Lôgic học với tư cách là khoa học về tư duy coi nhiệm vụ nghiên cứu chính là làm sáng tỏ những điều kiện đạt tới tri thức chân thực, phân tích kết cấu của quá trình tư duy, vạch ra thao tác lôgic của tư duy và phương pháp luận nhận thức chuẩn xác. Lôgic học tiến hành xem xét, đánh giá kinh nghiệm suy nghĩ thông thường , phát hiện những bản chất sâu sắc hơn và chỉ đạo, hướng dẫn cho việc tư duy đúng đắn hơn.
13 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2069 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lỗi khi tư duy logic khoa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chúng ta thường gặp lỗi khi tư duy như thế nào?
Lôgic học với tư cách là khoa học về tư duy coi nhiệm vụ nghiên cứu chính là làm sáng tỏ những điều kiện đạt tới tri thức chân thực, phân tích kết cấu của quá trình tư duy, vạch ra thao tác lôgic của tư duy và phương pháp luận nhận thức chuẩn xác. Lôgic học tiến hành xem xét, đánh giá kinh nghiệm suy nghĩ thông thường , phát hiện những bản chất sâu sắc hơn và chỉ đạo, hướng dẫn cho việc tư duy đúng đắn hơn.Dù biết hay không biết về lôgic học thì việc suy nghĩ của con người cũng đều phụ thuộc vào các quy luật lôgic và các hình thức tư duy. Và như vậy, lôgic học chiếu rọi vào kinh nghiệm tư duy của mỗi người giúp cho con người tư duy chủ động và tự giác hơn, thể hiện tính chính xác, tính đúng đắn, nâng cao hiệu quả và tính thuyết phục của các tư tưởng. Quan trọng hơn, việc nghiên cứu lôgic học giúp chúng ta phát hiện ra những sai lầm lôgic của chúng ta và những người khác, cũng như để tránh khỏi sai lầm lôgic do vô tình hay hữu ý phạm phải.Hình thức cơ bản của tư duy trong quá trình nhận thức là suy luận. Nó xuất phát từ những phán đoán đã biết để rút ra những phán đoán mới. Cá nhân tôi qua quan sát tư tưởng của nhiều người thông qua các tài liệu, sách báo, hay sinh hoạt đời sống, công tác... đã gặp và ghi nhận được rất nhiều loại lỗi suy luận. Bên cạnh những lỗi về tính chân thực gắn với quan sát thực tế, kiến thức của nhiều ngành, lĩnh vực tri thức khác nhau, còn có một số lượng đáng kể các lỗi liên quan cả đến những thao tác suy luận. Những lỗi này sẽ gây ra những kết luận sai ở bất kỳ ai. Lỗi suy luận thậm chí có thể ở cả trường hợp kết quả cuối cùng là đúng. Trong phạm vi bài viết này, tôi phân loại lỗi suy luận căn cứ vào sự vi phạm các nguyên lý và quy luật logic, gồm: 8 loại lỗi vi phạm quy luật lôgíc hình thức và 6 lỗi vi phạm quy luật lôgíc biện chứng. Việc phát hiện, mô tả rõ những lỗi thường gặp này sẽ giúp chúng ta sửa chữa cách suy nghĩ hàng ngày, nâng cao hiệu quả hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình.I. Lôgic họcLôgíc học là ngành khoa học nghiên cứu về tư duy với tư cách là một quá trình nhận thức. Đây chính là sự tự ý thức về hoạt động tư duy. Tư duy với tư cách là một sự vật, hiện tượng đặc thù cũng có quá trình vận động và phát triển của mình. Trong quá trình ấy, bản thân tư duy cũng là sự