Cơ sở nghiên cứu: Nhịp nhanh thất buồng thoát là nhịp nhanh thất nguyên phát thường gặp trên lâm sàng
ở bệnh nhân không có bệnh tim cấu trúc. Hiện nay, phương pháp điều trị triệt phá loạn nhịp qua Catheter đã
chứng tỏ hiệu quả điều trị cao và là trở thành lựa chọn điều trị ưu tiên cho loạn nhịp này. Cách thức tiếp cận ổ
loạn nhịp qua catheter trong buồng tim có hai phương pháp là: tìm vị trí cho khử cực thất sớm nhất trong cơn
nhịp nhanh, và vị trí cho hình ảnh QRS khi kích thích thất giống hình ảnh QRS trên 12 chuyển đạo điện tâm đồ
ngoại biên.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hoạt động điện học trong buồng tim tại vị trí triệt phá thành công và thất
bại nhịp nhanh thất buồng thoát nhằm lựa chọn phương pháp tiện lợi, chính xác nhất giúp triệt phá ổ nhịp nhanh
thất buồng thoát thành công.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiền cứu kết hợp hồi cứu.
Kết quả: Tổng số 81 BN (39 Nam, 68 nữ) được chẩn đoán nhịp nhanh thất buồng thoát và điều trị bằng
phương pháp triệt phá loạn nhịp qua Catheter tại BV Thống Nhất từ năm 2004 đến nay. Kết quả tỉ lệ triệt phá
thành công loạn nhịp là 96,3% tại các vị trí vùng vách là 47 BN (58%), thành tự do là 28 BN (34,6%), thất trái
là 3 BN (3,7%) với tỉ lệ tái phát là 6,1%. Ghi nhận thời gian khử cực nội mạc sớm nhất trong cơn nhịp nhanh tại
vị trí cho kết quả thành công, không tái phát (73 BN) là 38± 11 ms, còn tại vị trí thất bại, hay tái phát (8 BN) là
26± 8ms có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p= 0,037). Tại các vị trí cho kết quả thành công, không tái phát khi
kiểm tra sự tương đồng QRS khi kích thích thất cho hình ảnh giống 11- 12 CĐ/12 chuyển đạo điện tâm đồ bề mặt
là 71 BN, hình ảnh QRS ≤ 10CĐ/ 12 CĐ là 2 BN. Tại vị trí thất bại, tái phát thì sự tương đồng QRS luôn luôn
≤ 10 CĐ/ 12 CĐ bề mặt ở 8 BN ( độ nhạy là 97,3%, độ đặc hiệu 100%).
Kết luận: Phương pháp kích thích thất cho hình ảnh phức bộ QRS tương đồng 11-12 CĐ/12 CĐ điện tâm
đồ bề mặt là chỉ điểm cho vị trí triệt phá thành công loạn nhịp nhanh buồng thất hơn so phương pháp tìm vị trí
khử cực nội mạc sớm.
8 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lựa chọn phương pháp tiếp cận ổ loạn nhịp trong điều trị triệt phá nhịp nhanh thất buồng thoát qua catheter, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 285
LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN Ổ LOẠN NHỊP TRONG ĐIỀU TRỊ
TRIỆT PHÁ NHỊP NHANH THẤT BUỒNG THOÁT QUA CATHETER
Nguyễn Đức Công*, Nguyễn Ngọc Tước**, Trương Quang Khanh*, Trần Văn Kiệt*, Lê Hà Trung*,
Nguyễn Công Vân*
TÓM TẮT
Cơ sở nghiên cứu: Nhịp nhanh thất buồng thoát là nhịp nhanh thất nguyên phát thường gặp trên lâm sàng
ở bệnh nhân không có bệnh tim cấu trúc. Hiện nay, phương pháp điều trị triệt phá loạn nhịp qua Catheter đã
chứng tỏ hiệu quả điều trị cao và là trở thành lựa chọn điều trị ưu tiên cho loạn nhịp này. Cách thức tiếp cận ổ
loạn nhịp qua catheter trong buồng tim có hai phương pháp là: tìm vị trí cho khử cực thất sớm nhất trong cơn
nhịp nhanh, và vị trí cho hình ảnh QRS khi kích thích thất giống hình ảnh QRS trên 12 chuyển đạo điện tâm đồ
ngoại biên.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hoạt động điện học trong buồng tim tại vị trí triệt phá thành công và thất
bại nhịp nhanh thất buồng thoát nhằm lựa chọn phương pháp tiện lợi, chính xác nhất giúp triệt phá ổ nhịp nhanh
thất buồng thoát thành công.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiền cứu kết hợp hồi cứu.
