang, dạng mảng gặp ở lưng lưỡi; đa số bệnh nhân đều có tổn thương ở nhiều vị trí chứ không chỉ khu trú ở một vị trí. Nhiễm nấm thường gặp trên các tổn thương liken. Tuy nhiên, có tác giả cho rằng sự hiện diện của C. albicans không hỗ trợ cho chẩn đoán cũng như điều trị do C. albicans hiện diện trong hơn 70% dân số(8). Tuy tỷ lệ nhiễm nấm trong nghiên cứu này không cao (35%) như những nghiên cứu khác nhưng các trường hợp có xét nghiệm nấm dương tính thì đáp ứng tốt với điều trị có phối hợp kháng nấm. Về mặt chẩn đoán Chẩn đoán liken miệng nên dựa trên lâm sàng và giải phẫu bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp điển hình, có thể chỉ cần chẩn đoán dựa trên dạng lâm sàng và vị trí đặc trưng của tổn thương(3,6). Liken hiện diện kéo dài, tiến triển từng đợt biểu hiện đỏ, chợt, loét và đau. Những đợt tiến triển rầm rộ này thường liên quan với những lúc căng thẳng lo âu, chấn thương cơ học do răng hay phục hình răng, những kích thích mạn tính vùng miệng từ mảng bám răng hay vôi răng (hiện tượng Koebner)(3). Nghiên cứu này ghi Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 191 nhận 5 bệnh nhân (25%) có vật liệu trám răng hay phục hình gần vùng tổn thương, và 3 bệnh nhân (15%) thường bị chấn thương niêm mạc do thường xuyên cắn má hay do cạnh răng sắc bén. Những trường hợp này cần phân biệt với tổn thương phản ứng dạng liken, là tổn thương gây ra do phản ứng với thuốc hay vật liệu phục hình răng, thường xảy ra chỉ ở một bên niêm mạc nơi có nguyên nhân kích thích và bệnh sẽ lui nhanh khi loại bỏ được kích thích(3,8,9,13). Liken miệng thường được chẩn đoán xác định bằng mô bệnh học để phân biệt với các dạng bệnh lý có sang thương trắng hay loét mạn tính khác như phản ứng sừng hóa, nhiễm nấm candida tăng sản mạn tính, loạn sản biểu mô, ung thư(4,8,10). Trong nghiên cứu này, việc chẩn đoán dựa trên đặc điểm lâm sàng, kết hợp tế bào học và điều trị, xét nghiệm mô bệnh học chỉ được thực hiện trong trường hợp không đáp ứng với điều trị. Xét nghiệm chải tế bào niêm mạc miệng có nhiều ưu điểm là đơn giản, thực hiện được ở phòng khám, không đau và hầu như không xâm lấn, có thể thực hiện ở nhiều tổn thương cùng lúc. Do vậy, chúng tôi áp dụng trong chẩn đoán liken để xác định viêm chứng, và nhất là để kiểm tra phát hiện sớm nghịch sản và sự hóa ác của tổn thương liken, thuận lợi trong việc theo dõi. Kết quả cho thấy các tế bào biểu mô có hình dạng bình thường, phân bố rời rạc, bào tương bắt màu cam hay hồng nhạt, một số tế bào có nhân bị vỡ thành các hạt nhỏ rải rác trong bào tương, có bạch cầu đa nhân hình múi và tương bào. Tuy hình ảnh tế bào học không đặc trưng nhưng cũng cho thấy có tình trạng viêm ở những bệnh nhân này, và không có ca nào bị loạn sản hay ác tính. Về mặt điều trị Có nhiều phương thức và nhiều loại thuốc dùng điều trị liken(3,4,7,8,12), nhưng chủ yếu vẫn là sử dụng corticoid nhằm giảm viêm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng corticoid kết hợp với dung dịch kháng nấm ngậm trong miệng (trường hợp có nhiễm nấm). Những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ chỉ cần sử dụng Fluocinolone dạng mỡ bôi tại chỗ. Một số trường hợp có triệu chứng nặng, đau nhiều, chúng tôi kết hợp với corticoid đường uống trong thời gian 3 tuần với liều duy nhất vào buổi sáng. Theo Surgeman và cs (2002)(11), việc kết hợp thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống cho hiệu quả tốt. Trong số 20 bệnh nhân được điều trị, có 4 trường hợp khỏi hẳn. Tuy tỉ lệ này không cao, nhưng do tiêu chuẩn đánh giá “khỏi” trong nghiên cứu này là hết các triệu chứng và lành thương hoàn toàn. Kết quả điều trị cho thấy không có trường hợp nào tiến triển nặng hơn lúc đầu, phần lớn các trường hợp chỉ chuyển từ dạng nặng (chợt/loét/teo) sang dạng lưới. Ngoài đặc tính dai dẳng của bệnh, hiệu quả điều trị thấp có thể do corticoid thoa tại chỗ không có chất oralbase để dễ dính vào niêm mạc nên phát huy không đủ tác
Tài liệu liên quan