thống nhất của hai trạng thái động và tĩnh. Việc nghiên cứu tư duy cũng phải được xem xét với cả trạng thái tĩnh và trạng thái động của nó. Trạng thái tĩnh là đối tượng nghiên cứu của lôgic hình thức, còn trạng thái động là đối tượng nghiên cứu của lôgíc biện chứng. Ví dụ, các loại hình tư duy cổ đại, cổ điển – như những sự vật đồng nhất trừu tượng là đối tượng của lôgic hình thức, ngược lại sự vận động của tư duy từ loại hình cổ đại lên loại hình cổ điển là đối tượng của lôgic học biện chứng.Cũng tương tự như vậy, các hình thức của tư duy như khái niệm, phán đoán, suy lý... cũng nằm trong sự thống nhất của trạng thái động và trạng thái tĩnh. Với mỗi hình thức này, lôgic hình thức và lôgíc biện chứng cũng có những nhiệm vụ khác nhau. Lôgic hình thức nghiên cứu chúng trong trạng thái tĩnh (Ví dụ, vạch ra các thuộc tính, dấu hiệu được phản ánh tại một thời điểm cố định, trong một quan hệ nhất định). Trái lại, lôgic biện chứng nghiên cứu trạng thái động của chúng (ví dụ, sự vận động, phát triển của khái niệm; sự vận động, phát triển của các thuộc tính, dấu hiệu trong các khái niệm).Lôgic học tập trung làm rõ tính chân thực của tư tưởng, nó thống nhất giữa 2 bộ phận: lôgic học hình thức và lôgic học biện chứng. Những lý luận là hình thức của lôgic hình thức có cơ sở của thực tế khách quan là sự đứng im tương đối và ranh giới xác định của các sự vật. Khi con người nhận thức ở trong trạng thái ổn định, không quan tâm đến mối liên hệ giữa các sự vật thì môn lôgic hình thức với phạm trù cố định là cần thiết và có hiệu quả, nhưng nếu tuyệt đối hoá vai trò của lôgíc hình thức thì sẽ dẫn đến sai lầm.Lôgic biện chứng vượt ra ngoài phạm vi của lôgic hình thức, nó không chỉ phản ánh sự khác nhau giữa sự vật mà còn phải ánh mối liên hệ giữa chúng, không chỉ phản ánh trong trạng thái yên tĩnh của sự vật mà còn phản ánh quá trình vận động của sự vật. Con người nhận thức các trạng thái vận động, quan tâm đến mối liên hệ giữa các sự vật thì môn lôgic biện chứng với phạm trù biến động sẽ là cần thiết và có hiệu quả.Lôgic hình thức và lôgic biện chứng bổ sung cho nhau. Trong quá trình nhận thức không thể vi phạm những quy luật của lôgic hình thức, dẫn đến những mâu thuẫn làm cho tư duy rối loạn. Mẫu thuẫn lôgic ở đây là do sai lầm chủ quan của con người trong quá trình nhận thức, không phải là mẫu thuẫn trong hiện thực khách quan. Để nhận thức được mâu thuẫn trong hiện thực, trước hết phải theo những quy luật của lôgic hình thức, loại trừ mâu thuẫn lôgic, trên cơ sở đó vận dụng phương pháp tư duy biện chứng mới có thể nhận ra thức được biện chứng khách quan, phát hiện ra mâu thuẫn của bản thân sự vật.Ta gọi những quy luật cơ bản là những tính chất chung, đúng đắn có hiệu lực và làm cơ sở cho mọi quá trình tư duy có lôgíc. Bảng sau so sánh hệ thống nguyên lý và quy luật cơ bản của 2 học thuyết lôgíc hình thức và biện chứng.