Kết quả: Tổng số 81 BN (39 Nam, 68 nữ) được chẩn đoán nhịp nhanh thất buồng thoát và điều trị bằng
phương pháp triệt phá loạn nhịp qua Catheter tại BV Thống Nhất từ năm 2004 đến nay. Kết quả tỉ lệ triệt phá
thành công loạn nhịp là 96,3% tại các vị trí vùng vách là 47 BN (58%), thành tự do là 28 BN (34,6%), thất trái
là 3 BN (3,7%) với tỉ lệ tái phát là 6,1%. Ghi nhận thời gian khử cực nội mạc sớm nhất trong cơn nhịp nhanh tại
vị trí cho kết quả thành công, không tái phát (73 BN) là 38± 11 ms, còn tại vị trí thất bại, hay tái phát (8 BN) là
26± 8ms có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p= 0,037). Tại các vị trí cho kết quả thành công, không tái phát khi
kiểm tra sự tương đồng QRS khi kích thích thất cho hình ảnh giống 11- 12 CĐ/12 chuyển đạo điện tâm đồ bề mặt
là 71 BN, hình ảnh QRS ≤ 10CĐ/ 12 CĐ là 2 BN. Tại vị trí thất bại, tái phát thì sự tương đồng QRS luôn luôn
≤ 10 CĐ/ 12 CĐ bề mặt ở 8 BN ( độ nhạy là 97,3%, độ đặc hiệu 100%).
Kết luận: Phương pháp kích thích thất cho hình ảnh phức bộ QRS tương đồng 11-12 CĐ/12 CĐ điện tâm
đồ bề mặt là chỉ điểm cho vị trí triệt phá thành công loạn nhịp nhanh buồng thất hơn so phương pháp tìm vị trí
khử cực nội mạc sớm.
Từ khoá: Nhịp nhanh thất, nhanh thất buồng thoát thất phải.
ABSTRACT
SELECTION A BETTER DURING ABLATION RIGHT IDIOPATHIC VENTRICULAR TACHYCARDIA
Nguyen Đuc Cong, Nguyen Ngoc Tuoc, Truong Quang Khanh, Tran Van Kiet, Le Ha Trung,
Nguyen Cong Van * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 285 - 292
Background: Precise localization relies on combined use of pace mapping and activation mapping. In most
patients, a site with a pace map QRS that exactly matches that of VT can be identified at or very close to the VT
focus, but excellent pace maps may be obtained distant from the earliest activation. Earliest activation during VT
or premature ventricular contractions from the focus typically precedes the QRS.
* Bệnh viện Thống Nhất Tp Hồ Chí Minh, ** Bệnh viện Bạch Mai
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Trương Quang Khanh ĐT: 0913778838 Email: bstruongkhanh@yahoo.
com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 286
Objectives: The aim of this study was select the good way during mapping in electrophysiology study for
successful ablation at outflow tract ventricular tachycardia.
Method: Descriptive, retrospective and prospective study.
Results: We studied 81 ablated patients with idiopathic ventricular outflow tract at Thong Nhat Hospital
from 2004 up to now: RF ablation is highly effective (96.3%) with 47 patients from septal RVOT, 28 patients
(34.6%) from the free wall of RVOT, 3 patients (3.7%) ablated in the left outflow tract, with 6.1% recurrent rate.
The early activation at the successful sites is 38± 11 ms having statistical difference with unsuccessful sites (26±
8ms). The sensivitive of pace maping is 97.3%, and specificity is 100%.
Conclusion: We found the pace maping is the good way for exactly sites of ventricular tachycardia at
outflow tract. This finding may help clinicians in the selection of patients for RF ablation and for the prediction of
RF ablation outcome.