Tiếp theo chúng ta khảo sát các nguyên lý và quy luật lôgic cụ thể.II. Những quy luật của lôgíc hình thức cổ điển1. Quy luật đồng nhất. Mỗi tư tưởng (để phản ánh về đối tượng ở phẩm chất xác định) phải đồng nhất với chính nó. A là A.Quy luật đồng nhất đảm bảo cho tư duy có được tính xác định. Tính xác định của khái niệm phản ánh tính xác định của sự vật mà khái niệm đó phản ánh. Chừng nào sự vật vẫn còn là nó, chưa biến thành cái khác thì nội hàm của khái niệm về sự vật đó phải được giữ nguyên, phải được đồng nhất. 2. Quy luật phi mâu thuẫn. Một tư tưởng (đã được định hình) không được đồng thời mang 2 giá trị lôgíc trái ngược nhau. Điều này đảm bảo cho tư duy có tính nhất quán.3. Quy luật loại trừ cái thứ 3 - luật bài trung. Một tư tưởng phải mang giá trị lôgíc xác định, hoặc chân thực, hoặc giả dối không có khả năng thứ 3.4. Quy luật lý do đầy đủ. Bất kỳ một phán đoán nào muốn được thừa nhận là chân thực thì phải có đầy đủ những luận điểm chân thực khác làm căn cứ/lý do để xác minh. Các phương pháp lôgíc giúp chúng ta tư duy đúng lôgíc và khám phá bản chất, quy luật, phổ biến của sự vật tồn tại. Ngoài ra, tính thực tiễn cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với việc kiểm tra, đánh giá chân lý của tri thức con người.III. Những quy luật của lôgíc biện chứng.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong những mối liên hệ, tác động lẫn nhau.2. Nguyên lý về sự phát triển: Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong sự vận động, biến đổi và phát triển.• Quy luật 1: Chuyển hoá lượng - chất. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại. Quy luật giải thích cách thức của sự phát triển.• Quy luật 2: Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mâu thuẫn nghĩa là chứa những mặt đối lập. Những mặt đối lập này vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau. Quy luật giải thích nguyên nhân của sự phát triển.• Quy luật 3: phủ định của phủ định. Quá trình phát triển sự vật, hiện tượng là quá trình phủ định của phủ định, phủ định để tạo điều kiện, tiền đề cho sự phát triển. Quy luật giải thích tính chu kỳ, quá trình của sự phát triển, đổi mới.IV. Các loại lỗi lôgica) 8 lỗi lôgíc hình thức1. Lỗi "Mãi mãi không thay đổi". Ta suy nghĩ về sự vật hay hiện tượng mãi giống như nó đang ở điều kiện hiện tại hoặc là mãi có một tính chất, thuộc tính cố định nào đó.2. Lỗi "Nhìn nhận một quá trình lâu dài như một sự kiện nhất định". Ta suy nghĩ về các đối tượng dựa trên một vài sự kiện, hiện tượng liên quan chứ không phải là trong suốt cả quá trình.3. Lỗi "Giải quyết bằng cách định nghĩa lại". Một dạng của suy nghĩ đánh tráo khái niệm nghĩa là thay đổi nội dung khái niệm trong khi giữ nguyên tên gọi.4. Lỗi "Phân tích tính độc lập". Sự việc, sự vật ta chọn được tách khỏi tồn tại, phân tách hoàn toàn một bộ phận khỏi tương tác/quan hệ với môi trường, độc lập trong khi sự thực mỗi thứ đều phụ thuộc lẫn nhau, có quan hệ với những cái khác.5. Lỗi "Cô lập vấn đề": lưu tâm tới vấn đề như một sự