Keywords: Ventricular tachycardia, Right ventricular outflow tract tachycardia.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, với việc áp dụng kỹ thuật triệt
phá triệt bỏ các ổ loạn nhịp trong buồng tim
bằng năng lượng sóng điện radio đã giúp chúng
ta điều trị được các loại loạn nhịp tim từ đơn
giản đến phức tạp. Triệt phá qua catheter đã trở
thành là lựa chọn điều trị tối ưu cho các loạn
nhịp nhanh kịch phát trên thất: nhịp nhanh do
vòng vào lại nút nhĩ thất, do đường phụ, nhịp
nhanh nhĩ với tỉ lệ thành công cao > 90% và tỉ
lệ biến chứng thấp. Điều trị bằng sóng radio
loạn nhịp nhanh thất nguyên phát ở bệnh nhân
không có bệnh tim thực thể cho hiệu quả điều trị
cao > 85% với tỉ lệ tái phát thấp(4,9).
Tuy nhiên, tỉ lệ thành công của phương
pháp triệt phá tùy thuộc rất nhiều vào vị trí của
ổ loạn nhịp. Đối với nhịp nhanh thất nguyên
phát tại buồng thoát tâm thất, vị trí thường gặp
tại buồng thoát tâm thất phải, vùng vách khả
năng thành công cao hơn tại thành tự do, cao
hơn tại các vị trí khác như: buồng thoát tâm thất
trái, vùng xoang động mạch chủ.
Trong cách thức tiếp cận ổ loạn nhịp qua
catheter trong buồng tim nhằm mục đích triệt
phá bằng năng lượng tần số radio có hai
phương pháp thường sử dụng là: tìm vị trí
cho khử cực thất sớm nhất trong cơn nhịp
nhanh, và vị trí cho hình ảnh QRS khi kích
thích thất giống hình ảnh QRS trên 12 chuyển
đạo điện tâm đồ ngoại biên(2,5). Nghiên cứu
nhằm lựa chọn cách thức tiếp cận nào tiện lợi,
hiệu quả và chính xác giúp cho việc triệt phá
ổ loạn nhịp qua catheter thành công.
Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này
nhằm mục tiêu
- So sánh khảo sát hoạt động khử cực nội
mạc trong buồng tim trong cơn nhịp nhanh thất
buồng thoát thất và sự tương đồng hình ảnh
phức bộ QRS giữa kích thất/ QRS cơn nhịp
nhanh tại vị trí triệt phá thành công hoàn toàn
nhịp nhanh thất buồng thoát.
Tổng quan tài liệu
Chẩn đoán nhịp nhanh thất
Là rối lọan nhịp do ổ phát nhịp từ thất với
tần số lớn hơn 100 l/ phút, phức bộ QRS giãn
rộng có thể đơn dạng hay đa dạng.
Nguyên nhân thường gặp như là do thiếu
máu cơ tim, với cơ chế vòng vào lại từ vùng sẹo
do thiếu máu cơ tim hay nhịp nhanh thất
nguyên phát xảy ra trên bệnh nhân không có
bệnh tim thực thể...
Nhịp nhanh thất nguyên phát tại buồng
thoát tâm thất
- Nhịp nhanh thất xuất phát từ vị trí buồng
thoát của tâm thất, 90% ở vị trí thất phải.
Khoảng 10% ổ nhịp nhanh nằm ở đường thoát
của tâm thất trái. Trong cơn nhịp nhanh ECG
biểu hiện hình dạng phức bộ QRS dãn rộng của
block nhánh trái, trục phải đặc trưng (+90 ˚—
+180 ˚) hay đôi khi trục trung gian. Cơ chế hậu
khử cực lẩy cò bởi catecholamine là cơ chế nền.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 287
- Ổ loạn nhịp thất nguyên phát tại buồng
thoát tâm thất có thể xuất phát từ nhiều vị trí
khác nhau do kích thước, hình dạng của buồng
thoát tâm thất, mối liên hệ kề cận các cấu trúc
bên cạnh, cũng như cấu trúc nội tâm mạc tương
đối mỏng. Các nghiên cứu gần đây đưa ra một
số vị trí sau: thường gặp là buồng thoát thất
phải ( vùng vách, thành tự do.. ), buồng thoát
thất trái, vùng trên van động mạch phổi, vùng
xoang Valsava động mạch chủ, vùng xoang
vành, vùng thượng mạc gần buồng thoát tâm
thất(1).