việc riêng rẽ, rời rạc trong ngữ cảnh rộng của nó.6. Lỗi "Kết quả duy nhất": Một kết quả chỉ tạo ra từ 1 nguyên nhân tương ứng.7. Lỗi "Loại trừ phương án khả thi": hướng đến giới hạn cách chúng ta nghĩ và lựa chọn. Thực tế cho thấy nhiều khi chúng ta lựa chọn trong hơn 2 phương án.8. Lỗi "Nguyên nhân đúng đắn": nghĩ rằng đó là lý do đầy đủ cho sự kiện Khách quan Chủ quan. Thoả mãn sớm: phụ thuộc vào những mong muốn, mục tiêu, thái độ, tình cảm, chưa đủ những cứ liệu thực tiễn vững chắc.Đa số các lỗi đều bắt nguồn từ thiếu sót là coi mọi khái niệm, đối tượng, người, sự vật... là không biến đổi, không có liên hệ gì với nhau.Giải thích cụ thểLỗi 1: "Mãi mãi là không thay đổi " Khó có thể hạn chế hay khẳng định những ngữ cảnh khác nhau áp dụng chỉ một cách duy nhất. Lôgíc hình thức trong sâu xa không xem xét đến yếu tố thay đổi theo thời gian. Chúng ta phải tự xoay xở đối xử với sự thay đổi liên tục của thế giới và cả chính những kết quả, cách thức tư duy của chúng ta. Và đó làm nảy sinh lỗi suy nghĩ ta thường xuyên rơi vào.Ví dụ, "Đó là đế quốc thực dân mãi mãi là sen đầm trong khu vực và trên thế giới !" (như trước kia và lúc này). Chính sách của mỗi nước sẽ thay đổi trong quá khứ, ở thời điểm xem xét và trong tương lai. Vậy nhận định như thế là không phù hợp.Lỗi này còn xuất hiện trong nhiều tình huống khác nhau, (đặc biệt là với những sự vật, hiện tượng vận động đa dạng) dẫn đến những kết luận nhanh chóng có thể là những sai lầm. Ví dụ, nếu năm 1983 chúng ta nhận định kinh tế Trung Quốc luôn là nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, khó có hy vọng thay đổi thì chỉ sau 4 năm, năm 1987 Trung Quốc đã chuyển đổi 70% sang thành kinh tế thị trường tự do. "Mãi mãi không thay đổi" là một lỗi mang đầy tính chất bảo thủ, tự coi mình là tiên tri trong mọi việc suy xét thực tế. Lỗi 2: Nhìn nhận một quá trình lâu dài như một sự kiện nhất định.Quá trình được xem như chuỗi các sự kiện diễn ra liên tiếp, mỗi sự kiện lại được xem xét như một thay đổi. Chúng ta nghĩ về một sự kiện như là một quá trình ngắn hay một thời điểm. Bởi vậy trong ngôn ngữ chúng ta cũng thường dùng danh từ để chỉ sự kiện bắt nguồn từ một động từ. Lỗi này xuất hiện từ việc chúng ta dừng thời gian và coi tư duy với các sự vật, hiện tượng, quá trình là đồng nhất. Vấn đề là chúng ta cần định nghĩa kỹ những ranh giới xác định cho một sự kiện vẫn là nó. Ví dụ: chỉ diễn ra 1 sự kiện là một cuộc hội thảo bàn về phòng chống tội phạm tạo cho nhiều người cảm nghĩ chúng ta có một quá trình tích cực chống tội phạm lâu dài.Lỗi 3: Giải quyết vấn đề bằng định nghĩa lại nó.Con người sử dụng và phụ thuộc vào những từ ngữ trừu tượng do mình sinh ra. Một từ đơn giản chưa chắc đã là dễ hiểu, nhất là nó thay đổi theo tình huống sử dụng, định nghĩa nó. Chúng ta có thể làm biến mất vấn đề, đảo ngược vấn đề khi phân loại lại nó vào trong một phạm trù khác, lĩnh vực kiến thức, môi trường văn hoá khác. Lôgíc hình thức hàm ý là không được thay đổi các khái niệm theo định nghĩa lại, phân loại lại chúng khi đang tiến hành quá trình tư duy. Điều này không tất yếu làm thay đổi điều kiện. Hiểu sai những thuộc tính cơ bản của khái niệm hay mức độ hiểu biết thiếu sâu sắc khái niệm cũng thường dẫn đến thay đổi khái niệm và là nguyên nhân nảy sinh lỗi loại 3 này.Ví dụ, suy luận “Vật chất luôn vận động. Cái ghế này là vật chất sao chẳng thấy di chuyển gì ?”. Khái niệm Vật chất, vận động trong triết học đã bị đánh tráo thành khái niệm vật chất, vận động của đời thường. Khi thay đổi khái niệm như vậy, chúng ta đã vượt khỏi ranh giới vận dụng đúng đắn nguyên lý của Logíc hình thức.Một ví dụ khác, trong quan hệ giữa Trung Quốc - Đài Loan, việc Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một bộ phận không thể tách rời của mình. Định nghĩa này xuất phát từ quan điểm coi Đài Loan, Trung Quốc là 2 đối tượng của khác nhau của tư duy thành một đối tượng, đã từ lâu không cho phép bàn luận, thay đổi tình hình, quan hệ quốc tế đối với Đài Loan.Lỗi 4. Tự mình độc lập.Lỗi này do người nghĩ coi mình riêng biệt, phân biệt rõ ràng với những người khác, quên đi những mối quan hệ, phụ thuộc lẫn nhau. Lôgíc hình thức đã coi rằng chính ta là ta chứ không phải là một ai khác. Quy luật cơ bản xác định hoạt động của một người hay một tổ chức không xem xét đến những ảnh hưởng sâu xa đến những người khác, tổ chức khác. Trong nhiều mối quan hệ, nhiều lúc một cá nhân hay tổ chức hoạt động mà không quan tâm đến ảnh hưởng của nó đối với những đối tác khác. Như việc thay đổi chính sách thuế ở các nước, tăng cường mua sắm thiết bị ở một phân xưởng... Nguồn gốc lỗi là người nghĩa đã tự mình coi như độc lập, không thấy hết những mối quan hệ tinh tế lẫn nhau.Lỗi 5. Cô lập vấn đề. Xu hướng của lỗi là lưu tâm tới vấn đề như rời rạc, độc lập trong những hoàn cảnh rộng lớn hơn. Nó là kết quả của việc dùng sai quy luật cấm mâu thuẫn. Nếu một vấn đề là duy nhất thì không được cùng lúc nối nó với nhiều ngữ cảnh rộng rãi. Một cách đúng đắn sự phân tích đúng đắn là khảo sát tương tác hệ thống đang hoạt động với những hệ thống lớn hơn mà nó chỉ là một thành phần. Chúng ta cũng thường xuyên tách riêng một vấn đề nào đó và coi những vấn đề khác là không có liên quan. Đó cũng yêu cầu tâm trí của người do hạn chế của trí não. Lỗi này có thể ẩn dụ như "lỗi đường hầm". Vấn đề B là lý lẽ chính để hướng đến mục đích A mong ước. B dẫn dắt tới C. C thì dẫn dắt tới D. Và như vậy ta dễ coi rằng D chính cách chủ yếu để đạt được C, B và tức là A mong muốn. Thực ra nếu chúng ta hướng tâm trí và vị trí bên ngoài thế giới của A, B, C, D có thể để lộ ra những mối quan hệ khác quan trong không kém, không thuộc đường dẫn A-B-C-D mà chúng ta đã chọn lựa ra.Lỗi 6. Lỗi kết quả duy nhất.Lỗi này cho rằng mỗi vấn đề hay hoạt động chỉ đem lại một và chỉ một kết quả duy nhất. Bẫy này sử dụng nhầm lẫn quy luật loại trừ lẫn nhau, ước định coi một cái bất