Hình 1: Đặc điểm điện tâm đồ trong cơn nhịp nhanh
thất tại một số vị trí: RVOT, LVOT, xoang vành
(CS), trên van động mạch chủ (AO), động mạch phổi
(PA), thượng tâm mạc (EPI)
Mối liên quan giữa hoạt động khử cực nội
mạc sớm nhất trong buồng tim và sự tương
đồng phức bộ QRS khi kích thất và trong
cơn nhanh thất
Nhịp nhanh thất buồng thoát xuất phát từ
cấu trúc là ổ bất thường phát xung động, kích
thước của ổ nhịp nhanh này nhỏ nên có thể phá
bỏ bằng năng lượng nhiệt qua catheter.
Theo nguyên lý chung, chúng ta biết nơi
xuất phát ổ loạn nhịp phải là nơi cho hoạt động
khử cực sớm nhất trong cơn nhịp nhanh đồng
thời là điểm khi kích thích sẽ cho hình ảnh phức
bộ QRS giống hoàn toàn với QRS nhịp nhanh
mà chúng ta đo được trên 12 CĐ ECG bề mặt(6).
Tuy nhiên trong thực tế thăm dò tìm vị trí xuất
phát ổ nhịp nhanh thất phải dựa trên cách thức
thăm dò nào vì có nhiều yếu tố tác động đến,
gây nhiễu như: chưa có mốc xác định giá trị nào
là sớm nhất, sự tương tác với mô thất xung
quanh có tạo nên hình ảnh QRS khi kích thích là
chính xác không. Một số nghiên cứu chọn lựa
phương pháp kích thất tương đồng là phương
pháp có độ chính xác cao hơn trong truy tìm vị
trí ổ loạn nhịp nhanh, tuy nhiên hiện nay vẫn
còn nhiều bàn cãi.
Hình 2: Vị trí thăm dò xác định chính xác ổ là cho
hoạt động khử cực sớm tại đầu catheter triệt phá
(ABL) khi có ngoại tâm thu của ổ xuất hiện, đồng thời
khi kích thích tại điểm này cho hình dạng QRS kích
thích tương đồng với QRS cơn nhịp nhanh (hình
dưới). * Nguồn: theo Josephson. Clinical Cardiac
Electrophysiology (2002)
Hình 3: Hình ảnh tương đồng hình dạng QRS do
kích thích tại ổ loạn nhịp so với hình dạng QRS trong
cơn nhanh thất buồng thoát. * Nguồn: theo Josephson.
Clinical Cardiac Electrophysiology (2002)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 288
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tương nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân có cơn nhịp nhanh thất đã được
xác định và thông qua hội chẩn khảo sát và triệt
phá điện sinh lý tại bệnh viện Thống Nhất.
Nhóm nghiên cứu chỉ gồm những bệnh nhân đã
được triệt phá thành công và xác định được ổ
loạn nhịp thất dựa trên màn hình tăng sáng.
Bệnh nhân không có bệnh tim thực thể:
Thăm khám tim bình thường (Điện tâm đồ lúc
nghỉ, X-Quang tim phổi, siêu âm tim bình, các
xét nghiệm về sinh hoá, ion đồ bình thường)
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có bệnh cơ tim thiếu máu, bệnh
lý van tim, cơ tim dãn nở, phì đại, tim bẩm sinh,
hội chứng QT dài, hội chứng Brugada, rối loạn
điện giải
Trang thiết bị
Hệ thống máy thăm dò điện sinh lý trong
buồng tim Bard. Máy triệt phá bằng năng lượng
sóng tần số radio ATARK II (Medtronic). Hệ
thống máy X-Quang kỹ thuật số tăng sáng DSA
(Siemens). Các catheter thăm dò loại 4 cực
Cournand đặt mỏm thất phải, loại Josephson
đặt ở nhĩ phải cao và bó His. Catheter đốt dùng
loại RF-Perform SC hay RF-Marinr (Medtronic),
Webster cardiorhythm (Cordis).
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả, hồi cứu.
Ghi nhận các đặc điểm của bệnh nhân: tuổi,
giới, tiền căn cơn nhịp nhanh, triệu chứng liên
quan cơn nhịp nhanh, ghi điện tâm đồ lúc bình
thường và khi có cơn nhịp nhanh, ghi nhận các
thông số điện tim trong cơn nhịp nhanh của 12
CĐ ECG ngoại biên: thời gian và hình dạng
phức bộ QRS.