kỳ không thể vừa là thế này lại vừa là thế kia. Chúng ta phải hiểu đúng nguyên lý này là tại một thời điểm duy nhất xác định. Nó có thể không đúng nếu ta xem xét các kết quả ở những thời điểm khác nhau. Kết quả cũng có thể thay đổi khi những người quan sát có những lợi ích khác nhau khi nhìn nhận kết quả ấy. Ví dụ, các bộ trưởng các nước OPEC đã tin tưởng rằng việc tăng giá dầu ở những năm 1970 sẽ không gây hậu quả xấu nào với nền kinh tế thế giới. Nó cũng giúp cho mỗi nước thu thêm được những lợi tức đáng kể. Nhưng kết quả là sau vài tháng nhu cầu dầu lửa giảm, họ cũng tự cắt giảm sản lượng của mình và các nước chẳng có thêm một chút lợi nhuận nào từ việc bán dầu mỏ. Ví dụ tương tự có thể kể ra như diệt chim sẻ ở Trung Quốc, khai thác chặt phá rừng quá mức ở các nước. Bản chất của lỗi này có thể nói ngắn gọn là: “Bản chất mọi vấn đề không thể chỉ đơn giản là một thứ. Ý tưởng cần được xem xét đến trong một hệ thống vấn đề liên quan lẫn nhau”Lỗi 7. Loại trừ phương án khả thi.Lôgíc hình thức chỉ ra những cảnh quan dẫn dắt chúng ta đến việc công thức hoá chọn một giải pháp trong nhiều giải pháp bởi chúng phải tự loại trừ lẫn nhau, không chấp nhận giải pháp trộn lẫn. Ví dụ kinh điển nhất trong khoa học là từ lâu những nhà vật lý thế kỷ 19 tranh luận về bản chất hạt và sóng của ánh sáng. Những thực nghiệm khác nhau cho thấy ánh sáng mang bản chất hạt, một số khác lại làm lộ rõ ra bản chất sóng của nó. Lúc bấy giờ việc chọn một trong 2 dạng bản chất là giải pháp chủ yếu, không ai chấp nhận là ánh sáng mang lưỡng bản chất sóng-hạt. Một lỗi khác tinh tế hơn là trong lĩnh vực triết học. Khi chúng ta đang cố phân biệt hai phạm trù “tinh thần” với “vật chất” một cách rạch ròi và xem xét một sự kiện hay hiện tượng thì thuộc loại phạm trù duy nhất nào, mối quan hệ của nó với phạm trù kia. Trong thực tế cuộc sống chính trị thế giới, chúng ta gặp không ít lỗi tương tự kiểu của tổng thống Mỹ W. Bush: thế giới chỉ có 2 lực lượng: một là đứng về chúng tôi đại diện cho tiến bộ và một là đứng về bọn ủng hộ khủng bố” (quan điểm về trật tự thế giới chia hai: -Hiện nay, mỗi một quốc gia, bất kể ở nơi đâu, cần phải đưa ra quyết định: hoặc là đứng về phía với chúng tôi, hoặc với bọn khủng bố!) Chúng ta đã mặc vào loại lỗi Loại trừ nhau nói trên.Lỗi 8: Lý do đầy đủ. Con người thường có thói quen tư duy miên man và dễ xa rời, lệch lạc nhiều so với thực tế. Hoặc là thiếu những căn cứ thực tiễn được xem xét, thu thập chính xác; thiếu những lý thuyết tin cậy đến thời điểm hiện tại và xem xét những lý thuyết đó một cách khách quan, suy luận đúng đắn, có phản biện. Hoặc là kết quả suy luận không được kiểm chứng, đối chiếu lại với thực tế.b) 6 lỗi lôgíc biện chứngThật dễ hiểu, mọi suy luận đúng đắn đến đâu mà thiếu căn cứ vào thực tế là đều ổn và càng dẫn đến đi trệch thực tế ngày một nhiều. Điều này còn đúng cả khi quan sát thực tế không khách quan, tiếp nhận phán đoán chưa có cơ sở của người khác qua truyền thông như một dạng trung gian của thực tế. Loại lỗi tư duy này được các nhà quảng cáo, tuyên truyền ở rất nhiều nước vận dụng. Bên cạnh lôgíc hình thức, lôgíc biện chứng cần cho chúng ta để áp dụng nó chính xác và chấp nhận những hạn chế của nó. Cảnh quan suy nghĩ biện chứng cũng có thể làm cho chúng ta mắc những lỗi tiềm tàng. Nó chứa đựng những phép ẩn dụ mạnh dẫn dắt tư duy của ta gần như loại trừ đi những khả năng khác.1. Lỗi: Coi càng nhiều lượng là càng tốt. Lỗi này giả thiết rằng bất cứ việc gì cũng có thể giải quyết được nếu được sử dụng thật nhiều tài nguyên hơn. 2. Lỗi: Vũ lực có thể được chọn. Chúng ta tin chắc rằng để giải quyết tình trạng mâu thuẫn trong một thời gian ngắn bắt buộc phải dùng đến vũ lực.3. Lỗi: Những thay đổi hiệu quả tạo nên bằng những mâu thuẫn. Ý tưởng của ta là mâu thuẫn có thể tạo nên những thay đổi và mẫu thuẫn sẽ giúp sinh ra những kết quả có lợi.4. Lỗi: Đối kháng là tất yếu. Ta giả thuyết rằng có xung đột, đối kháng tất yếu giữa sự vật-sự vật, người-người, cơ quan, tổ chức, nhóm, cộng đồng, dân tộc...5. Lỗi: Không có một giới hạn nào. Tài nguyên và nguồn lực... vô hạn định cho sự hoạt động, phát triển.6. Lỗi: Kẻ thắng cuộc. Ý tưởng là luôn có một kẻ thắng và kẻ khác thua cuộc.Những lỗi này thường xuất hiện do sự công nhận vô ý thức, thiếu nghiên cứu những cảnh quan ẩn trong những nguyên lý tiền đề của lôgíc biện chứng. Đó là:- Thiếu những ranh giới hay mức độ giới hạn. Thời gian, tài nguyên, mức độ của nguồn lực cho hoạt động là vô hạn đối với người tư duy biện chứng.- Sự có mặt mâu thuẫn: nhà tư duy biện chứng giả thiết mâu thuẫn là cần thiết để sản sinh ra những thay đổi.Lỗi 1: Trong bất kỳ tình huống nào, tài nguyên, nguồn lực càng lớn thì càng có lợi. Ví dụ như ở mức doanh nghiệp, giải thích nguyên nhân chậm, kém phát triển của doanh nghiệp là do thiếu vốn, ở mức quốc gia các siêu cường chạy đua vũ trang và coi vũ khí càng nhiều thì càng có lợi, đảm bảo được sự an toàn cho quốc gia. Lỗi 2: Dùng vũ lực có thể thúc đẩy sự phát triển. Sử dụng sức mạnh để chiến thắng các trở ngại, thay đổi tình trạng của những người khác hoặc tự mình. Bằng cách nào đó gây những ảnh hưởng hoặc bắt buộc những người khác, dùng vũ lực chiến thắng nếu người khác phản ứng lại. Ví dụ, đó là dạng quan hệ đối ngoại "Cây gậy-củ cà rốt" trên trường quốc tế. Hệ quả cho thấy là những kết quả bất ngờ, tàn khốc, khó dự báo. Hiệu ứng quân sự, chính trị, kinh tế thê thảm.Vũ lực không phải không bao giờ được sử dụng nhưng cũng không phải luôn là giải pháp duy nhất.Lỗi 3: Mâu thuẫn thay đổi mọi cái theo cách hiệu quả. Nếu cho rằng nguồn gốc mọi trạng thái, thời điểm đều chứa đựng những mâu thuẫn và chính mâu thuẫn điều khiển, sản sinh nên những thay đổi thì những gì cần làm là bằng mọi cách khuấy động lên mâu thuẫn. Đó là cơ sở lý luận của khủng bố: xúi giục nên những mâu thuẫn để giải quyết những hận thù tinh thần.Văn học dân gian khuyên chúng ta "Mâu