Đặt các catheter: theo dõi huyết động trực
tiếp động mạch đùi bên trái, catheter nhĩ phải,
thất phải, bó His.
Khởi phát cơn nhịp nhanh theo protocol VT
study.
Khi xuất hiện cơn nhịp nhanh, đo đạc các
thông số cơn nhịp nhanh, lập bản đồ nội mạc
xác định vị trí có hoạt động khử cực thất sớm
nhất so với khử cực QRS trên ECG ngoại biên
trong nhịp nhanh. Song song đó tiến hành kích
thích thất tìm vị trí cho hình ảnh phức bộ QRS
giống với QRS trên 12 CĐ ECG của cơn nhanh
thất. Vị trí tối ưu được xem là ổ xuất phát nhịp
nhanh là vị trí khi tiến hành triệt phá bằng năng
lượng tần số radio sẽ biến mất hoàn toàn nhịp
nhanh thất hay ngoại tâm thu thất.
Triệt phá ổ nhịp nhanh bằng năng lượng
sóng radio qua catheter, với nhiệt độ đốt được
cài đặt 60 C và power từ 20 -40 W, thời gian
mỗi lần đốt được cài đặt là 2 phút.
Tiêu chuẩn đánh giá thành công: Sau khi
triệt phá, không xuất hiện cơn nhịp nhanh thất
tự phát hay ngoại tâm thu thất với hình dạng
giống cơn nhịp nhanh thất trước đó.
Xử lý các số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần
mềm SPSS11. 0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm bệnh nhân
Nghiên cứu thực hiện trên 81 bệnh nhân
trong đó bệnh nhân nam là 18 (chiếm tỉ lệ
22,2%), nữ là 63 bệnh nhân (tỉ lệ 77,8%). Độ tuổi
trung bình là 43,2 ± 13,6 tuổi, bệnh nhân nhỏ
tuổi nhất là 15, lớn tuổi nhất là 70 tuổi.
Siêu âm tim bình thường với EF trung bình
là: 66. 55% ± 5. 17.
Đặc điểm điện tâm đồ 12 chuyển đạo ngoài
cơn nhịp nhanh
Bảng 1: Đặc điểm ĐTĐ ngoài cơn
NTBT (n=81)
Chiều dài chu kỳ tim (ms) 760 + 250
Độ dài QRS (ms) 95,66 + 24,17
Trục QRS 93% TG
2,7% xu hướng (T)
4,3% xu hướng (P)
Đoạn PR (ms) 167 + 45
QT (ms) 330 + 12
QTc (ms) 376 + 51
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 289
Đặc điểm điện tâm đồ 12 chuyển đạo trong
cơn nhịp nhanh
Bảng 2: Thời gian QRS trong cơn nhịp nhanh
NTBT (n=81)
QRS Ở D2 (ms) 142 + 22
Nam (ms) 140 + 24
Nữ (ms) 143 + 21
Thời gian QRS trong cơn nhanh thất dãn
rộng trung bình 142 ± 22 ms
Bảng 3: Trục và hình dạng QRS trong cơn nhịp
nhanh
TRỤC QRS NTBT ( 81 bn)
Trung gian 75 (92,6%)
Xu hướng (P) 06 (7,4%)
Xu hướng (T) 0%
NTBT có đa số là
dạng trục QRS trung
gian với sóng R cao
ở CĐ D2, D3, avF,
dạng blốc nhánh trái
với RsR’ ở V6
Kết quả triệt phá nhịp nhanh thất buồng
thoát bằng năng lượng tần số radio
Bảng 4: Các số liệu kết quả triệt phá nhịp nhanh thất
qua Catheter
Buồng thoát thất
phải
Chung
(n=81)
Vùng
vách
(n=47)
Tự do
(n=28)
Buồng
thoát
thất
trái
(n=3)
Thành công, n
(%)
78
(96,3)
47 (58) 28 (34,6) 3 (3,7)
Nam 17 10 6 1
Nữ 61 37 22 2
Tái phát, n (%) 5 (6,1) 1 (1,2) 4 (4,9)
Nam 2 0 2
Nữ 3 1 2
Tỉ lệ thành công là 96,3%, đa số vị trí xuất
phát từ buồng thoát thất phải (92,6%), trong số
đó vị trí vùng vách là 58%.
Tỉ lệ tái phát khoảng 6,1%, thường xuất hiện
lại ổ nhanh thất hay ngoại tâm thu thất hình
dạng giống nhịp nhanh thất, vị trí triệt phá ổ
loạn nhịp từ thành tự do buồng thoát thất phải
cho tỉ lệ tái phát cao nhất (4,9%).
Bảng 5: Các số liệu kỹ thuật trong quá trình triệt phá
ổ loạn nhịp
Buồng thoát thất phải
Chung (n=81) Vùng vách
(n=47)
Tự do
(n=28)
Buồng
thoát
thất trái
(n=3)
Số lần triệt phá
(lần)
10,5 + 10 6,7 + 4,2 12,3 + 8,6 11,5 + 4,9
Năng lượng khi
đốt (W) 25,7 + 6,5 25,4 + 6,1 24,9 + 6,6 22,2 + 7,3
Nhiệt độ đốt (˚
C)
48,7 +
10,5 51,2 + 8,6 50,3 + 5,7 50,2 + 4,2
Thời gian thủ
thuật (phút)
97,8 +
60,3 67,2 + 35,2
95,5 +
46,2 93,2 + 15
Thời gian chiếu
tia (phút)
37,5 +
22,5 25,6 + 18,7
42,3 +
21,7
42,3 +
121,2
Có sự khác nhau về thời gian thủ thuật, số
lần triệt phá loạn nhịp giữa vị trí vùng vách so
với thành tự do (P<0. 05).
Đặc điểm về điện sinh lý và vị trí ổ nhịp
nhanh thất buồng thoát
Vị trí ổ nhịp nhanh
Bảng 6: Các vị trí xuất phát ổ nhanh thất buồng thoát
Vị trí Số lượng
bn (n=78)
Nam
(n=17)
Nữ (n=61) p
Vùng vách, n (%) 47 (60,26) 10
(58,82)
37 (60,66)
Trước 26 (33,3) 6 (35,29) 20 (32,79)
Giữa 10 (12,82) 2 (11,76) 8 (13,11)
Sau 11 (14,1) 2 (11,76) 9 (14,75)
0,916
Thành tự do, n (%) 28 (35,9) 6 (35,29) 22 (36,07)
Trước 6 (7,69) 1 (5,88) 5 (8,2)
Giữa 6 (7,69) 2 (11,76) 4 (6,56)
Sau 16 (20,51) 3 (17,65) 13 (21,31)
0,9718
Buồng thoát thất
trái, n (%)
03 (3,85) 1 (5,88) 2 (3,28)
Vị trí thường gặp NTBT là từ vùng trước
vách (60,26%), buồng thoát thất trái có thể gặp
với tỉ lệ 3,85%, Không có sự khác biệt về giới
tính tại các vị trí ổ nhịp nhanh buồng thoát.
Thời gian khử cực nội mạc trong cơn nhanh
thất và tương đồng QRS kích thích thất/ QRS
nhịp nhanh tại vị trí triệt phá thành công, vị trí
thất bại của nhanh thất buồng thoát (NTBT)
Bảng 7: Bảng so sánh các thông số khử cực nội mạc và kích thất tương đồng tại vị trí triệt phá loạn nhịp thành
công và không thành công
Vị trí Vị trí chắc chắn ổ NTBT do
thành công, không tái phát
Vị trí thất bại,
tái phát (n= 8)
p
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 290
(n= 73)
Thời gian khử cực nội mạc sớm nhất trong cơn NTBT 38 ± 11 (5-48) 26 ± 8 (15-35) 0,0037
Kích thích cho phức bộ QRS tương đồng ≤ 10/12 CĐ ECG (n=10) 2 (2,7) 8 (100) 0,0019
Kích thích cho phức bộ QRS tương đồng > 10/12 CĐ ECG (n=71) 71 (97,3) 0
Thời gian khử cực nội mạc sớm nhất trong cơn NTBT ≤ 25 ms 1 (1,4) 4 (50)
Thời gian khử cực nội mạc sớm nhất trong cơn NTBT > 25 ms 72 (98,6) 4 (50) <0,0001
Thời gian khử cực nội mạc sớm nhất trong
cơn nhịp nhanh thất so với phức bộ QRS bề mặt
là 38 ± 11 ms nhưng cũng dao động lớn từ 5 đến
48 ms
Thời gian khử cực nội mạc sớm nhất tại vị trí
triệt phá thành công ổ loạn nhịp lớn hơn một
cách có ý nghĩa thống kê so với vị trí thất bại,
Khi kích thất cho sự tương đồng QRS > 10/12
CĐ thường cho kết quả triệt phá thành công ổ
loạn nhịp, Mốc khử cực nội mạc sớm > 25ms có
sự khác biệt giữa vị trí triệt phá ổ loạn nhịp
thành công hay không, (p<0,001).
Bảng 8: Các thông số dự đoán khả năng vị trí ổ loạn nhịp khi thăm dò trong nội tâm mạc
Các thông số Độ nhạy (%)
Độ đặc
hiệu (%)
Gía trị tiên đoán
dương tính (%)
Gía trị tiên đoán
âm tính (%)
Tương đồng phức bộ QRS khi kích thích >10 CĐ ECG 97,3 100 100 80
Thời gian khử cực nội mạc sớm nhất trong cơn NTBT > 25 ms 98 40 94,7 80
Giữa hai thông số trên, thông số kích thích
thất cho QRS tương đồng >10/12 CĐ cùng có độ
nhạy và đặc hiệu cao.
Bảng 9: Tương đồng phức bộ QRS khi kích thất với
QRS NTBT trên các CĐ bề mặt
< 10/12 CĐ: 10 bn (12,3%), có 5 bn tái
phát
11/12 CĐ: 28 bn (34,6%)
Kích thích cho
phức bộ QRS
tương đồng
QRS nhịp
nhanh thất
buồng thoát 12/12 CĐ: 43 bn (53,1%)
Nếu sự tương đồng QRS ≤10/12 CĐ có 5
trường hợp tái phát,
BÀN LUẬN
Đặc điểm vị trí cơn nhịp nhanh thất
nguyên phát buồng thoát tâm thất
Về vị trí ổ loạn nhịp tại buồng thoát tâm
thất, trong số 81 bệnh nhân ghi nhận có biểu
hiện điện tâm đồ đặc trưng cơn nhịp nhanh thất
tại buồng thoát tâm thất, đó là hình ảnh phức bộ
QRS dãn rộng với trục thay đổi hướng xuống
dưới, sóng R cao chuyển đạo D2, D3, aVF, hình
ảnh blốc nhánh trái tại V6.
Xác định vị trí tại buồng thoát thất phải là 75
bệnh nhân (92,6%), vị trí vùng vách thường gặp
hơn vùng thành tự do. Ngoài vị trí thường gặp
là buồng thoát thất phải, tác giả Hildegard trong
quá trình triệt phá ổ loạn nhịp cho 33 bệnh nhân
còn thấy vị trí tại buồng thoát thất trái 5 bn
(15%), xoang vành 3 bn (9%), xoang Valsava 2
bn (6%), thượng mạc 2 bn (6%), thân động mạch
phổi 1 bn (3%)(1). Trong nghiên cứu chúng tôi, vị
trí khác chúng tôi gặp là 3 bn (3,7%) tại buồng
thoát thất trái.
Số lần triệt phá cũng như thời gian triệt phá,
thời gian chiếu tia tại vị trí vùng vách thường
ngắn hơn so với vùng thành tự do một cách có ý
nghĩa thống kê, lý do tại vùng vách dễ cố định
catheter đốt so với vùng thành tự do. Không có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về vị trí ổ loạn
nhịp nhanh buồng thoát với giới tính. Vị trí ổ
thường gặp nhiều nhất tại vùng trước vách
buồng thoát thất phải dưới van động mạch phổi
(33,33%) nên thường được ưu tiên thăm dò
trước trong quá trình tìm kiếm ổ loạn nhịp.
Kỹ thuật khảo sát tìm vị trí ổ loạn nhịp
nhanh buồng thoát thất
Gía trị của phương pháp khảo sát tìm vị trí
khử cực sớm nhất trong cơn nhanh thất và
phương pháp kích thích